Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN


Quy hoạch cơ sở vật chất trang thiết bị



tải về 1.2 Mb.
trang18/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   26

2.2.9. Quy hoạch cơ sở vật chất trang thiết bị


Theo kết quả khảo sát thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề của cơ sở dạy nghề TP Hà Nội vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được các yêu cầu giảng dạy trong những năm tới.

Diện tích phòng học đảm bảo về số lượng và tiêu chuẩn 1.24m2/học sinh theo tiêu chuẩn quy mô trường bình quân 500 học sinh. Ngoài ra, các phòng học phải đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, độ thông thoáng và các điều kiện học tập.

Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hóa và hiện đại, đồng bộ, đảm bảo đủ các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng cho hoạt động dạy, học và giáo dục toàn diện.

Đến năm 2020, 100% số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đạt chuẩn về đất đai, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và khu rèn luyện thể chất


2.2.10. Quy hoạch đội ngũ giáo viên dạy nghề


Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy nghề; có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

Để đảm bảo được chất lượng cho công tác đào tạo nghề thì việc đảm bảo đủ số lượng giáo viên là một trong những điều kiện cần thiết. Với tiêu chuẩn tỷ lệ giáo viên trên số lượng học sinh ở mức 1/20. Định hướng đến năm 2020 thì 30% số lượng giáo viên trong các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề có trình độ sau đại học, ngoài ra các tiêu chuẩn về ngoại ngữ và tin học đạt mức cơ bản ở 100% số lượng giáo viên ở các trường này. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đảm bảo được 50% số lượng giáo viên sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng. Định hướng đến năm 2030, có khoảng 50% số giáo viên có trình độ sau đại học và 100% giáo viên sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin và giảng dạy.


Bảng 9. Nhu cầu giáo viên cơ hữu phân theo cấp trình độ


Đơn vị: người

Cấp trình độ

2013

2014

2015

2020

2030

Trung cấp

354

282

247

157

125

Cao đẳng

1100

1384

1563

2272

2800

Đại học

1579

1859

2000

2500

4000

Sau Đại học

392

470

567

1200

2800

Khác

1109

1324

1558

1260

981

Tổng

4534

5319

5935

7389

10706

Đổi mới dạy nghề giai đoạn 2015 - 2030 theo các hướng sau:

- Chuyển mạnh từ dạy nghề theo năng lực đào tạo sẵn có của cơ sở dạy nghề sang dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội.

- Đổi mới và phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ, tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề; lựa chọn những nghề mũi nhọn, trọng điểm để ưu tiên đầu tư. Đa dạng hoá phương thức, hình thức dạy nghề tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp cận với cơ hội học nghề.

- Đổi mới cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề.

- Chuyển từ chương trình dạy nghề theo môn học sang chương trình dạy nghề theo môđun, do đó đòi hỏi giáo viên phải chuyển từ dạy lý thuyết hoặc dạy thực hành sang vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành.

Những yêu cầu về đổi mới và phát triển dạy nghề nói trên đòi hỏi phải tăng cường công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng.

Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề.

Giai đoạn 2013 - 2020

- Đào tạo khoảng 2.600 giáo viên có trình độ CĐN, ĐH (trong đó, trình độ CĐN: 1.300 giáo viên; trình độ ĐH: 1.300 giáo viên) và 1200 giáo viên có trình độ trên đại học), phù hợp về cơ cấu ngành nghề đào tạo. Cơ cấu nguồn đào tạo giáo viên dạy nghề bao gồm: khoảng 90% giáo viên từ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật, CĐN; khoảng 10% giáo viên là những kỹ sư đã qua thực tế sản xuất, công nhân có tay nghề cao, nghệ nhân;

- 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề;

- 70% giáo viên dạy trình độ CĐN có trình độ trên đại học



Giai đoạn 2020 - 2030

- Đào tạo 500 giáo viên có trình độ CĐN, 1500 giáo viên có trình độ ĐH và 1600 giáo viên có trình độ sau ĐH;

- 100% giáo viên dạy CĐN có trình độ sau đại học

- Chuyển từ chương trình dạy nghề theo môn học sang chương trình dạy nghề theo môđun, do đó giáo viên phải chuyển từ dạy lý thuyết hoặc dạy thực hành sang vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành;




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương