Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN



tải về 1.2 Mb.
trang21/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

3.2.3. Phát triển chương trình


Trên cơ sở về đặc điểm kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực ở địa phương, Hà Nội cần xây dựng các chương trình đào tạo một cách phù hợp trên cơ sở các tiêu chuẩn chung của cả nước. Việc xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình dạy nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ của khoa học và công nghệ, ứng dụng trong sản xuất và đạt được những tiêu chuẩn của khu vực. Xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp phân tích nghề, từng bước chuyển sang chương trình dạy nghề theo mô đun.

Đến năm 2020, các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề sẽ có các chương trình, giáo trình đào tạo nghề phù hợp với công nghệ tiến tiến và sẽ ứng dụng những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật vào việc đào tạo cho học sinh, sinh viên học nghề.

Định hướng tới năm 2020, hoàn thành toàn bộ các chương trình đào tạo nghề cho tất các nghề đào tạo ở bậc trung cấp nghề và cao đẳng nghề của các cơ sở dạy nghề trên bàn TP. Đồng thời xây dựng các giáo trình đào tạo nghề phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào công tác dạy nghề, hoàn thiện một số chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.

3.2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề


* Phát triển đội ngũ giáo viên

Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; đạt tiêu chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

Để đảm bảo được chất lượng cho công tác đào tạo nghề thì việc đảm bảo đủ số lượng giáo viên là một trong những điều kiện cần thiết, với tiêu chuẩn tỷ lệ giáo viên trên số lượng học sinh ở mức 1/20 và 10% trong tổng số giáo viên trong các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề có trình độ sau đại học. Định hướng đến năm 2020 thì 30% số lượng giáo viên trong các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề có trình độ sau đại học, ngoài ra các tiêu chuẩn về ngoại ngữ và tin học đạt mức cơ bản ở 100% số lượng giáo viên ở các trường này. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đảm bảo được 50% số lượng giáo viên sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng.

Để thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề, phương pháp thực hiện cần đảm bảo các nguyên tắc sau:



- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học: Các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2015 phải xuất phát từ cơ sở khoa học và giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn nhà trường và xã hội đặt ra, đồng thời căn cứ vào những định hướng phát triển của Tổng cục Dạy nghề trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2015 đòi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần có những chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia vào công tác này.

- Những biện pháp này phải đưa đến sự phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho những người tổ chức và tham gia công tác này.

- Các biện pháp phải thiết thực, phục vụ và mang lại hiệu quả cao cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề.

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn: Các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giảng viên phải phù hợp với thực tiễn nhà trường và của ngành dạy nghề (bậc cao đẳng nghề), những yêu cầu đặt ra đối với hệ cao đẳng nghề trong bối cảnh hiện nay, đồng thời phải phù hợp với mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ GV trong từng giai đoạn.

Nội dung của nguyên tắc bao gồm:

- Sự phù hợp với thực tiễn của nhà trường về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, trình độ đội ngũ, CSVC.

- Phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của ngành dạy nghề và của thành phố Hà Nội.



- Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ: Khi xây dựng các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại các trường CĐN cũng cần so sánh, đối chiếu và xem xét các mối quan hệ xung quanh để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong quá trình vận dụng. Từ công tác tổ chức bổi dưỡng đến việc lập kế hoạch bồi dưỡng, bố trí sắp xếp đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng phải phù hợp với năng lực và yêu cầu, nhiệm vụ đến cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động bồi dưỡng. Đặc biệt quan tâm đến chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng tích cực cho giảng viên, xây dựng chế độ, chính sách khuyến khích tham gia hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tại cơ sở.

* Cán bộ quản lý dạy nghề

Công việc quản lý đóng vài trò then chốt, quan trọng của trong mỗi tổ chức, cơ sở đào tạo nghề, quyết định đến hiệu quả, chất lượng đào tạo của mỗi cơ sở. Thực tế hiện nay, hầu hết các cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo đều được đi lên từ giáo viên qua việc rút kinh nghiệm từ thực tế của bản thân để vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ quản lý, đa phần trong số đó chưa được đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý, do vậy hiệu quả quản lý hiện nay được đánh giá chưa cao. Bên cạnh đó cũng có một phần đông cán bộ quản lý giữ vai trò kiêm nhiệm. Do vậy, việc bổ sung thêm đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề là điều cần thực hiện trong tương lai gần, cùng với công việc bổ sung về số lượng cần thực hiện việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý cho các cán bộ hiện nay.


3.2.5. Giải pháp cho cơ sở dạy nghề

(1) Chủ động nguồn vốn

Hiện nay vốn đầu tư cho dạy nghề từ phía nhà nước chiếm tỉ trọng rất lớn (khoảng 83% năm 2010), điều này tỉ lệ nghịch với sự chủ động về nguồn vốn của các cơ sở dạy nghề. Để nâng cao sự tự chủ, các cơ sở dạy nghề cần tăng cường tỉ trọng vốn đầu tư từ nước ngoài, các doanh nghiệp và nguồn tự doanh của nhà trường. Để làm được điều đó, cơ sở dạy nghề cần năng động hơn trong các hoạt động hợp tác với các tổ chức nước ngoài, với doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo, phát huy tối đa năng lực tự sản xuất và tự doanh.

(2) Phát huy thế mạnh của cơ sở

Một trong những tình trạng chung của các cơ sở hiện nay là đầu tư dàn trải về ngành nghề đào tạo cũng như cơ sở vật chất thiết bị cho đào tạo. Do vậy, đối với rất nhiều trường, mức đầu tư đã tăng cả về chất lượng và số lượng nhưng vẫn chưa đạt chuẩn theo quy định của nhà nước. Chính vì lẽ đó, mỗi cơ sở đào tạo cần xác định các thế mạnh và xây dựng chiến lược phát triển, mục tiêu đào tạo, từ đó có chính sách đầu tư đúng và xác đáng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn cũng như năng lực đào tạo.

(3) Tăng cường quản lý chất lượng

Hiện nay đã có rất nhiều cơ sở đào tạo bước đầu áp dụng các mô hình quản lý chất lượng thịnh hành trên thế giới nhằm quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo. Một số những mô hình được áp dụng đó là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000, mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM (Total Quality Management). Bên cạnh đó, kiểm định chất lượng dạy nghề cũng là một trong những công cụ để đánh giá và góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo. Đến năm 2012, chỉ có 14/126 cơ sở đào tạo tham gia kiểm định chất lượng. Điều này cho thấy các cơ sở đào tạo hoặc chưa đánh giá được hết hiệu quả của kiểm định chất lượng hoặc chưa sẵn sàng tham gia kiểm định. Với thực tế như trên, việc thành lập Phòng kiểm định ở mỗi cơ sở đào tạo là cần thiết nhằm giúp các cơ sở tự đánh giá và có các chính sách, kế hoạch hành động nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng.

(4) Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp

Cơ sở đào tạo muốn phát triển không thể không gắn mục tiêu đào tạo của mình với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, cơ sở dạy nghề cần quan tâm đến những hoạt động sau:


+ Thành lập bộ phận (phòng/trung tâm) quan hệ với doanh nghiệp để thường xuyên nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, giảng dạy, thực tập sản xuất và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên; tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên.

+ Chủ động xác định số lượng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở năng lực của cơ sở và nhu cầu của doanh nghiệp; chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đổi mới phương pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, người học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hướng đào tạo.

+ Mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm đảm bảo cho người học nghề xong có việc làm; phát triển các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp để đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho doanh nghiệp và cho xã hội

+Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho giảng viên/giáo viên và học viên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới nhất về hoạt động của nghề




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương