Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN


Chương trình và giáo trình dạy nghề



tải về 1.2 Mb.
trang19/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   26

2.2.11. Chương trình và giáo trình dạy nghề


Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình dạy theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiếp cận với trình độ tiên tiến, đảm bảo đào tạo liên thông, theo phương pháp phân tích nghề, tích hợp kiến thức, kỹ năng.

Đến năm 2020: Các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề có đủ chương trình, giáo trình dạy nghề được xây dựng theo hướng hiện đại, phù hợp với từng nghề, nhóm nghề đào tạo.


2.2.12. Các dự án đầu tư

a. Giai đoạn 2013-2015


- Đầu tư nâng cấp, bổ sung đồng bộ các trang thiết bị vật chất cho các trường còn thiếu hoặc không đáp ứng được yêu cầu

- Bổ sung, mở rộng diện tích các trường chưa đủ diện tích tối thiểu



- Trường Cao đẳng nghề đạt chuẩn quốc tế, chất lượng cao

+ Đầu tư Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao đạt chuẩn quốc tế.

+ Đầu tư Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

- Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, đội ngũ giáo viên cho các trường Trung cấp nghề thuộc Thành phố và các Trung tâm dạy nghề bao gồm:

+ Các trường trung cấp nghề: trường Trung cấp nghề Số 1 Hà Nội, trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội, trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội, trường Trung cấp nghề Cơ Khí 1 Hà Nội, trường Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội. Kiện toàn trường Trung cấp nghề May và Thời trang Hà Nội.

+ Trung tâm dạy nghề thuộc các huyện Thạch Thất, Hoài Đức, Ứng Hòa, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Trì và Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm Hội Nông dân Thành phố, Trung tâm dạy nghề Hội Nông Dân.

- Hỗ trợ đào tạo giáo viên và chương trình cho các Trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề ngoài công lập đối với các nghề đạt chuẩn quốc tế và khu vực như: Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo, Trường Cao đẳng nghề Thăng Long, Trường Trung cấp nghề dân lập Kỹ thuật Tổng hợp Hà Nội.

Danh mục các dự án đầu tư ngoài công lập được đầu tư trong giai đoạn 2012-2015 (Phụ lục)

b. Giai đoạn 2016-2020


- Tiếp tục đầu tư các trường trung cấp nghề thuộc Thành phố quản lý, các trung tâm dạy nghề công lập thuộc các huyện và trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm thuộc Hội Nông dân Thành phố.

- Đầu tư xây mới 3 trung tâm dạy nghề tại các huyện: Quốc Oai, Mỹ Đức, Phúc Thọ.



- Đầu tư cho 3 trường cao đẳng nghề cấp vùng tại Phú Xuyên, Thạch Thất, Sóc Sơn theo hướng:

+ Đầu tư mới, đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở 02 trường cao đẳng nghề công nghệ cao tại Thạch Thất.

+ Đầu tư mới, đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.

+ Đầu tư trang thiết bị cho trường Trung cấp nghề Số 1 Hà Nội (Phú Xuyên) lên trường Cao đẳng nghề chất lượng cao Phú Xuyên.

- Các dự án đầu tư cho các trường cao đẳng nghề đạt chuẩn quốc tế, khu vực, chất lượng cao (chỉ tính cho các đơn vị công lập thuộc Thành phố):

+ Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

+ Trường Cao đẳng nghề Việt Hàn

+ Trường Cao đẳng nghề Du lịch và khách sạn Hà Nội

- Các dự án đầu tư cho các trường trung cấp nghề khu vực, có từ 1 -3 nghề đạt chuẩn khu vực:

+ Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội

+ Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội

- Các dự án đầu tư Trung tâm dạy nghề kiểu mẫu:

+ Trung tâm dạy nghề Ba Vì

+ Trung tâm dạy nghề Thanh Trì



PHẦN THỨ BA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

3.1. Các giải pháp chung

3.1.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội về học nghề và dạy nghề


- Tăng cường quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, về dạy nghề, học nghề; ưu tiên đầu tư phát triển dạy và học nghề, coi dạy và học nghề là giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền để toàn xã hội nhận thức đúng vị trí, vai trò của học nghề, dạy nghề. Đổi mới phương pháp dạy và học nghề theo hướng linh hoạt, chất lượng, gắn việc dạy và học nghề với nhu cầu xã hội, với kinh tế thị trường.


3.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề


- Làm tốt công tác phân luồng học sinh sau bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông để hướng nghiệp học nghề.

- Thực hiện kiểm định cơ sở dạy nghề và kiểm định chương trình đào tạo. Các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề, tiêu chuẩn tuyển sinh và tốt nghiệp; tự kiểm định chất lượng dạy nghề và chịu sự đánh giá định kỳ của các cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề.


3.1.3. Xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa phát triển mạng lưới dạy nghề


- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển dạy nghề dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cho cơ sở dạy nghề; liên kết với các cơ sở dạy nghề, trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nghề, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề. Khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động đã qua đào tạo.

- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập trường nghề, trung tâm dạy nghề; liên kết với trường nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm. Xây dựng các mô hình, hình thức và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo.


3.1.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề


- Mở rộng hợp tác quốc tế để trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là các nước thành công trong phát triển đào tạo nghề. Khuyến khích hợp tác với trường đào tạo nghề của các nước phát triển và trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi giáo viên, chuyên gia đào tạo; chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy.

- Hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ dạy nghề tiên tiến để nâng cao chất lượng dạy nghề. Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về dạy nghề.



3.1.5. Nguồn vốn thực hiện quy hoạch

- Nâng dần tỷ trọng đầu tư cho dạy nghề lên trên 13% trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo, tập trung đầu tư cho những cơ sở dạy nghề trọng điểm, các vùng khó khăn, khu vực ngoại thành; phát triển chương trình; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách, nhóm yếu thế trong xã hội và phổ cập nghề cho người lao động.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề bao gồm: nhà nước, doanh nghiệp, người học, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là quan trọng..

3.2. Các giải pháp cụ thể



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương