Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN



tải về 1.2 Mb.
trang20/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   26

3.2.1. Giải pháp về vốn


Với mục tiêu tăng cường đầu tư để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực và cụ thể đào tạo nghề cho lao động cần nhận được mức đầu tư thích đáng.

Hiện tại, ngân sách của thành phố dành cho giáo dục đào tạo chiếm 20-23% tổng chi hàng năm, trong đó chi cho đào tạo nghề còn ở mức khiêm tốn (khoảng 9%). Do đó, trong những năm tới cần tăng tỷ lệ chi cho đào tạo nghề.

Như đã phân tích trên, trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn đầu tư của nhà nước (ngân sách trung ương và địa phương) vẫn đóng vai trò then chốt đối với việc mở rộng và phát triển các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, ngay từ lúc này cần xúc tiến các biện pháp thu hút các thành phần kinh tế, các dự án và viện trợ nước ngoài đầu tư cho dạy nghề. Bên cạnh đó cũng cần tăng nguồn thu của các cơ sở (từ học phí và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Tỷ lệ từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương sẽ giảm dần.

Vì vậy, căn cứ vào qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch các ngành kinh tế then chốt và nhu cầu về lao động qua đào tạo nghề của Thành phố Hà Nội, vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cho đào tạo nghề như sau:



* Các giải pháp

Xây dựng chính sách thu hút và huy động vốn từ tư nhân trong nước để đầu tư, tiến hành đào tạo nghề bao gồm: ưu đãi về cơ sở hạ tầng (cho thuê đất, nhà xưởng, miễn thuế sử dụng đất, nhà xưởng và các loại phí khác có liên quan). Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề còn được hưởng một số ưu đãi về tín dụng và đầu tư, được miễn thuế nhập khẩu đối với một số trang thiết bị dạy nghề.

Nghiên cứu và đề xuất cơ chế khuyến khích các Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề công lập huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguồn lực đầu tư cho phát triển dạy nghề ngoài ngân sách nhà nước gồm:

- Nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, vay Quỹ đầu tư phát triển, vay của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước;

- Huy động vốn thông qua hình thức liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; trong đó huy động doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nghề như: xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy nghề; xây dựng danh mục nghề, tiêu chuẩn nghề; tham gia giảng dạy và đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề. Khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động đã qua đào tạo. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập trường nghề, Trung tâm dạy nghề; liên kết với trường nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm; nhận học sinh, sinh viên của nhà trường đến doanh nghiệp thực hành, thực tập. Xây dựng các mô hình, hình thức và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo. Phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp để đào tạo nghề cho doanh nghiệp và cho xã hội; khuyến khích phát triển dạy nghề tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp

- Khai thác các nguồn viện trợ từ nước ngoài thông qua viện trợ bằng tiền, bằng trang thiết bị, đồ dùng học tập, hỗ trợ chất xám...

- Tăng cường sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn đào tạo nghề (vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, học phí, vốn tư nhân, vốn ODA, vốn vay và viện trợ của nước ngoài).

Tập trung nguồn vốn ngân sách và vốn ODA để đầu tư phát triển một số trường trọng điểm, trung tâm giới thiệu việc làm để làm tiền đề phát triển nhân rộng mô hình đào tạo.

Phát huy cơ chế tự chủ về tài chính vừa là động lực để các cơ sở dạy nghề mạnh dạn đầu tư phát triển vừa là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động.

3.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất


Theo Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH) thì đến năm 2020, 100% số trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề đạt tiêu chuẩn về đất đai, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và khu rèn luyện thể chất. Theo dự thảo chiến lược dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đủ điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy nghề; trong đó chú trọng đầu tư đồng bộ cho những trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có những nghề tiếp cận trình độ khu vực và thế giới (đầu tư thiết bị theo nghề). Chuẩn hoá và hiện đại hoá cơ sở vật chất thiết bị trường học.

Theo kết quả khảo sát thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề của cơ sở dạy nghề Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây được đầu tư khá nhiều về cả chất lượng và số lượng.Tuy nhiên, so với quy định vẫn chưa đạt.

Diện tích phòng học đảm bảo về số lượng và tiêu chuẩn. Ngoài ra, các phòng học phải đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, độ thông thoáng và các điều kiện học tập.

Trang thiết bị cho công tác dạy nghề cần phải hướng tới đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về trình độ tay nghề của học sinh và khả năng thích ứng với các công nghệ hiện tại. Việc đầu tư máy móc thiết bị cần phải có những khoản đầu tư lớn và dài hạn. Việc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài là rất quan trọng, giúp cho các cơ sở dạy nghề đạt được mục tiêu của mình, đồng thời góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo.

Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho cơ sở dạy nghề là cực kỳ cần thiết, tuy nhiên để việc đầu tư có hiệu quả và chất lượng cần thực hiện theo nguyên tắc:

- Tính đồng bộ: với các thiết bị CNC nếu một vài mô đun công nghệ thiếu đồng bộ có thể cả dây chuyền hay hệ thống không thể vận hành được. Ngay cả các phương tiện dạy học (máy tính, máy chiếu,…) nếu không tương thích đôi khi cũng gây khó khăn cho giáo viên thực hiện dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.

- Tính đầy đủ: số lượng tối thiểu về thiết bị phần cứng cũng luôn gắn liền với các phần mềm hỗ trợ thích hợp. Mặt khác, tính đầy đủ còn đề cập đến việc cung cấp điều kiện thực hành công nghệ cho học sinh sinh viên. Đối với dạy nghề không thể chỉ trang bị cho người học‎ những kiến thức hoặc mô phỏng minh họa để trở thành nhà l‎ý thuyết CNC.

- Tính kinh tế: thiết bị mới và hiện đại thường đắt tiền nên khi tổ chức đào tạo các cơ sở thường phải tính đến yếu tố tài chính và hiệu quả của đào tạo. Với các nước phát triển cũng không phải là ngoại lệ, song khi hướng đến chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động được coi là mục tiêu đào tạo trên hết, mỗi cơ sở sẽ có những chiến lược đầu tư ưu tiên, trọng điểm để tập trung vào một số nghề trọng điểm được lựa chọn.




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương