Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN



tải về 1.2 Mb.
trang11/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   26

2.1.5.2. Phân theo loại hình kinh tế


Loại hình hay thành phần kinh tế theo số liệu thống kê hiện có bao gồm 6 loại. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động tham gia loại hình tập thể không đáng kể nên tập trung phân tích vào 5 loại hình còn lại. Trong đó lao động làm việc trong các hộ nông lâm thủy hải sản chiếm 27%; cao nhất là các lao động làm việc trong hộ kinh doanh sản xuất cả thể 37,6%. Lao động làm trong khu vục nhà nước chiếm 19,3%; lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 26%; còn lại là lao động làm trong khu kinh tế tập thể và tư nhân

2.1.5.3. Phân theo nhóm nghề nghiệp


Theo phân loại của Tổng cục Thống kê có 9 nhóm nghề nghiệp cơ bản. Tuy nhiên nhóm 1 là các nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong LLLĐ nên nội dung về nghề nghiệp của lao động chỉ phân tích từ nhóm 2 đến nhóm 9. Trong cơ cấu chung thì tỷ lệ lao động làm các công việc giản đơn chiếm 28,2% trong tổng số việc làm. Tiếp đến là các công việc về kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị chiếm tỷ lệ xấp xỉ 7,4%. Số thợ thủ công có kỹ thuật (chủ yếu làm trong các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng…) có tỷ trọng 18,1% ngang bằng với số lao động trong nhóm nghề Nhân viên dịch vụ và bán hàng. Tỷ lệ lao động có CMKT làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của Hà Nội rất thấp (chưa đến 0,5%). Điều này rất đáng chú ý vì Hà Nội sau khi mở rộng vẫn còn một bộ phận không nhỏ lao động làm nông nghiệp và cho thấy sự thiếu hụt lao động có kỹ thuật trong ngành này. Nhân viên văn phòng, công ty,…chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 2,8% và 21% còn lại là lao động thuộc nhóm nghề trình độ CMKT bậc trung (4%) và bậc cao (15,5%).

Cơ cấu việc làm trong các nhóm lao động trình độ khác nhau cũng có những đặc điểm riêng. Có thể thấy, số lao động trình độ đại học chủ yếu làm các công việc được xếp vào nhóm trình độ CMKT bậc cao, chỉ có 10% làm việc trong các nhóm nghề còn lại, trong đó chủ yếu là làm nhân viên văn phòng, nhân viên dịch vụ bán hàng và một tỷ lệ rất nhỏ làm thợ thủ công có kỹ thuật.

Lao động trình độ cao đẳng cũng có tỷ lệ đáng kể làm việc trong nhóm nghề CMKT bậc cao (46%) và 30% là nhóm nghề bậc trung. Số lao động là nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự - ATXH và bán hàng có kỹ thuật có trình độ cao đẳng chiếm khoảng 17%, còn số làm thợ thủ công kỹ thuật và thợ vận hành máy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 6%. Hơn 50% lao động trình độ THCN làm trong các nghề trình độ CMKT bậc trung, các nghề về nhân viên chiếm tỷ trọng cao thứ 2 - 26% còn số làm thợ thủ công kỹ thuật và thợ vận hành máy có tỷ lệ lần lượt là 10% và 6%. Như vậy, tỷ lệ lao động trình độ trung cấp, cao đẳng tham gia vào các nhóm công việc mang tính kỹ thuật trực tiếp (nhóm nghề 7 và 8) còn rất khiêm tốn. Điều này là minh chứng cho thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” khá trầm trọng hiện nay trên thị trường lao động Hà Nội.

Đối với với nhóm lao động qua đào tạo nghề, tỷ lệ làm các công việc trong nhóm nghề thợ thủ công kỹ thuật và thợ vận hành máy chiếm tỷ trọng khá cao, đặc biệt là đối với lao động trình độ sơ cấp nghề (khoảng 50%). Cơ cấu việc làm của lao động trung cấp nghề phân bố tương đối đều trong các nhóm nghề sau: hơn 20% làm việc trong nhóm nghề CMKT bậc trung, khoảng 20% lao động là nhân viên (nhóm nghề 4,5); 18% là thợ thủ công kỹ thuật và 26% là thợ vận hành máy. Tỷ lệ 3 nhóm nghề khác chỉ chiếm 2%/nhóm nghề. Lao động trình độ cao đẳng nghề có cơ cấu việc làm khác biệt đôi chút so với trung cấp nghề, thể hiện ở tỷ lệ làm việc trong nhóm nghề trình độ CMKT bậc cao lên đến 22% (so với 2% của trình độ trung cấp) và ngược lại tỷ lệ làm việc trong nhóm nghề CMKT bậc trung thì chỉ bằng một nửa 10% (so với 20%). Số lao động cao đẳng nghề làm việc trong nhóm thợ vận hành máy chỉ vào khoảng 3%.

Như vậy, trong cùng nhóm qua đào tạo nghề, các lao động có trình độ khác nhau thì cấu trúc việc làm cũng có sự khác biệt tương đối rõ nét. Nhìn chung, việc làm của lao động cũng đã có sự phân hóa theo trình độ. Lao động trình độ thấp, tập trung trong khu vực việc giản đơn; lao động trình độ bậc trung (CĐ và THCN) tập trung trong các nhóm nghề trình độ CMKT bậc trung và bậc cao. Lao động có trình độ đại học và đại học trở lên) tập trung trong nhóm nghề CMKT bậc cao còn nhóm lao động qua đào tạo nghề thì tỷ lệ làm việc cao trong các ngành nghề kỹ thuật cao hơn hẳn các nhóm lao động khác.

2.1.5.4. Thực trạng nhân lực Hà Nội và mức độ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động

Mặc dù đã đạt được những thành tựu phát triển trong giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng (Hà Nội đang là địa phương dẫn đầu cả nước với tỷ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước 38,7%) và sau khi sáp nhập với Hà Tây đang có một lực lượng lao động hùng hậu với hơn 3,7 triệu người, nhưng chất lượng nguồn nhân lực của Hà Nội vẫn chưa tạo sự chuyển biến về căn bản. Thực trạng về mất cân đối giữa cung - cầu lao động, đặc biệt năng lực của lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động đang là yếu tố cản trở tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng khoảng 4%/năm. Tuy nhiên, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở khu vực nông thôn còn thấp. Do đó, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn Hà Nội vẫn rất cần được quan tâm triển khai để nâng cao chất lượng lao động trong khu vực nông nghiệp.

Kết quả của các phiên giao dịch việc làm trong các tháng gần đây cho thấy mới chỉ có khoảng 30% lao động tham gia đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng. Tỷ lệ kết nối cung - cầu đạt cao nhất đối với lao động trình độ cao đẳng - đại học (khoảng 70%), tiếp đến là lao động có trình độ trung học, công nhân kỹ thuật đạt khoảng 20% và thấp nhất là đối tượng lao động phổ thông chỉ đạt dưới 10%. Điều này cho thấy thực trạng là lao động trình độ thấp lại có tâm lý kén chọn việc làm, ngại làm công việc giản đơn và nặng nhọc. Trong khi đó không ít doanh nghiệp thiếu lao động đã tuyển dụng cả lao động trình độ trung cấp, cao đẳng để làm các công việc giản đơn. Tình trạng mất cân đối trong cung - cầu có diễn biến khác nhau trong các ngành nghề nhưng đều gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực một cách nghiêm trọng. Lao động qua đào tạo khó khăn trong tìm kiếm việc làm vì kỹ năng vẫn không đáp ứng đúng với nhu cầu doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp tự tiến hành đào tạo hoặc đào tạo lại cho lao động diễn ra khá phổ biến. Hiện tại, Hà Nội đang thiếu hụt nghiêm trọng lao động trình độ cao trong các ngành kỹ thuật như kỹ sư điện tử, kỹ thuật viên và điều khiển sản xuất, công nhân trong các ngành sản xuất các sản phẩm từ hóa chất, cao su, plastics…Ngoài ra, yếu điểm của lao động Hà Nội cũng giống như của cả nước đó là đa số chưa đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, tính kỷ luật, kiến thức về pháp luật lao động… mà đây là những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động trong bối cảnh hợp tác và hội nhập quốc tế. Lao động qua đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường bên cạnh những nguyên nhân khách quan thường được các cơ sở đào tạo nghề phản ánh do không có đủ nguồn lực cần thiết cho đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ … theo yêu cầu của thực tế sản xuất thì bản thân các cơ sở dạy nghề cũng chưa thực sự năng động trong việc điều chỉnh, đổi mới nội dung và chất lượng đào tạo nghề.

Năm 2012, số người trong độ tuổi lao động của Hà Nội khoảng gần 4,4 triệu người. Dự báo đến năm 2015 sẽ là 4.667 triệu người. Với mức tăng như vậy, mỗi năm Thành phố cần tạo ra khoảng 175.000 - 280.000 việc làm. Nhu cầu lao động giai đoạn 2013-2020 tạo ra do phát triển kinh tế - xã hội cũng vào khoảng 130.000-150.000 người/năm. Như vậy, đến năm 2015, nhu cầu lao động cho toàn bộ nền kinh tế Hà Nội là hơn 3,9 triệu người, năm 2020 hơn 4,5 triệu người. Trước áp lực lớn về nhu cầu lao động và đào tạo lao động, Hà Nội rất cần xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch cơ sở đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng và gắn đào tạo theo đào tạo định hướng nhu cầu của thị trường. Đây sẽ là biện pháp tổng thể để phát triển quy mô, chất lượng đào tạo nghề đảm bảo hợp lý về cơ cấu, ngành nghề và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp và đáp ứng dịch chuyển cơ cấu kinh tế đồng thời giải quyết những bất cập còn tồn tại đối với nguồn nhân lực của Hà Nội.



2.1.6. Tác động của nhân tố quốc tế và khu vực và trong nước

- Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá

Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa tạo mở thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động, tác động mạnh đến phân hóa tiền lương, thu nhập theo khu vực việc làm và ngành nghề. Xu hướng những lao động có chuyên môn kỹ thuật cao sẽ có việc làm ổn định và thu nhập cao, còn những lao động chưa qua đào tạo hoặc tay nghề thấp sẽ thiếu việc làm, thu nhập thấp và thiếu ổn định.

- Phát triển khoa học - công nghệ, hình thành nền kinh tế tri thức

Để hội nhập thị trường lao động quốc tế, cần có đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề có trình độ khu vực và quốc tế, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ khoa học - công nghệ quốc gia ở tầm quốc tế. Xây dựng lộ trình hội nhập quốc tế về khoa học - công nghệ để lĩnh vực này có đủ năng lực phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết được các nhiệm vụ khoa học công nghệ quốc gia ở tầm quốc tế; nhanh chóng củng cố và mở rộng mạng lưới đại diện khoa học - công nghệ ở nước ngoài.



- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN

Sự hợp tác cùng nhau xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh; kinh tế; văn hóa - xã hội. Hợp tác ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Nhiều hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các nước Trung Quốc, Ấn Độ,... đã được ký kết và chuẩn bị đưa vào thực hiện. Chính điều này đã mở ra cơ hội và thách thức cho công tác dạy nghề.



- Hợp tác 2 hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Thông qua việc hình thành các hành lang kinh tế sẽ mở rộng hơn hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc trên cơ sở một mặt tận dụng những lợi thế so sánh đã có, mặt khác hình thành thêm các lợi thế so sánh mới, thúc đẩy nền kinh tế phát triển trên toàn tuyến hành lang. Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) với các hành lang xuyên Á có xu thế phát triển từ hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế. Trong đó qua Hà Nội có các hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương