Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN


Dạy nghề gắn với làng nghề và nghề gia truyền



tải về 1.2 Mb.
trang7/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   26

1.5.2. Dạy nghề gắn với làng nghề và nghề gia truyền


Hiện nay, Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề, trong đó UBND Thành phố đã công nhận 277 làng nghề (chiếm khoảng 12% tổng số làng nghề), còn lại các làng nghề truyền thống tập trung ở các huyện Thanh Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ… Tuy nhiên, các làng nghề này vấn còn manh mún, tự phát, công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh kém…

Các làng nghề trên địa bàn Thành phố, các hội, hiệp hội nghề nghiệp đã chủ động tổ chức những lớp dạy nghề ngay tại mỗi làng nghề và học viên là lao động trong làng hoặc làng bên (đi lại thuận tiện), thầy dạy là những nghệ nhân, thợ giỏi trong từng ngành nghề (thậm chí có thể là nghệ nhân của làng nghề). Nhà nước trợ giúp một số kinh phí về xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, thù lao cho giảng viên, v.v… Phương pháp dạy nghề rất linh hoạt và thiết thực: không phải là "truyền khẩu", dạy miệng, dạy chay như trước đây, mà đã có giáo trình bài bản, lại có thêm những công cụ hiện đại (như băng, đĩa hình … ) trợ giúp cho việc học tập, truyền nghề. Song điều quan trọng là nghệ nhân có điều kiện truyền đạt trực tiếp kiến thức đúc rút từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm lao động cần cù của họ.

Phát triển làng nghề có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại lên 70 - 80%, giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống 20 - 30%. Chính vì vậy phải bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề ở Hà Nội và nó cũng chính là cơ sở để phát triển làng nghề hiệu quả và bền vững.

Thực tế cho thấy sự tham gia của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp vào việc đào tạo lao động trong các ngành nghề thủ công ở nông thôn cũng đem đến những kết quả thiết thực, đáp ứng đúng yêu cầu, với chi phí tiết kiệm, tránh được lãng phí, thất thoát, bảo đảm công tác đào tạo nghề đạt kết quả bền vững. Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hiệp hội Làng nghề tại Hà Nội đã tổ chức các lớp đào tạo ở nhiều địa phương theo ba mô hình sau đây:

- Mô hình 1: Đào tạo nghề, tổ chức việc làm để xây dựng làng nghề mới. Đây là mô hình được áp dụng cho những địa phương thiếu ruộng đất, có nhiều lao động nhưng thiếu việc làm, chính quyền địa phương có nhu cầu quy hoạch hình thành làng nghề mới. Sau khi tốt nghiệp, học viên về địa phương hành nghề dần dần hình thành làng nghề mới.

- Mô hình 2: Đào tạo nghề, tổ chức việc làm kết hợp phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương. Đây là mô hình được áp dụng đối với các nghề đào tạo gắn với nguyên liệu địa phương, giao cho đơn vị có khả năng tổ chức, xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức đào tạo và bao tiêu sản phẩm; học viên là lao động trong vùng quy hoạch trồng nguyên liệu.

- Mô hình 3: Đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho lao động nông thôn để duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. Đây là mô hình áp dụng cho các làng nghề hiện có; địa phương có lao động nhưng chưa có nghề, không có việc làm hoặc ít việc làm, lại đang có nguyện vọng học nghề để có việc làm ngay tại địa phương. Ưu tiên tổ chức dạy những nghề truyền thống đang phát triển hoặc có triển vọng phát triển bền vững.

Việc đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đã được Hà Nội thực hiện theo ba cấp độ khác nhau:

1) Đào tạo cho những lao động phổ thông chưa biết nghề để họ có ít nhất một nghề thông thạo;

2) Bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới cho những người đã có nghề nhưng tay nghề chưa đủ mức thành thạo, để họ trở thành thợ giỏi;

3) Bổ túc kiến thức khoa học, công nghệ mới cho nghệ nhân để số người này cập nhật được những kiến thức mới, công nghệ mới. Do đó, đã có những chương trình, giáo trình phù hợp, với những phương thức dạy nghề linh hoạt.

Về nội dung đào tạo: Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Nội đang được gắn kết với việc thực hiện Chương trình "Mỗi làng, một nghề". Dạy nghề cho lao động ở những làng nghề hiện có để duy trì và nâng cao chất lượng, mẫu mã của sản phẩm, để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. Đồng thời, lại rất cần “cấy nghề” cho những địa phương chưa có nghề để phát triển nghề tiểu thủ công, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Mặt khác, một số nghề thủ công mỹ nghệ cần được quan tâm đưa vào chương trình dạy nghề, đó là các nghề: chế biến gỗ, sơn mài, chạm, khảm; làm đồ gốm; làm đồ đồng; nghề mây tre đan; nghề thêu ren; nghề dệt (lụa, thổ cẩm)… Đó là những nghề truyền thống cần được bảo tồn và có khả năng phát triển.

Ngày nay, phương thức truyền nghề của Hà Nội vẫn còn nguyên giá trị. Song nó đã được mở mang rộng theo quan điểm phát triển, không còn là vấn đề “Cha truyền con nối” là “Gia nghiệp, bí truyền” mà mang tính xã hội rộng lớn. Đương nhiên ý nghĩa đặc trưng và sâu xa của truyền nghề vẫn là giá trị truyền thống và là bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển của khoa học và ngành nghề và khoa học- kỹ thuật- công nghệ nói chung trong môi trường - xã hội mới. Theo phương thức truyền nghề, người thợ vừa học vừa làm, được các nghệ nhân hoặc những người thợ có kỹ thuật cao kèm cặp, học cho đến khi thành nghề, có thể tự mình làm ra sản phẩm. Hầu hết thợ thủ công được đào tạo bằng truyền nghề trong làng nghề, sống bằng nghề, kế tục sự nghiệp của cha anh, còn số học sinh học nghề thủ công qua các trường lớp thì chỉ hành nghề rất ít. Vì thế, có thể khẳng định rằng hiện nay hình thức truyền nghề trong các làng nghề của Thành phố vẫn đang quyết định sự tồn tại và phát triển của các nghề thủ công. So với hình thức đào tạo tập trung trong trường/trung tâm dạy nghề, thì lối đào tạo truyền nghề có những ưu điểm nổi trội. Đó là:

- Đối tượng học nghề mở rộng hơn, không có thi tuyển, không đòi hỏi trình độ ban đầu. Vì thế mà ai cũng có thể vào học nghề được.

- Chương trình học thường không có hoặc tự soạn hết sức giản đơn theo kinh nghiệm, vì thế cùng lúc, những người có trình độ khác nhau vẫn có thể cùng học nghề với nhau.

- Người dạy nghề là những nghệ nhân, thợ giỏi, thậm chí chỉ cần tay nghề khá hơn một chút, vì vậy có thể huy động được rất nhiều người dạy nghề, đào tạo ra một số lượng thợ rất lớn mà khó có một trường dạy nghề nào có thể làm được.

- Phương pháp truyền dạy thường là trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giao phụ việc.

- Chi phí cho đào tạo là rất ít. Mọi phương tiện, điều kiện cho đào tạo đều có sẵn trong xưởng sản xuất.

Hạn chế của phương pháp đào tạo theo hình thức truyền nghề trong các làng nghề trên địa bàn Hà Nội:

- Kiến thức thiếu hụt: Do chỉ tập trung vào rèn luyện tay nghề, những người lao động thủ công không được học gì thêm nữa. Họ có tay nghề vững, nhưng thiếu kiến thức về văn hóa, xã hội, chuyên môn kỹ thuật và nhất là về thẩm mỹ.

- Trình độ tay nghề bị giới hạn: Do sự giới hạn về kiến thức của chính những nghệ nhân, thợ giỏi dạy nghề nên những người thợ học nghề cũng bị giới hạn cả về kiến thức chung, tay nghề, kỹ năng, cũng như thói quen và tác phong trong lao động.

- Khó tiêu chuẩn hóa: Kết quả đào tạo theo lối truyền nghề lệ thuộc quá nhiều vào phong cách, sở trường của người nghệ nhân, thợ giỏi dạy nghề, của thói quen làm nghề từng địa phương, mỗi thày mỗi khác, mỗi làng mỗi khác, phần lớn ứng xử theo những chuẩn mực, kinh nghiệm riêng. Do đó, các nghề thủ công thiếu sự đồng bộ trong xã hội, thiếu sự quy chuẩn chung về kỹ thuật, khó thực hiện việc tiêu chuẩn hóa trong sản xuất, nhất là sản xuất đại trà, hàng loạt.




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương