Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN



tải về 1.2 Mb.
trang5/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

1.3.2. Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề


Theo thống kê tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố, tỉ lệ cán bộ nữ giữ nhiệm vụ quản lý trong các cơ sở dạy nghề hiện nay chiếm khoảng 39,47%. Số lượng cán bộ quản lý tham gia giảng dạy trung bình chiếm 45,03%, trong đó các trường công lập tỷ lệ cán bộ quản lý tham gia giảng dạy chiếm hơn 26,98%. Như vậy có thể thấy tỉ lệ cán bộ kiêm nhiệm giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố hiện nay còn khá cao. Tỉ lệ cán bộ đã qua bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước còn rất thấp, chỉ chiếm gần 18,97%. Tỉ lệ cán bộ đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục hoặc quản lý chiếm tỉ lệ còn khá khiêm tốn, gần 16%. Về độ tuổi cán bộ quản lý nhìn chung hợp lý. Đội ngũ cán bộ quản lý chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30- 50.

Về trình độ đội ngũ cán bộ quản lý: Qua số liệu thống kê, đội ngũ cán bộ quản lý trên địa bàn thành phố có trình độ tương đối tốt, chủ yếu có trình độ từ đại học trở lên ( chiếm trên 85%). Có thể nhận thấy trình độ cán bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề công lập đồng đều (xét về tỉ lệ cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên) hơn các cơ sở ngoài công lập.

Về trình độ ngoại ngữ, tin học: 100% cán bộ quản lý đều có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học từ A trở lên.

Như vậy, nhìn một cách tổng quan, đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố có trình độ tương đối đồng đều. Tuy nhiên, số cán bộ quản lý vừa kiêm nhiệm giảng dạy, đa số được đưa lên từ giáo viên nên chưa được bồi dưỡng các kiến thức về quản lý..


1.4. Công tác dạy nghề

1.4.1. Tuyển sinh đào tạo và cơ cấu dạy nghề


Trong giai đoạn từ 2006 đến năm 2012, quy mô đào tạo nghề của Thành phố Hà Nội có sự phát triển khá nhanh. Năm 2006 số lượng tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố mới chỉ là 64.439 người thì đến năm 2012 số lượng tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề đã tăng lên là 221.690 người trong đó, các cơ sở dạy nghề chiếm 91,3%, các cơ sở khác có dạy nghề chiếm 8,7%. Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề ở trình độ Cao đẳng nghề có mức độ phát triển nhanh nhất, năm 2012 tăng gấp 4 lần so với năm 2007, trình độ sơ cấp nghề tăng gần 1,5 lần, trình độ Sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cũng tăng nhanh (từ 39.458 lên 65.463 người và 7.886 lên đến 26.354 người).

Nếu phân theo cấp quản lý, thì số học sinh học nghề được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trung ương chiếm khoảng 30%, địa phương chiếm khoảng 70%. Trong đó, chia theo cấp trình độ: CĐN Trung ương chiếm 51,6% và CĐN địa phương chiếm 48,4%, TCN Trung ương chiếm 54%, TCN địa phương chiếm 46%; SCN Trung ương chiếm 35% và SCN địa phương chiếm 65%.

Nếu phân theo cấp trình độ đào tạo: Số học sinh học Cao đẳng nghề chiếm 14,4%; Trung cấp nghề là 12,8%; sơ cấp nghề là 49,3%.

Số học sinh học nghề chia theo giới tính, dân tộc thiểu số và nông thôn: Nữ chiếm 22,02% và nam chiếm 78,98%; dân tộc thiểu số là 6,09%; nông thôn là 53,74%.


1.4.2. Nghề đào tạo


Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2012, danh mục các nghề đào tạo của Hà Nội rất đa dạng, phong phú với hơn 400 nghề và nhóm nghề. Tuy nhiên, số nghề đào tạo ở trình độ CĐN và TCN còn rất hạn chế so với nhu cầu. Ở trình độ CĐN, các CSDN mới đào tạo 58/458 nghề (đạt 12,7%), tập trung chủ yếu vào các nghề như: Kế toán doanh nghiệp (chiếm 24,2% quy mô đào tạo CĐN); quản trị mạng máy tính (chiếm 7,4%); Điện công nghiệp (chiếm 6,8%); Hàn (5,3%); Điện tử công nghiệp (4,4%); Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính (4,05%); Điện dân dụng; Công nghệ thông tin; Cắt gọt kim loại.... ở trình độ TCN, các CSDN đào tạo 101/395 nghề (đạt 25,6%), tập trung vào một số nghề như: Hàn (chiếm 8,7% quy mô đào tạo TCN), Kế toán doanh nghiệp ( chiếm 8,1% quy mô đào tạo TCN); Điện công nghiệp (6,3%), Công nghệ ô tô ( 5,8%); Cắt gọt kim loại (5,7%), Kỹ thuật chế biến món ăn (4,1%)...Ở trình độ SCN, các nghề có quy mô đào tạo nhiều nhất là Tin học văn phòng; Điện dân dụng, Hàn, Kỹ thuật chế biến món ăn.

Mặt khác, qua thống kê cũng cho thấy thực trạng là hầu hết các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề ngoài công lập chủ yếu tập trung đào tạo những nghề có mức đầu tư thấp như công nghệ thông tin, tin học văn phòng, quản trị cơ sở dữ liệu, kế toán doanh nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn.., ít quan tâm đầu tư đào tạo những nghề công nghệ kỹ thuật cao, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn mà hiện nay Hà Nội đang cần. Đồng thời, nhiều nghề có nhu cầu nhân lực trình độ CĐN, TCN, nhưng hiện nay các CSDN chưa đào tạo hoặc đào tạo ở quy mô rất nhỏ như: Kỹ thuật chế biến đồ uống, Điện lạnh, Kỹ thuật rau hoa công nghệ cao, Công nghệ sinh học, Nghiệp vụ bán hàng, Quản trị khách sạn, Quản trị lễ tân. Quản trị khu resort, Quản trị nhà hàng, Marketing thương mại, Du lịch, Thương mại điện tử, Công nghệ cơ khí (kỹ thuật gia công và lắp đặt ống thép,…), Công nghệ sản xuất (sản xuất chất vô cơ, sản suất động cơ,…), Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí; lắp ráp ô tô; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, Dịch vụ y tế (dược học, điều dưỡng, hộ sinh..), Dịch vụ thẩm mỹ, Dịch vụ xã hội, Kỹ thuật dược, Dịch vụ chăm sóc gia đình... Điều này, đòi hỏi Hà Nội phải quan tâm đầu tư hệ thống các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề công lập hướng vào đào tạo các nghề mũi nhọn, công nghệ kỹ thuật cao và có mức đầu tư lớn mà khu vực tư nhân không đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô giai đoạn 2012-2020 và khuyến khích các thành phần tư nhân đầu tư vào việc thành lập dạy các nghề mà hiện nay Hà Nội chưa đào tạo hoặc đào tạo với quy mô nhỏ như đã nêu ở trên.

Qua số liệu trên cho thấy các ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo tại Hà Nội rất đa dạng, phong phú, đáp ứng được hầu như tất cả nhu cầu học các nghề của học viên muốn theo học. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học về địa điểm, tài chính và đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo nghề cũng như quản lý và đầu tư vào những ngành nghề trọng điểm để khẳng định chất lượng cũng như thương hiệu của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Có thể thấy danh mục đào tạo nghề đa dạng, phong phú là một lợi thế trong việc đáp ứng nhu cầu của người tham gia học nhưng cũng dẫn đến một thực trạng không tốt. Đó là sự dàn trải, không tập trung dẫn đến việc giáo viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn, cơ sở vật chất không đảm bảo điều kiện cho việc dạy nghề.

1.4.3. Chất lượng học sinh học nghề tốt nghiệp

Nhìn chung lao động đã qua đào tạo nghề đạt chất lượng khá tốt, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt khá cao. Tỷ lệ học sinh, sinh viên khá giỏi trong các trường tăng qua các năm. Năm 2006, tỷ lệ học sinh khá giỏi là 50,98%, năm 2012 tỷ lệ này khoảng 65%. Đoàn học sinh Hà Nội dự tay nghề quốc gia luôn đứng thứ nhất, nhì, và luôn đạt giải tại Hội thi Tay nghề ASEAN.

Số lượng sinh viên có việc làm đúng nghề ngay sau khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ cao phản ánh nhu cầu cao của thị trường lao động về lực lượng lao động sản xuất trực tiếp, đặc biệt là lao động qua đào tạo nghề. Mặt khác cũng khẳng định việc đào tạo nghề ở các trình độ bước đầu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng lao động của doanh nghiệp và xã hội.

Số sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp thường tập trung vào các trường ở các Thành phố, thị xã, đặc biệt là các khu công nghiệp và các trường thuộc doanh nghiệp. Nhiều trường có bộ phận quan hệ với doanh nghiệp và làm tốt công tác định hướng, giới thiệu việc làm nên sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay đạt tỷ lệ cao, nhờ đó nâng cao được thương hiệu của nhà trường, tạo điều kiện cho công tác tuyển sinh học nghề thuận lợi. Cụ thể là khoảng 70% học sinh học nghề sau khi kết thúc khóa học có việc làm. Thậm chí tỷ lệ này lên đến 90% ở một số nghề.



Mức độ đáp ứng công việc của học sinh học nghề đối với yêu cầu của doanh nghiệp

Năng lực chuyên môn để thực hiện công việc của lao động qua đào tạo nghề đáp ứng tương đối tốt theo yêu cầu của doanh nghiệp, có 12,44% doanh nghiệp nhận định lao động đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu và 68,89% doanh nghiệp chấp nhận được chất lượng của lao động. Tuy nhiên, ngoài kỹ năng chuyên môn thì các kỹ năng mềm khác của lao động trẻ để đáp ứng được công việc lại rất hạn chế. Trình độ ngoại ngữ/tin học của lao động trẻ đáp ứng công việc theo cầu của doanh nghiệp chỉ đạt 28,44%, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp, khả năng sáng tạo và tính chủ động đáp ứng được công việc chưa đến 60%.

Cũng theo ý kiến của các doanh nghiệp, việc tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề không gặp nhiều khó khăn. Khi tuyển dụng vào doanh nghiệp, lao động qua đào tạo nghề cần đào tạo thêm về kỹ năng tay nghề cũng như những kỹ năng mềm khác (ngoại ngữ/tin học, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp, hiểu biết về pháp luật có liên quan), trong đó, nâng cao kỹ năng tay nghề là điều các doanh nghiệp chú trọng. Chính những kỹ năng này quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra cũng như đảm bảo tiến độ trong sản xuất. (Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu).



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương