Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN



tải về 1.2 Mb.
trang8/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   26

1.6. Xã hội hoá công tác dạy nghề


Năm 2012, tổng số cơ sở dạy nghề tư thục trên địa bàn là 184, chiếm 66,7% tổng số cơ sở dạy nghề của toàn Thành phố Hà Nội (276 cơ sở).

Trong thời gian qua, với chức năng của mình, nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp như các hội, hiệp hội của thành phố đã chủ động tổ chức nhiều trường lớp dạy nghề hoặc bổ túc nghề cho người lao động đạt kết quả tốt. Doanh nghiệp và người lao động hoan nghênh những trường lớp này vì ở đây đã gắn được nội dung đào tạo với nhu cầu của đơn vị sử dụng. Sau khi học, người lao động có chỗ làm việc phù hợp với thu nhập đủ sống.

Huy động các nguồn lực trong xã hội và cộng đồng quốc tế cho phát triển dạy nghề. Sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho dạy nghề; ưu tiên các Dự án vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển dạy nghề, đặc biệt là các Dự án hỗ trợ kỹ thuật; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị; phát triển chương trình, học liệu; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề (bao gồm cả giáo viên trong các cơ sở ngoài công lập).

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển dạy nghề dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cho cơ sở dạy nghề; liên kết với các cơ sở dạy nghề để học sinh được thực tập nghề trong thực tiễn sản xuất (kể cả trong việc đào tạo nâng cao tay nghề cho giáo viên); hỗ trợ mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề (vay vốn tín dụng; cấp hoặc cho thuê đất xây dựng trường; miễn, giảm thuế…).



Tạo sự bình đẳng giữa cơ sở dạy nghề công lập và cơ sở dạy nghề ngoài công lập trong dạy nghề (đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; đặt hàng đào tạo…); các cơ sở dạy nghề thực hiện chương trình dạy nghề chất lượng cao được thu học phí sát với thị trường để trang trải chi phí đào tạo; nhà nước có chính sách để hỗ trợ cho những đối tượng đặc thù, đối tượng chính sách xã hội khi tham gia các chương trình đào tạo phù hợp.

1.7. Nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề


Trong những năm gần đây việc huy động vốn đầu tư cho công tác dạy nghề đã được đa dạng hóa, nhưng chủ yếu vẫn là nguồn ngân sách nhà nước. Năm 2012, tổng vốn đầu tư huy động cho dạy nghề là 442,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là 263,9 tỷ đồng, chiếm 59,6%. Nguồn thu học phí, lệ phí, thu khác chiếm 40,4%, trong đó, nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác chiếm 24,19 tỷ (5,5%).


Bảng 1. Báo cáo tài chính dạy nghề năm 2012


Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

Năm 2011

Năm 2012

Tổng số

Trong đó CSDN công lập

Tổng số

Trong đó CSDN công lập




Tổng nguồn vốn đầu tư cho dạy nghề

365.571,079

322.149,922

442.739,75

402.739,75

I

Ngân sách cấp (1+2+3+4+5)

209.387,622

209.387,622

263.923,48

263.923,48

1

Kinh phí chi thường xuyên

80.240,567

80.240,567

92.284,04

92.284,04

2

Chương trình mục tiêu

56.136,000

56.136,000

71.558,20

71.558,20

 

- Ngân sách Trung ương

38.086,000

38.086,000

45.994,00

45.994,00

 

- Ngân sách địa phương

18.050,000

18.050,000

25.564,20

25.564,20

3

Xây dựng cơ bản

49.120,000

49.120,000

63.284,28

63.284,28

 

- Ngân sách Trung ương

38.720,000

38.720,000

44.828,46

44.828,46

 

- Ngân sách địa phương

10.400,000

10.400,000

18.455,82

18.455,82

4

Viện trợ, vay từ các dự án ODA (nếu có)













5

Nguồn khác

23.891,055

23.891,055

36.796,96

36.796,96

II

Thu học phí, lệ phí, thu khác (1+2+3+4)

156.183,457

112.762,300

178.816,28

138.816,28

 

Học phí

131.276,597

89.238,600

146.903,53

109.477,20

 

Lệ phí

653,130

502,500

804,18

1.005,00

 

Hoạt động sự nghiệp

6.411,450

5.880,500

6.918,36

6.161,00

 

Xã hội hóa các nguồn thu hợp pháp khác

17.842,280

17.140,700

24.190,20

22.173,08

1.8. Đánh giá, nhận định chung về thực trạng dạy nghề

1.8.1.Những mặt được

Trong những năm qua, công tác dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã phát triển mạnh trở thành một trong các Thành phố đi đầu cả nước về số lượng CSDN, hình thức, quy mô và chất lượng đào tạo, đảm bảo cung cấp nhân lực có chất lượng không chỉ cho Thủ đô mà còn cho cả nước, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Hà Nội được điều chỉnh tương đối hợp lý về cơ cấu nghề đào tạo và mở rộng theo hướng phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, giáo dục của cả nước và Thành phố Hà Nội.

Dạy nghề đã góp phần bước đầu vào phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học nghề. Đã có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong việc thực hiện phân luồng. Số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học nghề đã tăng dần qua các năm.

- Các nghề đào tạo phát triển theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất; trên cơ sở phân tích nhiệm vụ, công việc của người lao động, thiết kế các mô đun đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành thay thế cho chương trình dạy nghề theo môn học được xây dựng tách rời giữa lý thuyết và thực hành. Đến nay, danh mục các nghề tạo tại hiện nay của Hà Nội rất đa dạng, phong phú với 58 nghề đào tạo trình độ Cao đẳng nghề, 101 nghề trình độ trung cấp nghề, trên 200 nghề đào tạo trình độ Sơ cấp nghề và nhiều nghề đào tạo dưới 3 tháng.

- Cùng với sự phát triển về mạng lưới CSDN, quy mô và cơ cấu nghề đào tạo, đội ngũ GVDN và CBQLDN cũng được phát triển cả về số lượng và nâng cao về chất lượng góp phần khẳng định vị trí, vai trò đào tạo nghề của người thầy, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thu hút được một bộ phận nguồn nhân lực có chất lượng cao, tay nghề cao như nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc ở doanh nghiệp, các nhà khoa học tham gia dạy nghề qua đó hình thành đội ngũ GVDN phong phú, đa dạng về trình độ và cơ cấu chuyên môn kỹ thuật. Đổi mới nội dung đào tạo, đa dạng phương thức đào tạo bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề

- Cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở dạy nghề đã được tăng cường. Một số cơ sở đảm bảo được các thiết bị thực hành cơ bản. Các trường được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều thiết bị được tăng cường, bổ sung phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất. Các trường thụ hưởng từ các dự án ODA cơ sở vật chất, thiết bị được đầu tư tương đối đồng bộ và hiện đại. Phong trào tự làm thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề đã bổ sung nhiều thiết bị cho giảng dạy và thực hành.

- Đã có một số cơ chế chính sách tạo cơ hội học nghề để mọi người có nhu cầu học nghề đều được tham gia học nghề một cách dễ dàng; đồng thời đã chú trọng đến việc xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên dạy nghề cho những nhóm người yếu thế như: người dân tộc thiểu số, người nghèo, người tàn tật, và chính sách ưu tiên dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, cho lao động thuộc vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề được đa dạng hóa, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo (chiếm khoảng 60%). Ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề tăng dần qua các năm. Nhiều trường được các tổ chức trong nước và nước ngoài đầu tư trang thiết bị chuẩn, hiện đại, cơ sở vật chất tốt nhằm hướng tới trở thành những trường đào tạo chất lượng cao như: Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội....

- Xã hội hoá dạy nghề đạt được kết quả bước đầu. Nhà nước đã có chính sách đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, đã huy động được khoảng 40% từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước cho dạy nghề. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đã đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề.

- Đến năm 2012 đã kiểm định chất lượng 14 cơ sở dạy nghề. Các điều kiện đảm bảo chất lượng được cải thiện nên chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực, đào tạo nghề đã gắn với sử dụng lao động. Kỹ năng nghề của học sinh tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề đã được nâng lên. Theo đánh giá của các doanh nghiệp: 80% - 85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng trình độ đào tạo; 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên. Lao động qua đào nghề tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%.



1.8.2. Những điểm còn hạn chế

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề tuy đông và rộng khắp nhưng phân bổ chưa hợp lý trên địa bàn các quận, huyện của Thành phố, chưa tập trung vào những ngành trọng điểm, trường trọng điểm dẫn đến chất lượng đào tạo chưa thực sự cao. Chưa hình thành được những cơ sở dạy nghề chất lượng cao và các trung tâm đào tạo nghề ở các khu vực.

- Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn chưa được đầu tư tập trung, đồng bộ các yếu tố bảo đảm chất lượng để đào tạo các nghề chất lượng cao, các nghề trọng điểm quốc gia, nghề đạt chuẩn quốc gia, khu vực ASEAN và thế giới. Năng lực đào tạo của các CSDN, nhất là năng lực đào tạo nghề trình độ cao còn hạn chế; quan hệ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp chưa chặt chẽ; còn khoảng cách giữa đào tạo và thực tế sử dụng lao động đã qua đào tạo.

- Chất lượng đào tạo nghề, mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm. Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực. Chất lượng dạy nghề đối với những nghề mũi nhọn, nghề trọng điểm mang tính cạnh tranh cao của nền kinh tế chưa được khẳng định.

- Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của ngành kinh tế (VD: nghề kế toán doanh nghiệp hiện nay là nghề có quy mô đào tạo lớn nhất ở cả 3 cấp trình độ), nhiều nghề các CSDN chưa đào tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động. Dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ còn chậm. Thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao động.

- Giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, (tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên đạt 26 học sinh, sinh viên/giáo viên), hạn chế về trình độ kỹ năng nghề; chất lượng, trình độ tay nghề của giáo viên dạy thực hành nghề thấp (48% GVDN chưa đạt chuẩn về kỹ năng nghề). Trung dạy nghề quận, huyện, thị xã thiếu đội ngũ giáo viên cơ hữu.

- Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề ở nhiều cơ sở còn kiêm nhiệm, thiếu chuyên nghiệp và kinh nghiệm quản lý dạy nghề còn hạn chế. Số lượng CBQLDN tại cấp Sở chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Cấp quận, huyện, hầu hết cán bộ quản lý dạy nghề còn kiêm nhiệm và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực dạy nghề. Đội ngũ CBQLDN của các trường nghề vẫn còn 65% chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý dạy nghề.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề hầu hết chưa đáp ứng yêu cầu. Phần lớn các trường chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích phòng học, giảng đường theo quy định. Nhiều trường thiếu thư viện hoặc thư viện nhỏ, số lượng đầu sách, tài liệu ít; ký túc xá, khu thể dục thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu. Xưởng thực hành thực tập chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo, trang thiết bị thiếu về chủng loại, lạc hậu về công nghệ. Số lượng thiết bị phục vụ thực hành hầu hết không đáp ứng được nhu cầu thực hành của sinh viên và theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Số lượng sinh viên/thiết bị quy đổi còn cao, do đó chất lượng thực hành, thực tập còn hạn chế.

- Công tác xây dựng chương trình dạy nghề của các cơ sở dạy nghề gặp nhiều khó khăn do trình độ của đội ngũ giáo viên không đáp ứng.

- Quản lý nhà nước về dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dạy nghề, đặc biệt là cơ chế, chính sách.

- Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm. Sự tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề còn hạn chế.



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương