Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN


Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí dạy nghề



tải về 1.2 Mb.
trang4/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

1.3. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí dạy nghề

1.3.1. Đội ngũ giáo viên

1.3.1.1. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên


Theo số liệu khảo sát các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội cho thấy số lượng giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở dạy nhìn chung vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Đặc biệt ở những cơ sở mới được nâng cấp lên trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, hầu hết đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế. Việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý mới cũng gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế cũng như biên chế quy định của nhà nước đối với mỗi cơ sở.

Tính đến năm 2012, tổng số giáo viên trong các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố là 5.552 giáo viên trong đó có 1.727 giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng nghề, 1.450 giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường trung cấp nghề, 2.375 giáo viên giảng dạy tại trung tâm dạy nghề.

Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề được đánh giá trên một số tiêu chí: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, tin học và các tiêu chí về phẩm chất đạo đức.

- Về trình độ chuyên môn

Trong số 5.552 giáo viên dạy nghề tại các trường CĐN, TCN, TTDN, chia theo cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau:

+ Tiến sỹ: 68 người (1,22%). Trong đó ở các trường CĐN 61 người, tương đương 3,53% tổng số giáo viên CĐN;

+ Thạc sỹ: 570 người (10,27%). Trong đó ở các trường CĐN 452, tương đương 26,17% tổng số giáo viên CĐN;

+ Đại học: 2291 người (41,26%). Trong đó ở các trường CĐN, TCN, là 1936 người, tương đương 60,93% giáo viên CĐN, TCN;

+ Cao đẳng: 419 người (7,55%). Trong đó ở các trường CĐN, TCN là 195người, tương đương 6,14% giáo viên CĐN, TCN;

+ Trung cấp: 259 người (4,67%). Trong đó ở các trường CĐN, TCN là 106 người tương đương 3,34% giáo viên CĐN, TCN;

+ Ngoài ra giáo viên còn có trình độ khác: 1945 người (35,03%). Trong đó ở các trường CĐN, TCN là 320 người tương đương 10,01% giáo viên CĐN, TCN.

- Trình độ SPKT, sư phạm dạy nghề, sư phạm bậc II:

+ Có 28,89% giáo viên trong các trường CĐN đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Sư phạm bậc II, SPKT, sư phạm dạy nghề);

+ Có 23,15% giáo viên trong các trường TCN đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Sư phạm bậc II, SPKT, sư phạm dạy nghề);

+ Có 37,56% giáo viên trong các TTDN đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Sư phạm bậc II, SPKT, sư phạm dạy nghề);



- Trình độ ngoại ngữ: 58,24% giáo viên, giảng viên có trình độ tiếng Anh từ A trở lên, trong đó trình độ C và cử nhân là 14,22%. Số giáo viên, giảng viên dạy nghề có trình độ ngoại ngữ khác từ A trở lên là 2,05%. Số giáo viên dạy nghề tại các trung tâm dạy nghề không có trình độ ngoại ngữ chiếm 60,1% (chủ yếu là đội ngũ các người lao động có tay nghề cao ở các làng nghề truyền thống tham gia vào dạy nghề). Trình độ ngoại ngữ nói chung của GVDN tại các trường được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên chủ yếu là tăng từ trình độ ngoại ngữ A lên trình độ ngoại ngữ B.

- Trình độ tin học: 64,52% giáo viên, giảng viên dạy nghề có trình độ tin học từ A trở lên, trong đó trình độ C và cử nhân chiếm 14,09%. Và giáo viên dạy nghề ở các trung tâm dạy nghề không có trình độ tin học 30,1%

- Về kỹ năng nghề: Theo số liệu báo cáo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố năm 2012, có đến 48% giáo viên dạy nghề ở 3 cấp trình độ, đặc biệt là giáo viên trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghể chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ năng nghề theo quy định hiện hành (68% GV dạy CĐN, 30% GV dạy TCN, 40% GV dạy SCN chưa đạt chuẩn về kỹ năng nghề) . Đây là một trong những nội dung quan trọng cần quan tâm đào tạo kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề trong thời gian tiếp theo nhằm đảm bảo chất lượng dạy nghề.

- Phẩm chất, đạo đức: Hầu hết giáo viên dạy nghề có phẩm chất, đạo đức tốt, tận tụy với sự nghiệp dạy nghề. Một số giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và các giải thưởng cao quý khác, hàng trăm giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp.

Cơ bản đội ngũ giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với các chuyên ngành đào tạo trong các cơ sở dạy nghề. Nhưng bên cạnh đó còn có một số nghề mới, nghề công nghệ cao thì đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, tay nghề và kiến thức chưa được cập nhật đáp ứng theo yêu cầu đề ra. Do đó, việc cần thiết hiện nay là bổ sung thêm lực lượng giáo viên cho các cơ sở dạy nghề và có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy nghề nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo những quy định đã ban hành.



- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề

Để đáp ứng với yêu cầu của giáo viên dạy nghề về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, trong thời gian vừa qua, Hà Nội đã thực hiện đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo nhiều hình thức khác nhau:

+ Đào tạo kỹ năng sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề theo khung chứng chỉ sư phạm nghề, nhằm chú trọng hơn đến kỹ năng dạy học và phương pháp dạy học chuyên ngành cho giáo viên dạy nghề.

+ Đào tạo, bồi dưỡng cập nhật công nghệ mới, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đổi mới phương pháp dạy nghề.


1.3.1.2. Về chính sách đối với giáo viên dạy nghề


Hiện nay, giáo viên dạy nghề được hưởng các chính sách chung đối với nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài ra, một số chế độ, chính sách riêng đối với giáo viên dạy nghề ( như: chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề, chính sách về phụ cấp cho giáo viên khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đặc thù cho giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật) cũng đã được ban hành và triển khai tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, chính sách đối với giáo viên dạy nghề còn có những bất cập, chưa khuyến khích, thu hút những người có năng lực vào đội ngũ giáo viên dạy nghề, chưa tạo ra sự gắn bó, tâm huyết với nghề nghiệp. Cụ thể là:

- Về chế độ tiền lương: Hoạt động của giáo viên dạy nghề mang tính đặc thù, một mặt, họ phải là một nhà sư phạm, mặt khác là một cán bộ kỹ thuật, một công nhân lành nghề. Trong khi đó, chính sách tiền lương chưa thể hiện sự ưu đãi mang tính đặc thù đó. Giáo viên dạy nghề chưa có ngạch lương riêng mà vẫn hưởng theo ngạch lương của giáo viên trung học (theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004). Giáo viên dạy trình độ CĐN chưa được hưởng chế độ tiền lương như giảng viên của các trường cao đẳng khác. Nếu so sánh giáo viên dạy nghề với những người cùng trình độ được đào tạo làm việc trong lĩnh vực sản xuất hoặc trong các lĩnh vực khác thì mức lương thu nhập của người giáo viên dạy nghề thấp hơn rất nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được những người có trình độ, có tay nghề giỏi, có thực tế sản xuất chuyển về làm giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề. Ngược lại, nhiều giáo viên dạy nghề có trình độ tay nghề giỏi muốn chuyển ra sản xuất tại các doanh nghiệp.

- Ngạch viên chức dạy nghề ban hành năm 1994 có 2 chức danh, không phù hợp với đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay đang đào tạo 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.

- Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng: Do tính chất nghề nghiệp, giáo viên dạy nghề luôn có yêu cầu được bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học và công nghệ, thực tế sản xuất cũng như tiếp cận với các phương pháp giảng dạy tiên tiến. Nhưng trong thực tế, những chính sách, chế độ đối với việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức khoa học và công nghệ,... cho giáo viên dạy nghề chưa được thể chế hoá. Việc bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ của giáo viên dạy nghề hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào sự cố gắng, quyết tâm trên cơ sở tự lực vươn lên của bản thân giáo viên và sự quan tâm của lãnh đạo từng cơ sở dạy nghề.

- Chưa có những chính sách khuyến khích động viên đối với giáo viên tự phấn đấu nâng cao trình độ như chính sách tăng lương khuyến khích khi họ nâng cao được một cấp trình độ hay phấn đấu đạt giáo viên dạy giỏi...

- Chưa có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề tạo điều kiện cho giáo viên dạy nghề được đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng năm.



Tóm lại: Những năm qua, việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển dạy nghề. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như đã phân tích trên. Nguyên nhân chủ yểu dẫn đến các hạn chế là:

- Các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.

- Chưa chú trọng đến bồi dưỡng nâng cao năng lực và đặc biệt là nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề.

- Chưa xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

- Chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề ở các trường sư phạm kỹ thuật, khoa sư phạm kỹ thuật còn chưa hợp lý (thời gian dành cho đào tạo chuyên môn, đào tạo kỹ năng nghề còn ít) nên trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành của sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của đào tạo nghề; chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề chậm được đổi mới; nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá đối với giáo viên ở từng cấp trình độ đào tạo và việc sử dụng giáo viên sau đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.

- Hệ thống các chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dạy nghề, các chính sách về đãi ngộ, tôn vinh giáo viên dạy nghề giỏi... không đồng bộ, chậm được sửa đổi, không tính đến tính đặc thù của giáo viên dạy nghề, không tạo được động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề; chưa có chính sách thu hút những người có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề giỏi, có kinh nghiệm và thực tế sản xuất vào làm giáo viên dạy nghề.

- Nguồn lực đầu tư cho xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, nhất là nguồn lực cho bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ giáo viên dạy nghề còn hạn chế.



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương