Giáo trình dược liệu I một số khái niệm c


VI. Ưng dụng và cách sử dụng



tải về 2.19 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.19 Mb.
#31239
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

VI. Ưng dụng và cách sử dụng


Với Thú y: dùng rễ cây thuốc cá tri ngoại ký sinh trùng cho động vật nuôi: ve, ghẻ, chấy. giận, dòi...

Trong Nông nghiệp trị sâu tơ, rầy...

Cách sử dụng:

Dùng cây t­ơi cắt nhỏ hy giã nát, ngân với n­ớc theo tỷ lệ 4 – 10%, sau đó đun nóng 60 – 70 oC chờ nguội tắm cho động vật. Chữa ve, ghẻ, rận...Có thể ngâm với n­ớc bồ kết sẽ lảm tăng khả năng diệt ngoại ký sinh trùng.. Khi bị ghẻ nặng có thể nghiền nhỏ bột rễ thuốc cá trộn lẫn vơí dầu mazut 2 –3%, bôi lên mình gia súc sau khi đã tắm sạch.. Bôi ngày 1 lần, boi 2 – 3 lần sẽ khỏi. Hiện nay bộ môn đã chế đ­ợc thuốc mỡ.



Cây mần t­ới


(Lan thảo, H­ơng thảo)

Eupatorium staechadosmum Hance.

Họ Cúc: Asteraceae (Compositeae)

1. Mô tả cây, phân bố:

Mần t­ới là cây thảo, sống quanh năm. Về mùa đông lá già rụng nhiều. Chỉ còn lá non mọc ở đầu cành. Cây có thể cao tới 1 mét, trung bình 50-60cm. Cành phân nhánh nhiều. Thân trụ tròn. Lá mọc dối, mép lá có rạng c­a nhỏ, phiền lá hẹp dài 7 -11 cm ruộng 1,2 - 2,5 cm. Gân chính nổi ở giữa có nhiều gân phụ phân nhánh. Toàn cây: thân, cành, cuống lá có mầu hơi tím, hoa tự hình dầu màu hơi tím hay trắng hồng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Mùa hoa ở miền Bắc vào tháng 4 -5.

Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Một số vùng nhân dân dùng mần t­ới nh­ là gia vị ăn sống hay nấu với l­ơn, ba ba, hay băm nhỏ dồi lòng chó, lòng lợn. ở Trung Quốc mần t­ới mọc ở nhiều các tỉnh: Giang Tô, Tô Châu, Nam Kinh, Phúc Kiến. Nhân dân dùng mần t­ới làm thuốc lợi tiểu, bổ dạ dầy, chữa sốt.

2. Bộ phận sử dụng:

Hay dùng cành lá, ngọn là chủ yếu, mần t­ới dùng t­ơi tốt hơn dùng khô.

Có thể thu toàn cây lức mới bắt đầu ra hoa, loại bỏ tạp chất, cắt 3 - 4 cm phơi âm can đến khô, dùng dần.

3. Thành phần hóa học:

Trong cây có tinh dầu, tanin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu mần t­ới là Conmarin C9H6O2, Axit O coumaric C9H8O3 và Thymohydroquinol C10­H14O2. Hàm l­ợng tinh dầu trong cây cao nhất vào lúc cây ra hoa đầu tiên, có thể đạt tới 0,16%.

4. Tác dụng d­ợc lý

Tinh dầu mần t­ới có tác dụng xua đuổi côn trùng: mạt gà, bọ chét, bọ chó, rệp. Hái lá bẻ cành mần t­ới bỏ vào ổ chó, mèo hay ổ gà. Cứ 5 - 6 ngày thay lá khác.

Thí nghiệm: lấy 2 bôcan thủy tinh bắt mạt gà thả vào đó rồi bỏ lá mần t­ới vào. Một bocan đậy kín còn cái kia để ngỏ. Sau 2 - 4 giờ quan sát: bô can để ngỏ mạt gà bỏ đi hết. Ng­ợc lại bô can kín, mạt gà vẫn còn sống và tìm chỗ kín nấp. Sau 15 ngày mạt gà vẫn sống, nh­ vậy mần t­ới chỉ có tác dùng xua đuổi mạt, chứ không có tác dụng tiêu diệt mạt gà.

Bên quân đội khi đi rừng ng­ời ta dã lấy cây mần t­ới vò nát xát lên da chân tay. Nó có tác dụng xua đuổi muỗi, rệt, đảm bảo đến 98%, kéo dài 2 - 6 giờ.

Nhân dân cho mần t­ới vào l­ng đận cau khô để chống mọt

5. ứng dụng

1. Trừ mạt gà, bọ chó, bọ chét

2. Trong chăn nuôi gà công nghiệp ta nên trồng hàng rào mần t­ới ở xung quanh để bảo vệ không cho mạt gà và những côn trùng nơi khác đến, kèm theo chúng là mầm bệnh truyền nhiễm.

3. Bỏ lá vào các kho, nơi dự trữ thuốc để chống sâu mọt phá hoại thuốc và giống cây trồng.



Cây bách bộ


Dây dẹt ác, dây ba m­ơi

Tên khoa học Stemona Tuberosa Lour

Họ Bách bộ Stemonaceae

1. Mô tả cây và phân bố

Bách bộ là một loại dây leo, thân nhỏ, bóng, xanh, dài 6 - 8 mét. Lá mọc đối, phiến lá hình tím, cuống lá dài. Trên mặt lá, ngoài gân chính còn nhiều gân phụ chạy dọc từ cuống đến đầu lá. Mỗi lá th­ờng có 6 - 8 gân phụ. Giữa các gân dọc còn có những gân ngang nhỏ và rõ. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi cụm gồm 1 - 2 hoa màu vàng đỏ, quả nang có 4 hạt.

Củ mọc thành chùm, gồm 20 - 30 củ. Có khi tới 100 củ, dài 15 - 20 cm, đ­ờng kính 1,5 - 2cm, mầu trắng ngà, vị ngọt, sau rất đắng. Bình th­ờng 1 dây có 5 - 6 kg củ, có dây cho tới 30 củ. Dây bách bộ mọc hoang ở nhiều tình vùng Đông bắc và Tây Bắc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Son Bình, Bắc Thái…

2. Bộ phận dùng và cách chế biến

Dùng toàn bộ rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae). Rễ th­ờng cong queo, đầu trên hơi phình to, đầu d­ới thuôn nhỏ lại.

Mùa thu đông đào củ về, rửa thật sạch, ngâm vào n­ớc sôi cho mềm hoặc đồ chín rồi lấy ra cắt thành khoanh, phơi khô, dùng dần. Nếu nhiều, ta sấy ở 50 - 600C đến độ ẩm d­ới 13%.

Dùng t­ơi chữa bệnh ngoài da: ghẻ của trâu, bò, chó, lợn, kể cả ng­ời.

Cách dùng: củ bách bộ rửa sạch giã nhỏ vắt lấy n­ớc bôi vào nơi ghẻ, sau khi đã tắm sạch cho gia súc.

Nếu vật nuôi có nhiều rận, ta nấu n­ớc bách bộ tắm càng tốt vì nó có tác dụng diệt chấy, rận và làm ung cả trứng ch­a nở.

3. Thành phần hóa học

Trong củ bách bộ gồm có: gluxit 2,3%, lipit 0,83%, protein 9%. Trong rễ còn có nhiều ancaloit : - Stemonin C22H33O4N2

- Tuberostemonin C19H29O4N2

- Stemonidin C17H27O5N2

- Paipunin

- Sinostemonin.

Trong đó stemonin là hoạt chất chính, nó chiếm khoảng 0,18%, ở thể kết tính hình kim, không mùi, vị đắng, nhiệt độ nóng chảy 1600C. Stemonin còn có tác dụng với giun đũa, giun kim ở đ­ờng tiêu hóa.

4. Tác dụng d­ợc lý

1. N­ớc sắc bách bộ có tác dụng chữa giun đũa, giun kim nh­ng phải điều trị với liệu trình dài, liên tục từ 5 -15 ngày. Vì vậy ng­ời ta ít dùng nó để chữa nội ký sinh trùng. Kinh nghiêm cha ông dùng bách bộ chữa ho, trị giun và diệt sâu bọ. Tác dụng trị ho do stemonin làm giảm tính h­ng phấn của trung khu hô hấp, ức chế phản xạ ho. Bác sỹ Diệp Đình Thiện (Trung Quốc) dùng bách bộ trị lao hạch cho kết quả rất tốt.

2. Tác dụng trị giun sán

Thí nghiệm dùng dung dịch r­ợu bách bộ tỷ lệ 1/10 - 1/15 nhỏ nên rận, ve, bét, rệp sau 1-3 phút sẽ chết. Hay ngâm giun vào dung dịch 0,15% stemonin, giun bị tê liệt sau 5 – 10 phút. Nừu ngâm lâu hơn giun sẽ chết.

3. N­ớc sắc bách bộ có tác dùng kháng sinh.

N­ớc sắc có diệt vi khuẩn gây bệnh ở ruột gà: bệnh lỵ, phó th­ơng hàn.

5. ứng dụng trong thú y

T­ơi: Chữa ghẻ cho trâu, bò, lợn, chó.

Củ bách bộ già, giã nát lấy n­ớc trị ghẻ.

Diệt chấy, rận, bọ chét của gia súc bằng cách nấu n­ớc tắm.

Khô: Tán thành bột rắc vết th­ơng có dòi. Dòi chết 100%.

Đốt cháy quạt khói xông vào thùng ong để trị ngoại ký sinh trùng.

L­u hoàng - diêm sinh - l­u huỳnh


(Sulfur)

1.Nguồn gốc và lý tính.


Đ­ợc lấy sẵn từ thiên nhiên ở dạng nguyên chất hoặc tạp chất. Gặp nhiều ở miệng núi lửa, động đất. Tùy theo nguồn gốc và cách chế biến mà ta gặp các dạng khác nhau của l­u huỳnh: bột mịn hay các cục to nhỏ khác nhau. L­u huỳnh tan trong dầu, không tan trong n­ớc.

Tỷ trọng D = 2,03 - 2,08.

Khi đốt cháy chậm, ngọn lửa mầu xanh và nhiều khói, mùi khó chịu, độc.

2. Thành phần

Thành phần chủ yếu của l­u huỳnh là nguyên tố Sulfur. Ngoài ra còn lẫn các tạp chất khác:đất, sắt, Asen, canxi…

3. Chế biến

Tùy theo cách sử dụng mà chế biến. Dùng để uống, phải loại sạch tạp chất, nhất là Asen, sau tán thành bột mịn. Dùng uống trị giun tròn ký sinh ở đ­ờng tiêu hoá hay làm thức ăn bổ sung hàng ngày cho động vật nuôi lấy lông.

Khi cho gia súc uống, tuyệt đối không đ­ợc uống chung với Na2SO4 vì nó sẽ tạo ra Na2S là chất rất độc đối với gia súc.

Dùng ngoài nghiền nhỏ, diêm tác d­ợc để sử dụng.

4. Liều l­ợng

Dùng ngoài tùy y, chữa ghẻ cho gia súc.

Điều trị ghẻ: L­u huỳnh mài với đầu mỡ lợn trong một bát sành, nhằm để l­u huỳnh tan nhanh. Theo tỷ lệ 1 phần l­u huỳnh 5 phần dầu. Đem dung dịch này bôi lên vùng da bị ghẻ. Ngày bôi 1 lần. Sau 3 lần bôi, cái ghẻ chết hết.

Diệt ngoại ký sinh trùng sống ở chuồng trại: Khi 1 trại chăn nuôi có các loại ký sinh trùng nói trên, song song với việc tiêu diệt ký sinh trùng trên mặt cơ thể gia súc, gia cầm, ta phải diệt hết bọn này trú ngụ ở chuồng nuôi.

Muốn vậy, ta có thể đốt l­u huỳnh xông hơi, đóng kín cửa, bịt hết các lỗ hở, trong một thời gian 1 -2 giờ. Tất cả ký sinh trùng ở đó sẽ chết hết. (ph­ơng pháp xông hơi nh­ giới thiệu ở phần chống nấm mốc, côn trùng cho d­ợc liệu, nói ở phần đại c­ơng).

Có thể dùng l­u huỳnh cho uống trong, đẻ trị nội ký sinh trùng (giun đũa) nh­ng ít dùng hơn so với nhiều loại thuốc mới, hiệu quả hơn.

Khi cho uống, liều l­ợng cho

Đại gia súc 20 - 40g

Tiểu gia súc 5 - 10g

Thỏ, gia cầm 0,5 -1g

Một số bài thuốc kinh nghiệm

1. Bệnh ghẻ lở trâu, bò sữa trâu.

Tắm sạch sẽ rồi tắm lại bằng nước lá chát: xoan, lim, đào, ghể, sơn trà, ổi, nấu, ba gạc, chút chít lau khô các vết nứt, nẻ. Sau đó chữa như sau

Lá ghể răm giã nát, sát khắp mình nơi có ghẻ.

Trộn đều bột diêm sinh với than củ nghệ và dầu thực vật lượng như nhau bôi lên chỗ ghẻ.

Gỗ bá t­ơi đốt một đầu, đầu kia có nhựa chảy ra, dùng nhựa này bôi trị ghẻ.

Dây d­a chuột đốt cháy, tán thành bột mịn trộn với bồ hóng bếp sau đó luyện với n­ớc tiểu làm thuốc bôi.

Hạt ba đậu rang thật già, nghiền thành bột mịn trộn với dầu tây, đun sôi, để nguôi bôi. Nếu không có hạt ba đậu thay bằng hạt thàn mát, hạt máu chó hay hạt quỳ.

Con bọ nẹt (bù nẹt ăn lá chuối), cắt ngang thân, bỏ ruột phơi hay sấy khô, tán thành bột mịn trộn với dầu tây bôi.



  1. Trị ve

Hoà bồ hòn vào n­ớc nóng càng đặc càng tốt, sau đó thêm vôi vào đến khi nào n­ớc có mầu trắng giống sữa sẽ xoa lên mình gia súc. Ve bị ngộ độc rơi xuống kịp thời quét, thu gom rồi đột để diệt ve, tránh ve hồi phục.

Chú ý: cho động vật uống no n­ớc tr­ớc khi xoa thuốc.



  1. Diệt rận.

Lá xoan, lá đào giã nhỏ xát lên mình

Dầu hoả tẩm giẻ mềm xát lên mình sau khi đã tắm sạch

Tắm n­ớc nấu bách bộ hay hạt na ngày 1 – 2lần.

Thuốc lào, thuốc là khô 0,5 - 2% đun trong nồi đồng tắm cho vật.

Chú ý nên định kỳ tắm lại cho vật nuôi.

B- thuốc trị ký sinh trùng đ­ờng tiêu hóa

Cây cau

Tên Đông y: Tân lang, Bình lang



Tên khoa học: Areca catechu L

Họ Cau dừa Arecaceae.

1. Mô tả cây và phân bổ

Cây cao đ­ợc trồng rất phổ biến ở n­ớc ta. Nông thôn đâu đâu cũng có. Nhiều nhất là các tỉnh miền Tây Nam bộ: Mỹ tho, Cần Thơ, Rạch Giá, Bến Tre…

Thân cau mọc thẳng, không cành, có nhiều vết lá cũ, cao khoảng 15 - 20 mét, đ­ờng kính thân 15 - 20cm. Trên ngọt có một chùm lá to rộng. Lá xẻ lông chim, có bẹ to. Mo ở bông hoa rụng sớm. Hoa đơn tính. Hoa đực ở trên, nhỏ, mầu trắng. Hoa cái ở d­ới to, bao hoa không phân hóa. Quả hạch, hình trứng, to bằng quả trứng gà.

2. Bộ phận dùng làm thuốc

Cây cau cho ta rất nhiều vị thuốc, mỗi vị có tác dụng chữa bệnh khác nhau:

- Lá buồng cau (bẹ cau non): có tác dụng tiêu viêm rất tốt.

- Địa y ký sinh trên cây cau: Làm thuốc cam răng, miệng cho trẻ em.

- Rễ cau: Kích thích quá trình rụng trứng ở gia súc đa thai.

- Quả cau:

+ vỏ quả - Đại phúc bì: có tác dụng tiêu thung, lợi tiểu.

+ Hạt cau: Semen areca là thuốc ký sinh trùng đ­ờng tiêu hóa. Hạt cau hình trứng có kích th­ớc 1,5 - 2cm. Mặt ngoài trơn bóng có nhiều vân nâu xẫm là do những lớp nội nhũ xếp cuộn lại. Phôi nằm ở chính giữa nội nhũ. Sau khi phơi khô hạt rắn chắc lại, nhăn theo những vân nâu sẫm.

3. Thành phần hóa học của hạt cau

1. Các ancaloit

Trong hạt cau có 4 ancaloit sau: arecolin, arecain, guvaxin và guvacolin.

Trong 4 ancaloit trên, arecolin là hoạt chất chính, trong hạt thư­ờng chiếm khoảng 0,1 - 0,5%.

2. Tanin

Tỷ lê tanin trong hạt già chiếm khoảng 15 -20% còn trong hạt non tỷ lệ cao hơn, có khi chiếm 70%.

3. Lipit

Khoảng 14% với thành phần chủ yếu gồm myristin chiếm 1/5; olein 1/4: lauxin 1/2

4. Các chất đường

Đ­ường chiếm khoảng 2% Sacaroza, mantoza, galactoza và một số muối vô cơ.

4. Tác dụng dược lý

1. Của các ancaloit

Trong 4 ancaloit kể trên, đa số các tác giả đều cho rằng arecolin là hoạt chất chính còn các ancaloit khác chỉ là chất độn.

Với cơ thể ng­ời và gia súc: arecolin làm tăng c­ờng thần kinh phó giao cảm, làm co đồng tử mắt, tăng khả năng tiết nước bọt, tăng phần tiết các dịch của đường tiêu hóa, tăng nhu động dạ dày, ruột. Điều này có lợi cho việc tẩy ký sinh trùng đ­ờng tiêu hóa. Liều quá cao arecalin, sẽ làm tê liệt thần kinh trung ­ơng. Gia súc có thể chết.

Arecolin với mầm bệnh: các loại ký sinh ở đ­ờng tiêu hóa, dưới tác dụng của arecolin hay nước sắc hạt cau thần kinh của giun, sán bị tê liệt. Đặc biệt với các đốt đầu và các cơ bám, làm giun, sán bị tê liệt. Chúng mất khả năng bám vào niêm mạc ruột. Nhu động đường tiêu hóa của ký chủ tăng lên do tác dụng của arecolin. Vì vậy giun, sán bị tống ra ngoài theo phân.

Tác dụng tẩy của hạt cau phụ thuộc nhiều vào l­ợng thức ăn, nồng độ arecolin tự do ở trong đ­ờng tiêu hóa.

2. Tác dụng của tanin

Trong hạt cau, ngoài các ancaloit kể trên, tanin có vai trò nh­ hoạt chất phụ. Nó có tác dụng phòng độc cho cơ thể bằng cách làm giảm khả năng hấp thu ancaloit. Đồng thời nó còn làm tăng nồng độ arecolin tự do ở đ­ờng tiêu hóa, làm giun sán nhanh say, nhu động ruột tăng nhanh, dẫn tới hiệu quả tẩy cao, triệt để.

5. Liều l­ợng

Trâu, bò, ngựa :20 - 80gr

Dề, lợn : 10 - 20gr

Thỏ , gia cầm : 2 - 4 gr

Chó, mèo : 2 – 5 hay 10 gr tuỳ trọng l­ợng chó.

6. ứng dụng

Điều trị giun, sán và ký sinh ở đ­ờng tiêu hóa của gia súc và ng­ời.

1. Bê nghé ỉa phân trắng do bị giun đũa

2. Chữa ng­ời, chó, mèo, gà, bị sán dây.

7. Những bài thuốc kinh nghiệm

Thực tế hay dùng hạt cau phối hợp với các vị thuốc khác để trị ký sinh trùng đ­ờng tiêu hóa

1. Ch­a phân trắng bê nghé

Hạt cau : 30gr

Diêm sinh : 20gr

Hạt cau ngâm vào trong n­ớc rồi nghiền nhỏ, trộn lẫn với vột diêm sinh cho bê nghé vào buổi sáng.

2. Chữa sán dây chó, mèo:

Hạt cau : 6 g.

Hạt bí ngô : 100 g

Nghiền nhỏ, trộn lẫn cho chó, mèo ăn

Chú ý: Nhân dân ta còn dùng hạt cau chữa kiết lỵ, viêm đ­ờng tiêu hóa của gia súc và ng­ời. Còn dùng vỏ quả cau (Đại phúc bì) làm thuốc lợi tiểu chữa phù nề.

Cây thạch lựu

Thạch lựu căn, An thạch lựu

Tên khoa học Punica granatum L.

Họ lựu Punicaceae.

(Puniens - màu đỏ, granatum - nhiều hạt. Tức cây có quả mầu đỏ, trong chứa nhiều hạt.

1. Mô tả và cây phân bố

Cây thân gỗ, cao 3 - 5m. Cây nhỏ, đôi khi có gai, nhỏ, mềm, mỏng, mép nguyên. Lá mọc so le hay hơi đối. Thậm chí có đôi chỗ lá mọc thành chùm.

Hoa lựu có về mùa hè, mầu đỏ t­ơi hay trắng bạch. Th­ờng có riêng từng hoa một, đôi khi có 3 hoa trên một chùm sim.

Quả to bằng nắm tay nhỏ, trên đầu còn 4-5 lá dài tồn tại. Vỏ dầy, khi xanh có mầu lục. Khi chín màu lốm đốm vàng đỏ. Trong quả có 8 ngăn chứa rất nhiều hạt màu hồng trắng hình 5 cạnh.

Lựu trồng bằng cách dâm cành. Nó đ­ợc trồng ở khắp nơi, nhất là ở gia đình hay chùa chiền làm cảnh và lấy quả.

2. Thu hái và chế biến

Dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ, phơi hay sấy khô (Cortex granati) để trị ký sinh trùng. Vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium granati) th­ờng dùng chữa bệnh ở đ­ờng tiêu hóa. Bóc vỏ cành vào mùa xuân, những ngày khô giáo để phơi khô dùng dần. Ngoài ra còn dùng quả, tuỳ thời gian thu hài, quả xanh lấy tanin, quả chín dùng thức ăn bổ xung vitamin và chất dinh d­ỡng.

3. Thành phần hoá học

1. Các ancaloid

Th­ờng ancaloit tập trung nhiều ở vỏ rễ. Để giữ cho cây không bị chết, th­ờng mỗi năm ng­ời ta bóc vỏ rễ ở một bên (gốc) của cây.

Ng­ời ta quy định tỷ lệ ancaloit toàn phần ít nhất phải là 2,5%. Tỷ lệ này trong cây lựu thay đổi tùy theo cách bón phân và chăm sóc. Bao giờ tỷ lệ ancaloit trong vỏ rễ cũng cao hơn. Nếu tính theo muối sulphats thì tỷ lệ ancaloit trong vỏ cành khoảng 4,20/0 - 5,7 % còn trong vỏ rễ là 6,1 - 7,50/0 tuỳ theo cách bón phân và chăm sóc.

Trong vỏ lựu có 4 ancaloit sau:

- Peletierin C8H15ON.

- Isopeletierin C8H15NO.

Cả hai ancaloit này đều không bị muối NaHCO­­3 đẩy ra vì trong phân tử có N bậc 2 th­ờng ở dạng lỏng.

- Metyl peletierin C8H14(CH3)NO.

- Pseudopeletinerin C9H15NO.

Hai ancaloit này bị muối NaHCO3 đẩy ra vì trong phân tử có chứa N bậc 3. Hai ancaloit này ở dạng kết tinh. Nhiệt độ nóng chảy của chúng 480C.

Cả 4 ancaloit này do Tauret tìm thấy năm 1877 - 1879. Ông đặt tên là Peletierin để t­ởng nhớ tới ng­ời thầy của mình là Peletic.

Công thức cấu tạo của 4 ancaloit:

Tỷ lệ ancaloit trung bình tính bằng dạng Sunfat trong 1kg vỏ là:

- Peletierin : 0,7-1g

- Isopeletierin : 1,3 - 1,5g

- Pseudopeletierin : 1,5 - 2 g.

- Metyl peleticrin : 0,04g

Tỷ lệ này cũng thay đổi theo điều kiện chăm sóc, cách thu hái và bảo quản.

Tr­ớc đây ng­ời ta cho rằng chỉ có peletierin và Isopeletierin là hoạt chất chính, có tác dụng trị giun sán. Theo các tài liệu mới gần đây, ng­ời ta không công nhận Peleticrin mà chỉ có Isopeletierin, pseudopeletierin và metylpeletierin các hoạt chất có tác dụng trị giun sán.

2. Tanin

Trong vỏ thân, vỏ rễ và vỏ cành có chứa khoảng 22% tanin. Khi thủy phân cho tác các axit: galatacic, digalic, nhiều hơn là axit punicotanic. Trong vỏ quả có 28% tanin và chất mầu.

4. Tác dụng d­ợc lý

1. Tác dụng của các ancaloit

Peletienrin là chất độc đối với giun sán, động vật có vú và ng­ời.

a, Đối với gia súc và ng­ời

Theo DuJaridin - Beaumetz và Derochenmre thì với liệu hơi cao so với điều trị petetierin gây tê liệt đối với các dây thần kinh vận động, còn thần kinh cảm giác thì không bị tổn th­ơng. Với động vật có vú, lúc đầu peletierin làm tăng độ kích thích của phản xạ, sau đó gây tê liệt thần kinh trung ­ơng. Liều cao, các cơ hô hấp bị liệt, con vật bị chết ở dạng ngạt thở.

Theo Tifenau 1920, tác dụng của peletierin giống tác dụng của dung dịch adrenalin làm co mạch quản ngoại vi, nên làm huyết áp tăng đột ngột. Ông còn nói rằng tác dụng của isopeletierin cũng giống hệt peleticrin.

Với ng­ời, liều 0,5 – 0,6 g đã gây buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, lả ng­ời, hoa mắt...

Trên ếch, khi tiếp súc với peletierrin nó bị kích thích, sau đó làm liết chân.

b/ Đối với căn bệnh (giun sản ký sinh ở đ­ờng tiêu hóa):

peletierin làm giảm và làm liệt các bám của giun sán. Vì thế giun, sán không bám vào niêm mạc đ­ờng tiêu hóa đ­ợc, bị tống ra ngoài theo phân.

Thử trên sinh vật: Ngâm sán Tenia serrala vào dung dịch muối 1/10.000 Peletierin sulfat hay n­ớc sắc vỏ lựu, sán thôi cử động trong 5-6 phút và chết hẳn sau 10 phút. Thí nghiệm trên giun đất và giun móc (Ankylostone) đều cho kết quả tốt. Trong thực tế chữa bệnh, ng­ời ta coi vỏ lựu là thuốc trị giun, sán đa giá.

2, Tác dụng của tanin

Tác dụng của tanin trong vở lựu là tác dụng phụ. Nó có tác dụng phòng độc cho cơ thể và giúp quá trình tẩy.

5. ứng dụng điều trị

1, Dùng vỏ thân, rễ và cành cây lựu trị ký sinh trùng đ­ờng tiêu hóa cho gia súc gia cầm.

Trong lâm sàng dùng vỏ lựu tốt hơn nhiều so với dùng riêng các muối của ancaloit tinh khiết. Vì các ancaloit trong vỏ lựu ở dạng kết hợp với tanin. Vào cơ thể, các ancaloit này giải phòng từ từ, nên có ít dọc cho cơ thể gia súc hơn mà hiệu lực tẩy sán giun ở đ­ờng tiêu hóa lại cao hơn.

Có thể dùng vỏ t­ơi hoặc vỏ khô. Nếu dùng khô ta nên ngâm n­ớc tr­ớc vài giờ rồi sắc. Vỏ lựu khô để 13 năm rồi, chế thành cao, vẫn còn hiệu lực trị bệnh nh­ vỏ t­ơi.

Trị sán dây cho ng­ời hay chó tr­ởng thành.

Dùng vỏ lựu khô tán nhỏ vừa phải 60g ngân với 750ml n­ớc trong 6 giờ, sau đó sắc rồi cô đặc còn 500ml. Lọc bỏ bã cho uống 2 – 3 lần cách nhau 30 phút vào buổi sáng. Sau khi uống liều cuối cùng 2 giờ sẽ cho uống thêm 30g NaSO4 hay MgSO4 hoà trong 100ml n­ớc.

2, Dùng vỏ quả lựu xanh trị bệnh viêm đ­ờng tiêu hóa gây tiêu chẩy, kiết lỵ.

3, ở ng­ời còn ngậm vỏ để chữa bệnh đau răng.

Chú ý: Ng­ời có thai, trẻ em và gia súc có thai không đ­ợc dùng vì Peletierin gây co cơ trơn tử cung, gây sẩy thai. Gia súc non mẫn cảm hơn với các ancaloit này nên phải thận trọng.

6. Liều l­ợng

Dùng để trị ký sinh trùng.

Đối với trâu, bò, ngựa 30 - 70 gr

Đối với dê, cừu, lơn: 5 – 10 hay 15 gr

Chó, mèo 2-5 hay 10g

Đối với thỏ, gia cầm: 1 - 2 gr

Hay phối hợp với các vị thuốc khác để trị ký sinh trùng đ­ờng tiêu hoá.

7. Bài thuốc kinh nghiệm:

1, Trị ký sinh trùng đ­ờng tiêu hóa.

- Vỏ lựu

- Hạt cau

- Hạt bí ngô.

Liều l­ợng tùy theo trọng l­ợng của gia súc, cả 3 vị nghiền nhỏ sắc đặc, gạn lấy n­ớc cho gia súc uống khi đói. Sau khi uống 1 -2 giờ cho uống thêm 1 liều là tẩy là Đại hoàng hay là MgSO4 hoặc NaSO4.

2, Chữa kiết lỵ

Để chữa kiết lỵ của gia súc, tốt nhất ta nên dùng vỏ quả lựu phơi khô hay sây khô (Pericarpium). Nếu không có vỏ quả dùng vỏ thân, cành và rễ lựu đều đ­ợc. Trong lâm sàng ta th­ờng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

1. Vỏ lựu với lá mỏ lông. Sắc lên cho bê nghé uống.

2. Vỏ lựu, củ nâu và lá ổi. Sắc lên cho bê nghé uống.

Liều l­ợng theo quy định ghi ở phần trên.


Cây xoan

Khổ luyện, sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện

Tên khoa học Melia azedarach L.

Họ xoan Meliaceae

1. Mô tả cây và phân bố

Xoan là cây thân gỗ, to, cao trung bình 10 -15 m cá biệt có cây cao 25 -30m. Xoan trồng để lấy gỗ. Nó đ­ợc trồng ở khắp nơi trong n­ớc ta, th­ờng ở đồng bằng cây mọc to hơn miền núi. Vỏ thân cây già th­ờng có màu mốc bạc. Thân nứt, nẻ. Lá 2lần kép lông chim lẻ. Lá chét cuống ngắn, mép khía răng c­a nông. Hoa mọc ở kẽ lá, l­ỡng tính, màu tím nhạt. Hoa tự xim hai ngã có 4 - 5 lá đài và 4 -5 cánh hoa. Quả hạch, xoan có hoa vào tháng 3 và chín vào tháng 12. Khi còn nhỏ non quả màu xanh, nhẵn bóng. Khi chín có màu vàng nhạt. Trong quả chứa 1 hạt mầu nâu nhạt. Trên hạt có các khía dọc là ranh giới giữa các tấm bì.

2. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến:

Ta dùng vỏ thân, cành to và vỏ rễ phơi khô của cây xoan (khổ luyện căn bì). Thực tế dùng vỏ rễ tốt hơn, an toàn hơn.

Khi lấy vỏ làm thuốc nên chọn những cây đã đến tuổi khai thác gỗ


(6 - 7 năm). Chặt cả cây, cạo bỏ lớp vỏ đen rồi bóc lấy lớp vỏ trong. Đào gốc, bóc lấy vỏ rễ, bỏ lõi gỗ. Ngoài ra ta còn có thể lấy vỏ thân, cành hay rễ của những cây xoan đang phát triển ch­a đến tuổi khai thác. Vỏ thu đ­ợc, phơi hay sấy khô bảo quản. Tr­ớc khi dùng, sao vàng hết mùi hăng là đ­ợc ta có thể tán bột hay sắc đặc. Qua vi phẫu ta có thể phân biệt đ­ợc vỏ thân và vỏ rễ.

Mạch gỗ của vỏ thân hình chữ nhật còn mạch gỗ của vỏ rễ hình tròn. Lớp nhu mô của thân chứa diệp lục còn nhu mô của vỏ rễ chỉ có tinh bột. Nhìn trên vi tr­ơng nêu đi từ ngoài vào trong ta thấy cấu tạo vỏ thân nh­ sau: Lớp bần th­ờng bong ra ngoài đến 2 hàng tế bào biểu bì xếp đều đặn, đám sơi xếp rải rác trong phần nhu mô. Nhu mô có các tế bào hình trứng xếp lộn xộn, chứa diệp lục, libe có tế bào nhỏ vỏ mỏng. Mạch gỗ hình chữ nhật xếp thành hàng nằm trong nhu mô.

Trong vi phẫu của vỏ rễ từ ngoài vào, cũng thấy lớp bần mầu nâu, đến hai hàng tế bào biểu bì xếp đều đặn, đôi chỗ có những đám sợi nằm trong nhu mô gồm các tế bào hình trứng, chứa tinh bột. Đám libe với những tế bào nhỏ, mỏng. Mạch gỗ hình tròn nhu mô gỗ với tế bào nhiều mặt.

Ngoài vỏ thân, vỏ rễ dùng làm thuốc ng­ời ta còn dùng cả hạt quả xoan nữa (khổ luyện tử).

Cách bào chế trong thú y: lấy vỏ xoan ở những câu còn sống hay cây vừa mới chặt (toàn bộ vỏ: thân, cành và rễ), nạo bỏ miền bần (lớp sát ngoài cùng mầu đen hay nâu sám). Đun sôI, cô đặc thành cao mềm. Tiếp tục chiết cao mềm bằng cồn ethylic. Thu hồi cồn ta đ­ợc nhựa mầu nâu vàng, vị đắng, mùi hăng. Dùng nhựa này làm thuốc tẩy giun sán.

3. Thành phần hóa học

Vỏ thân và vỏ rễ chứa một ancaloit vị đắng macgosin, một chất tinh thể hình kim không màu có công thức C9H8O4 và tanin khoảng 70%. Một chất vô định hình trung tính. Theo Cornish hoạt chất chính là macgosin. Còn Trung - Lâm - Lợi - Bình ng­ời Nhật Bản thì hoạt chất chính là chất kết tinh hình kim không mầu ở trên, có độ nóng chảy 154oC. Trong vỏ xoan con có kulinon, kuacton và kulolacton. Tất cả đều là dẫn xuất của euphan.

Hạt (khổ luyện tử) có các thành phần thuộc loại tetraxyclotritecpin. Theo Đỗ Tất Lợi, quả còn ch­a ancaloit là azaridin, chất đầu khoảng 60%. Trong dầu có siêm sinh nên có mùi tỏi.

Trong vỏ rễ, thân, cành và hạt ngoài nhóm chất tetraxyclotritecpin còn có các chất đắng goi chung là “luyện khổ vị tố”. Theo Đỗ Tất Lợi, Đặng Văn Tr­ờng 1970 và Hồ Sùng Gia, từ vỏ xoan đã chiết đ­ợc một hoạt chất có phản ứng nhựa đó là toosendanin. Chất này có tác dụng trên giun đất, giun lợn và giun ng­ời.

- Lá xoan chứa ancaloit là paraisin một ít rulin, chiếm khoảng 0,5% tính theo lá khô.

4. Tác dụng d­ợc lý

1. Với giun sán

Theo Hồ Sùng Gia thì hoạt chất có tác dụng trị giun sán (giun lợn) là một chất nhựa trung tính, nh­ng tính chất không ổn định, bảo quản sau 1 tháng tác dụng bị giảm. Ng­ời ta chiết vỏ xoan bằng cồn Etylic. Dịch chiết vỏ xoan bằng r­ợu liều 0,25% đã làm giun lợn say; nhựa trung tính chỉ cần nồng độ 0,1% cũng có tác dụng t­ơng tự làm chết giun lợn sau 30 phút.

Theo Hà Mộng Gia 1984 nhựa trung tính chiết ra t­ vỏ xoan có khả năng làm tê liệt thần kinh đầu và giác bám cũng nh­ các đốt sán ch­a thành thục.

Theo quan điểm hiện nay của phần đông các nhà khoa học cả macgosin và nhựa trung tính đều là hoạt chất có tác dụng trị giun sán.

Ngoài ra n­ớc sắc vỏ xoan có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây bệnh trên da. Nó có tác dụng trị viêm âm đạo do tạp khuẩn.



  1. Với ký chủ - Gia súc

Trên tim ếch cô lập n­ớc sắc 1 -5% làm giảm sự co bóp ; 5% làm ngừng tim.

Trên thỏ cùng liều 1g/kg thể trọng, nếu uống n­ớc sắc nồng độ 1-7%, ch­a có sự thay đổi rõ ở hệ tuàn hoàn và hô hấp, huyết áp ch­a tăng. Nếu tiêm tĩnh mạch dung dịch nồng độ 1%, thỏ khó thở ; 3% thỏ chết.

Dùng vỏ xoan trị giun sán cho gia súc, hay gặp các phản ứng phụ: gia súc bị nôn, đầy bụng. Phản ứng này mất đi rất nhanh.

Liều cao, gia súc có biểu hiện ngộ độc là do thần kinh trung ­ơng bị kích thích, nhất là thần kinh vận động. Nhựa xoan chiết từ vỏ có thể làm gia súc đau bụng, đầy bụng, phát sốt, mắt đỏ ngầu. Sau đó toàn thân yếu mệt, tứ chi tê dại.

5. Liều l­ợng

Liều l­ợng hạt

Trâu, bò, ngựa : 30 - 70 gr

Dê, lợn : 10 - 20 gr

Với vỏ rễ

Trâu, bò, ngựa : 40 - 120 gr

Dê, lợn : 10 - 20 gr

Thỏ, gia cầm : 1 - 2gr.

6. ứng dụng

- Th­ờng hay dùng hạt và vỏ rễ điều trị ký sinh trùng đ­ờng tiêu hoá cho gia súc: giun đũa, giun móc câu và sán. Khi dùng thuốc trị giun sán ta không cần uống thêm thuốc tẩy vì bản thân nó có tác dụng kích thích nhu động ruột.

- Dùng ngoài để chữa

+ Chữa các u nhọt ác tính đang trong thời kỳ viêm tiến triển: Nóng - đỏ - đau.

Vỏ xoan ngâm r­ợu xoa bóp nơi đau.

+ Điều trị vết th­ơng có dòi.

Vỏ xoan nghiền thành bột mịn trộn lẫn với bột lông não rắc vào vết th­ơng.

+ Chữa ghẻ lở, của gia súc: vỏ xoan hay lá xoan nấu n­ớc tắm.

(Một vài nơi, nhân dân còn dùng n­ớc lá xoan trị sâu phá hoại cây trồng. Hay dùng lá xoan khô bỏ vào các chùm hạt giống: thóc, lạc, đỗ… trị mọt).

7. Bài thuốc kinh nghiệm

Trong điều trị, nên phối hợp với các vị thuốc khác: sử quân tử chữa giun đũa. Phối hợp với hạt cau chữa giun móc, sán giây. Phối hợp với hồi h­ơng, d­ơng quy hay mộc h­ơng… Chữa ch­ớng bụng đầy hơi, tích thực, ch­ớng hơi kết tràng, hay gặp ở ngựa, chữa bằng cách này rất hiệu nghiệm.

Chữa bê nghé ỉa phân trắng

Vỏ xoan : 40gr ; Diêm sinh : 10gr

Sắc vỏ xoan trộn diêm sinh cho nghé uống.

Chữa vết th­ơng có dòi

Vỏ xoan; Bột long não hoặc băng phiến

Vỏ xoan đốt thành than, tán thành bột mịn 1 phần. Bột lông nào hay băng phiến nghiền thành bột mịn một phần. Hai thứ trộn đều rắc lên vết th­ơng có dòi.
Bí ngô - Bí đỏ - Bầu Lào

Cucurbitae pepo L.

Họ bầu bí: Cucurbitaceae

1. Mô tả cây

Cây bí ngô là một loại thân leo, khỏe, lá to, dầy, ráp, vì có nhiều lông cứng, mép lá răng c­a không đều, hoa đon tính, màu vàng, trên cùng một cây. Hoa cái bao giờ cũng có bầu rõ. Tràng hoa có màu cánh hợn màu vàng, có rãnh sâu. Quả to có thịt, khi non có màu xanh, khi chín già có màu vàng. Vỏ rát cứng, trong quả có nhiều hạt. Quả th­ờng thu vào tháng 6 - 7 d­ơng lịch.

2. Phân bố

Bí ngô đ­ợc trồng ở khắp nơi trong n­ớc để lấy rau, lấy quả và chăn nuôi. Trong ch­ơng trình VAC để cải tạo và phát triển nông thôn của ta, cây bí ngô là một trong những cây đ­ợc quan tâm trồng trong v­ờn gia đình.

3. Bộ phận dùng

Dùng quả làm rau ăn ở ng­ời và thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm. Quả chín dùng làm thuốc. Bổ sung vitamin A, điều trị bệnh thiết vitamin A.

Hạt bí ngô - semem cucurbitae. Hạt dẹp, dài 0,8 - 1cm rộng 0,4 - 0,5cm dầy 2 -4mm. Hạt có màu trắng vàng.

Cấu tạo của hạt từ ngoài vào

Vỏ dầy, màu trắng nhạt hay trắng vàng.

- Vỏ lụa rất mỏng màu xanh lục dính liên với nhân.

Nhân gồm 2 lá mầm, mỗi lá có một mặt phẳng ở trong và một mặt khum theo chiều cong của vỏ cứng ở phía ngoài. Lá mầm màu trắng, hình trái xoan dẹt.

Hạt bí ngô phải dùng t­ơi, tốt nhất là bóc lớp vỏ hạt cứng dùng ngay.

4. Thành phần hóa học:



1. Hạt

Trong hạt chứa một hetezozit có tên peponozit, mang tính chất nhựa có ở trong phôi và vỏ lụa mầu ghi. Đ­ợc Lendi tìm thấy năm 1938 bằng cách dùng các dung môi hữu cơ : ether dầu hoả, chloroform, r­ợu, để chiết.

- Chất dầu tan trong ether dầu hoả, chiếm khoảng 37%, gồm các axit béo sau: linoleic chiếm 45%, oleic 25%, panmitic và stearic 30%. Trong đó có khoảng 1,8% là chất không xà phòng hoá đ­ợc cucurbitea.

- Chất tan trong chloroform là hydrocacbua có tên Melen C30H22 và 1 Steroid.

- Các chất tan trong r­ợu: Lexithin, các đ­ờng Sacroza và fructoza.

- Các chất tan trong n­ớc gồm pectin và Protein. Theo Krishman thì Protein gồm globulin 7,3%, glutelin 9,4%, protit tan trong n­ớc 6,4%. Proteoza 3,5%, pepton 1,1%; Còn lại các chất khác chiếm 1,6%.

Chất tan trong axit clohydric là các muối photphat, phytin.

Về ph­ơng diện thực phẩm, A. leclere đã phân tích hạt bí ngô và cho kết quả sau:

N­ớc 5,54%

Protein 33,90%

Chất béo 39,57%

Đ­ờng 2,00%

Tro 3,95%

Celuloza 15,06%

2 Quả

Trong thịt quả bí ngô (quả nhục) có chứa các chất:



- Chất đ­ờng: Sacaroza, glucoza, pentosa, carotenoit, Acginin, asparagin, trigonellin.

- Cucurbiten C40H56.

- Cucurbita xanthin C40H56O2

- Các vitamin A2, B1, C4

- Lipit 0,2%

- Tro 0,7%

5. Công dụng

Hạt bí ngô đ­ợc dùng làm thuốc từ thời cổ x­a (Pline).

Nó đ­ợc dùng chữa ký sinh trùng cho gia súc và ng­ời.

Hạt bí ngô nh­ không độc, dùng để tẩy ký sinh trùng rất an toàn. Có thể dùng cho cả gia súc non, ít dùng với đại gia súc.

6. Liều l­ợng

1. Hạt


Dùng tẩy sán, giun cho chó, mèo liều 100 - 200g

Nên dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị ký sinh trùng đ­ờng tiêu hoá: hạt cau, vỏ xoan, cao d­ơng xỉ (Aspidium filix – mas). Ngoài ra ng­ời ra còn sử dụng hạt bí ngô là nguồn thức ăn bổ sung protein và lipit rất quý cho gia súc hoặc ép dầu dùng trong kỹ nghệ thực phẩm.

2. Quả

Dùng làm thức ăn xanh dự trữ, là nguồn bổ sung Vitamin A, B, C quý cho gia súc.



7. Cơ chế

Hoạt chất trị giun sán của hạt bí ngô có trong phôi và vỏ lụa Chất này có tác dụng làm tê liệt thần kinh của giun, sán dây, có ít tác dụng hơn với giun đũa.

8. ứng dụng

1. Tẩy sán dây cho chó

- Hạt bí ngô 100 – 200 g: bóc vỏ cứng thêm chút đ­ờng, giã nhỏ, cho chó ăn vào buổi sáng. hay nghiền nát hạt bí ngô cả vỏ cứng, thêm n­ớc ngập và đun nhỏ lửa đến sôi, tốt nhất nên đun cách thuỷ sôi chờ nguội cho uống. Sau 1 – 2 giờ cho uống thêm n­ớc sắc của: Rễ xoan 8g; Rễ lựu 8g. Sắc đặc uống trong 1 lần

Tẩy sán sơ mít của chó

Hạt bí ngô bóc vỏ 100g; đ­ờng mía hay mật 50g. Nghiền mịn hạt bí ngô trong đ­ờng hay mật ăn 1 lần trong ngày, sau 3 giờ uống thêm thuốc tẩy.

2. Tẩy giun kim cho trẻ em (tham khảo)

Hạt bí ngô 50g - 100 g ch­a bóc vỏ cứng hay 30 – 70 g đã bỏ vỏ, ăn liền một lúc vào buổi sáng sau 30 phút uống thêm thuốc tẩy.

3. Tẩy sán dây ở ng­ời lớn

Hạt bí ngô 300g cả vỏ cứng hay 150 g hạt đã bóc vỏ ăn một lúc vào buổi sáng khi còn đói san đó nóng n­ớc sắc của: Hạt cau 50g, rễ lựu 50g.


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 2.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương