Giáo trình dược liệu I một số khái niệm c



tải về 2.19 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.19 Mb.
#31239
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

Tầm quan trong của nhựa trong d­ợc liệu :

Trong một số sản phẩm nhựa, ng­ời ta gặp các chất có tác dụng sinh lý nh­ nhựa gai dầu có tính chất gây nghiện. Nhựa cây họ bìm bìm, họ bầu bí, Ba đậu Polophylum, nhựa Gareinia hanburif là các chất tẩy mạnh. Nhựa thông là các chất sát trùng đ­ờng hô hấp và đ­ờng tiết liệu. Nhựa A nguỳ trị giun sán. Nhựa Grindelia Robusta có tác dụng long đờm.

Dùng ngoài, ng­ời ta còn tìm thấy các nhựa có tính chất gây kích ứng ngoài da (làm đỏ, rát, đau tuỳ theo mức độ) nh­ nhựa cây x­ơng rồng, nhựa vỏ cây Daphuegridium, các thuốc làm lên sẹo : Cánh kiến trắng, Bômtolu, bômperu.
Kê đơn thuốc.

Sau khi chẩn bệnh, căn cứ tình hình cụ thể của ca bệnh để tiến hành kê đơn, rồi dặn cách sử dung, cách kiêng khem khi dùng thuốc…

Nội dung đơn thuốc có thể là những bài thuốc gia truyền kinh nghiệm, cũng có thể là những bài thuốc sẵn có nh­ bài lục vị, tứ quân, tứ vật...rồi gia giảm thêm vị này, bớt vị kia. Đặc biệt, ng­ời thầy thuốc cần dựa vào các triệu chứng điển hình, hoàn cảnh cụ thể, tính chất ca bệnh, thể bệnh, tình trạng sức khoẻ, độ tuổi....để kê một bài thuốc hoàn toàn theo sáng kiến hay kinh nghiệm của mình.

Tuỳ theo kinh nghiệm của nhiều ng­ời, trong một đơn thuốc có thể có nhiều vị 20 -30 vị, thậm trí 40 - 50 vị. Điều này cũng có phần đúng. Nh­ng không nên vì vậy mà cho rằng thuốc đông y phải có nhiều vị mới tốt. Nhìn lại lịch sử, nhất là những bài thuốc kinh nghiệm nổi tiếng, có tác dụng trị bệnh tốt cũng chỉ gồm 4 - 5 vị. Bài tứ quân bổ khí gồm: Sâm (nhân sâm hay đảng sâm), phục linh, bạch truật và cam thảo. Bài tứ vật bổ huyết gồm: Đ­ơng qui, xuyên khung, thục địa và bạch th­ợc hay xích th­ợc. Bài tiểu thừa khí mổi tiếng chứa đầy bụng, táo bón, sốt nóng từng cơn chỉ gồm 3 vị: đại hoàng, hậu phác và chỉ thực. Bài lục nhất chữa cảm sốt, khát n­ớc, khô miệng, tiểu tiện đỏ gồm 2 vị với tỷ lệ sau: 6 phần hoạt thạch và 1 phần cam thảo. Đặc biệt có bài thuốc chỉ độc vị: cao ban long, a giao (keo chế từ da lừa cạo bỏ lông có tác dụng tốt đối với chuyển hoá can xi, tăng khả năng tạo máu, chống choáng, trị chứng loạn d­ỡng cơ dẫn truyền gây què, đi cà nhắc, liệt..). Danh y nổi tiếng Tr­ơng Trọng Cảnh - ng­ời Trung Quốc, đ­ợc nhân dân tôn thánh s­ trong đông y. Khi kê đơn chỉ dùng 4 -5 vị, đặc biệt lắm mới dùng 6 -8 vị, rất ít khi dùng nhiều hơn.

Nội dung một đơn thuốc đông y

Trong đơn thuốc phải đủ thành phần: quân, thần, tá, sứ. Theo cách nói của ng­ời x­a trong triều đình phải có vua, có quân. Tức trong đơn phải có vị chính, vị phu, vị chủ yếu, vị hỗ trợ.

Quân là vị thuốc chủ yếu để trị bệnh (diệt căn nguyên, nhằm giải quyết triệu chứng chủ yếu). Quân không bắt buộc phải có liều l­ợng cao.

Thần vị thuốc đóng vai trò giúp đỡ vị quân có tác dụng trị bệnh mạnh hơn.

Tá nhằm 2 mục đích: một - ức chế vị quân khi vị này có độc quá cao hay có tác dụng d­ợc lý thiên lệch. Hai giúp đỡ vị quân giải quyết những triệu chứng thứ yếu của bệnh hay khi có bệnh kế phát.

Sứ cũng nhằm 2 mục đích: một - dẫn các thuốc vào đúng kinh nh­ kh­ơng hoạt dẫn thuốc vào kinh thái d­ơng, cát căn dẫn thuốc vào kinh d­ơng mình. Cam thảo tăng khả năng hấp thu thuốc. Hai - hỗ trợ trong đơn thuốc.

Tr­ơng Trọng Cảnh có đơn thuốc ma hoàng thang tri suyễn không ra mồ hôi, sốt phát ban, rét lạnh, đau nhức khắp ng­ời gồm các vị sau: Ma hoàng - quân, giúp ra mồ hôi và giải biểu. Quế chi - thân, giúp ma hoàng, kích thích sảm nhiệt làm ấm cơ thể. Hạng nhân - tá, giúp ma hoàng hạ suyễn (giảm ho). Cam thảo - sứ, điều hoà các vị thuốc trên, giúp cơ thể hấp thu thuốc nhanh hơn.

Trong đơn phải có đủ quân, thần, tá, sứ, nh­ng không nhất thiết phải có đủ 4 vị. Có khi chỉ độc vị nh­ng cũng có thể làm nhiệm vụ cả quân và sứ hoặc thần và tá. Trong đơn cát căn cam thảo, trong đó cát căn vừa là quân (thông lợi cuống họng trị ho) vừa là sứ để dẫn thuốc đi lên; cam thảo vừa là thần (ngọt nhuận sinh tân dịch) vừa là tá (thanh nhiệt, giải độc). Trong đơn tiểu thừa khí gồm 3 vị: đại hoàng vừa là quân (thanh nhiệt, công tỳ) vừa là sứ (tự đi vào kinh tr­ờng và vị); màng tiêu là thần vị mặn làm mềm phân, nhuận tràng; can thảo là tá có tác dụng hoà hoãn sức tả của màng tiêu, đại hoàng, đồng thời có tác dụng điều vị nhuận táo. Tóm lại khi kê đơn thuốc phải nắm vững nhiệm vụ của từng vị trong đơn để kêd­ợc liệu chuyên khoa



Ch­ơng I:

PHITONXI


(Kháng sinh thảo mộc)

I-Đại c­ơng

1. Khái niệm

Năm 1951: Oatman đã đ­a ra định nghĩa kháng sinh:

Chất kháng sinh là các chất hoá học do vi sinh vật tạo ra, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác, thậm chí còn tiêu diệt chúng ở nồng độ loãng.

Theo định nghĩa này, các chất tiêu độc có tính chất đơn thuần tổng hợp, các hợp chất sunfamid furazolidon… đều không phải là chất kháng sinh. Ng­ợc lại những chất thuộc nguồn gốc vi sinh vật tr­ớc kia nay đã đ­ợc điều chế bằng con đ­ờng tổng hợp hay bán tổng hợp vẫn đ­ợc gọi là chất kháng sinh: cloramfenicol, streptomycin, tetracyclin, penixilin…

Ngày nay từ kháng sinh còn đ­ợc mở rộng đối với hợp chất trị vi khuẩn đ­ợc phân chiết từ thực vật th­ợng đẳng. Ng­ời ta gọi những chất kháng sinh có nguồn gốc từ thảo mọc này là kháng sinh thảo mọc hay là phytoncid.

Ngoài các chất trị vi khuẩn nh­ đã nói ở trên, ngày nay ng­ời ta còn xếp các chất với nồng độ thấp có tác dụng trị nấm hạ đẳng gây bệnh, siêu trùng, Ricketsia, nguyên sinh động vật cũng là chất kháng sinh.

2, Lịch sử tìm kiếm Phytoncid:

Trong lịch sử phát triển Y học của dân tộc ta cũng nh­ nhiều dân tộc khác trên thế giới, tr­ớc khi có khái niệm kháng sinh nói chung và Phytoncid nói riêng, loài ng­ời cũng đã từng sử dụng nhiều loại cỏ cây vào mục đích chống nhiễm trùng. Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) đã biết sử dụng nhiều loại thực vật có tính chất kháng khuẩn mạnh: Tỏi, Hẹ, Tô mộc… trị các bệnh nhiễm trùng. Mãi về sau này (thế kỷ XIX) ng­ời ta mới biết trong tỏi có alixin, hẹ có odorin, tô mộc có Brazilin là những hoạt chất có tác dụng kháng sinh chống vi khuẩn gây bệnh.

Lịch sử tìm kiếm Phytoncid đ­ợc bắt đầu từ việc tìm những tinh dầu thơm chế từ thực vật có tác dụng trị bệnh.

Năm 1880 Davane đã nghiên cứu tính kháng khuẩn của lá bồ đào với B.anthracis.

Năm 1887 R.Koch tìm thấy tính kháng khuẩn của nhiều loại tinh dầu.

Cùng năm, Chamberland học tró của Pasteur đã chứng minh rằng nhiều loại tinh dầu có tính kháng khuẩn mạnh không kém gì axit cacbonic.

1928, B.P.Tokin đã gọi các chất bay hơi từ cây xanh có tác dụng đối với vi khuẩn là Phytoncid.

Gần đây, ngày càng có nhiều tài liệu chứng minh rằng nguồn gốc kháng sinh thực vật phong phú.

Đến năm 1961 đã khảo sát trên 20.000 loài thực vật để kiểm tra tính kháng khuẩn của chúng.

ở Việt Nam, cũng từ những năm đầu của thập kỷ 60 (thế kỷ 20) phòng đông y thực nghiệm do bác sĩ Nguyễn Văn H­ởng lãnh đạo, đã bắt đầu sử dụng các kỹ thuật mới để điều tra các phát hiện tập đoàn kháng sinh thảo mộc. Ông đã xác định đ­ợc 198 loài thực vật ở Việt Nam có Phytoncid. Bộ môn D­ợc Thú y Tr­ờng Đại học Nông nghiệp I cũng trong thời gian này đã nghiên cứu và tuyển chọn đ­ợc 28 loài thực vật có tác dụng mạnh với các vi trùng gây bệnh trong thú y ở n­ớc ta.

Phạm vi ứng dụng của Phytoncid trong Y học và Thú y học ngày càng rộng rãi.

Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi, việc sử dụng kháng sinh thảo mộc điều trị có hiệu quả tốt các bệnh nhiệm khuẩn đ­ờng tiêu hoá, đ­ờng hô hấp, tiết niệu… của gia súc, gia cầm và ông mật… ở n­ớc ta, đã khẳng định; mở ra một triển vọng tốt đẹp tr­ớc mắt cũng nh­ lâu dài.

3. Phân Loại

Ngày nay ng­ời ta chia Phytoncid ra làm 2 nhóm sau:

a) Nhóm Phytoncid bay hơi

Là những Phytoncid do thực vật th­ợng đẳng tiết ra có khả năng khuếch tán vào không khí và có tác dụng ức chế sự sinh tr­ởng, phát triển của vi khuẩn.

Nói cách khác, Phytoncid bay hơi chính là các ether thực vật.

b) Nhóm Phytoncid không bay hơi:

Là những Phytoncid do thực vật th­ợng đẳng tiết ra. Nó ở sâu trong các tế bào thực vật, không có khả năng khuếch tán vào không khí. Muốn sử dụng nó, phải dựa vào đặc điểm, tính chất của từng loại Phytoncid. Th­ờng ng­ời ta hay sử dụng chúng d­ới các dạng:

+ Giả nát lấy n­ớc cốt cho uống

+ Ngâm, sắc.

+ Chiết bằng các dung môi thích hợp.

4 Ưu, nh­ợc điểm của Phytoncid



1) Ưu điểm

+ Phytoncid đ­ợc phân bổ khá rộng rãi ở giới thực vật, gần nh­ bốn màu lúc nào chúng ta cũng có sẵn Phytoncid để chữa bệnh cho gia súc.

+ Cách chế biến.

+ Giá thành hạ.

+ Không gây nên các hiện t­ợng: Sốc, dị ứng, không có tác dụng phụ nh­ của các kháng sinh nguồn gốc vi nấm, vi khuẩn.

Ví dụ: Streptomixin có ảnh h­ởng xấu đến thần kinh thính giác, thần kinh 7…

Chloramfenicol ức chế sự tạo thành các tế bào non, nhất là các tế bào máu, tế bào tinh trùng, dễ gây hiện t­ợng suy tuỷ và quái thai.

Penicilin gây hiện t­ợng dị ứng, sốc quá mẫn, còn kháng sinh thảo mộc không đ­a tới hiện t­ợng dị ứng; ng­ợc lại một số loại còn có tác dụng phòng, chống dị ứng nh­ Brasilin và Brasilein của tô mộc, Inteolin của Kim ngân. Những chất này có tác dụng khoa men histamin decarboxilaza, phản ứng sinh histamin bị đình lại; do hiện t­ợng dị ứng không xẩy ra.

+ Thực tế ch­a có tài liệu nào nói về quá trình kháng Phytoncid tự nhiên của vị trùng; còn trong phòng thí nghiệm của chúng tôi quá trình gây kháng nhân tạo của E.Coli với Phytoncid xẩy ra rất chậm.

Ng­ợc lại, quá trình làm mẫn cảm trở lại của E.Coli đã kháng Alixin, trong môi tr­ờng canh than có thêm men tiêu hoá và cao mật lợn, lại nhanh hơn rất nhiều so với việc làm mẫn cảm trở lại các vi khuẩn đã kháng Nitrofurantoin và Tetracielin.



2) Nh­ợc điểm

ở một số d­ợc liệu, thời gian trồng cây có Phytoncid kâu hơn so với việc nuôi cấy xạ khuẩn hay bằng con đ­ờng tổng hợp. Ví nh­ trong tỏi, ta phải trồng và chăm sóc tỏi 4 tháng. Còn tô mộc thì ít phải có 7 năm tuổi mới có tác dụng chữa bệnh tốt.

II- Tìm một Ph­ơng pháp đại c­ơng để nghiên cứu có hệ thống các chất kháng sinh thảo mộc

B­ớc 1: Khảo sát hàng loạt để phát hiện những cây có tác dụng kháng sinh đối với các vi khuẩn gây bệnh.

B­ớc 2: Chiết xuất tìm hoạt chất có tác dụng, kháng sinh.

B­ớc 3: Tìm hiểu tính chất lý, hoá học, xác định công thức hoá học của hoạt chất; thông qua đó nghiên cứu cơ chế tác dụng của Phytoncid.

B­ớc 4: Tìm biện pháp để tiến tới tổng các chất kháng sinh này.

ở n­ớc ta, các b­ớc 1 và 2 đã và đang đ­ợc tiến hành

A- Chuẩn bị thuốc thử

Tr­ớc khi làm kháng sinh đó, phải chuẩn bị một hay hai mẫu trong số tất cả các dạng thuốc sau:

1) Dạng thuốc t­ơi

+ Giá nhỏ d­ợc liệu t­ơi, lấy n­ớc cốt.

+ Lấy n­ớc cốt, pha thêm n­ớc cất vào, với tỷ lệ pha loãng 1/10…1/100… (tuỳ theo tác dụng kháng sinh của d­ợc liệu đó mạnh hay yếu).

Nh­ợc điểm: Nếu làm kháng sinh đó ở dạng này dễ lẫn nhiều tạp chất, gây khó khăn cho việc nhận xét, đánh giá kết quả của vòng vỏ khuẩn.

2) Dạng thuốc sắc

Mục đích để kiểm tra hoạt chất kháng sinh có chịu đ­ợc nhiệt không.

Ví dụ: Các Phytoncid ở dạng bay hơi một vài dạng Phytoncid khác, không chịu đ­ợc tác dụng cuả nhiệt. Nếu đem sắc, rồi thử, sẽ mất hoạt tính kháng sinh.

Ng­ợc lại, các Phytoncid của tô mộc. Kim ngân, sắt đất… đem sắc đặc, rồi thử thì hoạt tính kháng sinh vẫn không thay đổi.

3) Làm cao ở các dạng

Cao lỏng, cao đặc và cao khô để kiểm tra kháng sinh đỏ, cách này cho ta chọn đ­ợc các d­ợc liệu có hoạt tính kháng sinh có chịu đ­ợc nhiệt độ cao hay không? tác dụng kháng sinh có bị thay đổi bởi quá trình chế biến không?

4) Phơi khô, nghiền bột rồi đập viên để thử

5) Chiết hoạt chất trong các dạng dung môi khác nhau:

Mục đích: Xem hoạt chất kháng sinh của d­ợc liệu, tan tốt nhất trong môi tr­ờng nào. Từ đó, ta lựa chọn Ph­ơng pháp chiết xuất. Để tránh các sai lầm trong khi bào chế, và sử dụng d­ợc liệu sau đây: khi thử hoạt lực kháng sinh, ta cần chú ý thêm một số đặc điểm sau:

1) Về pH: Ta tiến hành thử hoạt lực kháng sinh của d­ợc liệu trong các môi tr­ờng pH khác nhau (Kiềm, trung tính, và toan tính) với mục đích xác định xem kháng sinh có tác dụng tốt nhất trong môi tr­ờng pH nào? Nh­ thế nào có thể giúp lựa chọn đ­ờng cho thuốc này.

2) Thử hoạt tính kháng sinh của Phytoncid d­ới tác dụng của các men tiêu hoá.

Cách làm: Kiểm tra hoạt lực của Phytoncid d­ới tác dụng của men tiêu hoá bằng hai cách (chủ yếu và quan trọng nhất là thử với Pepsin và Trypsin).

Cách 1: Gồm 3 ống nghiệm sau:

ống nghiệm
Thành phần 1 ống

1

2

3


Canh thang

Phytoncid

Men tiêu hoá


3



3

không



3

không




Vi khuẩn thử (1 que cấy)

Cấy đều vào cả 3 ống nghiệm

Sau đó chỉnh pH cả 3 ống nghiệm giống nhau và là pH của men tiêu hoá hoạt động, tức là nếu ta dùng trypxin thì pH cả 3 ống là 7 – 7,5. Nếu là men peoxin thì pH = 3 – 4. Đạt cả 3 ống trong tủ ấm 370C/24 giờ, sau đọc kết quả.

Kết quả d­ơng tính: ống nghiệm 1 và 2 vi khuẩn không phát triển đ­ợc, ống nghiệm 3 vi khuẩn phát triển bình th­ờng, ta dùng Phytoncid cho gia súc uống đ­ợc.

Ng­ợc lại, nêú cả 3 ống nghiệm vi khuẩn đều phát triển thì với Phytoncid đó ta phải tìm cách chế biến khác không chi gia súc trong d­ợc.

Cách 2: Cũng tiến hành t­ơng tự nh­ cách một trong ống nghiệm nh­ng tr­ớc khi cấy vi khuẩn vào ống nghiệm, ta chọn men tiêu hoá tác dụng với Phytoncid, chỉnh pH sinh lý, đạt tủ ấm 370/2 – 3 giờ lấy ta cấy tiếp vi khuẩn vào, đặt trở lại tủ ấm 12-18giờ sau đọc kết quả.

Cách đánh giá kết quả cùng giống nh­ cách 1:

3) Chế các dạng thuốc d­ới dạng hỗn hơp nhiều loại Phytoncid

Mục đích: Xem những loại d­ợc liệu nào phối hợp với nhau thì có tác dụng hiệp đồng làm tăng khả năng chữa bệnh và ng­ợc lại.

Ví dụ: Các d­ợc liệu sau đây nên phối hợp với nhau sẽ có tác dụng kháng sinh hiệp đồng.


  1. Tô mộc với ngũ vị.

  1. He t­ơi với vỏ t­ơi.

Ng­ợc lại, các d­ợc liệu sau đây nếu phối hợp sẽ làm mất tác dụng kháng sinh của nhau:

  1. Hoàng bá và phúc bồn.

  1. Kim ngân với tô mộc, với hoàng bá.

B- Ph­ơng pháp tiến hành

Tuỳ theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Bằng ph­ơng pháp thí nghiệm khác nhau chúng ta có thể tiến hành cả định tính và định l­ợng Phytoncid.

1) Ph­ơng pháp định tính (làm trên thạch đĩa)

1- Mục đích:

Cho thấy rõ phạm vi tác dụng và những đánh giá sơ bộ về khả năng của loại kháng sinh đó còn dang ở giai đoạn thô. Cần phân biệt cách thử giữa kháng sinh thô, kháng sinh bay hơi giữa vi khuẩn hiếu khí và yếm khí. Có thể kết quả mới chính xác.

Hiện tại ở các cơ sở sản xuất, mới chỉ tiến hành thử Phytoncid thô với vi khuấn hiếu khí bằng cách làm kháng sinh đó. Để đánh giá hiệu lực kháng sinh của thuốc tuỳ hoàn cảnh thực tế chúng ta có thể làm một số cách làm kháng sinh đồ sau:

1) Cách tiến hành

a) Ph­ơng pháp đặt vòng khâu của Heathey

a.1. Chuẩn bị dụng cụ:

Vòng khâu: có thể là những vòng bằng kim loại đúc sắn không gỉ. ở các cơ sở sản xuất, có thể thay bằng khâu thuỷ tinh có kích th­ớc t­ơng đ­ơng, đ­ờng kính 8 – 9mm. Chiều cao vòng khâu 9 -10mmm. Kinh nghiệm thực tế cho thấy khâu bằng thuỷ tinh tốt, thuận tiện, dễ tiết kiệm, các cơ sở sản xuất tự tìm đ­ợc.



  1. Hộp lồng: gồm các kích th­ớc đ­ờng kính 20cm, 10cm, và 8cm.

Các dụng cụ cần thiết khác của phòng thí nghiệm pipette, cốc đong, ống đong.

- Ph­ơng pháp đặt viên thuốc.

- Ph­ơng pháp khoét lỗ trên thạch rồi bơm bay trộn thuốc hoặc đặt viên thuốc vào.

- Ph­ơng pháp bơm, phun vi khuẩn vào các chuông thuỷ tinh kín trong có các đĩa thạch đã trộn kháng sinh cần thử, của Giáo s­ Đặng Văn Ngữ.

- Ph­ơng pháp đặt vòng khâu cảu Heathey. ở Việt Nam, hay dùng Ph­ơng pháp này. Nó đơn giản, an toàn mà vẫn đảm bảo đ­ợc độ chính xác. Ph­ơng pháp này có mấy ­u điểm sau:

1) Trong lúc chuẩn bị các dạng thuốc để thử còn lẫn một số vi khuẩn khác, ống khâu sẽ giữ vi khuẩn không cho khuếch tán ra ngoài thạch d­ợc.

2) Một số tanin, gồm có trong thuốc cũng bị giữ lại trong ống khâu, không thể khuếch tán vào thạch làm tủa pepton cũng nh­ thức ăn khác của vi khuẩn thí nghiệm.

3) Nếu ống nghiệm khâu đảm bảo tiêu chuẩn quy định, chỉ Phytoncid đ­ợc thẩm thấu vào thạch, rồi ức chế sự phát triển hay tiêu diệt vi khuẩn. Cho vòng vô khuẩn to, nhỏ tuỳ thuộc tác dụng d­ợc lý mạnh hay yếu của Phytoncid.





a.2. Chuẩn bị nguyên liệu

Các dạng thuốc thử cần thí nghiệm



  1. Các loại vi khuẩn cần thử

Thạch: riêng về thạch vào hộp lồng, ta chuẩn bị 2 loại: thạch nền và thạch trắng.

+ Thạch nền: Đặc hơn thạch trắng, th­ờng là loại thạch kém phẩm chất hơn, đ­ợc nấu trong môi tr­ờng canh thang rất loãng. So với thạch trắng hàm l­ợng chất dinh d­ỡng có ở thạch nền rất ít. Thạch này, sau khi đã hấp thanh trùng, đung nóng, chẩy trở lại, tuỳ theo kích th­ớc của từng loại hộp lồng mà ta đổ:

Với đĩa  = 20cm ta đổ vào mỗi đĩa 25-30 ml thạch

 = 10cm ta đổ vào mỗi đĩa 15ml thạch

 = 8cm ta đổ vào khoảng 10 – 12ml thạch, chờ đông, bảo quản tủ lạnh dùng dần.

+ Thạch tráng (thạch mặt): Là thạch bảo đảm đúng, đủ thành phần các chất dinh d­ỡng để vi khuẩn phát triển nh­: Huyết thanh, glucoza, các axit amin, vitamin... nếu nh­ vi khuẩn thí nghiệm yêu cầu, lắc đều thanh trùng, đun nóng chảy hết, để nguội 46-480C rồi cho vi khuẩn cần thử vào, lắc đều, chia các đĩa. Th­ờng cứ 25ml thạch tráng cho thêm 0,2 ml canh trùng thí nghiệm, sau khi cấy 24 giờ ở tủ ấm, lắc thật đều, chia cho từng đĩa, mỗi đĩa tuỳ theo kích th­ớc cho khoảng 3 -10ml thạch trắng có canh trùng. Tráng khắp mặt đĩa. Nh­ vậy trong từng đĩa sẽ có 2 lớp thạch:



  1. Lớp thạch nền: chắc hơn, dày hơn ở phía d­ới

  1. Lớp thạch mặt: mỏng hơn, lỏng hơn đã có vi khuẩn cần thử ở phía trên.

Sau khi lớp thạch trên da đóng lại, ta tiến hành đặt khân: khâu sâu khoảng 1 – 2mm (tức chân của khâu vừa chạm tới mặt của lớp thạch nền). Nhỏ thuốc thử kháng sinh vào. Để tủ lạnh 6 – 8giờ chờ cho chất kháng sinh thẫm thấu vào lớp thạch mặt, nh­ng vi khuẩn ch­a mọc.

Tiếp đó để tủ ấm 370C; khoảng 12 – 18 giờ sau, đọc kết quả.

Do đ­ờng kính vòng vô khuẩn, là đ­ờng kính đi qua tâm vòng tâm khâu, tới mép vòng vô khuẩn. Số l­ợng địa thạch yêu cầu đ­ợc tính theo công thức:

X = AxB/C

X : Số đĩa thạch cần chuẩn bị

A : Số l­ợng cây thuốc (mẫu) cần thử.

B : Số vi khuẩn cần thử.

C : Số l­ợng vòng khâu đạt trong từng đĩa.

Với ph­ơng pháp này chúng ta cũng có thể tiến hành định l­ợng, hàm l­ợng Phytoncid có trong d­ợc liệu đ­ợc khi so sánh với chất chuẫn.

Cánh đánh giá kết quả: tuỳ theo m­c độ mẫn cảm của vi khuẩn với từng loại thuốc cần thử mà ta chia ra các mức độ sau:

Vi khuẩn rất mẫn cảm với thuốc: đ­ờng kính vòng vô khuẩn sẽ lớn hơn 30mm . Thuốc xẽ có tác dụng rất tốt trong điều trị .

Vi khuẩn ít mẫn cảm với thuốc, đ­ờng kính vòng vô khuẩn khoảng 20-30mm với thuốc này muốn điều trị ta phải tăng liềuđiều trị lên so với liều đang dùng .

Vi khuẩn không chịu tác dụng của thuốc thì xung quanh ống khuẩn xẽ không xuất hiện vòng vi khuẩn .Thuốc này xẽ không đ­ợc dùng trong điều trị .

b) Ph­ơng pháp của giáo s­: Đặng Văn Ngữ

Các mẫu d­ợc liệu cần nghiên cứu đem nghiền nát thành bột rồi nén thành viên bánh trụ cao 0,8cm đ­ờng kính 0,3cm đạt viên vào hộp lồng đã có thạch để tủ lạnh 40C /6h chờ hoạt chất kháng sinh từ khuyếch tán ra ngoài môi tr­ờng. Sau lấy hộp lồng từ tủ lạnh ra, đặt vào chuông thuỷ tinh có chứa các đĩa thạch kể trên. Chuyển thạc đĩa vào tủ ấm 370C trong 12 giờ sau đọc kết quả bằng cách do vòng vô khuẩn xung quanh chân viên nén.

Ph­ơng pháp này tránh đ­ợc việc sử dụng các khâu nh­ng lại phải dùng những ph­ơng tiện cồng kềnh khác: Máy nghiền d­ợc liệu, máy nén viên trụ…

Chú ý: Ph­ơng pháp này rất nguy hiểm nhất là khi nghiên cứu những loại vi khuẩn gây bệnh chung giữa gia súc và ng­ời.

c) Ph­ơng pháp thử các Phytoncid bay hơi với các vi khuẩn hiếu khí:

Có nhiều cách làm, ở đây chúng tôi giới thiệu ph­ơng pháp của giáo s­ Rudat ng­ời Đức. Ph­ơng pháp này đ­ợc áp dụng phổ biến hơn cả. Cách làm nh­ sau:

Lấy 2 nữa hộp lồng có đ­ờng kính bằng nhau. Nửa trên của hộp lồng ta đổ thạch và cấy vi khuẩn cần thử. Nửa d­ới hộp lồng ta đặt chất thuốc là những Phytoncid bay hơi (d­ợc liệu giã nhỏ, tinh dầu nguyên chất, bông tẩm n­ớc cốt của d­ợc liệu…).Gắn parafin đặt tủ ẩm 37oC/12 giờ đọc kết quả. Nếu kháng sinh bay hơi này có khả năng ức chế vi khuẩn thí nghiệm, thì nửa trên của hộp lồng, vi khuẩn không mọc, hay mọc rất ít so với đối chứng.

d) Ph­ơng pháp thử Phytoncid với vi khuẩn kỵ khí

Ph­ơng pháp này đ­ợc áp dụng chủ yếu ở các cơ sở nghiên cứu: Cục, Viện và Tr­ờng của Trung ­ơng để đảm bảo tính chất an toàn khi nghiên cứu một d­ợc liệu nào đó, còn ở các cơ sở sản xuất: các Chi cục Thú y và trại chăn nuôi tập thể… hiện nay ch­a áp dụng.

Tr­ớc khi tiến hành Ph­ơng pháp nay, ta phải loại bỏ hết tạp chất gồm: tanin, gôm, protein của d­ợc liệu. Rồi bằng Ph­ơng pháp làm lạnh, để lấy hết không khí trong môi tr­ờng nuôi cấy đi. Cho d­ợc liệu thí nghiệm. Với các nồng độ khác nhau vào môi tr­ờng nuôi cấy vi khuẩn. Đặt ống nghiệm vào tủ ấm 370C trong 12 giờ sau đọc kết quả.

Ph­ơng pháp này hiện nay còn một số điểm ch­a thống nhất phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh thêm.

Trong thực tế ta có thể nuôi vi khuẩn ở môi tr­ờng n­ớc thịt có gan phía trên tráng một lớp dầu parafin để tạo môi tr­ờng yếm khí. Sau khi cho các Phytoncid cần thử và cấy vi khuẩn vào, ta cũng đặt tủ ấm 370C/12 giờ sau độc kết quả.

Nếu ống nghiệm vẫn trong suốt, giữ nguyên mẫu canh thang, tức là vi khuẩn không phát triển đ­ợc, chứng tỏ Phytoncid đó có tác dụng chống vi khuẩn yếm khí.

2) Ph­ơng pháp định l­ợng

Mục đích của Ph­ơng pháp:

Định l­ợng cho ta biết đ­ợc mức độ tác dụng mạnh của Phytoncid. Th­ờng sử dụng các Ph­ơng pháp sau để tiến hành định l­ợng.

1) Ph­ơng pháp hệ nống độ pha loãng

Nó đ­ợc áp dụng rộng rãi khi nghiên cứu vi khuẩn học và tính chống chịu kháng sinh ở cả 2 loại môi tr­ờng đặc biệt (thạch) và lỏng (canh thang).

a- Trong môi tr­ờng đặc: Dung dịch chất cần thử (Phytoncid) đã pha sẵn trong n­ớc cất vô trùng, nồng độ 1/10: 1/100 sau đó cứ 1ml chất thử ở các nồng độ khác nhau đem trộng đều với 4ml môi tr­ờng thạch ở 45-480C trong ống nghiệm vô trùng, lắc thật đều để yên cho môi tr­ờng đông lại, sau đó nuôi ống cây một vật nhỏ vi khuẩn cần thử lên mặt thạch, đặt tủ ấm 370C/12 – 18 giờ sau đọc kết quả, ta tìm đ­ợc nồng độ thấp nhất có tác dụng của thuốc với vi khuẩn. Đó là nồng độ tối thiểu tác dụng của chất kháng sinh.

b- Trong môi tr­ờng loãng: Ph­ơng pháp này đã đ­ợc Fleming dùng để xác định tác dụng d­ợc lý của Penixilin. Ph­ơng pháp này cũng cơ bản giống Ph­ơng pháp trên nh­ng đ­ợc thay 4 ml thạch bằng 4ml canh thang và cấy vi khuẩn cần thử vào. Yêu cầu của Ph­ơng pháp này: số l­ơng vi khuẩn cấy vào từng loại nồng độ giống nhau. Th­ờng là lấy 1 que cấy.

Yêu cầu chung của Ph­ơng pháp hệ nồng độ pha loãng là:

+ Số l­ợng vi khuẩn trong từng nồng độ phải đ­ợc xác định và ít nhất là phải giống nhau về số l­ợng vi khuẩn.

+ Vi khuẩn thí nghiệm phải nuôi trong môi tr­ờng luôn luôn có các thành phần giống nhau với nhiệt độ xác định và tuổi giống nhau.

+ Trong môi tr­ờng loãng, muốn có kết quả chính xác về nồng độ tối tiểu tác dụng, ta có thể chọn 2-3 ống nghiệm liền nhau ở nồng độ nghỉ ngờ , cấy lên 2-3 đĩa thạch để tủ ấm 24 giờ (mỗi ống cấy 1 đĩa). Nếu vi khuẩn ở đĩa nào không mọc (nh­ng phải liền với ống có nồng độ thấp hơn vi khuẩn vẫn mọc). Ta gọi nồng độ ở đĩa đó là nồng độ tối thiểu tác dụng của Phytoncid với vi khuẩn cần thử.

2) Ph­ơng pháp khuếch tán:

Ph­ơng pháp náy đ­ợc áp dụng phổ biến ở các cơ sở sản xuất do Reddish tìm ra năm 1920 sau đó đ­ợc Abranam (1941) cải tiến để xác định hàng loạt tính kháng khuẩn của penixilin.

Nội dung và Ph­ơng pháp tiến hành nói chung giống Ph­ơng pháp đặt khâu của Healley, chỉ khác: mỗi một ống khâu trong hộp lồng ta nhỏ một loại nồng độ kháng sinh nhất định. Trong từng hộp lồng ta nên bố trí xen kẽ có khân nhỏ dung dịch chuẩn đã biết tr­ớc nồng độ để sau này đánh giá, so sánh xem mức độ tác dụng của từng nồng độ so với thuốc chuẩn. Đặt hộp lồng vào tủ 370C/12 – 18 giờ sau đọc kết quả.

3) Ph­ơng pháp xác định độ đục

Ph­ơng pháp nàu rất chính xác và nhanh, chỉ trong vòng 2-3 giờ chờ vi khuẩn mọc.

Ph­ơng pháp này dựa trên cơ sở quan hệ số học giữa mức độ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn với nồng độ của Phytoncid có trong dung dịch.

Ng­ời ta pha loãng dung dịch chuẩn của Phytoncid ở các nồng độ khác nhau nh­ ph­ơng pháp hệ nồng độ pha loãng. Dung dịch này đem trọng vào môi tr­ờng canh thang. Cấy vi khuẩn vào. Mỗi ống nghiệm một que cấy vi khuẩn để khống chế nồng độ vi khuẩn trong từng ống là giống nhau. Đặt tủ ấm 370C sau 2 – 3 giờ. Ta có thể đo độ đục của môi tr­ờng để biết tốc độ phát triển của vi khuẩn, bằng máy đo quang kế Spekol hoặc các pek ở phòng thí nghiệm.

Nồng độ tác dụng của dung dịch Phytoncid cần thử đ­ợc tính theo mức độ tác dụng của dung dịch Phytoncid chuẩn đã biết tr­ớc nồng độ.

Ph­ơng pháp này yêu cầu hàng ngày xác định đồ thị của nồng độ dung dịch chuẩn.


Cây tỏi
Tên khác : Đại toán (Trung Quốc)

Tên Khoa học: Allium sativnm.I

Họ Hành tỏi: Liliaceae.
I- Phân bổ và mô tả cây

Tỏi có nguồn gốc ở Siberi. hiện dược trồng ở khắp nơi của Châu á, Châu Âu, Việt Nam ta có thể trồng Tỏi ở mọi miền nh­ng tập trung nhiều ở huyện Kim Môn – Hải H­ng và Gia Lâm – Hà Nội. Ngoài mục đích làm thuốc, làm gia vi, Tỏi cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu lấy ngoại tệ.

Tỏi là cây nhỏ mọc tử củ lên. Cây cao chừng 20 – 40 cm. Thân giả mang nhiều lá dài, hẹp. Giữa củ mọc lên một cuống mang một số hoa ở đỉnh, bọc trong một mô mổng. Hoa Tỏi có màu trắng hay phớt hồng. N­ớc ta trồng tỏi vào khoảng 10 - 11 d­ơng lịch trên nền đất tơi xốp nhiều mùn. Tỏi củ sẽ đ­ợc thu hoạch vào tháng 1 năm sau, phơi khô, treo lên nóc nhà dùng đần.

II- Bộ phận dùng và cách chế biến

Ta dùng ánh Tỏi (Bulbus allii) là củ cây tỏi mà ta th­ờng dùng làm vị thuốc

Chế cồn tỏi 1/5 với cồn 60%, cồn này bảo quản trong tủ lạnh 6 tháng vẫn còn tác dụng.

III- thành phần hoá học

Trong tỏi có một ít iod, protein và tinh dầu. Cứ 100kg tỏi củ sẽ thu đ­ợc 60 – 200 gam tinh dầu. Hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là aliin C6H10 OS2. Aliin có ở tinh dầu tỏi. Nó là một hợp chất Sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh với tụ liên cầu - Staphylococcus, Streptococus, Salmonella, E.coli, tả, lỵ, trực khuẩn gây bệnh bạch hâu và vi khuẩn gây thối rữa.

Trong tỏi t­ơi, không có chất alixin ngay mà có chất aliin, một axit amin. D­ới tác dụng của men alinaza cũng có trong củ tỏi, mới cho chất alixin. Quá trình thuỷ phân của aliin chỉ xẩy ra khi nó gặp men alinaza trong môi tr­ờng n­ớc. Điều này giải thích cho ta tại sao khi sử dụng tỏi cần phải nghiền hay gĩa nát rồi ngâm trong n­ớc cất lạnh. Sự thuỷ phân của aliin diễn ra theo phản ứng:

NH2

Men alinaza

2CH2=CH-CH2-SO-CH2-CH-COOH +

HOH

aliin


O O

CH2=CH-CH2-S-S-CH2-CH+CH2 + 2CH3-C-COOH + 2NH3

alixin axit pyruvic
IV- Tác dụng d­ợc lý

1. Đối với vi sinh vật gây bệnh.

Alixin có hoạt phổ kháng sinh rất rộng và mạnh. Thực tế có tác dụng với cả vi khuẩn lẫn virut và cả nguyên sinh động vật.

Kết quả kháng sinh đó của Alixin với vi khuẩn:

Đ­ờng kính vòng vô khuẩn với Staphylococcus : 42mm

Với Shigella fexneri : 32mm

Với Shigella Shiga : 42mm

Với E.Coli : 36mm

Với Salmonella typhy : 36mm

Với B.subtilis : 46mm

Hâu hết các loại vi khuẩn gây bệnh cho ng­ời và gia súc ở giai đoạn dinh d­ỡng đều bị tỏi tiêu diệt. Tác dụng diệt khuẩn của alixin rất mạnh. Trong ống nghiệm alixin pha loãng ở nồng độ 1/85.000 – 1/125.000 đã đủ sức ức chế sự phát triển của cầu trung Staphylococcus, Stretococus, Salmonella... cũng trong điều kiện nh­ thế cloramphenicol pha loãng ở nồng độ 1/5.000 vẫn không có tác dụng với Salmonell.

Thực tế tỏi còn có tác dụng diệt cả virut cúm gây bệnh cho ng­ời.

2. Đối với nguyên sinh động vật.

N­ớc tỏi 5% ức chế rất nhanh sự hoạt động của Amip. Khi tiếp xúc với alixin, amip co lại thành một khối tròn, mất khẳ năng vận động và bám vào thành ruột. D­ới tác dụng của n­ớc tỏi 5% những con amip còn sống sót cũng mất hết khẳ năng sinh sản.

3. Đối với gia cầm, gia súc và ng­ời:

Tỏi đ­ợc coi nh­ một vị thuốc “bổ” nó có tác dụng kích thích sự tiêu hoá do làm tăng khẳ năng tiết dịch vị, dịch mật, dịch ruột.

Tỏi còn làm tăng sự hấp thụ Vitamin B1 theo cơ chế :

Alixin + Thiamin === Alithiazin, chất này đã cõng vitamin B1 hấp thụ nhanh chóng qua thành ruột.

Với gia súc, gia cầm, ăn tỏi th­ờng xuyên còn có tác dụng kích thích tăng trọng và đề phòng đ­ợc một số bệnh: Tụ huyết trùng, th­ơng hàn, bạch lỵ...

ở ng­ời, cồn tỏi 1/5 trong cồn 60% liền XX – XXXX giọt một ngày, chia 2 lần, có tác dụng làm giảm huyết áp do làm giãn mạch quản.

V. Cơ chế kháng sinh

Alixin – một kháng sinh thảo mộc rất mạnh, là do



  1. Nguyên tử oxy hoạt động trong phân tử Alixin.

- Alixin cạnh tranh với axit amin cystein – yếu tố sinh tr­ởng và phát triển hầu hết các vi khuẩn gây bệnh ở ng­ời và gia súc.

Vì vi khuẩn bị mất yếu tố sinh tr­ởng nên không phát triển đ­ợc.

*Đặc điểm của kháng sinh alixin

- Alixin dễ bị nhiệt và ánh sáng phân huỷ, làm mất nguyên tố oxy hoạt động vì thế làm mất tác dụng kháng sinh. Nhiệt độ cáng cao, khả năng diệt khuẩn của tỏi càng giảm. Trong khi chế biến, không cho tỏi tiếp súc với nhiệt độ cao (đun, sắc…)

- Alixin tinh khiết là một chất dầu không màu hoà tan trong cồn, benzen, ether, trong n­ớc không ổn định, dễ bị phân huỷ, trong môi tr­ờng axit nhẹ dễ bị ảnh h­ởng. Khi pha chế thuốc để tiêm hay dung dịch nhỏ mũi tốt nhất nên pha trong môi tr­ờng axit nhẹ.

- Alixin dễ gây kích ứng da và niêm mạc. Ta có thể dùng tỏi hay cồn để xoa bóp ngoài da, điều trị các ổ viêm ở thời kỳ :sung – nông - đỏ - đau.

- Alixin không bị PABA (a xit paraamino benzoic) cạnh tranh. Ta dùng tỏi điều trị rộng rãi các vết th­ơng có mủ.

VI.- Liều l­ợng

Trâu – Bò – Ngựa : 30– 40g tỏi củ.

Dê – Cừu – lợn : 10 –20g.

Thỏ – Gia cầm : 1 – 2g.



VII- ứng dụng và một và bài thuốc kinh nghiệm

Dùng tỏi chữa các chứng bệnh viêm đ­ờng tiêu hoá: Dạ dày và ruột do vi khuẩn amip gây ra, cả ở thể mãn và thể cấp, đều cho kết quả rất tốt.

- Chữa các chứng liệt dạ cỏ, ch­ớng bụng đầy hơi, táo bón, của tất cả các động vật nuôi.

- Chữa các bệnh về đ­ờng hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.... do

alixin đ­ợc bài tiết qua đ­ờng hô hấp.

- Dùng chữa các ở viêm áp xe, chín mé, vết th­ơng nhiễm trùng đều cho kết quả tốt. Nếu đem so sánh với việc chữa bằng Penicilin thì dùng tỏi chữa vết th­ơng nhanh lành hơn. Một bài thuốc kinh nghiệm.

1.- Bệnh liệt dạ cỏ trâu bò

3 – 4 củ tỏi giã cho hoà trong 300 ml r­ợu cho uống.

2.- Vết th­ơng nhiễm trùng, bệnh thối loét da thịt của lợn.

Rửa sạch vết th­ơng bằng n­ớc chè đặc hay các n­ớc lá chát khác. Sau cùng rửa lại bằng n­ớc tỏi 10%.

Tỏi giã nhỏ trộn với dầu thực vật và than xoan l­ợng nh­ nhau nghiền nhỏ, trộn thật đều rôi bôi, phết vào vết th­ơng sau khi đã rửa sạch.

3.- Chữa lợn đóng dấu.

Dùng 30 – 40 gr tỏi giã nhỏ, trộn trong 100 ml n­ớc cất 2 lần lắc kỹ, chờ 2 – 3 giờ lọc qua gạc vô trùng (8 lớp), tiêm bắp sâu từ 2 – 5 ml cho 1 con lợn tuỳ trọng l­ợng, tiêm 2 lần trong ngày.

4.- Chữa giun chỉ vịt

Mổ b­ơu lấy hết giun, sau đó dùng tỏi giã nhỏ trộn lẫn với than xoan hay than hoạt tính, thêm dầu thực vật l­ợng nh­ nhau, nghiền thật mịn rồi bôi lên vết mổ.
cây tô mộc

------------------

Tên khác: gỗ vang, vang nhộm. tô ph­ợng (phát triển ở Tô Ph­ợng Trung Quốc)

Tên khoa học : Caesalpinia Sappan. L

Tên họ : Họ Vang (Caesalpiniaceae).


  1. Mô tả cây và phân bộ:

Tô mộc là cây cao có khi trên 10mét. thân và cành già có gai nh­ng ít và nhỏ. cành nhỏ có nhiều gai và gai sắc hơn, là kép lông chim chẵn, có từ 12 -15 đôi lá chét, hơi hẹp ở phía d­ới, tròn ở đầu, mặt trên nhẵn, mặt d­ới có nông. Hoa năm cánh có màu vàng mọc thành chùm, nhị hơi lồi ra, bầu hoa phủ lông xám, quả có phủ một lớp lông dầy, dài 7 -10 cm, rộng 3 - 4 cm, trong quả có 3 - 4 hạt, Khi chín hạt có mầu nâu đậm.

Tô mộc mọc hoang và đ­ợc trồng ở khắp nơi trong n­ớc, Miền núi mọc thành rừng lớn. Tr­ớc đây việc khai thác Tô mộc chủ yếu dựa vào thiên nhiên hoang dại. Một vài chục năm gần đây do tình trạng khai thác rừng quá bừa bãi nên Tô mộc thiên nhiên ngày càng khan hiếm, đến nay hầu nh­ đã cạn kiệt.

II . Bộ phận dùng và cách chế biến

Chỉ dùng phần lõi gỗ, mầu đỏ sẫm, đã đ­ợc phơi khô của cây tô mộc (ligmum caesalpiniae sappan), Các hoạt chất tập trung trong lõi gỗ thân cây và các cành to. Tốt nhất là lấy ở những cây đã trên 10 năm tuổi. Ng­ời ta dùng gỗ đỏ xẫm này chẻ mỏng phơi khô để chế thành các dạng n­ớc sau:



  1. Ngâm kiệt:

Gỗ Tô mộc chẻ mỏng ngâm trong n­ớc theo tỷ lệ thuốc/ n­ớc là 1/10. Ngâm ít nhất 48 giờ. N­ớc màu đỏ sẫm. N­ớc ngâm kiệt càng lâu tác dụng kháng sinh càng tốt, có thể ngâm kéo dài 2 – 3 tuần lễ.

  1. Dạng sắc đặc và cao:

Sắc Tô mộc nh­ sắc thuốc bình th­ờng, gộp 3 lần n­ớc sắc lại cô cách thuỷ ở 800C thành các dạng cao sau :

  1. Cao lỏng d = 1,07 – 1,26 l­ợng n­ớc còn khoảng 20%.

  1. Cao mềm.

  1. Bột cao Tô mộc : Xấy cao tô mộc đén khô ở nhiệt độ 60 – 800C. Tỷ lệ bột cao khoảng 9% so với gỗ khô. Chế tô mọc theo các dạng cao và bột nh­ trên, ta tiện bảo quản, đẽ sử dụng và lại làm tăng khả năng diệt khuẩn.

  1. Dạng viên :

Trộn cao Tô mộc với bột của các d­ợc liệu khác nh­ ngũ bột tử, búp ổi…với tá d­ợc dính, dập thành viên tô mộc.

Thành phần của một viên tô mộc gồm :

Bột cao tô mộc 0,125 gr

Búp ổi 0,125 gr.

Tá d­ợc vừa đủ 0,750 gr.


  1. Brômmôtômộc :

Gỗ tô mộc ngâm ngập trong n­ớc Boratnatri 40%, tác dụng chữa bệnh của thuốc tăng lên rất nhiều. Thú y dùng thuóc này rửa vết th­ơng cho gia súc, không gây đau, rát, con vật ít liếm, do đó vết th­ơng mau lành.

  1. Dạng Glyxêrôtômộc :

Cách chế dung môi kép gồm :

Glyxerin 3 ml (30g)

N­ớc cất 17 ml (170g)

Cồn 90% vừa đủ 100 ml. (1lit)

Trộn đều glyxerin trong n­ớc cất sau đó thêm cồn 90% vào vừa đủ 100 ml.

Gỗ tô mộc chẻ mỏng hay mạt c­a tô mộc ngâm trong dung môi kép trên, tỷ lệ 1/5. Ngâm 2 lần, mỗi lần 48 giờ. Trộn đều n­ớc ngâm 2 lần để sử dụng. So với n­ớc sắc tô mộc ở dạng bào chế này hoạt lực kháng khuẩn tăng lên gấp 200 lần.



III – Thành phần hoá học

Trong gỗ tô mộc có tanin, axit galic, Sappanin (C12H12O4) tinh dầu và brasilin C16H14O5 trong đó brasilin là hoạt chất chính. Brasilin là chất kết tinh hình kim, mầu vàng, dễ tan trong n­ớc, tan nhiều hơn trong r­ợu. Với kiềm cho màu đỏ (lợi dụng tính chất này để kiểm tra sự có mặt của Brasilin trong n­ớc tiểu của gia súc). Brasilin khi bị o xy hoá sẽ chuyển thành braseilin có tác dụng sát khuẩn mạnh hơn. Ngoài brasilin, tanin trong gỗ tô mộc cũng là hoạt chất phụ. Nó có tác dụng làm se niêm mạc, cầm máu, chống dịch thẩm xuất.

IV.- tác dụng d­ợc lý :


  1. Với vi khuẩn :

Theo nghiên cứu của phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng (1961)và bộ môn Dược lý trường Đại nọc Nông nghiệp I (1974), nước sắc tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh với nhiều vi khuẩn. Với vi khuẩn Staphylococcus chủng 209P, vòng vô khuẩn 28 mm, Staphylococcus piosenes 26 mm. Shigela dysenteria shiga 26 mm. Ngoài ra nó còn có tác dụng cả với vi khuẩn uốn ván và nhiệt thân. Nồng độ tối thiểu của tô mộc có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh thú y nh­ sau :

Nhóm Staphytococus khoảng 55g - 70 g/ 1 ml

Bacillus anthrasis 85 g / 1 ml

Clostridium tetani 100 g / 1 ml.



  1. Với cơ thể :

Theo M.Gabor và B.Horvath (1952) thì brasilin và brasilein có tác dụng kháng histanin, do chúng có tác dụng khoá men histidindecarboxylaza, nên histamin không được hình thành từ histidin. Hiện tượng dị ứng không xẩy ra. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột bạch và tổ chức sinh thiết của thận.

-Lô 1 tiêm histamin chlohydrat 1.5% không tiêm nước sắc tô mộc.

- Lô 2 trước khi tiêm histamin chlohydrat 1.5% ba mươi phút, tiêm nước sắc tô mộc vào xoang phúc mạc.

Kết quả lô 1 bị dị ứng: xung quanh mắt chuột bị ngứa, niêm mạc mắt đỏ.

Theo M. Ganor, B. Horvath, L. Kiss và Z. Dirner (1952), brasilin và brasilein còn làm tăng cường tác dụng của hormon tuyến thượng thận cả về biên độ và thời gian trên ruột hay tử cung cô của thỏ.

Theo Tú Tá Hạ và Diêm ứng Bổng (11954 - 1956), khi nghiên cứu toàn diện tác dụng dược lý của tô mộc cho kết quả như sau:

Trên tim ếch cô lập, ở liều vừa phải, nước sắc tô mộc có tác dụng làm tăng co bóp. Thời gian càng lâu, tác dụng càng rõ. Nếu dùng 0,2ml dung dịch nước sắc tô mộc 20% có thể khôi phục lại hoạt động của tim ếch sau khi đã ngừng đập do dùng nước sắc 20% của chỉ thực. Hay khi đã bị các thuốc: cloralhydrat, quinin clohydrat, pilocarpin, eserin salicylat ức chế, làm giảm hắn co bóp. Nước sắc tô mộc cũng làm co mạch mạch quản ngoại vi (màng bơi chân ếch). Tiêm nước sắc tô mộc vào tĩnh mạch chó đã gây mê, thấy dung tích của thận không thay đổi. Đồng thời nó cũng không làm ảnh hưởng đến hô hấp và huyết áp của chó khi gây mê.

Trên ruột cô lập, nước sắc có tác dụng ức chế hoạt động của cơ trơn ruột không rõ lắm, nh­ng nếu tiêm d­ới da hay xoang phúc mạc cho chó sẽ gây nôn và tiêu chảy. Trên tử cung cô lập khi dùng phối hợp với hormon tuyến thượng thận có tác dụng ức chế rất rõ.

Với hệ thần kinh trung ương, nếu dùng nước sắc tô mộc cho chuột nhắt, thỏ, chuột bạch uống, thụt trực tràng hay tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da đều gây ngủ. Liều lớn có thể gây mê, cao gây chết. Thuốc có tác dụng đối kháng với tác dụng hưng phấn của trung khu hoạt động do strychnin và cocain gây nên.

Trên lâm sàng, tô mộc được coi là vị thuốc cầm máu, dùng khi vật nuôi hay ng­ời bị các chứng viêm nhiễm gây chảy máu đ­ờng tiêu hoá, sinh dục tiết niệu, hô hấp. Đặc biệt tốt khi gia súc cái sinh đẻ bị chảy máu nhiều.

V. Cơ chế tác dụng.

Cơ chế tác dụng của kháng sinh tô mộc chíng là do hoạt chất brasilin và brasilein quyết định. Công thức cấu tạo của chúng nh­ sau:

Cả 2 dạng phenol và quinoid đều có tác dụng kháng khuẩn, nh­ng ở dạng qiunoid tác dụng kháng khuẩn lại mạnh hơn, do nó là 1 trong 4 loại dẫn xuất của chronon có tác dụng kháng sinh.

Đặc điểm của kháng sinh tô mộc.

- Chịu đ­ợc sáng và nhiệt độ cao trong thời gian dài, lâu. Với các dạng bào chế ở trên và nhiệt độ khi chế biến 100oC mà brasilin và brasilein vẫn không bị mất tác dụng kháng sinh. Trong lâm sàng ta có thể dụng tô mộc d­ới nhiều dạng bào chế tuỳ điều kiện cụ thể: ngâm kiệt, sắc đặc, chế cao lỏng, đặc hay bột…mà tác dụng trị bệnh vẫn đ­ợc đảm bảo.


  1. Không bị men trypxin và pepxin ở đ­ờng tiêu hoá phân huỷ mất ác dụng kháng sinh. Khi điều trị cho uống đ­ợc để hạ giá thành.

  1. Hoạt chất brasilin và brasilein trong thuốc duy trì thời gian tác dụng và tồn tại lâu trong cơ thể. Trên trâu có thể tới 72 giờ sau khi uống. Thuốc đ­ợc thải ra ngoài chủ yếu qua thận và đ­ờng tiêu hoá.

  1. Thuốc an toàn, không độc. Chỉ số điều trị lớn. Liều độc trên đại gia súc tới hàng trăm lần. Trâu có thể uống một lần tới 1kg gỗ tô mộc d­ới dạng n­ớc sắc đặc mà vẫn ch­a có biểu hiện trúng độc. Trong khi đó liều điều trị chỉ có 50 gam.

VI Liều l­ợng.

Đại gia súc: 30 – 50 g

Tiểu gia súc: 5 – 10 g.

VII. ứng dụng

Theo đông y, tô mộc có vị ngọt, không độc. Thuốc có tác dụng vào 3 kinh: tâm, can và tỳ. Tô mộc có tác dụng hoạt huyết, thông lạc, khủ ứ, tán phong, hoà huyết. Trị sau đẻ bị ứ chệ, tắc bế kinh, úng thũng hay khi bị đánh làm dập nát, tổn th­ơng cơ và phầm mềm gây thâm tím. Ngoài ra còn dùng làm thuốc săn, se khi bị viêm, chảy máu đ­ờng tiêu hoá, sinh dục tiết niệu, hô hấp… lâu ngày gây thiếu máu suy dinh d­ờng chóng mặt, hoa mắt….

Dùng trị hội chứng tiêu chảy ra máu do bị viêm dạ dày – ruột của vật nuôi: bê viêm phổi, lợn tiêu chảy. Th­ờng kết hợp với ngũ bội tử l­ợng t­ơng đ­ơng sắc đặc cho vật uống tuỳ trọng l­ợng. Với ấu súc nên dùng dạng glycerotomoc hay dạng viên.

Dùng rửa vết th­ơng nhiễm trùng, chảy nhiều mủ, n­ớc bẩn: chế dạng brommotomoc, sẽ giúp vết th­ơng nhanh lành.

Không dùng cho vật đang có thai.


ch­ơngII:

d­ợc liệu chống ký sinh trùng thú y

Tập đoàn ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm, thú nuôi và ong mật của n­ớc ta rất đa dạng và phong phú. Chúng không trực tiếp giết chết nhanh chóng đông vật một cách ồ ạt, nh­ng lại gây nhiều thiệt hại cho nghề chăn nuôi: tranh chấp chất dinh d­ỡng, nhả độc tố vào cơ thể, mở cửa cho các bệnh truyền nhiễm xâm nhập, gây căng thẳng, mất yên tinh (stress), dẫn đến giảm tăng trọng l­ợng của vật nuôi. Đặc biệt, ngoại ký sinh trùng: ve, ghe, rận, dệp… là những kho l­u trữ, bảo tồn, và reo rắc mầm bệnh nguy hiểm sống. Tuỳ vị trí ký sinh, cơ chế tác dụng để chia d­ợc liệu chống ký sinh trùng thú y thành 2 phần:

D­ợc liệu chống ngoại ký sinh trùng (ve, bét, ghẻ, mò, mạt…).

D­ợc liệu chống nội ký sinh trùng gồm (kí sinh trùng đ­ờng tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu sinh dục, cơ bắp, máu …).

Có rất nhiều d­ợc liệu ở Việt Nam (thực vật, khoáng vật) có tác dụng xua đuổi hoặc tiêu diệt các loại ký sinh trùng nói trên.

Kinh nghiệm nhân dân trong lĩnh vực tim kiếm, ứng dụng các d­ợc liều trong điều trị kí sinh trùng cũng không ít. Chúng ta đã và đang kế thừa, tìm cách nâng cao hiệu quả kinh tế của các bài thuốc kinh nghiệm ấy. Khoa học hiện đại sẽ tìm hiểu cơ sở khoa học của chúng trên cơ sở đó sẽ đem lại giá trị khoa học cũng nh­ thực tiễn đáng chú ý.

A. những vị thuốc trị ngoại ký sinh trùng

Tập đoàn ngoại ký sinh trùng của gia súc, gia cầm khá phong phú. ở Việt Nam có một số loại phổ biến, gây tác hại sau đây

+ Ghẻ : trâu, bò, lợn, chó...

+ Ve : bò, chó.

+ Dòi da : trâu, bò, ngựa, cừu (bệnh này phổ biến ở các vùng mới khai hoang).

+ Mặt : gà, ngỗng, mô gà.

+ Rận : trâu, bò, chó.

Chí : ong mật.

Tập đoàn này th­ờng xuyên gây ngoại kích thích, tạo bầu không khí không yên tĩnh cho vật nuôi: vật ngứa ngáy khó chịu, mất ngủ, dẫn đến sự suts cân, chậm lớn. Tác hại này rõ nhất ở những gia súc đang vỗ béo.

Để chữa các tr­ờng hợp bệnh nói trên, tr­ớc đây một số nơi đã dùng các thuốc bảo vệ thực vật – thuốc trừ sâu: 666 (lindan) DDT, dipterex …. Nhìn chung các thuốc này có tác dụng diệt ngoại ký sinh trùng tốt nh­ng vì rất độc với vật nuôi ở liều nhỏ. Cá biệt do thiếu hiểu biết, không biết cách sử dụng nên nhiều nơi đã làm chết gia súc. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã cấm dùng các loại này. Các hợp chất photpho hữu cơ đang đ­ợc dùng phổ biến nh­ng độc tính cũng cao.

Về d­ợc liệu, Việt Nam có khá nhiều vị thuốc (kể cả thực vật và khoáng vật) có tác dụng tiêu diệt hay xua đuổi đ­ợc các loại ký sinh trùng nói trên: Hột mát, hạt củ đậu, hạt na, thuốc cá, mần t­ới, bách bộ, l­u huỳnh… Những vị thuốc này rẻ tiền, dể tìm kiếm, lại tí độc đối với vật nuôi.


Cây hột mát

Cây xa, thàn mát

Antheroporum pierrei - Gagnep.

Thuốc họ cánh b­ớm: Fabaceae hay Papilipnaceae.

1. Mô tả cây

Cây hột mát là cây gỗ, mọc hoang trong rừng, cao từ 8 - 25 m, lá kép lồng chim lẻ gồm 5 - 7 hay 9 lá chét mọc đối, phiến lá chết dài nhẵn, cuống lá chung dài 9 - 12 cm, cuống lá chét dài 6 - 7 mm. Hoa tự mọc thành chùm ở kẽ lá hay ở đầu cành, mầu hồng hay tím nhạt. Quả giáp dài 6cm rộng 3,5 cm không cuống, dầy 1,5 cm - 12 mm. Mỗi quả có một hạt. Hạt hình trứng dài 16 mm, rộng 14mm, dầy 8 - 10 mm mây đỏ nâu, bóng.

2. Phân bố

Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Nam - Trung Bộ: Kỳ Anh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Bình, ở miền Bắc có nhiều ở Hòa Bình.

3. Bộ phận dùng

Dùng hạt. Thu hoạch vào tháng 5 - 6.

4. Thành phần hóa học:

Năm 1940 F.Guichard cho biết trong hạt mát có các chất sau: Dầu, gôm và một số nhựa có dộc đối với cá, một ít rotenon và một chất kết tinh hình lăng trụ, nóng chẩy ở 257oC, có mầu vàng đỏ với a xit sulfuric, không tan trong n­ớc. Một chất khác có tinh thể hình kim, mầu vàng, nóng chẩy ở 195oC, trong a xit sulfuric có mầu đỏ. Các chất này không phải ancalod, cũng không phải glucozid. Không độc với cá.

Hai chất saponin, một có tính axit, một trung tính.

Trong hàng loạt các chất kể trên thì Rotenon là hoạt chất chính dể trị ngoại ký sinh trùng của gia súc. Rotenon còn có ở lá và hạt của cây củ đậu 0,56 - 1,01%; cây dây mật. Rotenon là một chất kết tinh không mầu hay mầu trắng, Điển nóng chảy 1630C. Tan đ­ợc trong n­ớc, trong cồn axeton, Tetrachlorua carbon, Chlorfor, Ether. Rotenon không bền vững đối với nhiệt.

Công thức triển khai của Rotenon:

Rotenon tập trung trong lá mầm, không có trong vỏ hạt.

5. Tác dụng d­ợc lý

- Năm 1940 F.Guichard đã giã hạt mát ngâm trong n­ớc rồi thả cả vào. kết quả cho thấy lúc đầu cá bị kích thích bơi chạy lung tung sau chuyển sang trạng thái say lờ đờ và chết. Các chất độc tấp trung trong lá mầm, không có trong vỏ hạt.

- Làm thí nhiệm trên phiến kính

Bắt cái ghẻ Seccoptes scabiei var và S. bufflei đặt lên làm kính, nhỏ cao hạt mát vào, nếu ở nhiệt độ 190C thì sau 1 phút 50 giây, nết ở 240C thì sau 2 phút 5 giây toàn bộ cái ghẻ đều bị tiêu diệt.

6. Cơ chế giệt ngoại ký sinh trùng

Do quá trình tiếp xúc với thuốc hoặc thông qua đ­ờng tiêu hóa mà rotenon thấm đ­ợc vào cơ thể ký sinh trùng. Trong cơ thể rolenol kết hợp với men hô hấp của tế bào, gây hiện t­ợng rối loạn hô hấp tế bào, nhất là tế bào thần kinh. Từ đó các ngoại ký sinh trùng bị tiêu và chết.


7. Chế biến để chữa ghẻ cho gia súc

- Hạt mát giã nhỏ : 3 phần (30g)

- Hạt dầu trẩu giã nhỏ : 1 phần (10g)

- L­u huỳnh phi : 1 phần (10g)

- N­ớc : 8 phần (80ml)

Trộn đều cả 4 thứ trên, cô cách trủy, sôi trong 30 phút, thành cao đặc sền sệt ( cao hạt mát ) để nguội 37 - 450C dùng bôi lên chỗ ghẻ trên mình gia súc.

8. ứng dụng điều trị

a, Chữa ghẻ cho gia súc


Dùng cao hạt mát chữa ghẻ cho gia súc, tỷ kệ khỏi rất cao đạt 100%.

Với những con bị nặng chữa nh­ sau

- Ngày đầu bôi 1/2 thân.

Ngày thứ hai bôi 1/2 thân còn lại.

Cách 5 đến 7 ngày bôi lại lần 2, thứ lần1.

Qua 2 lần bôi nh­ trên, dù có bị ghẻ nặng, gia súc cũng sẽ khỏi hoàn toàn. Với gia cúc mới bị, ghẻ chỗ nào ta bôi chỗ đó.

Sau khi bôi thuốc khoảng 15 - 20 phút đầu, vật tỏ ra dễ chịu. Sau do thuốc gây kích ứng nhẹ trên da đồng thời con ghẻ cũng bị kích thích bởi thuốc, nên chạy, cắn lung tung, làm cho gia súc ngứa ngáy khó chịu hay quay đầy lại liếm thuốc, con vật bị kích ứng chừng 30 phút, sau trở lại bình th­ờng.

Chú ý khi bôi thuốc:

- Tr­ớc khi bôi thuốc phải tắm sạch cho gia súc bằng n­ớc xà phòng hay n­ớc lá chát.

Không đ­ợc để dây cao hạt mát vào mắt gia súc.

Cố định đầu hoặc rọ mồm lại, không cho gia súc liếm láp nơi bôi thuốc (rọ mồm 30 phút - 1 giờ ).

- Sau 2 lần bôi thuốc, da có thể bị rộp lên, 1 tháng sau da bóng đi không có sẹo.

Khi chữa ghẻ trên mình gia súc phải kết hợp diệt ghẻ ở nền chuồng, sân vận động.

b, Diệt ve (chó, bò, bê), ve cứng (bọ chét) ở thú cảnh : chó, mèo...

Lấy hạt mát ngâm vào n­ớc nóng cho mềm ra, giã nát, ngâm tiếp trở lại vào n­ớc ấm để nguội 370C rồi tắm cho gia súc. N­ớc này có thể diệt cả 2 loại ve ký sinh trên gia súc là ve cứng và ve mềm.


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 2.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương