Giáo trình dược liệu I một số khái niệm c



tải về 2.19 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.19 Mb.
#31239
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

- Giúp cho sự bảo quản thuận lợi hơn.

Các ph­ương pháp bào chế.

I. Bào chế chỉ dùng lửa

1. Sao (hoả chế)

Ph­ơng pháp này hay gặp trong bào chế dư­ợc liệu. Đây là cách dùng sức lửa trực tiếp hay gián tiếp để xử lý dư­ợc liệu. Mục đích của việc sao dược liệu.

- Làm khô d­ược liệu để nghiên cứu hay bảo quản. Có một số dư­ợc liệu phơi khô rồi mới sao, hoặc trong quá trình bảo quản bị mốc đ­a sao lại; Số khác sao ngay từ khi cấy còn t­ơi. Trong quá trình sao, dư­ợc liệu tiếp xúc trực tiếp với sức nóng khô, kết hợp với quá trình đảo liên tục, dư­ợc liệu nhanh đạt đến độ ẩm quy định.

- Làm thuốc có mùi thơm, giảm bớt mùi vị khó chịu, đa số d­ược liệu khi sao lên, đều có mùi thơm, màu vàng đen, nhất là các loại hạt: y dì, thảo quyết minh. Mùi thơm của dư­ợc liệu khi sao là do sự bay hơi của một số tình dầu hay một số chất thơm đ­ược hình thành trong quá trình sao.

- Tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc và men để ổn định d­ược liệu. Với nhiệt độ 80-1200C đa số vi khuẩn, nấm, mốc đều bị diệt.

- Sao để thay đổi tác dụng của thuốc ví nh­ư: thảo quyết minh, hạt ba đậu.

Dụng cụ sao: Dùng chảo gang hay nồi đất dầy để sao d­ược liệu là tốt nhất. Mức độ truyền nhiệt của các dụng cụ này t­ương đối ổn định, nhiệt độ rang từ từ và giữ sức nóng lâu.

Kỹ thuật sao dư­ợc liệu là kỹ thuật điều khiển nhiệt độ và thời gian. Tuỳ mục đích chữa bệnh để sử lý d­ược liệu ở các nhiệt độ khác nhau theo những phư­ơng pháp sao hay gặp sau đây:

a. Sao trực tiếp

* Sao qua (vi sao) là ph­ương pháp xử lý dư­ợc liệu ở nhiệt độ thấp (50-600C), chủ yếu làm khô và thơm d­ược liệu. Ph­ương pháp này th­ường áp dụng cho dư­ợc liệu có cấu tạo mong manh đễ làm khô, dễ cháy (hoa, lá, dâu ngô) và các dư­ợc liệu có hoạt chất không chịu đư­ợc nhiệt độ cao - tinh dầu.

Cách sao: Để khống chế nhiệt độ, ng­ời ta đốt chảo nóng già rồi tắt lửa cho d­ược liệu vào đảo nhẹ cho đến khi dư­ợc liệu trên chảo nóng đều và khô. Hay cũng có thể cho dư­ợc liệu vào chảo đun nhỏ lửa đến lúc d­ược liệu trong chảo nóng đều rồi khô. Ví dụ sao râu ngô, kinh giới, búp chè.

* Sao vàng (hoàng sao) là phư­ơng pháp hay gặp nhất để dư­ợc liệu có mùi thơm, khô, đồng thời cũng để diệt men và chuyển màu dư­ợc liệu.

Kỹ thuật sao: Sử lý dư­ợc liệu ở nhiệt độ 1000C. Mặt ngoài d­ược liệu khô vàng, sức nóng đều, thấm sâu vào trong dư­ợc liệu, lư­ợng n­ước thoát ra, như­ng không làm biến đổi mẩu ở bên trong.

Cách làm: Đốt chảo nóng khoảng 60-700C bỏ dư­ợc liệu vào, đun lửa nhỏ, thời gian đun kéo dài, đảo chậm đến khi d­ược liệu có màu vàng, mùi thơm. Ví dụ: sao bạch th­ược, thảo quyết minh... Trong nhiều tr­ường hợp, ng­ười ta còn sao vàng hạ thỏ để lập lại cân bằng âm d­ương trong các vị thuốc khi trị bệnh mạn tính, bệnh ghép. cách làm: khi d­ược liệu đã vàng đem đổ hay úp chảo d­ược liệu xuống đất đậy kín lại đến khi nguội. Cách sao này có giá trị điều hoà tác dụng d­ược lý của vị thuốc.

* Sao thâm (thấm hoàng sao): Ngoài các mục đích như­ sao vàng, sao thâm còn làm tăng thêm tác dụng kích thích tiến hoá của vị thuốc. Kỹ thuật sao cũng nh­ hoàng sao nh­ng ở nhiệt độ cao hơn và thời gian lâu hơn. Cuối thời gian sao, ta đảo nhanh hơn cho đến lúc d­ược liệu có màu vàng thâm nh­ư cánh gián: sao bạch truật, sao trà...

* Sao tồn tính (hắc sao): Mục đích của phư­ơng pháp này nhằm thay đổi tính năng của thuốc, làm tăng thêm tác dụng cầm máu của thuốc. Sao ở 1200C cho đến lúc dư­ợc liệu cháy khoảng 70%, nh­ưng bẻ bên trong vẫn còn màu vàng, d­ược liệu vẫn ch­a mất hết tính năng.

Cách sao: Đốt chảo nóng già sau đó cho thuốc vào đảo liên tục đến khi bốc khói, tiếp tục đảo nhanh làm cho d­ược liệu cháy đều. Khi d­ược liệu có mầu đen, bắc chảo ra, đậy vung cho d­ược liệu tiếp tục cháy ầm ỉ một lúc nữa. Ví nh­ sao kinh giơí, đỗ trọng, ngãi cứu.

* Sao cháy (sao than): Cũng tiến hành nh­ư trên nh­ng khống chế ở nhiệt độ cao hơn, thời gian lâu hơn, để thuốc cháy đến 80%. Mục đích của ph­ơng pháp này làm cho d­ược liệu chỉ còn tác dụng cầm máu và giải độc. Ví nh­ sao trắc bách diệp bồ hoàng thán.

2. Nung (đoàn)

Cho vị thuốc trực tiếp vào nồi đất, chảo gang để nung, đốt. Cách này hay dùng chế viến các vị thuốc là khoáng vật, vỏ sò, vỏ hà, lô cam thạch (chính là ZnCO3 có lẫn chì, sắt, crôm, magie, cadmi...).Đốt, nung để loại bỏ các chất lẫn trong vị thuốc.

3. Vùi hay lùi

Bọc vị thuốc trong giấy ẩm hay hồ tinh bột rồi vùi vào tro nóng hay lửa nhẹ cho tới khi giấy cháy đen hay bột khô, chờ nguội bóc bỏ lớp ngoài để dùng. Phư­ơng pháp này nhằm lấy bớt hay loại bỏ các chất dầu có trong vị thuốc nh­ư chế nhục đậu khấu.

4.Tẩm sao (trích)

Cách sao này nhằm mục đích điều khiển tác dụng dư­ợc lý của vị thuốc, dẫn thuốc vào cơ quan và bộ phận mong muốn trong cơ thể (dẫn thuốc qui kinh). Dư­ợc liệu sau khi đã thái phiến làm khô, đ­ược tẩm với 5-20% chất lỏng cần tẩm, tiếp tục ủ một thời gian cho dư­ợc liệu thấm gấm đều dung dịch cầm tẩm rồi sao vàng. Hay cũng có thể sau khi đã làm nóng d­ược liệu, ngư­ời ta phun đều chất lỏng cần tẩm, rồi tiếp tục sao vàng. Tuy từng tr­ờng hợp cụ thể mà sao tẩm với chất lỏng sau

* Tẩm r­ượu sao: rư­ợu làm giảm tinh lạnh và tăng khả năng phát tán của thuốc. Sau khi uống, thuốc sẽ đi từ các cơ quan bên trong ra ngoài, từ phía d­ưới lên phía trên cơ thể: sao hoàng liên, hoàng bá...

*Tẩm giấm sao: giấm có vị chua, tinh ôn tác dụng vào can kinh. Thuốc tẩm giấm có tác dụng dẫn thuốc vào gan, giảm đau và bớt mùi tanh nên dễ dùng.

*.Tẩm muối sao: sẽ tăng khả năng dẫn thuốc vào thận, đồng thời có tác dụng diều vị, làm săn, se niêm mạc.

Ngoài ra còn dùng các chất lỏng khác: nư­ớc gừng, n­ước gạo, n­ước tiểu đồng (trẻ em)... Đa số chúng đều là dung môi hoà tan của hoạt chất nên có ảnh h­ởng đến độ hoà tan của hoạt chất trong vị thuốc.

II. Ph­ơng pháp bào chế chỉ dùng n­ước.

Mục đích


  1. Làm cho vị thuốc mềm mại, dễ thái mỏng

  1. Giảm bớt độc tính, tinh khiết, loại bỏ tạp chất.

Phư­ơng pháp dùng n­ước bao gồm:

  1. Rửa (tẩy): làm vị thuốc sạch hết đất, cát bẩn, không đ­ược ngâm lâu.

  1. Ngân (phiêu): tác dụng và cách làm cũng giống nh­ư rửa như­ng ngâm lâu hơn làm thuốc giảm mùi tanh, vị mặn

  1. Dội (bào): cho thuốc vào n­ước lạnh hay nư­ớc sôi tuỳ y chờ một thời gian, khi thuốc mềm ra, bóc bỏ vỏ ngoài bào mỏng: chế khổ hạng nhân, hạt đào... Chú ý:

  1. Không nên ngâm quá lâu sẽ mất hoạt chất, giảm tác dụng trị bệnh.

  1. Trong khi ngâm tuỳ d­ược liệu và mục đích chữa bệnh ngư­ời ta có thể ngâm d­ược liệu trong nư­ớc gạo nếp vo, n­ước gừng, n­ước bồ kết... ngâm rôi lại phơi, phơi rồi lại ngâm để loại bỏ độc chất và tăng thêm tác dụng trị bệnh.

III. Ph­ương pháp dùng cả lửa và n­ước.

  1. Chư­ng hay đồ: đun cách thuỷ vị thuốc nh­ư chế sinh đại, hà thủ ô...

  1. Đun: cho thuốc vào nư­ớc lã luộc chín

  1. Tôi: nung đỏ vị thuốc rồi cho vào n­ớc lã hay n­ước của vị thuốc khác tôi đi tôi lại nhiều lần.

  1. Thuốc sắc:

Là dạng thuốc lỏng, chế bằng cách cho thuốc trộn lẫn với n­ước, rồi sắc bằng lửa trực tiếp hoặc cách thuỷ. Từ thế kỷ 17 trư­ớc Công nguyên người đầu tiên là Y Doãn đã dùng ph­ương pháp sắc thuốc để chữa bệnh.

D­ược liệu trư­ớc khi đ­a và sắc, th­ường đ­ược cắt nhỏ ra. Với thân, cành, cắt dài không quá 2 - 5 cm, bề dày không quá 0,3 mm, quả và hạt cũng không đ­ược dày quá 0,5 mm. Cắt nhỏ xong, cho vào nồi men hay nồi đất, như­ng phải có nắp đậy kín, rồi đổ nư­ớc vào sắc. L­ượng n­ước cho vào, dựa theo các căn cứ sau đây:

- Tuỳ theo hàm l­ượng nư­ớc có sẵn trong d­ược liệu.

- Tuỳ theo thời gian đun sôi lâu hay mau (không thể máy móc theo nguyên tắc 3 bát lấy 1).

- Tuỳ theo tính chất tác dụng của vị thuốc mạnh hay yếu do đó ta có thể cho n­ước theo tỷ lệ sau: với những thuốc tác dụng không mạnh lắm tỷ lệ thuốc/nư­ớc 1/10. Với những thuốc tác đụng dư­ợc lý mạnh tỷ lệ thuốc/nước /400. Ngoài ra còn cộng thêm 15 – 20 % n­ước bù hao do thuốc khô ngấm, n­ước bay hơi khi đun.

Cách sắc


- Cách tốt nhất vẫn là dạng sắc cách thuỷ, để nguội từ từ, gạn, lọc uống. Nh­ưng cách này ít đư­ợc sử dụng trong thực tế chữa bệnh vì cầu kỳ.

- Th­ường hay bỏ vào nồi đất hay men, đậy vung, đun sôi 15-30 phút. Sau đó mới bỏ những vị thuốc có tinh dầu vào, nh­ trần bì, bạc hà, hư­ơng nhu... tiếp tục đậy kín vung, đun nhỏ lửa một lúc, chở nguội bắc ra, gạn lấy nư­ớc thuốc uống. Thuốc sắc chỉ dùng để uống.

Với cách chế biến này thuốc có nhiều tạp chất, hàm lư­ợng tinh dầu bị giảm đi nhiều, một số glucozit có thể bị thuỷ phân và thay đổi tác dụng của một số thuốc khác. Một số thành phần kháng sinh thảo mộc có thể bị mất tác dụng, các enzim bị phá huỷ.

IV. Làm bột

Dư­ợc liệu đã qua giai đoạn cắt nhỏ phơi khô, tiếp tục cho nghiền nhỏ trong các thuyền tán hay trong các máy nghiền ... rồi cho qua rây tuỳ mục đích và cách sử dụng thuốc. Bột thật nhỏ để chữa các bệnh ở niêm mạc mùi, mắt sẽ dùng dây cỡ lỗ 0,01-0,02 mm. Bột to hơn dùng đắp ngoài hay chế các dạng thuốc khác: hãm nấu cao

Ta có thể chế bột của một loại hay bột hỗn hợp của nhiều loại dư­ợc liệu.

Nếu lư­ợng thuốc sử dụng ít d­ới 1 gram ta nên trộn thêm tá d­ược cũng ở dạng bột. Khi thuốc có mùi vị khó chịu, vật nuôi không chịu ăn, phải dựa vào đặc điểm của từng loại động vật mà thêm tá dư­ợc.

Đ. Làm viên

Tuỳ động vật nuôi, có thể làm viên to hoặc nhỏ. Dạng thuốc viên thường bao giờ cũng cho thêm tá d­ược.

1. Làm viên bằng ph­ương pháp lắc thúng (viên tròn)

Đây là một phư­ơng pháp thủ công có tính độc đáo trong bào chế đông y.

Nguyên tắc của phư­ơng pháp lắc thúng là dùng n­ước hay n­ước thuốc loãng và bột gây một nhân nhỏ gọi là con viên sau đó cho bột thuốc bao dần vào xung quanh cho tới mức độ yêu cầu. Ph­ơng pháp này th­ường áp dụng với những loại thuốc không có đ­ường, mật hay ít đ­ờng mật



Dụng cụ cần thiết cho phư­ơng pháp lắc thúng

Dụng cụ nghiền tán thuốc, rây các cỡ

Nồi để nấu hay cô cao

Thúng lắc bằng giang hay cật tre, tốt nhất là thúng nhôm.

Khay men, chậu men, đồ đựng bột thuốc, viên thuốc, chổi quét giống như­ chiếc bút lông to dùng để vẫy n­ước vào viên trong quá trình lắc thúng.

chuẩn bị nguyên liệu làm viên

Những vị thuốc nào có thể nấu thành cao loãng thì nấu để làm chất dính. Vị nào có thể chế thành cao khô hay mềm đem nấu để tăng chất, giảm lư­ợng viên. Vị nào tán thành bột cần tán thật nhỏ, mịn.

Nếu trong đơn không có vị thuốc nào để nấu cao lỏng, dính đ­ược thì mới cần dùng thêm tá d­ược dính.

Tá đ­ược cho thêm có tác dụng đệm (cho dễ làm viên) hoặc kích thích tiêu hoá. Với lợn và chó có thể sử dụng tá dư­ợc có cả 2 tác dụng này.

Trong khi dùng tá d­ược để kích thích sự ngon miệng ta phải chú ý đến các đặc điểm của từng loại gia súc. Ví dụ: với chó, lợn dùng chất ngọt nh­ư đư­ờng mật. Với ngựa dùng chất đắng mặn hay muối khoáng. Trâu bò dùng chất mặn hay chua mặn.

Lư­ợng tá d­ược cho vào vừa phải, th­ờng trong các đơn thuốc không ghi rõ khối l­ợng cụ thể. Ta phải dự định cho thích hợp.

Trong đơn thuốc th­ờng ghi ký hiệu cho tá dư­ợc là G.S. (guantum satis) có nghĩa là cần bao nhiêu lấy bằng ấy.

Cách làm: Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu xong, bắt đầu làm viên. Quá trình làm viên gồm 3 giai đoạn: gây viên con, tạo viên và bao viên.

- Gây viên con:

Cứ 2 kg thuốc bột, dùng khoảng 30g bột cho vào chậu men sau đó cho từ từ chất dính (cao loãng hay hồ tinh bột) trộn cho đến khi bột ­ướt đều (khỏang 60 ml chất dính). Sau đó đ­a bột lên sàng có lỗ khoảng 1 mm, sát cho bột rơi thành các hạt nhỏ vào thúng, lắc thúng nhẹ cho viên thuốc tròn chạy đều trong thúng. Dùng chổi lông nhúng vào n­ớc dính quét đều lên thúng lắc thúng cho hạt tr­ợt đều lên nư­ớc và thấm đều vào hạt. Cứ sau 1-2 phút lại quét nư­ớc dính 1 lần. Lấy thìa canh dắc đều khoảng 1g thuốc bột. Dắc thật đều lên hạt để bột thấm đều trên bề mặt hạt tạo thành một lớp mỏng, vài phút sau lại dắc bột và lắc như­ trên. Độ 30 phút, sau khi con viên đã đủ to, dùng sàng 3 mm để loại những hạt quá nhỏ.

- Làm viên chính thức:

Những hạt to còn lại trên sàng 3mm cho vào thúng lắc, sau vài phút lại cho thêm cao thuốc (n­ước dính) và bột thuốc vào lắc, cứ tiếp tục làm như­ trên hạt thuốc sẽ to dần. Hạt càng to thì l­ượng nư­ớc và bột thuốc cho vào mỗi lần lắc càng nhiều lên. Sau vài lần lắc ta lại sàng các hạt nhỏ ra để lắc thêm cho có kích th­ớc bằng hạt to trên sàng. Khi viên đủ kích th­ước yêu cầu cần sàng qua sàng để viên thuốc có kích thư­ớc không chênh lệch nhau quá nhiều.

Kích thư­ớc của viên thuốc:

Th­ường đối với đại gia súc mỗi viên nặng 2 -5 gr.

Với chó và lợn mỗi viên nặng 0,1 – 0,5 gr.

Với gia cầm 0,1 – 0,3 gr.

- Bao viên:

Khi viên thuốc đã có kích thư­ớc nh­ư ý, đ­a sấy hay phơi khô đạt độ ẩm cho phép. Sau đó sẽ tiến hành bao lại để giữ hư­ơng vị và chống ẩm giúp cho việc bảo quản. Việc bao viên còn làm chi thuốc có hình thức đẹp hơn. Chất dùng bao thuốc viên có thể là hoạt thạch, chu sa, thầu sa, hay những d­ược liệu đã chọn làm tá d­ược đem nấu thành cao nh­ ngải cứu, kim anh hoặc một loại bột thuốc mịn nh­ư bột hoài sơn. Với thuốc viên muốn có tác dụng ở ruột, tránh sự phá huỷ của dịch vị, cần bao nó bằng keratin hoặc salol.

Động tác bao viên cũng giống động tác lắc thúng. Sau khi bao xong, cần đem phải phơi hay sấy khô lại một lần nữa.

2. Trong điều kiện có máy dập viên

Th­ờng loại viên này áp dụng ở các x­ưởng bào chế, cơ quan nghiên cứu, sản xuất hàng loạt. Thuốc đ­ược nén d­ới dạng viên đĩa hoặc viên tròn với một số tá d­ược thuộc loại keo dính.

Ph­ương pháp này đ­ược tiến hành nh­ư sau:

Dập viên đĩa: Như­ viên Berberin, Panmatin, Aspirin, tô mộc, xuyên tâm liên...hiện đang bán trên thị trư­ờng. Tr­ước hết ta phải chuẩn bị nguyên liệu, nghiền thuốc thành bột mịn, chuẩn bị tá dư­ợc. Có thể dùng bột nếp hay các bột dính khác. Tá d­ược thư­ờng dùng từ 15-20 % số l­ượng bột thuốc và dùng nó ở thể keo khô.

Kích th­ước mỗi viên tuỳ từng loại máy, th­ường mỗi viên nặng 0,5 gr trở xuống.



Viên tròn

Từ những mảnh nhỏ nói trên làm hạt gây con viên, ta cho vào một vo viên, máy này đư­ợc nối với một hệ thống quay. Khi máy vo viên quay thì các con viên cũng quay vòng, theo vòng quay của máy. Trong quá trình quay ta cho thêm bột nguyên liệu làm thuốc và phun thêm n­ớc với một tỷ lệ thích hợp. Sau một thời gian quay ta có những viên thuốc tròn, mịn, chắc, đ­a ra phơi hoặc sấy khô đem bảo quản chu đáo.

Các dạng viên khác

Chế viên dạng “trứng” hoặc “đạn”.

Đây là loại thuốc dùng cho các cơ quan đư­ợc che phủ bởi niêm mạc: tử cung, âm đạo, trực tràng...

Ví dụ: thuốc đạn đặt vào đ­ường sinh dục cái, chữa viêm âm đạo, viêm tử cung. Đặt vào trực tràng, hậu môn để kích thích đánh trung tiện, loại trừ các khí độc khi bị chư­ớng bụng đầy hơi.

Để điều chế loại này, ng­ười ta th­ường dùng d­ược liệu ở dạng tinh chế hoặc hoạt chất nguyên. Dư­ợc liệu đư­ợc nghiền nhỏ, mịn, cộng thêm một số chất keo mềm, dễ tan ở nhiệt độ của cơ thể nh­ư gelatin, vazolin. Bảo quản thuốc trong tủ lạnh hay nơi mát mẻ. Khi dùng chỉ cần đặt vào nơi điều trị.

VI. các dạng khác

1. Ngâm rư­ợu

Đây là dạng thuốc rất hay dùng vì có nhiều dư­ợc liệu nếu chỉ dùng ph­ương pháp sắc, ngâm n­ước sẽ không lấy hết đư­ợc hoạt chất, do vậy phải dùng r­ượu để chiết hoạt chất đó ra, sử dụng.

Muốn ngâm r­ượu vị thuốc phải đ­ược nghiền nhỏ hoặc cắt lát, lát cắt càng to thời gian ngâm càng lâu. Sau khi đổ r­ượu ngập thuốc, ngâm.

Phư­ơng pháp phối hợp

Có thể chế biến qua cả mấy dạng: ngâm n­ước, sắc, ngâm rựơu rồi trộn cả mấy dạng này với nhau (vì độ hoà tan của các hoạt chất của vị thuốc trong các dung môi khác nhau sẽ khác nhau). Với thuốc thảo mộc, để khai thác triệt để hoạt chất, chúng ta phải phối hợp như­ trên. Bằng phương pháp phối hợp này sau khi chiết xuất xong, trộn đều các dung môi lại, sẽ đ­ược các dạng thuốc trong hoặc đục lắng cặn. Do đó, khi kê đơn thuốc cần ghi rõ “khi dùng phải lắc kỹ”.

Nguyên tắc cần phải nắm trong phư­ơng pháp chế biến

- Hoà tan những chất dễ hoà tan tr­ước, sau đó mới đến những chất khó hoà tan.

- Một số d­ợc liệu có tác dụng mạnh phải hoà tan tr­ớc, dù nó là vị thuốc dễ hoà tan hay khó hoà tan.

- Khi trộn những thuốc r­ợu với các dung dịch n­ớc phải rót chậm, khuấy đều, để không gây hiện t­ợng vẩn đục.

2. Nhũ dịch

Là dạng thuốc mà thành phần của nó gồm có 2 chất lỏng không hoà tan lẫn vào nhau ở điều kiện bình th­ờng. Do vậy khi muốn hoà tan 2 chất trên phải có những chất trung gian. Chất này gọi là chất nhũ hoá. Chất nhũ hoá gồm 3 nhóm lớn

- Chất nhũ hoá tự nhiên: các hydrat cacbon gồm: arabic, adragant, pectin, tinh bột, thạch, các Anginat, các chất nhầy, saponin, gelatin, protenin.

- Chất nhũ hoá tổng hợp hoặc bán tổng hợp nh­ các chất nhũ hoá điện hoạt anion, xà phòng, chất điện hoạt sation, chất điện hoạt không ion hoá...

- Các chất nhũ hoá rắn ở dạng hạt nhỏ bentonit.

Trong thực tế lâm sàng thú y cũng rất hay dùng dạng này. Thuốc chế ở dạng này gồm 10% dầu, 5% chất chung gian và 85% n­ớc.

ở một số hạt cây chế biến không cần chất trung vì vai trò dính kết đã có trong dầu của hạt rồi.

Ph­ơng pháp tiến hành

+ Ph­ơng pháp thủ công: có một số ph­ơng pháp sau

- Cân chất trung gian xong, cho vào bình thêm dầu vào, khuấy đảo đều, mạnh, liên tục cho đến khi có một dạng dung dịch đồng nhất rồi mới cho dần dần n­ớc vào. Lúc đầu vài ba giọt, khuấy kiên tục, sau cho l­ợng n­ớc nhiều hơn một ít vẫn khuấy liên tục. L­ợng n­ớc cho vào tăng dần lên đến hết và vẫn liên tục khuấy đều.

- Chất trung gian trộn lẫn với 1,5 l­ợng n­ớc rồi cho dầu vào khuấy đảo đều.

- Cho một l­ợng dầu và n­ớc t­ơng đ­ơng trộn lắc thật đều. Sau đó thêm chất trung gian, tiếp tục khuấy đều, mạnh, liên tục.

Với các hạt cây, nếu muốn chế d­ới dạng thuốc nhũ dịch, sau khi cân xong đổ n­ớc sôi vào, đậy vung ngâm 10-15 phút. Hạt tr­ơng nở mềm ra, vớt hạt bỏ vào cối giã, nghiền nhỏ rồi cho n­ớc vào với l­ợng cần thiết, gạn lọc.

+ Dùng máy

Với các ph­ơng tiện thủ công kể trên th­ờng chỉ thu đ­ợc nhũ t­ơng với mức độ phân tán thấp, tiểu phần của từng phần phân tán có đ­ờng kính khoảng 20 – 50 micromet nên không bền vững lâu.

Trong các phòng bào chế hiện đại hay quy mô sản xuất công nghiệp th­ờng dùng các loại máy khuấy trộn hoặc cối xay kéo hoặc máy nén ép, để thu đ­ợc nhũ t­ơng có độ phân tán cao, vững bền hơn. Các loại máy này gọi là máy đồng nhất hoá (homogeniseur). Khi co hỗn hợp đem chế nhũ t­ơng hoặc các nhũ t­ơng còn thô, chạy qua các loại máy này, sẽ thu đ­ợc nhũ t­ơng đại độ phân tán và đồng nhất rất cao rất vững bền.

Dạng thuốc nhũ dịch hay dùng nhiều để uống hoặc có thể bôi ngoài.

3. Cao thuốc

a) Khái niệm

Cao thuốc chính là các chế phẩm điều chế bằng cách cô đến một đậm độ nhất định các dịch chiết thu đ­ợc từ d­ợc liệu: thực vật, động vật khô hay t­ơi với các dung môi thích hợp nh­ cồn, ether, n­ớc...

Thực ra, cao thuốc là những dịch chiết thảo mộc (thuốc sắc) đã đ­ợc cô đặc, nhằm loại bớt một phần hay toàn bộ dung môi để đạt đến một thể chất nhất định.

Cao thuốc có đặc điểm là có thể chứa những chất mà riêng nó không tan trong dung môi dùng để chiết, nh­ng khi có mặt những chất khác trong có d­ợc liệu thì có thể tan đ­ợc. Do quá trình cô d­ới tác dụng của sức nóng, một phần hoạt chất trong d­ợc liệu có thể bị thuỷ phân. Nh­ng lại có một số hợp chất mới đ­ợc hình thành. Vì vậy thành phần của cao thuốc có thể hơi khác với thành phần của d­ợc liệi dùng để điều chế cao.

Cao thuốc th­ờng có tác dụng đầy đủ và dễ sử dụng hơn hoạt chất d­ới tác dụng tinh khiết phân lập từ d­ợc liệu. Do đặc điểm này nên mặc dù cao thuốc là một trong những dạng thuốc lâu đời nhất (thần nông 2.700 năm tr­ớc Công nguyên) và mặc dù ngày nay ng­ời ta đã phân lập rất nhiều hoạt chất từ các d­ợc liệu, nh­ng các cao thuốc và các chế phẩm điều chế từ cao thuốc vẫn còn chiếm một địa vị quan trọng trong thực hành bào chế.

Phân loại cao thuốc: có nhiều cách phân loại cao.

+ Dựa trên thể chất của cao: cao lỏng, cao đặc, cao mềm và cao khô.

Cao lỏng có thể chất gần nh­ xirô, có thể rót chảy dễ dàng.

Cao đặc chứa khoảng 20 – 25 % n­ớc.

Cao mềm có thể chất gần nh­ kẹo gôm, chứa rất ít n­ớc.

Cao khô chứa tối đa 5 % n­ớc, có thể tán thành bột dễ dàng.

+ Dựa trên dung môi: Có thể phân loại cao thuốc thành cao n­ớc (cao cam thảo, cao đại hoàng), cao cồn (cao lỏng mã tiền, cao lỏng Belladon), cao ether, cao n­ớc cồn, cao chloroform.

+ Có thể phân loại theo kỹ thuật chiết: ngâm lạnh, ngâm kiệt...

b) Kỹ thuật điều chế

D­ợc liệu thảo mộc dùng để chế cao th­ờng ở dạng khô, ít ở dạng t­ơi. Vì vậy khi chiết, độ ẩm của d­ợc liệu còn d­ới 5% để khỏi làm loãng dung môi, ảnh h­ởng đến hiệu suất chiết và chất l­ợng thành phẩm. Nếu dùng d­ợc liệu t­ơi, tr­ớc khi băm nhỏ và chiết xuất phải diệt các enzim có ở d­ợc liệu.

Tr­ớc khi chiết, d­ợc liệu cần chia đến độ nhỏ thích hợp tuỳ theo tính chất, dung môi dùng để chiết. D­ợc liệu Việt Nam quy định có thể chia d­ợc liệu đến bột thô (cây số 28), thô vừa (rây số 26), mịn vừa (rây số 24), hoặc mịn (rây số 23).

Chọn dung môi phải phụ thuộc vào tính chất của d­ợc liệu, của hoạt chất và tạp chất có trong d­ợc liệu. Yêu cầu của dung môi là phải chiết đ­ợc nhiều hoạt chất nhất và chiết đ­ợc ít tạp chất nhất. Để đạt đ­ợc điều này đôi khi phải phối hợp nhiều loại dung môi. Điều đáng chú ý là chỉ nên dùng một l­ợng dung môi tối thiểu cần thiết để chiết d­ợc liệu, tránh kéo dài thời gian cô đặc sau này. L­ợng dung môi dùng th­ờng gấp 6-12 lần l­ợng d­ợc liệu.

Tuỳ theo bản chất của dung môi, chọn ph­ơng pháp chiết suất thích hợp. Nếu chọn dung môi là n­ớc tuỳ theo tính chất của d­ợc liệu chọn một trong các ph­ơng pháp chiết suất sau đây: ngâm lạnh, hãm, sắc, hầm, ngâm nhỏ giọt. Hay dùng nhất là ngâm lạnh hay hãm. Th­ờng dùng ph­ơng pháp ngâm lạnh cắt đoạn 2 lần. L­ợng dung môi có thể gấp 8 -12 lần l­ợng d­ợc liệu. Lần ngâm thứ nhất cần 2/3 l­ợng dung môi, thời gian ngâm từ 12-48 giờ tuỳ theo d­ợc liệu (cam thảo 12 giờ, đại hoàng 48 giờ, canh kina không nên ngâm quá 48 giờ vì trong môi tr­ờng n­ớc vi khuẩn, nấm mốc dễ phát triển). Sau khi ngâm, gạn lấy dịch trong và ép bã. N­ớc ngâm để lắng cặn ở nhiệt độ thấp 24- 48 giờ. Lần 2 đỗ hết l­ợng dung môi còn lại vào ngâm tiếp 12 giờ nữa. Gạn lấy n­ớc ngâm để lắng cạn. Sau đó lọc loại tủa, trộn lẫn cả 2 loại n­ớc ngâm đó, tiến hành cô đặc đến thể chất muốn có. Tr­ớc khi cô, có thể đun sôi n­ớc ngâm để loại tạp chất nh­ Albumin, protein (cao cam thảo, cao đại hoàng) hoặc cô dịch chiết còn 1/2-1/4 thể tích bán đầu rồi cho thêm cồn để tủa các hợp chất không tan trong cồn, để lặng cặn, lọc loại cặn, rồi tiếp tục cô đến thể tích cần muốn.

Ph­ơng pháp hãm đ­ợc dùng để chế cao thuốc từ các d­ợc liệu có thể chất mỏng manh: hoa, lá... với dung môi n­ớc.

Nếu dung môi là cồn ngâm nhỏ giọt là ph­ơng pháp tốt nhất, có ­u điểm là cho phần dịch chiết đầu tiên rất đậm đặc, tập trung đ­ợc phần lớn hoạt chất, phần này thừơng đ­ợc để riêng và không làm bốc hơi trong dung môi hay rất ít để hạn chế tác hại của nhiệt độ đối với hoạt chất.

+ Loại tạp chất

Dịch chiết thu đ­ợc th­ờng chứa nhiều tạp chất nh­ chất nhầy, albumin, tinh bột, gôm... (nếu dung môi là n­ớc), chất béo, nhựa (nếu dung môi là cồn, ether) các chất này làm thuốc dễ bị lên men, hôi khét, trong quá trình bảo quản. Vì vậy tr­ớc khi cô đặc cần phải tiến hành loại tạp chất.

- Làm vón các chất nhầy, gồm, albimin... bằng cách đun sôi và cô đặc đến 1/2 - 1/4 thể tích ban đầu, rồi để lắng 2 hoặc 3 ngày ở chổ mát, gạn lọc.

- Làm tủa hợp chất với cồn. Dịch chiết đã cô đặc bằng nửa l­ợng ban đầu, thêm 1-3 thể tích cồn vào để lắng 5-6 ngày ở nơi mát, sau đó gạn lọc. Còn các chất nhựa hoà tan trong dịch chiết đ­ợc loại đi bằng ether, etylic. Ether dầu hoả, parafin. Cũng cô đặc dịch chiết đến 1/2-/4 thể tích ban đầu rồi hoà tan parafin trong dịch chiết nóng đã cô đặc, lắc kỹ, để nguội, parafin kéo theo tạp chất nổi lên mặt khi nguội, tạo thành màng cứng có thể loại khỏi dịch chiết một cách dễ dàng.


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 2.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương