Giáo trình dược liệu I một số khái niệm c



tải về 2.19 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.19 Mb.
#31239
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Do các kết quả trên, việc trồng cây thuốc và nuôi động vật làm thuốc ngày càng phát triển. Việc phát triển d­ợc liệu làm thuốc đang là một yêu cầu cấp bách của xã hội. Chúng ta cần nghiên cứu, phát triển hơn nữa, góp phần bảo vệ sức khoẻ đàn gia súc và phát triển nền kinh tế n­ớc nhà.

Ngành thú y, tiến bộ về mặt này còn chậm, việc chữa bệnh cho gia súc bằng thuốc nam ở các cơ sở ch­a đ­ợc các cán bộ thú y chú ý. Nguyên liệu dùng làm thuốc chữa bệnh cho gia súc hoàn toàn còn phụ thuộc vào bên nhân y và thu hái tự nhiên, chứ ch­a chủ động trồng đ­ợc. Mấy năm gần đây, một số địa ph­ơng cũng có nghiên cứu thí điểm v­ờn thuốc thú y nh­ng bị “phá sản” vì hoặc do thiếu cán bộ, hoặc thiếu kinh phí, hoặc lãnh đạo ở đơn vị đó thiếu quan tâm
cân đong dùng trong đông d­ợc

Trong thực tế hiện nay vẵn đang tốn tại 2 hệ thống đơn vị cân đong khi sử dụng Đông d­ợc

Hệ thống cân đong cũ (theo đồng cân, lạng, cân ta...)

Hệ thống cân đong thông dụng của quốc tế (gam, kilogam, miligam, minilít...)

Để giúp tham khảo, xin giới thiệu t­ơng quan giữa 2 hệ thống này

1 yến: 10 cân bằng 6,048kg. Theo d­ợc điển Trung Quốc thì 1 yến ta bằng đúng 5kg.

1 cân ta: bằng 16 lạng = 0,6048 kg hoặc bằng 0,500kg (DĐTQ, 1963)

1 lạng: 10 đồng cân hay 10 tiền ; bằng 37,77g hay 31,25 g (DĐTQ, 1963).

1 đồng cân: 1 chỉ = 10 phân = 3,77 g,

1 phân: 10 ly bằng 0,377 g hay 0,3125 g (DĐTQ, 1963),

1 lai hay 1ly bằng 0,037 g hay 0, 0031 g (DĐTQ, 1963

1 lắm tay: ­ớc chừng 50 g lá t­ơi hoặc 20 g lá khô,

1 nhúm tay: ­ớc chừng 2 – 3g,

1 thìa cà fê: chừng 5 ml,

1 thìa súp: chừng 15 ml,

1 chén tống: chừng 50 – 60 ml

1 bát: chừng 200 – 250 ml,

1 chai: chừng 700 ml; 1 cút bằng 100ml; 1 gù bằng 300ml...


thu hái, bảo quản và chế biến d­ợc liệu

Thu hái d­ựơc liệu

Mục đích của việc thu hái

- Chủ động nguồn thuốc trong điều trị. Nguyên liệu dùng làm thuốc chỉ sinh tr­ởng và phát triển theo từng mùa, không phải lúc nào cũng có đ­ợc nguyên liệu t­ơi dùng trong phòng, trị bệnh đ­ợc. Đặc biệt hoạt chất có trong vị thuốc cũng không đ­ợc phân bố đều trong tất cả các bộ phận hay tồn tại trong cây cả bốn mùa.

Việc thu hái d­ợc liệu có tầm quan trọng rất lớn. Nhiều khi nó có tác dụng quyết định đến công tác điều trị tốt hay không tốt. Song, trong thực tiễn, chùng ta ch­a quan tâm đầy đủ và đúng đắn. Do đó đã gặp không ít tr­ờng hợp sử dụng và thu hái bừa bãi. Hái lá làm thuốc không đúng mùa vụ, không đúng quy cách, có khi hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh vì không có hoạt chất cần dùng. Ví nh­ Ma hoàng thu hái khi đã có gió mùa đông bắc hay cả vụ đông sẽ ít hay không có tác dụng chữa bệnh nữa vì không còn Ephedrin.

Thực tế cho thấy hàm l­ợng hoạt chất của một cây thuốc thay đổi tuỳ theo bộ phận cây, nh­ng cũng có thể thay đổi theo tuổi cây, theo từng thời kỳ trong năm, thậm chí cả từng giờ trong ngày. Vì thế không có quy luật chung để lúc nào biết có hàm l­ợng hoạt chất tối đa trong cây. Vậy phải thu hái d­ợc liệu nh­ thế nào để đảm bảo đúng quy cách, phẩm chất và hiệu lực chữa bệnh của thuốc? Với mỗi vị thuốc, có một quy định thu hái, sau này đến phần chuyên khoa sẽ giới thiệu kỹ hơn, ch­ơng này chỉ nêu những nguyên tắc chung trong khi thu hái d­ợc liệu.

1- Nguyên tắc thứ nhất ­- thu đúng thời kỳ.

Đối với mỗi vị thuốc cần biết phải thu hái vào lúc nào sẽ cho năng suất và hiệu lực điều trị cao nhất. Ví nh­ cây Benladone, hoạt chất chính là Hyoxyamin đ­ợc tạo ra trong rễ cây, sau đố truyền nên các phần trên mặt đất. ở năm thứ nhất, thân cây khi còn xanh chứa nhiều ancaloit hơn lá. Sang năm thứ 2 vì thân cây bị hoá gỗ nên hàm lư­ợng ancaloit chỉ tập trung nhiều ở ngọn có hoa, khi quả chín thì ancloit lại giảm đi. Vậy khi trồng Benladone lấy ancaloit ở năm thứ nhất ta cắt cành từ chỗ thân còn xanh và các lá trên cành. Sang năm thứ 2 ta chỉ thu ngọn có hoa. Cúc trừ trùng dùng tẩy giun, sán, hàm lư­ợng perrithroid cao nhất ở hoa. Trong mễ hoè khi hoa ch­a nở nhìn giống như­ hạt thóc chứa tới 20 % rutin, nh­ng đến khi nở có cánh mầu vàng l­ợng rutin gần như­ mất hoàn toàn.

T­ơng tự như­ trên khi thu hoạch bạc hà, lấy tinh dầu vào trư­ớc lúc ra hoa.

Tốt nhất nên thu hái lúc khô ráo, giúp việc phơi sấy, bảo quản d­ược liệu thuận tiện. Các cây mang hoa ở ngọn dễ bị hỏng do m­a. Các cây có tinh dầu phải thu hái vào buổi sáng trư­ớc lúc mặt trời mọc.

2. Nguyên tắc thứ hai - thu hái đúng bộ phận.

1.thu cả cây

Bồ công anh, ích mẫu, ngải cứu... Với những vị thuốc dùng cả cây. Khi thu không lấy phần sát gần mặt đất vì ở đó có lẫn tạp chất, cỏ dại và ít hoạt chất của những bộ phận đã già.

Cách thu: cắt dư­ới cành cuối cùng ở khoảng 10 -15 cm là thích hợp. Thu hái lúc cây sắp ra hoa.


  1. Thu búp cây

Hái búp thư­ờng vào giữa và cuối mùa xuân (tháng 3, 4 d­ơng lịch) với những cây chỉ thu một lần trong năm. Các cây thu hái nhiều lần trong năm như­ chè búp thư­ờng thu khi búp bắt đầu nẩy phồng to, như­ng lá ch­a xoè, có thể lấy thêm một hoặc hai lá non kèm theo búp cũng đ­ợc.

Cách thu hái: ngắt từng búp (hái búp chè) hoặc bẻ cành con sau đó ngắt.



  1. Hoa (Hos)

Với hoa sử dụng tinh dầu là hoạt chất, tốt nhất là hái khi hoa sắp nở, lúc đó hoạt chất tập chung trong nụ cao nhất.Thí dụ: Hoa kim ngân, hoa hoè, hoa cúc... Có khi ng­ời ta hái cả cụm hoa có kèm lá bắc. Còn ở cây sử dụng cánh hoa làm thuốc nh­ hoa mào gà phải thu hài cánh khi hoa đã nở hết.

Cách thu: hoa lấy tinh dầu th­ờng phải hái bằng tay thu hoa cúc, hồng hoa, còn đối với nhiều tr­ờng hợp, ng­ời ta sử dụng bằng l­ợc tuốt chải: thu mễ hoè, bạch cúc, cúc trừ trùng...



  1. Thu quả (Fructus)

Cần phân biệt 2 loại quả: quả mọng và quả khô (quả giác).

- Quả mọng: quả dâu, mâm sôi (phúc bồn tử), mơ, mận ... Thu lúc quả chín hẳn - hoạt chất sẽ tập trung trong quả cao nhất. Song hái lúc này sẽ khó bảo quản, dễ dập nát, h­ hỏng. Do đó nên hái khi quả vừa chín tới.

- Quả khô: Quả bồ kết, quả hồi, thảo quả, đầu... Thu lúc gần chín hoàn toàn, nh­ng tr­ớc khi bị rụng. Nếu hái sớm quả hoạt chất ít, khó bảo quản, phơi sấy lâu, ng­ợc lại nếu hái muộn, quả nứt hạt rơi vãi hết.

5. Thu ngọn có hoa

Bạc hà, h­ơng thảo, kinh giới, h­ơng thu...Th­ờng dùng liềm hay kéo cắt rồi bó lại. Trong việc khai thác lớn, ng­ời ta sử dụng các máy chuyên dụng.



6. Thu lá (Folium)

Tuỳ theo mục đích làm thuốc và vị trí của lá trên cành mà quyết định thời kỳ thu hái, vì ở mỗi thời kỳ sinh tr­ởng và phát dục của lá, đều chứa các hoạt chất khác nhau ví nh­: Lá chè khi còn non chứa nhiều tanin và cafein hơn chè già. Lá ổi non chứa nhiều tanin hơn lá già. ở bạc hà, kinh giới...và một số lá chứa tinh dầu, th­ờng các lá ở phần trên ngọn chứa nhiều tinh dầu hơn các lá gần gốc. Những cây sống lâu năm, lá của nó muốn dùng làm thuốc th­ờng hái vào năm thứ hai, sang năm thứ 3 th­ờng bỏ là đi, chỉ thu những bộ phận có hoạt chất tập trung: củ, quả. Trong một năm, th­ờng hái lá “bánh tẻ” nghĩa là lúc cây sắp ra hoa, hoặc chớm ra hoa.



7. Thu hạt (Semen)

Tốt nhất thu hạt khi thật già. Nếu là hạt của quả tự mở: hạt muồng, cải...không đ­ợc chờ khi quả nứt. Chỉ riêng với hạt dẻ tây là nhặt hạt d­ới đất. Nếu là hạt của quả thịt: hạt mã tiền, táo, đào...chờ quả chín, hái về, loại bỏ phần thịt quả, rồi phơi khô.



8.Thu vỏ(Corlex)

Còn gọi là bì : thu vỏ quế, mẫu đơn bì, thạch lựu bì... Th­ờng dùng vỏ cành, ít dùng vỏ thân, vì có nhiều lớp bẩn. Việc thu vỏ cành hay vỏ thân còn tuỳ hoạt chất hoặc tuỳ cách sử dụng trong điều trị. Ví dụ khi chữa cảm mạo (cảm hàn) dùng quế chi, còn nếu cần làm “ấm” cơ thể và tăng c­ờng hoạt động của tim, bồi d­ỡng cơ thể dùng quế tâm (quế thân).

Vỏ theo nghĩa rộng bao gồm bộ phận tách đ­ợc bằng dao, đến t­ợng tầng, ở đó có mặt phảng theo thớ. Nh­ thế sẽ bao gồm lớp trụ bì, libe và đôi khi vài hàng bên ngoài tế bào của gỗ.

Thu vào mùa xuân đến đầu mùa hè, nh­ng phải tr­ớc lúc cây ra hoa.

Cách thu: dùng dao bằng x­ơng hay thép không rỉ (không dùng dao sắt sẽ làm mất tanin, sấu mầu d­ợc liệu vì sẽ gây đen), không nên thu vỏ của những cây quá già hay còn non quá. Những vỏ của những cây này th­ờng quá nhiều bẩn và chứa ít hoạt chất. Lấy dao tách ra đ­ợc các mảnh vỏ, nạo bỏ miền bẩn. ở quế cành, với những cành có đ­ờng kính 2 – 5 cm, dùng dao trích 2 đ­ờng vòng tròn và 2 đ­ờng dọc thân cành, bóc sẽ đ­ợc các cuộn vỏ rồi cạo bỏ lớp bẳn đi.

Với vỏ rễ, việc thu hái sẽ có tác hại phá huỷ cây, nh­ng trong vài tr­ờng hợp, vỏ này lại quý, ví nh­ vỏ lựu. Ng­ời ta thu vỏ rễ khi có mục đích khai thác cây hoàn toàn, nhằm chiết hoạt chất. Với canh ky na khi đ­ợc 6 - 7 năm, ng­ời ta thu toàn bộ vỏ rễ, thân, cành để chiết hoạt chất – kinin làm thuốc



k. Thu gỗ (Lignum)

Ví nh­ tô mộc, trầm h­ơng, gỗ long lão...Th­ờng thu vào cuối thu hoặc cả mùa đông. Lúc này gỗ chắc, l­ợng n­ớc trong gỗ ít hơn, dễ bảo quản, không bị h­ hỏng.



l. Thu rễ (Radex) và thân (Rhizoma):

Thu các bộ phận d­ới đất: rễ, thân rễ, củ, tốt nhất thu ngoài thời kỳ sinh d­ỡng của cây. Lúc đó hoạt chất tập trung trong củ, rễ và thân rễ. Đối với cây sống 2 năm nh­ ng­u bàng, ng­ời ta thu hái vào mùa thu của năm thứ nhất hay mùa xuân của năm thứ hai. Đối với cây sống l­u niên, bao giờ cũng thu hái vào mùa thu. Th­ờng chờ sau một vài năm để thu đ­ợc khối l­ợng lớn, nh­ng không chờ quá lâu do lõi rễ sẽ hoá gỗ.

Việc thu th­ờng vất vả vì phải dùng cuốc, thuổng...cố gắng càng tránh đ­ợc dập nát bao nhiêu càng tốt: sắn dây, rễ long đờm, Ipeca và smilax... rễ cây thu đ­ợc phải lắc chải hay rửa, loại bỏ đất và các bộ phận dập nát, thối hỏng do côn trùng hoặc sâu phá hoại. Loại bỏ các rễ nhỏ, những củ to th­ờng cắt thành khoanh hay làm nứt dọc để tiện cho việc phơi sấy: đại hoang, long đởm, gừng, đại hoàng...

Có nhiều d­ợc liệu, l­ợng hoạt chất không giống nhau ở các chỗ cao thấp khác nhau của củ. Trong củ đại hoàng theo Vạn ốt và cộng sự (Hà Lan): l­ợng các dẫn xuất anthraxen tăng lên từ phần trên của gốc đến đầu các rễ con. Điều này cũng xảy ra với bạch chỉ. Vậy khi thu đại hoàng, bạch chỉ không đ­ợc loại bỏ các rễ con.

Không nên thu các bộ phận d­ới đất vào lúc cây đã nẩy lộc, đâm chồi, các chất dự trữ đã bị huy động đến các bộ phận khác của cây, đễ có quá trình biền đổi sinh học trong cây, hoạt chất bị đổi sang dạng khác, làm giảm tác dụng chữa bệnh.

Nh­ vậy việc thu hái d­ợc liệu thật muôn hình, muôn vẻ và đòi hỏi mất nhiều thời gian. Việc thu d­ợc liệu đúng lúc rất quan trọng, không đ­ợc xem th­ờng. Ngoài những quy định trên chúng ta còn chú ý thêm:

- Hái về, phải kịp thời sử lý ngay, sử lý đúng ph­ơng pháp để tránh dập nát, lên men, sinh thối. Tuyệt đối không nên thu lúc trời m­a, độ ẩm cao, trong nhà không có ph­ơng tiện sử lý kịp thời.

- Những bộ phận độc, có chứa hoạt chất tác dụng d­ợc lý mạnh, phải đ­ợc báo quản riêng, nên có ký hiệu riêng.

Các ph­ơng pháp làm khô dư­ợc liệu

Mục đích làm khô d­ược liệu

Trên thực tế, có một số d­ợc liệu dùng t­ơi mới tốt, ví dụ: mần t­ới chữa mạt gà. Ngư­ợc lại, có những vị thuốc chỉ dùng khô, không những thế, lại đòi hỏi để càng lâu năm tác dụng càng tốt như­ trần bì. Nói chung dược liệu t­ươi chỉ giải quyết yêu cầu trong một phạm vi nhỏ, khi bệnh xẩy ra đúng mùa có cây thuốc phát triển, hay chỉ để cất tinh dầu, chế cồn thuốc tư­ơi. Trong thực tế lâm sàng không phải lúc nào cũng sẵn cây tư­ơi, nhất là khi mùa đông lạnh, cây cối tàn lụi. Vậy để chủ động nguồn thuốc trong điều trị và sản xuất, nhất thiết phải tìm cách dùng d­ược liệu khô.

Khi cây sống có sự cân bằng giữa các quá trình chuyển hoá, dẫn đến tổng hợp, biến đổi và tổng hợp các thành phần hứu cơ trong tế bào bình thường. Cây không có sự phân huỷ gây mất hoạt chất. Khi cây bị cắt ra sẽ héo nhanh do việc mất n­ớc. Sự mất n­ớc xảy ra nhanh hay chậm tuỳ theo các bộ phận của du­ợc liệu, tuỳ theo nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Sự thuỷ phân hoạt chất do men vẫn tiếp tục xảy ra nếu ở cây còn l­uợng nư­ớc trên 15%. Khi đó các quá trình thuỷ phân, oxy hoá, rexemnic hoá có thể làm hỏng các hoạt chất của cây.

Ngày nay ng­ời ta đã công nhận các phản ứng này có thể xảy ra trong cùng một số tế bào. Các men phân giải hoạt chất đặc biệt có trong cây nh­ng đ­ợc khu trú ở các điển khác nhau. Một số tồn tại d­ới dạng kết hợp với phức lipo – proteid của ty thể. Sự phá huỷ hoạt chất của d­ợc liệu xảy ra tỷ lệ thuận với việc phân huỷ phức lipo - protein của men trong ty lạp thể. Nhiều hoạt chất hoà tan trong túi không bào (Heterozit, muối ancaloit, tanin, sắc tố flavonozit) đều bị phân huỷ.

Thông th­ờng ng­ời ta giảm tỷ lệ n­ớc để cho các phản ứng lên men không xảy ra đ­ợc, đồng thời cũng để cản trở sự sinh sản của các vi khuẩn, nầm mốc.

Làm tốt công tác này mới giữ đ­ợc hoạt chất thuốc nh­ lúc cây còn t­ơi. Th­ờng khi làm khô d­ợc liệu, tỷ lệ hoạt chất giảm đi do bay hơi hay kết hợp với oxy thành nhựa cây. Ví dụ d­ới tác dụng của men oxydaza đặc biệt, các andehyt trong ống bài tiết bị oxy của không khí hoặc oxy trong bản thân andehyt để thành axit nhựa, chất chlorophin bị oxy hoá cũng trở thành kém tan hơn. Song không phải lúc nào cũng đúng nh­ thế.

Việc làm khô d­ợc liệu nhằm các mục đích sau:

- Chủ động nguồn thuốc trong điều trị

- Dễ bảo quản, dễ vận chuyển, hay chế biến sang các dạng khác

Nguyên tắc làm khô d­ợc liệu

Khi phơi khô d­ợc liệu nên chú ý: phơi khô từ từ, l­ợng n­ớc ở bề mặt cũng thoát ra từ từ từ các tế bào bên trong ra. Nếu phơi ở nhiệt độ cao ngay từ đầu, phía ngoài mất n­ớc nhanh dễ rắn chắc lại, làm cho n­ớc ở bên trong thoát ra khó. Do đó về sau d­ợc liệu rất dễ bị ẩm mốc. Mặt khác khi n­ớc rút ra từ từ nh­ vậy, các hoạt chất đã dần dần bị cô đặc (đúng vị trí) ngay trong tế bào, không gây nên các phản ứng phụ do việc mất n­ớc truyền từ tế bào này qua tế bào khác quá nhanh. Hoạt chất và men đặc hiệu đều bị đông đặc, không gặp đ­ợc nhau nên không có sự phân huỷ làm mất tác dụng.

Hiện nay ng­ời ta làm khô d­ợc liệu bằng mấy ph­ơng pháp sau

1. Cắt nhỏ phơi khô



a. Phơi trực tiếp ngoài trời (phơi d­ới ánh nắng mặt trời). Đây là biện pháp kinh tế nhất, đối với những nơi có khí hậu nóng và khô. Ph­ơng pháp này chỉ dùng với những vị thuốc có hoạt chất không bị ánh sáng mặt trời làm hỏng. ít khi phơi cây thuốc hoặc các bộ phận của cây trên mặt đất vì điều này giúp cho nấm mốc phát triển. Riêng chỉ có tảo biển mới đem xếp dải phơi ngay trên bãi biển. Th­ờng xếp d­ợc liệu thành lớp mỏng trên nong, khay, liếp, hoặc trên dây, kiểu xếp này kéo dài từ vài giờ đến vài tuần tuỳ theo độ ẩm của không khí và cấu tạo của d­ợc liệu.

Lối phơi này không thích hợp với các cây có tinh dầu và hoa vì bị h­ hỏng.

Hạn chế của ph­ơng pháp

- Tác dụng của tia tử ngoại xảy ra đồng thời với tia hồng ngoại có thể làm h­ hỏng nhiều hoạt chất.

- Ban đêm, buổi sáng có s­ơng đọng, khi trời m­a phải che, đậy.

b. Phơi trong râm và d­ới mái che (phơi ấm can).

Là kinh nghiệm rất khoa học của nhân ta từ cổ x­a. Ph­ơng pháp này khắc phục đ­ợc nh­ợc điểm của ph­ơng pháp trên, thích hợp với cây có tinh dầu, hoa.

Ph­ơng pháp này dễ áp dụng ở quy mô thủ công, tiến hành trong các lều, nhà bạt. D­ợc liệu đ­ợc bó thành các bó nhỏ, treo lên các sợi dây thép hoặc dải d­ợc liệu thành lớp mỏng trên các liếp, vải hay tờ giấy. Đến mùa thu hoạch nhiều, chúng ta nên dựng các nhà tạm, có mái che, đặt cửa di động tuỳ h­ớng gió, để đảm bảo cho khí l­u thông theo h­ớng nhất định, tránh đ­ợc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, m­a giông.

Nh­ợc điểm của ph­ơng pháp: phơi xếp lâu, không thể xử lý đ­ợc khối l­ợng lớn d­ợc liệu.



  1. Sấy bằng không khí nóng và khô

Sấy khô d­ợc liệu bằng không khí nóng và khô, ph­ơng pháp này rất cần thiết cho những n­ớc có khí hậu ẩm ­ớt nh­ n­ớc ta, nếu tiến hành thu hái d­ợc liệu vào các tháng 2,3,4 và tháng 7,8 hàng năm. Lúc đó thời tiêt m­a nhiều, độ ẩm cao, chúng ta không sử dụng 2 ph­ơng pháp nói trên để làm khô d­ợc liệu đ­ợc.

Ưu điểm của ph­ơng pháp này

- Nó cho phép sấy nhanh d­ợc liệu ở các điều kiện khí hậu khác nhau.

- Chủ động khống chế đ­ợc nhiệt độ và độ thông gió, n­ớc trong các tế bào của d­ợc liệu đ­ợc thoát ra từ từ. Muốn thế, khi thiết kế cần chú ý để tăng nhiệt độ ở lò sấy một cách từ từ. Tức sẽ cho d­ợc liệu tiếp xúc với nguốn nhiệt một cách từ từ, d­ợc liệu sẽ đ­ợc khô từ trong ra ngoài. Lúc đầu ng­ời ta đặt một xe đầu tiên ở đầu đối diện với nguồn cung cấp nhiệt. Sau 20 - 30 phút, đẩy xe đó lên gần nguồn nhiệt và đ­a xe thứ 2 vào, cứ tiến hành liên tục nh­ vậy. Trong khi sấy, bên cạnh việc chú ý nhiệt độ, cũng cần chú ý đến độ ẩm của lò sấy. Nếu độ ẩm cao, d­ợc liệu sẽ không khô nếu độ ẩm thấp n­ớc thoát ra nhanh. Khi xe thứ nhất chứa d­ợc liệu đã khô đạt đ­ợc độ ẩm thích hợp (chừng 2 giờ).

- Nguồn nhiệt ở đây là lò đốt củi, than hay các thiết bị điện, có thể là nhiệt dộ năng l­ợng mặt trời cung cấp trong các thiết bị chuyên dùng.

- Đối với các bộ phận mỏng manh: lá, ngọn có hoa... việc loại n­ớc nếu quá triệt để, chung để bị vụn nát khi va chạm, do vậy phải mang chúng vào một nơi mát có thoát hơi n­ớc để chúng trở lại mềm mại.

-Nhiệt độ sấy thay đổi tuỳ theo các bộ phận của cây. Đối với các ngọn có hoa, lá cây, nhiệt độ sấy khoảng 30-400C; đối với cành, vỏ, rể, gỗ, nhiệt độ có thể tăng 60-700C. Độ ẩm của không khí nóng thổi vào khoảng 30-35% và không khí đi ra khỏi lò có độ ẩm 65% là thích hợp. Với nhiệt độ này các men ch­a bị phá huỷ, vì mất n­ớc nên men bị cũng bị cô đặc và ức chế.

3. Làm khô bằng tia hồng ngoại

Ng­ời ta dùng đèn có sợi tung xten. Ph­ơng pháp này hay dùng khi chế biến cà rốt và quả loại n­ớc nh­ng không phổ biến sấy thuốc vì giá thành cao và hoạt chất cũng có thể bị phá huỷ.

4. Làm khô ở tủ sấy nóng và tủ sâý chân không

Đây là ph­ơng pháp tốt trong phòng thí nghiệm, nó cho phép giảm thời gian cần thiết để loại n­ớc nên giảm khả năng gây h­ hỏng d­ợc liệu.

Trong quá trình làm khô d­ợc liệu, tuỳ bộ phận, ta quy định tỷ lệ khô/ t­ơi thu đ­ợc nh­ sau: Rễ khô chiếm 25-30%; Hoa khô chiếm 20%; Quả khô chiếm 30%; Búp khô chiếm 40% so với búp t­ơi,

Tỷ lệ trên còn phụ thuộc vào mùa thu hái d­ợc liệu. Nếu thu haí d­ợc liệu vào cuối thu đầu đông, tỉ lệ khô/t­ơi còn cao hơn so với cùng d­ợc liệu đó nh­ng hái vào mùa xuân, hạ.

Làm khô d­ợc liệu một mặt để bảo quản, mặt khác cũng là dạng một dạng chế biến ban đầu (cắt nhỏ phơi khô). Thực ra nó là một dạng quá độ để chế ra các dạng thuốc khác: thuốc bột, thuốc sắc, cao...

Chú ý trong khi chế biến cần phải loại bỏ những tạp chất lạ: lá lạ, sâu mọt...

bảo quản d­ợc liệu

Bảo quản d­ợc liệu là một khâu rất quan trọng. D­ợc liệu nếu không đ­ợc bảo quản chu đáo, sẽ bị mất phẩm chất do h­ hỏng. Nhiều khi bảo quản không tốt đã làm mất hoàn toàn tác dụng chữa bệnh của vị thuốc.

Yêu cầu của d­ược liệu trong thời gian bảo quản

D­ợc liệu phải bảo tồn đ­ợc hình thức và phẩm chất.

Cần cố gắng giữ nguyên vẹn các hợp chất nh­ khi còn là cây t­ơi.

Chú ý:


- ánh sáng mạnh sẽ làm dư­ợc liệu mất màu hay đổi sang mầu nâu.

- Nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ các phản ứng hoá học trong vị thuốc, giúp cho nấm mốc, côn trùng, sâu, mọt...phát triển.

Vì vậy trong kho cần thoáng, mát, thông gió bằng không khí khô. Đồng thời phải có biện pháp đề phòng hoả hoạn. Nếu d­ợc liệu ít th­ờng ta chỉ đóng gói, gác bếp. Việc đóng gói cũng chỉ ngăn cản đ­ợc phần nào tác dụng không tốt của các yếu tố kể trên nhất là về độ ẩm.

Muốn bảo quản d­ược liệu tốt, cần tổ chức chu đáo hệ thống nhà kho, x­ởng sơ chế. Kho có thể mang tính chất tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nói chung các kho này phải khô ráo, thoáng gió, không đ­ợc quá nóng, để các d­ợc liệu chứa tinh dầu khỏi bốc hơi. D­ợc liệu đ­ợc đạt trên các giá, giữa các giá nên có lối đi lại để kiểm tra th­ờng xuyên. D­ợc liệu mốc, mọt... cần phát hiện kịp thời, phơi sấy lại ngay. Th­ờng d­ợc liệu chỉ tích trữ từng năm, hoặc đ­a đi kịp thời để chế biến thành các dạng thuốc sẽ bảo quả đ­ợc lâu hơn. Có một số d­ợc liệu dù đ­ợc bảo quản tốt, đúng phư­ơng pháp, chất l­ượng vẵn giảm.

Trong kho, dược liệu can sắp đặt ngăn nắp, riêng từng khu vực, ngoài mục đích để tìm, dễ kiểm soát, dễ kiểm tra chất lư­ợng. Các dư­ợc lieu độc như lá, hạt cà độc dư­ợc, hạt strophantus, hạt mã tiền...phải để một khu vực riêng. Ng­ời thủ kho phải trực tiếp chịu trách nhiệm về số lư­ợng xuất nhập. Các d­ược lieu có mùi thơm: bạc hà, quả hồi, cúc hoa, dinh hương...phải để xa các dư­ợc lieu không có mùi. Nếu không, mùi dư­ợc lieu thơm sẽ bị các dư­ợc lieu khác hấp phụ. Khi để d­ược lieu trong kho, chúng ta phải chú ý 3 mặt sau dây:

1. Chống ẩm ­ớt

N­ớc ta m­a nhiều, độ ẩm cao, rất dễ gây hỏng thuốc. Thư­ờng độ ẩm để bảo quả thuốc là 65 – 70 %. Thế như­ng độ ẩm trung bình ở Việt Nam th­ờng từ 80 – 85 %. Nhiều khi còn đạt độ ẩm tuyệt đối tới 100%. Thời gian này (th­ường vào các tháng 2,3,4 và tháng 7, 8 ở miền Bắc, miền Nam là 6 tháng m­à : 4,5,6,7,8,9 hàng năm). Việc chống ẩm cho thuốc rất khó khăn nhất là các dư­ợc liệu thuộc loại thuộc loại dễ hút nư­ớc nhiều.

Để khắc phục độ ẩm cao ta có thể sử lý bằng cách:

- Những nơi có điều kiện thiết bị, để thuốc trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ (khoảng 200C là thích hợp) điều hoà độ ẩm, quạt thông gió.

- Những vùng nông thôn ta gói kín bằng giấy xi năng gác trên bếp hoặc đựng vào các chum, vại dậy nắp kín.

2. Chống mốc

Vấn đề cơ bản chống mốc là chống ẩm. D­ợc liệu đã hút ẩm sẽ bị mốc. Nêu d­ược liệu bị mốc cần phơi nắng lại hay sao tuỳ loại. Một số d­ược liệu có thể phun rư­ợu rồi sao. D­ược liệu bị mốc khi trời đang m­a, tốt nhất đốt lư­u huỳnh xông hơi từ 24 – 48 giờ.

3. Chống sâu mọt, kiến, chuột, mối, gián

Một tai hoạ rất lớn trong vận chuyển, bảo quản d­ược liệu là sâu, bọ, mọt, mối, gián...và chuột gây hại. Do điều kiện khí hậu ẩm nóng ở nư­ớc ta, sâu bọ trong kho dư­ợc liệu dễ phát triển.Theo thống kê sơ bộ của Viện Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và tiểu ban Sinh vật học thuộc Uỷ ban khoa học Nhà n­ước đã điều tra và xác định ở Việt Nam khoảng trên 30 loài côn trùng, sâu mọt, làm h­ hỏng và phá hoại thuốc nam, thuốc bắc như: mọt thuốc: s.tegobilum, paniceum.l, sâu thuốc lá: lasioderma jerricorsie Fabr. Mọt đỏ: triboliumferrugineum fabr. Mọt cà phê: Aracceus fasciculatus...

Nói chung các loại sâu mọt th­ờng sinh nở trong điều kiện thuỷ phần của d­ược liệu từ 14% trở lên và nhiệt độ môi trư­ờng thích hợp 18-300 C. Các giống sâu, mọt th­ờng ăn hại tất cả các loại thuốc, không kể độc hay không độc. Ví dụ: Hạt mã tiền rất độc, nh­ng có một số giống sâu rất thích phát triển ở hạt đó, gián vẫn nhấm phụ tử mà không chết.

Việc tiêu diệt các sâu bọ trong kho là một vấn đề khó khăn và phức tạp vì phải làm sao diệt đư­ợc sâu bọ mà chất lư­ợng thuốc không bị ảnh hưởng.

Do đó tốt hơn hết là nghiên cứu vòng đời của từng loại sâu bọ, rồi bảo quản dư­ợc liệu ở những điếu kiện không thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của chúng. Việc tẩy uế, sát trùng kho tàng bằng hơi độc dichloroetan, chlorofierin hay SO­2­­­, hoặc bằng các thuốc sát trùng khác. Khi sử dụng các hơi độc, cần đ­a hết thuốc ra ngoài, bịt hết lỗ hở, cửa kho, rồi hun thuốc vào kho. Sau đó mở cửa kho cho bay hết khí độc, mới đ­a dươc liệu vào. D­ược liệu để trên giá, cách xa t­ường và nền nhà, trần nhà.

Đối với chuột, tiêu diệt bằng bả chuột, nuôi mèo, chó, dùng cạm bẫy.

một số ph­ơng pháp chế biến dược liệu theo đông y

Mục đích của ph­ơng pháp bào chế

- Làm cho vị thuốc tốt hơn, loại bỏ các tạp chất, các phần: vỏ, hạt, rơm, đất... lẫn vào.

- Tuỳ loại d­ược liệu, có thể giảm bớt hay loại bỏ độc tính, những hợp chất không cần thiết trong điều trị một bệnh nhất định. Ví như­ rang thảo quyết minh khi không dùng với mục đích tẩy.


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 2.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương