Cậu Bé Chăn Châu Trên Cánh Đồng Ước Mơ Cưỡi Máy Bay ! Đoàn Nguyên Đức


CDN: Được biết anh còn là người rất thích âm nhạc?



tải về 0.83 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.83 Mb.
#33100
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

CDN: Được biết anh còn là người rất thích âm nhạc?

 NVĐ: Đúng vậy, tôi rất thích âm nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển. Có lẽ nó bắt nguồn từ thuở tôi còn 5 - 6 tuổi, khi bố tôi mang về nhà một máy nghe nhạc quay đĩa từ Liên Xô với những đĩa nhạc cổ điển của các nhạc sĩ hàng đầu thế giới như Beethoven, Bach, Johannes Straus, Mozart, Traicopxki… Lúc đó tôi thường được nghe và hoàn toàn bị cuốn hút bởi giai điệu của các bản nhạc như: “Bài ca rừng Viên”, “Phiên chợ Ba Tư” hay các ca khúc trữ tình dân ca Italy do Robertino Robeti hát.
Đến khi du học bên Liên Xô, chính niềm đam mê đó đã khiến tôi quyết định mua một cây đàn piano đem về ký túc xá. Đó thực sự là một điều hơi lạ, vì có lẽ chỉ có duy nhất một mình tôi ở ký túc xá là dám mua đàn về để tập thôi. Tôi tìm hiểu, nghiên cứu thế giới âm nhạc cổ điển, sống trong nó và hiểu văn hóa của dòng nhạc này nhiều hơn. Có ai đó đã nói rằng việc am hiểu và yêu âm nhạc cổ điển sẽ giúp cho con người hướng thiện lên rất nhiều. Chính vì vậy mà hiện nay tôi luôn ủng hộ các hoạt động âm nhạc mang tính bác học này, đặc biệt là thể loại nhác cổ điển do chính các nghệ sỹ Việt Nam biểu diễn và sáng tác. Tôi tham gia các buổi sinh hoạt âm nhạc cổ điển cùng các giảng viên của nhạc viện thành phố, tôi muốn nhạc cổ điển được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.


Ước mơ và khát vọng

CDN: Được treo ở vị trí trang trọng nhất trong phòng làm việc của anh là tấm ảnh “Bác Hồ bế một cháu bé thiếu nhi”, chắc là phải có lý do rất đặc biệt?

NVĐ: Vâng tôi rát thích bức ảnh này, nó gợi lại cho tôi những kỷ niệm thời thơ ấu của tôi. Ngày trước, tất cả bọn trẻ chúng tôi đều ao ước được gặp Bác Hồ, tôi cũng không ngoại lệ. Đối với chúng tôi lúc đó, Bác Hồ là hình ảnh rất thiêng liêng và cũng thật gần gũi, được gặp Bác là một điều gì đó nó rất tuyệt vời mà không phải ai cũng có được. Chính vì vậy, tất cả mọi đứa trẻ chúng tôi đều cố gắng học thật giỏi, thật chăm ngoan để được là “Cháu ngoan Bác Hồ”, khi đó mới có cơ may được đi gặp Bác Hồ. Vì thế mà tôi luôn cố gắng để đạt danh hiệu cao quý này. Mặc dù đến khi Bác mất, tôi vẫn không có dịp được gặp Người, nhưng những lời Bác dạy, những ước mơ của tuổi thơ luôn khắc sâu trong tâm trí của những đứa trẻ như tôi ngày trước. Đặc biệt câu nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” , câu nói này đã thôi thúc tôi vươn lên, đã có tác động không nhỏ đến ước mơ và khát vọng của chúng tôi sau này, để chúng tôi liên tục phấn đấu cho bằng bạn bằng bè…

CDN: Những ước mơ và khát vọng đó là gì ?


NVĐ: Khi còn nhỏ, tôi mơ ước được tiếp cận với máy tính điện tử, được khám phá và hiểu biết về lĩnh vực này. Đến khi trưởng thành, đi làm, những mục tiêu mới được đặt ra, có cái đạt được, có cái không. Hồi đó ước mơ còn đơn giản lắm, như khi tôi còn làm ở Bộ Quốc phòng, chúng tôi nhận làm hệ thống mạng cho Ngân hàng Công thương Thành phố, tôi chỉ mơ ước là làm sao cho các máy tính trong ngân hàng có thể nối mạng được với nhau. Tôi cứ nghĩ thế là sự nghiệp Công nghệ Thông tin của mình đã mãn nguyện lắm rồi. Nhưng khi làm xong thì lại có những mục tiêu mới, ước mơ mới. Giờ đây, tôi chỉ có ước mơ và khát vọng là đưa HPT trở thành một công ty dịch vụ Công nghệ Thông tin chuyên nghiệp hàng đầu, có khả năng phát triển bền vững, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Hiện nay, tôi vẫn chưa hài lòng về chính mình, vì mình còn nhiều hạn chế, còn nhiều khiếm khuyết. Vẫn chưa hài lòng về sự phát triển của công ty vì tôi hiểu rằng HPT vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện để có thể tiến xa hơn nữa. Và chúng tôi tự tin rằng mình có quyết tâm để thực hiện điều đó.



CDN: Anh có thể chia sẻ một số những điều đáng nhớ của HPT nói chung, và bản thân anh nói riêng?

NVĐ: Điều đáng nhớ thì nhiều lắm. Tuy nhiên, điều làm chúng tôi luôn ghi nhớ và cảm thấy hạnh phúc nhất chính là thành quả mà những giải pháp và sản phẩm mà HPT đã mang đến cho khách hàng, thành tựu lớn nhất cũng chính là được khách hàng tin cậy. Chúng tôi thực sự cảm ơn khách hàng và không có gì vui hơn là làm được những điều tốt đẹp cho khách hàng của mình.

Còn nói công việc kinh doanh thì điều đáng nhớ của chúng tôi có lẽ là mối quan hệ với đối tác mà HPT có được. Hiện nay HPT là đối tác Phần mềm Bạch kim của HP tại Việt Nam, là đối tác chiến lược của IBM; HPT có Trung tâm Giải pháp Microsoft đầu tiên tại Việt Nam, là đối tác Vàng của Microsoft và đối tác Vàng của APC. HPT còn là Oracle Advantage Partner, cấp độ cao nhất trong quan hệ hợp tác với Oracle. HPT là đối tác cao cấp của Trend Micro, chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật. HPT cũng may mắn nhận được một số giải thưởng của các tập đoàn công nghệ thông tin như : Cisco, HP, Oracle, Microsoft, Epson.. trao tặng hàng năm. Với những đóng góp của mình cho ngành công nghệ thông tin, HPT cũng nhận được nhiều giải thưởng trong nước.

Còn riêng bản thân tôi, suốt quá trình gắn bó với HPT thì điều gì cũng đáng nhớ. (Cười). Dù là thành tích của cá nhân tôi hay của HPT thì tất cả đều là kết quả phấn đấu nỗ lực không ngừng của tập thể anh chị em nhân viên HPT. Họ mới chính là những người tạo nên những  thành công của HPT ngày hôm nay và phần thưởng thuộc về họ. Tôi rất cảm ơn anh chị em HPT, họ là nhưng con người tuyệt vời.

CDN: Quả là những thành tích đáng ghi nhận. Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này. Chúc anh sẽ tiếp tục dẫn dắt HPT phát triển thành công hơn nữa.

Hữu Thọ  - Thanh Huyền

Võ Tấn Thịnh - Và đường đến thành công


10 tuổi, anh bắt đầu làm quen với kinh doanh bằng việc mua đi bán lại những chiếc bulong, đinh tán. Ước mơ tự làm chủ cũng đã bắt đầu được nhen nhóm. Ước mơ ấy càng trở nên cháy bỏng khi anh vơ tình gặp một khách hàng có dáng vẻ oai phong đi xe hơi, xách cặp táp, ăn mặc chỉnh tề đến đặt hàng ở xưởng gỗ của ba anh. Với sự nhạy bén, quyết tâm và bản lĩnh vững vàng, anh đ từng bước hiện thực hóa ước mơ ấy thành công, trở thành một doanh nhân thành đạt. Công ty của anh trở thành một trong những doanh nghiệp được “vinh danh thương hiệu quốc gia”…


Bôn ba

Sinh ra trong một gia đình làm kinh doanh trong lĩnh vực đồ gỗ, tuổi thơ của Võ Tấn Thịnh là những tháng ngày mài quần bên chiếc đục, chiếc cưa… Bố anh là một người thợ mộc giỏi nhưng cũng rất nghiêm khắc. Ông muốn anh cũng phải là một người thợ giỏi. Không làm bố thất vọng, chẳng bao lâu Võ Tấn Thịnh đã trở thành một người thợ lành nghề.



 

Tuy vậy, chưa bao giờ anh có suy nghĩ sẽ nối nghiệp bố. Trong suy nghĩ của anh lúc nào cũng ấp ủ ước mơ tự làm kinh doanh. Vì thế, ngay từ lúc 10 tuổi, anh đã bắt đầu nhiều “thương vụ làm ăn”. Đó là những lần anh mua đinh tán, bulong về bán lại cho những người hàng xóm cùng làm mộc. Ước mơ tự làm chủ một doanh nghiệp càng trở nên cháy bỏng khi anh gặp một vị khách hàng có dáng vẻ oai phong đi xe hơi, xách cặp táp, ăn mặc chỉnh tề đến đặt hàng ở xưởng gỗ của ba anh.

Những năm 1980, khi đường Việt Nam bị đường ngoại nhập lấn át, cây mía thay vì vào nhà máy thì lại được người dân sử dụng ép lấy nước uống. Nước mía bỗng chốc trở thành một loại thức uống bổ dưỡng mà rẻ tiền nên rất được ưa chuộng. Và xe nước mía cũng theo đó trở thành một mặt hàng được tiêu thụ mạnh.

Nhận ra cơ hội đó, Võ Tấn Thịnh quyết định sản xuất xe nước mía để cung cấp cho thị trường. Nhưng làm sao để có những chiếc xe nước mía vừa đẹp lại vừa rẻ? Trăn trở đó đã có đáp án khi anh vô tình biết được nhiều người dân có xe nước mía cũ từ trước giải phóng nhưng đã không còn sử dụng. Vậy là anh bắt đầu hành trình rong ruổi khắp các tỉnh thành, từ miền Đông đến Tây Nam bộ thu gom xe nước mía cũ về để tân trang lại. Những tháng ngày đó với anh quả là vất vả. Đó là khi đi qua những con đường đất đỏ bụi mù, lúc bị công an địa phương đuổi vì nghi ngờ là người xấu, hay có lúc con ngựa chở hàng dở chứng không chịu qua cầu làm rớt hết cả một xe ngựa toàn máy ép nước mía xuống sông… Tuy vậy, anh vẫn kiên trì với công việc của mình. Những chiếc xe nước mía cũ kỹ qua bàn tay “phù phép” của anh bỗng trở nên đẹp hơn, hữu dụng hơn và được thị trường đón nhận nồng nhiệt. Cứ vậy, anh thu mua xe cũ rồi tân trang lại để cung cấp cho thị trường. Cho đến khi thị trường này bão hòa thì cũng là lúc anh có trong tay một số vốn kha khá.  

Thị trường bão hòa, Võ Tấn Thịnh lại bắt đầu tìm kiếm những phương thức kinh doanh mới. Dường như trong anh không lúc nào thiếu những ý tưởng kinh doanh. Anh quyết định chuyển sang nghề mới là làm cửa sắt. Sau 5 năm gắn bó với nghề này, anh lại chuyển sang kéo dây đàn. Kéo dây đàn là công việc mà anh tình cờ học được từ người em của mình trước đó. Thời điểm đó dây đàn còn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thấy thị trường còn khe hở, hai anh em Võ Tấn Thịnh đã tìm mua những dây đồng phế liệu về, kéo thành dây đàn để bán. Dây đàn do anh sản xuất vừa rẻ, chất lượng lại không kém dây đàn nhập khẩu nên nhanh chóng có nhiều khách hàng.

Có thể nói, công việc kéo dây đàn này như một bước đệm trước khi anh gắn bó và thành công với ngành sản xuất dây cáp điện cho đến ngày nay.




Nghị lực làm nên tất cả

Năm 1987, khi Nhà máy Thủy điện Trị An đưa nguồn điện về các tỉnh phía Nam, Nhà nước bắt đầu có chính sách mở cửa, khuyến khích kinh doanh sản xuất. Võ Tấn Thịnh tiên đoán rằng thị trường dây cáp điện ở Việt Nam sẽ rất phát triển trong thời gian tới. Anh bắt tay vào nghiên cứu cấu tạo và cách sản xuất dây dẫn điện. Công việc kéo dây đàn mà anh đang làm cũng có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu này. Và anh quyết định chuyển hẳn sang sản xuất dây cáp điện.

 

Vạn sự khởi đầu nan, sản phẩm dây cáp do anh sản xuất đã không thể tiêu thụ. Tuy nhiên, khó khăn ấy không làm lung lay bản lĩnh của chàng trai trẻ sớm bước vào đời như Võ Tấn Thịnh. Bởi anh tin rằng: “Làm nghề gì cũng phải kiên trì làm đến cùng, làm bằng cái tâm của mình thì sẽ thành công”. Kiên định con đường đã chọn, lại nhờ sự hỗ trợ của một người chị, anh bắt đầu tìm thị trường bằng cách tiếp thị cho sản phẩm của mình ở chợ Kim Biên, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Vốn tiếng Hoa sẵn có đã giúp anh rất nhiều trong việc chinh phục những người Hoa ở khu chợ được coi là trung tâm buôn bán này. Và thị trường đầu tiên cho dây cáp của anh được xác lập.

Khi sản phẩm đã chiếm được lòng tin của những người Hoa khó tính, thị trường dần mở rộng ra khỏi phạm vi trung tâm buôn bán của người Hoa là lúc Võ Tấn Thịnh quyết định thành lập Cơ sở sản xuất dây và cáp điện Thịnh Phát tại quận 5. Thành lập cơ sở sản xuất như một bước phát triển tất yếu của các doanh nghiệp. Thịnh Phát cũng vậy. Cơ sở sản xuất ra đời là bước đi đầu tiên để Thịnh Phát khẳng định mình. Hay nói cách khác, đó cũng là một cách để anh mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Võ Tấn Thịnh lại phải đối mặt với một thách thức mới: thiếu vốn, thiếu nhân sự và thiếu trang thiết bị hiện đại… Điều đó khiến anh vừa làm chủ, vừa phải làm thợ đứng máy. Cho đến khi đã tích lũy được chút vốn, anh mua đất ở An Lạc - Bình Tân để xây dựng cơ sở mới nhằm mở rộng sản xuất.

Năm 1998, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thịnh Phát được thành lập với trụ sở mới tại quận Bình Tân. Võ Tấn Thịnh bắt đầu tự tin bước vào nhiều cuộc đấu thầu để được cung cấp dây cáp điện cho các công trình lớn hơn. Với uy tín của mình, anh đã thắng trong không ít những cuộc đấu thầu có quy mô. Anh đã phần nào cảm thấy hài lòng với sự thắng thế của mình. Song, con đường kinh doanh vốn đầy sóng gió chứ không hẳn chỉ có hoa hồng. Cũng chính ý nghĩ chủ quan ấy, anh đã phải trả giá. Và sự thất bại đau đớn đó cũng là bài học mà anh không thể quên được sau này.

Đó có cuộc đấu thầu cung cấp dây điện cho Công ty Điện lực 2 và Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Tin rằng mình là một doanh nghiệp tư nhân đầu tiên với trụ sở rất “hoành tráng” tại An Lạc, Bình Tân, đồng thời với uy tín đã tạo dựng được, Võ Tấn Thịnh chắc chắn rằng Thịnh Phát sẽ trúng gói thầu này. Nhưng sau khi tập trung toàn bộ vốn liếng cho vụ thầu thì cũng là lúc chi nhánh của Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản bị phá sản. Họ ồ ạt tung ra các sản phẩm dây đồng với giá chỉ bằng 50% giá mà Thịnh Phát đã mua vào. Công ty Điện lực 2 và Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh quyết định chọn đơn vị khác là điều tất yếu, vì giá rẻ chỉ bằng nửa của Thịnh Phát mà chất lượng thì như nhau.

Thua thầu, hết vốn, Võ Tấn Thịnh cảm thấy như sụp đổ: “Lúc đó tôi như người mất phương hướng, tinh thần suy sụp, cái duy ý chí đã lấn át hết ý chí. Trước mắt tôi chỉ là con đường phá sản”. Anh tưởng rằng mình sẽ thể vượt qua cú sốc ấy, cho đến khi gặp lại một người bạn từ Singapore về thăm. Trước những lời động viên chân thành và lời khuyên thiết thực của người bạn đó, Võ Tấn Thịnh đã lấy lại bình tĩnh. Anh nhận ra rằng mình không hẳn đã rơi xuống tận cùng của vực thẳm, nếu có ý chí thì vẫn có thể khắc phục được. Vậy là anh quyết tâm từng bước đứng lên. Giờ đây, khi nghĩ lại anh vẫn không nghĩ là mình đã có thể vượt qua. “Không có nghị lực thì tôi không làm được điều đó. Có nghị lực là có tất cả”. Anh khẳng định.

Sau cú vấp ngã đó, anh làm lại từ đầu bằng cách dành thời gian sang các nước có nền công nghệ tiên tiên như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Bỉ… để học hỏi. Không chỉ học tập, bổ sung những kiến thức về công nghệ, anh còn tham gia nhiều khóa học về quản trị, kỹ năng lãnh đạo…. Khả năng tiếp thu công nghệ, kỹ thuật nhanh cộng với tinh thần ham học hỏi của Võ Tấn Thịnh đã giúp Thịnh Phát thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục phát triển và khẳng định thương hiệu của mình.


Chinh phục thành công

Cú vấp ngã quá đau ấy không chỉ giúp Võ Tấn Thịnh nhận ra được những khuyết điểm của mình, mà quan trọng hơn, nó giúp anh nhận ra một điều: “Kinh doanh dây cáp điện là ngành rất rủi ro và vô cùng mạo hiểm. Nó tựa như mình tự chọn lấy một sợi dây treo cổ. Chỉ cần mất thăng bằng là sợi dây ấy sẽ siết cổ mình cho đến chết. Bởi việc sản xuất và kinh doanh dây cáp điện kém chất lượng không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, mà điều quan trọng nhất là nó sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều người”. Biết là mạo hiểm, song Võ Tấn Thịnh vẫn kiên định với con đường mà anh đã lựa chọn. Công việc đó dường như đã trở thành máu thịt của anh. Với anh, đó còn là trách nhiệm đối với doanh nghiệp, với nhân viên và với xã hội. Anh chỉ còn biết làm hết mình để có thể hạn chế những rủi ro mà ngành nghề mang lại.



 

Để hạn chế rủi ro hiệu quả nhất, Võ Tấn Thịnh tập trung đầu tư kỹ thuật, công nghệ và trang thiết bị máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, anh phấn đấu để Thịnh Phát đạt những tiêu chuẩn kỹ thuật cần và đủ của ngành sản xuất dây cáp điện như TCVN, ISO, IEC, ASTM… Chỉ riêng trong năm 2005 - 2006, anh đã đầu tư trên 500 tỷ đồng cho việc đổi mới công nghệ cho Thịnh Phát. Các loại máy tiên tiến nhất như máy tráng thiếc của Nhật, máy đan của Mỹ… điều khiển bằng kỹ thuật số đều đã có ở Thịnh Phát.

Với trang thiết bị tiên tiến, cộng với một quy trình khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu phân phối sản phẩm, Thịnh Phát liên tục nhận được nhiều gói thầu là các công trình lớn như: đường dây 500 KV Nhà Bè - Ô Môn, Plei Ku - Đà Nẵng - Dốc Sỏi, đường dây 220 KV Uông Bí - Tràng Bạch…

Bên cạnh hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, sản xuất tuân thủ theo nhiều tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt, Võ Tấn Thịnh còn xây dựng hình ảnh và uy tín của Thịnh Phát qua việc tạo niềm tin nơi khách hàng, bằng chính thái độ phục vụ chuyên nghiệp của doanh nghiệp mình. Mỗi khi cung cấp bất kỳ một sản phẩm nào đến khách hàng, Thịnh Phát đều tuân thủ theo nguyên tắc 4Đ: Đạt chất lượng - Đủ số lượng - Đúng thời hạn - Đáp ứng đúng nhu cầu.

Nếu khách hàng có bất cứ phản hồi nào về sản phẩm của Thịnh Phát, Võ Tấn Thịnh đều trực tiếp đứng ra giải quyết. Dù khách hàng có ở tỉnh xa, anh cũng đi đến tận nơi trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể để tìm hiểu thắc mắc, nguyện vọng của khách hàng. “Không biết khách hàng sai hay đúng, trách nhiệm của Thịnh Phát là phải trực tiếp giải thích và khắc phục cho họ. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm khi đến với mình”, anh thẳng thắn. Có lẽ, việc làm này của anh không chỉ xây dựng được lòng tin với khách hàng mà còn là tấm gương để các nhân viên noi theo. Bằng hành động thiết thực của mình, anh đã khơi dậy ở nhân viên của mình tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy đối với khách hàng.

Thuộc nằm lòng câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”, Võ Tấn Thịnh luôn đặt tinh thần tập thể lên hàng đầu. Theo đó, mỗi nhân viên khi vào làm việc tại Thịnh Phát đều phải tuân thủ theo nguyên tắc 5T. Ý nghĩa của nguyên tắc này là “trao đổi thông tin” một cách thường xuyên, linh hoạt; doanh nghiệp luôn luôn “tôn trọng giá trị nhân viên”; mỗi nhân viên phải nêu cao “tinh thần trách nhiệm”; và khi đã là thành viên của Thịnh Phát thì phải “tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội và phát triển cộng đồng”.

Để nhân viên thực hiện tốt những nguyên tắc này, Võ Tấn Thịnh luôn là người chấp hành nghiêm túc nhất. “Để quản lý và giữ nhân viên giỏi thì phải làm họ phục nể mình, chứ không phải quản lý bằng quyền lực, quan hệ cấp trên cấp dưới”. Quản lý con người bằng quan điểm đó, anh đã có bên mình một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hết lòng với khách hàng. Giờ đây, hơn 300 cán bộ công nhân viên của Thịnh Phát được xem như một cơ thể sống khó tách rời.

Tập trung phát triển công nghệ, kỹ thuật. Phục vụ khách hàng bằng thái độ tận tâm, tận lực. Xây dựng một đội ngũ nhân viên năng động, đoàn kết. Tất cả đều được Võ Tấn Thịnh nhắm đến mục tiêu chung là xây dựng một Thịnh Phát lớn mạnh và bền vững. Và mục tiêu của anh đã thành công khi Thịnh Phát đã khẳng định được tên tuổi của mình trong làng dây cáp điện Việt Nam. Điều đó được chứng minh bằng hàng loạt các giải thưởng mà Thịnh Phát đạt được như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Sao vàng đất Việt, Doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất,… trong nhiều năm liền. Đặc biệt, Thịnh Phát được Bộ Công thương chọn là 1 trong 30 thương hiệu được “Vinh danh thương hiệu quốc gia”…

Tuy nhiên, với Võ Tấn Thịnh: “Thành quả lớn nhất mà Thịnh Phát đã đạt được là khi nhắc đến cái tên Thịnh Phát, mọi người sẽ nghĩ ngay đến dây và cáp điện. Chính điều này sẽ là nguốn khích lệ Thịnh Phát bước tiếp trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới”.


Không ngủ quên trong chiến thắng

Dù đã đạt được không ít thành tựu, trở thành một trong những doanh nghiệp dây và cáp điện hàng đầu của Việt Nam. Nhưng Võ Tấn Thịnh vẫn chưa bằng lòng với những gì mình đã đạt được: “Thịnh Phát tuy đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng so với các tập đoàn nước ngoài thì vẫn còn quá bé nhỏ. Tôi hi vọng một ngày nào đó, Thịnh Phát có thể sánh vai với các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới”. Để thực hiện ước mơ trên, Võ Tấn Thịnh đang cùng với toàn thể nhân viên Thịnh Phát cố gắng chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt.



 

Việc đổi logo và slogan của công ty là một bước trong qua trình chuẩn bị đó. Logo hình quả cầu truyền thống được thay bằng logo với 2 chữ viết tắt T và P cách điệu đứng dựa lưng vào nhau tạo thành một đường tròn elip chuyển động không ngừng, thể hiện một thế đứng sừng sững, vững chãi. Ngôi sao 4 cánh lấp lánh trên đầu 2 chữ T và P tựa như khát vọng chinh phục vươn cao, 5 dòng kẻ thể hiện sự hợp tác. Câu slogan mới: “Tầm nhìn chiến lược của nhà đầu tư” chính là sự cam kết giữa Thịnh Phát với khách hàng. Bằng một logo và slogan mới, Võ Tấn Thịnh đã tạo ra một bước ngoặt mới trong hành trình phát triển của Thịnh Phát.

Bước vào thời kỳ phát triển mới, bên cạnh công việc truyền thống là sản xuất và kinh dây cáp điện, anh quyết định đầu tư vào một lĩnh vực mới là bất động sản. Đây cũng là lý do vì sao khi thực hiện cổ phần hóa vào năm 2008, Võ Tấn Thịnh lại lấy tên là Công ty Cổ phần Địa ốc - Cáp điện Thịnh Phát. Cụm công nghiệp tại Bến Lức, Long An do Thịnh Phát đầu tư nhanh chóng thu hút được nhiều nhà đầu tư đến thuê và xây dựng nhà máy đã chứng minh hướng đi đúng đắn của anh.

Hiện nay, mặc dù tình hình kinh tế Việt Nam nói chung đang gặp khó khăn, Thịnh Phát tuy không nằm ngoài guồng máy chung đó. Nhưng do dự đoán được tình hình, Võ Tấn Thịnh đã có sự chuẩn bị từ lâu. Chính sự nhạy bén, năng động đó cộng với những gì mà anh và toàn thể nhân viên đang làm đã giúp Thịnh Phát hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế chung. Điều này cũng sẽ giúp Võ Tấn Thịnh sớm thực hiện được những dự tính cho bước phát triển xa hơn của mình. Đó là đưa Thịnh Phát lên sàn chứng khoán vào cuối năm 2008. Xa hơn nữa là từng bước đưa thương hiệu này đến với thế giới.

Không ngủ quên sau chiến thắng đã đạt được, không bằng lòng với những gì đã có, giàu nghị lực, luôn đặt ra cho mình những mục tiêu cao hơn để vươn tới, tất cả những điều đó ở Võ Tấn Thịnh sẽ làm người ta liên tưởng đến một con người đầy tham vọng. Có thể đúng, nhưng tham vọng của anh lại thấm đậm tính nhân văn cao cả: “Tham vọng của tôi là một Thịnh Phát phát triển bền vững và có thể bắt kịp các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Đó là một Việt Nam không còn những người nghèo khó”. Có lẽ đến giờ mọi người mới hiểu rằng tại sao nhân viên của Thịnh Phát luôn phải hướng đến mục tiêu “tự nguyện tham gia hoạt động xã hội và phát triển cộng đồng”. Phong trào hiến máu nhân đạo, xây nhà tình nghĩa, đóng góp cho các quỹ từ thiện… được nhân viên của Thịnh Phát tham gia đông đảo. Và quan trọng là Võ Tấn Thịnh luôn đi đầu trong các phong trào đó.

Không phủ nhận rằng làm công tác xã hội cũng là một cách để xây dựng thương hiệu. Nhưng với Võ Tấn Thịnh đó chỉ là hệ quả, còn cái chính của công tác từ thiện là xuất phát từ tấm lòng và trách nhiệm của một doanh nhân đối với xã hội. “Từ nhỏ tôi đã có khái niệm về sự quan tâm giúp đỡ bạn bè, người thân trong gia đình. Khi lớn lên và trở thành một doanh nhân thì khái niệm ấy càng sâu sắc. Việc giúp đờ những người kém may mắn hơn mình như đã trở thành trách nhiệm. Vậy nên tôi làm việc đó là xuất phát từ cái tâm của mình. Tôi luôn mong muốn được giúp đỡ, sẻ chia với thật nhiều người”.

Với một người lãnh đạo nhạy bén, bản lĩnh và không bao giờ bằng lòng với hiện tại, có tấm lòng nhân ái như Võ Tấn Thịnh, chắc chắn trong tương lai Thịnh Phát sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hãy tin rằng đến lúc nào đó, anh cùng với đội ngũ nhân viên của mình sẽ đưa Thịnh Phát không chỉ tỏa sáng hơn ở thị trường nội địa mà còn trở thành một thương hiệu quốc tế.

Thanh Huyền - Đặng Trực

Trần Lê Thu Thảo - Vượt qua thất bại bằng niềm đam mê


Chẳng biết gì về sinh học hay nông nghiệp, chị vẫn lao vào nghiên cứu một cách say mê với quyết tâm tạo ra những loại nấm quý vốn chỉ được nuôi trồng ở Nhật. Niềm đam mê đến mạnh mẽ ấy đã khiến chị gần như không còn lý trí để làm việc khi cuộc nuôi cấy thử nghiệm phôi nấm đầu tiên thất bại. Kết quả là chị mất cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng với ý chí và niềm đam mê không lay chuyển, cuối cùng không những chị đã thành công mà còn xuất khẩu ngược lại những loại nấm ấy cho thị trường Nhật. Nhưng có lẽ điều đặc biệt hơn cả là chị luôn song hành với những người nông dân, để giúp họ cùng làm giàu bằng cây nấm.


Ước mơ của cô bé 14 tuổi

Câu chuyện của chị bắt đầu bằng những chia sẻ về một ước mơ của cô bé 14 tuổi mang tên Trần Lê Thu Thảo: “14 tuổi, tôi chỉ là một cô bé bình thường như mọi người, nhưng trong ước mơ của mình, tôi nghĩ rằng sau này khi lớn lên, tôi sẽ tạo nên một cái gì đó cho riêng mình, một cái gì đó thật đặc biệt”. Thế nhưng ước mơ của chị dần phai nhạt theo dòng chảy vội vàng của thời gian. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống là nghề giáo nên gia đình luôn hướng con gái tiếp tục theo nghề là điều dễ hiểu. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Trần Lê Thu Thảo trở thành một cô giáo.

Nhưng rồi chị liên tục phải đi công tác ở tỉnh khiến gia đình không an lòng. Vậy là chị từ bỏ nghề giáo, chuyển sang làm thương mại. Chị bắt đầu bằng việc mở một cửa hàng chuyên về quần áo giầy và dụng cụ thể thao,… tại khu trung tâm quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chị nói: “Công việc của tôi rất thuận lợi và phát triển. Ngay đến bây giờ, cửa hàng đó cũng đang làm ăn rất phát đạt, và là nguồn thu nhập chính của tôi đấy chứ”.

 Nếu như thực sự có chữ “duyên” trong cuộc đời của mỗi người, thì có lẽ đối với Trần Lê Thu Thảo, chữ “duyên” đã tạo nên bước chuyển thay đổi hoàn toàn cuộc đời của chị. Trong những chuyến sang Nhật thăm gia đình, điều luôn làm cho chị rất băn khoăn là vì sao người Nhật rất thông mình và thường sống rất thọ. Đem những thắc mắc của mình hỏi người em rể là người Nhật thì chị nhận được câu trả lời: “Người Nhật thông minh và trường thọ có lẽ vì trong bữa cơm của họ thường xuyên có nấm và cá biển”.

“Chính câu nói này đã cho tôi một suy nghĩ, cá biển và nấm thực sự là hai thực phẩm hữu ích cho sức khỏe con người. Nhưng cá thì ở ngoài biển, vậy tại sao mình không thử nuôi trồng nấm, chắc chắn nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho mọi người”, chị nói. Suy nghĩ này đã thức tỉnh ước mơ từ thuở nhỏ mà chị tưởng như đã quên: “Tạo một cái gì đó cho riêng mình, một cái gì đó thật đặc biệt”. Một trang trại nuôi trồng nấm của riêng mình, đó thực sự sẽ là một điều đặc biệt.

Không phải là một nhà nông, cũng không phải là một giáo sư hay tiến sĩ về sinh vật học, nhưng chị tin mình sẽ thành công với cây nấm. Với niềm tin ấy, chị bắt đầu tìm hiểu quy trình nuôi trồng, cách chăm sóc nấm qua các tài liệu báo chí và internet. Bên cạnh đó, chị còn chủ động tham quan học hỏi tại các trang trại nấm của người Nhật. Nhưng đến khi chị dự định đem giống nấm của Nhật về nước để nuôi trồng thì chị mới phát hiện ra rằng đó là điều không thể. “Khi đi tìm hiểu ở các trang trại trồng nấm, tôi không được vào nơi mà người Nhật nuôi trồng nấm và sản xuất con giống . Họ rất nghiêm ngặt trong việc bảo vệ phôi giống của mình, không bao giờ chấp nhận cho người ngoài trồng được loại nấm của họ”.

Được sự giúp đỡ của người em rể, cuối cùng Trần Lê Thu Thảo cũng có được vài mẫu nấm đem về nước. Có được tai nấm, chị bắt đầu cấy mô rồi nuôi trồng thử trên mảnh đất mà chị đã mua ở Củ Chi từ năm 1995. “Lúc đó, tôi trồng nấm chỉ vì sự đam mê tìm tòi, vì thế tôi dồn hết sức lực cho cây nấm chứ chưa nghĩ đến việc kinh doanh hay sẽ thành đạt với nó sau này”. Chính chị cũng không ngờ rằng, chị sẽ gắn bó với cây nấm như một cái nghiệp, và với cây nấm, chị bắt đầu một giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời mình.



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương