Cậu Bé Chăn Châu Trên Cánh Đồng Ước Mơ Cưỡi Máy Bay ! Đoàn Nguyên Đức



tải về 0.83 Mb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.83 Mb.
#33100
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
Cậu Bé Chăn Châu Trên Cánh Đồng Ước Mơ Cưỡi Máy Bay !


Đoàn Nguyên Đức

40 năm trước cậu bé Đoàn Nguyên Đức hàng ngày chăn trâu trên cánh đồng bên cạnh sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định quê hương, ước mơ một ngày nào đó sẽ được cưỡi máy bay và tậu cho mình một máy bay riêng.


Uớc mơ tưởng như viển vông đó của Đức ngày nào nay đã trở thành hiện thực.
Ở phố núi, chẳng ai gọi ông Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Group) bằng cái tên cúng cơm Đoàn Nguyên Đức, mà là Ba Đức vì cái tên này đã trở nên gần gũi, thân quen với mọi người.
Từ năm 2001 đến nay, cái tên Ba Đức càng nổi như cồn sau những sự kiện làm nên các “ tít” lớn trên hầu hết các báo Việt Nam và cả trên thế giới như: việc ông mua chân sút số một Đông Nam Á Kiatisak và trả lương đến 15.000 USD/tháng vào năm 2002; hợp tác với CLB bóng đá nổi tiếng của Anh Arsernal để mở Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG vào năm 2007; trong mùa bóng 2007 – 2008, cứ mỗi dịp cuối tuần khi các trận giải bóng đá ngoại hạng Anh diễn ra trên truyền hình của VTV3, đặc biệt khi có CLB Arsenal thi đấu trên sân nhà Emirates thì điều thú vị lại đến với người hâm mộ Việt Nam khi bắt gặp bảng quảng cáo mang dòng chữ “Hoàng Anh Gia Lai Việt Nam” xuất hiện (10 lần/trận trên toàn sân, mỗi lần kéo dài 30 giây).
Đầu năm 2008 ông còn định mua 20% cổ phần của CLB Arsenal. Và gần đây nhất là ông đã tậu cho mình một chiêc máy bay riêng (Beechcraft King Air 350, trị giá 7,5 triệu USD) như điều mà ông từng mơ ước 40 năm về trước. Điều đặc biệt là ông tậu chiếc máy bay này từ tiền túi cá nhân để phục vụ công việc chung của Tập đoàn.
Khởi nghiệp bằng trượt đại học!
Có thể nói bước ngoặt quyết định để Đoàn Nguyên Đức trở thành thương gia khi ông mới 22 tuổi, sau 4 lần thi đại học không thành.
Bầu Đức kể lại rằng: “Chính vì thi rớt đại học, tôi lại thành đạt như bây giờ. Tôi có đọc cuốn sách viết về 100 tỷ phú thế giới, thấy có ai học đại học được đâu. Ông trùm máy tính của thế giới là Bill Gates giỏi lắm cũng mới học nửa chừng năm thứ hai của Đại học Harvard rồi bỏ học. Riêng tôi lại rất thích câu nói: “Trường đại học của tôi chính là trường đời”.
Khởi đầu sự nghiệp của ông Đức chỉ là việc trực tiếp điều hành một phân xưởng nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Nhưng kể từ năm 1990 đến nay, doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức đã phất lên như diều gặp gió; ông Đức trở thành chủ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - một tập đoàn tư nhân - hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh thu kể từ năm 2005 đã vượt quá 1.200 tỷ đồng, các năm sau đều cao hơn năm trước và dự kiến năm nay có thể lên đến 4.000 tỷ đồng.
Các sản phẩm của HAGL Group như đồ gỗ nội - ngoại thất cao cấp; đá granit ốp lát tự nhiên; mủ cao su... đã có mặt hầu khắp các thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Australia và New Zealand. Các văn phòng đại diện của HAGL cũng được thiết lập tại nhiều nước nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận, giao dịch với tập đoàn một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.
Hiện nay, HAGL Group còn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh địa ốc, như xây dựng các trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê, và đã cho ra đời một loạt khách sạn, khu nghỉ mát 4 sao, 5 sao tại Tp.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Pleiku...
Và nên nghiệp tập đoàn kinh tế
Tính đến thời điểm 31/1/2008 tổng giá trị tài sản ròng của HAGL Group đã đạt 25.576 tỷ đồng, vượt xa so với con số 11.600 tỷ đồng đầu năm 2007.
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết, sở dĩ đạt được con số trên là do HAGL hiện đang sở hữu 27 dự án bất động sản, trong đó có những dự án đã được đầu tư và mua đất từ năm 2000. Do giá thị trường bất động sản, đặc biệt là căn hộ cao cấp tăng cao nên tổng giá trị tài sản ròng của tập đoàn cũng tăng.
Ngoài ra, HAGL còn đang sở hữu hệ thống khách sạn, các resort; 5 nhà máy sản xuất đồ gỗ và chế tác đá granite; trên 20.000 hecta cao su tại Gia Lai, Kon Tum và Lào; nhà máy thuỷ điện 143 MW; 2 mỏ sắt và một mỏ đồng...
Theo kết quả kiểm toán của Earns & Young, năm 2007 vừa qua HAGL đạt 870 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế vượt chỉ tiêu đề ra 270 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 ước đạt 2.500 tỷ đồng.
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết thêm, trong năm 2008, HAGL Group cam kết sẽ tài trợ cho Lào 100% vốn với giá trị lên đến 19 triệu USD để xây dựng làng vận động viên SEA Games 25, gồm tám khu nhà chức năng với khoảng 42.000 m2 sàn xây dựng, là một khu ở khép kín cho 4.000 vận động viên quốc tế.
Trong tổng vốn 19 triệu USD, 4 triệu USD là tài trợ không hoàn lại, phần còn lại được cho vay thời hạn ba năm không lãi suất. Khoản tiền vay sẽ được Chính phủ Lào hoàn trả bằng gỗ khai thác và các dạng quota khác cho HAGL.
Ngoài ra Chính phủ Lào còn tạo điều kiện cho HAGL thăm dò tiềm năng khai thác khoáng sản ở Nam Lào và cấp cho HAGL 10.000 héc-ta đất trồng cao su, nâng tổng diện tích đất dự án cao su tại tỉnh Attapeu của HAGL lên 15.000 héc-ta, bao gồm cả đất để xây dựng hai nhà máy chế biến mủ cao su với tổng công suất 40.000 tấn/năm.
Theo tính toán trong vòng 5 đến 7 năm tới lợi nhuận của HAGL từ việc đầu tư tại Lào có thể lên đến trên dưới 100 triệu USD/năm nhờ xuất khẩu cao su và các sản phẩm từ cao su và gỗ. Rõ ràng là đồng tiền mà bầu Đức bỏ ra để khuyếch trương thương hiệu và uy tín của Tập đoàn cũng như 15.000 ha trồng cao su trên đất Lào, quả thật là những con gà đẻ trứng vàng.
(Theo VnEconomy)


Gạch Bông Liệu Có Thể Làm Cho Người Ta Giàu ?

Võ Quốc Thắng

Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Đồng Tâm, là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Tp.HCM, là “bầu” của Câu lạc bộ bóng đá Gạch Đồng Tâm Long An...

Ông từng được bầu là gương mặt doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 1999, và từng là đại biểu Quốc hội khoá 11 (nhiệm kỳ).

Xuất thân từ một gia đình lao động có truyền thống làm nghề gạch bông tại khu Phú Định, quận 6 nên ngay từ nhỏ, Thắng đã có ý chí ham học hỏi và lao vào công việc phụ giúp gia đình. Hàng ngày vừa đi học phổ thông vừa phụ giúp gia đình làm gạch, Thắng đã biết nhiều kỹ thuật làm gạch bông, về pha màu, trộn xi măng.

Tuổi thơ của Thắng cũng đã trải qua nhiều thăng trầm, có những lúc cùng gia đình buôn bán lênh đênh trên sông, trên biển, dãi dầm mưa nắng, có những lúc đương đầu với những cực nhọc trong nghề làm gạch bông thô sơ.

Tuy còn trẻ tuổi, nhưng với kinh nghiệm quý giá từ lúc vừa học, vừa làm, cộng với niềm say mê công việc, Thắng đã đi đến mọi “hang cùng, ngõ hẻm” bằng chiếc xe đạp cọc cạch tới những nơi có nhu cầu làm nhà và sử dụng gạch, để tiếp xúc lắng nghe ý kiến và thăm dò thị hiếu của khách hàng. Từ những vất vả đó, ngày nay Thắng đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong sự va chạm với cuộc sống và thương trường.



Tiếp nối nghề gia truyền

Đến năm 1985-1986, với chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế của Đảng tại Đại hội 6, Thắng lúc bấy giờ mới 19 tuổi đã đứng ra khôi phục thương hiệu gạch Đồng Tâm của gia đình. lúc đàu chỉ là một tổ hợp sản xuất nhỏ với 4 công nhân, trong đó Thắng vừa là chủ vừa là công nhân trực tiếp sản xuất, vừa phụ trách bán hàng.

Từ những định hướng đúng đắn ban đầu, tập trung vào phát triển ngành gạch bông truyền thống và kế tục sự nghiệp của người cha, qua những tháng năm thăng trầm và những khó khăn, cơ sở gạch bông Đồng Tâm của Thắng đã có những bước phát triển ổn định. Ông Võ Quốc Thắng kể lại với vẻ tự hào rằng ngay từ hồi bé sản phẩm gạch bông Đồng Tâm của gia đình ông đã có mặt tại nhiều công trình xây dựng lớn thời bấy giờ mà hôm nay vẫn còn hiện diện như cư xá Thanh Đa, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương...

Gần 40 năm kể từ khi thành lập vào năm 1969 với sản phẩm ban đầu là gạch bông truyền thống, Đồng Tâm đã trở thành một thương hiệu uy tín hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất gạch men nói riêng tại Việt Nam.

Để phát triển doanh nghiệp của mình ông Thắng đã lặn lội đến rất nhiều nước châu Âu để học hỏi cách thức làm gạch của xứ người, cuối cùng ông Thắng đã đến Italia và Tây Ban Nha - là hai nước có nền công nghệ gạch men hiện đại nhất thế giới. Và Đồng Tâm mạnh dạn đầu tư một nhà máy hiện đại tại Long An năm 1994, sau đó, từ năm 1996, Đồng Tâm liên tục mở rộng đầu tư các nhà máy ở cả hai miền Nam Bắc.

Trong chiến lược phát triển dài hạn, Tâp đoàn Đồng Tâm đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, phát triển khu công nghiệp, khu dân cư; xây dựng nhà để kinh doanh với nhiều kế hoạch đầu tư lớn và đầu tư liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước.

Một hệ thống các văn phòng chi nhánh, showroom, trung tâm tư vấn đã được thiết lập, cùng với một mạng lưới hơn 3.000 cửa hàng cộng tác phân phối đã đưa sản phẩm Đồng Tâm đến tận tay người tiêu dùng tại hầu hết 64 tỉnh thành trên phạm vi cả nước. Các chi nhánh và đại lý ở nước ngoài cũng được thiết lập giúp Đồng Tâm không ngừng mở rộng và lớn mạnh trên thị trường xuất khẩu.

Học “tư duy đột phá” của người Nhật

Đầu năm 2007, Võ Quốc Thắng sang Nhật để học nâng cao kỹ năng quản lý doanh nghiệp tại Nhật Bản. Trong thời gian hai tuần lưu trú ở đó, ông có dịp gặp giáo sư-tiến sĩ Shozo Hibino chuyên về quản trị nhân lực và được nghe giáo sư thuyết trình thuyết tư duy đột phá, nghĩa nôm na là nếu dám đột phá, vượt ra khỏi tư duy bình thường và quyết tâm thực hiện bằng được thì chúng ta có thể đạt được những thành công ngoài mong đợi. (đã được các công ty hàng đầu trên thế giới áp dụng thành công như: Toto, Mishubishi, Toyota, Canon, Sri Lanka Telecom...), ông Thắng như bị hớp hồn về nội dung này từ ông thầy người Nhật Bản.

Ít lâu sau, ông Thắng đã mời được GS. Shozo Hibino sang Việt Nam thuyết trình về đề tài trên cho đội ngũ cán bộ quản lý của Đồng Tâm và cho các sở ban, ngành của tỉnh Long An. Tại buổi trao đổi ấy, một vị khách tham dự hỏi: “Làm sao để Long An phát triển theo kịp Tp.HCM?”. Giáo sư trả lời: “Nếu anh nghĩ Long An sẽ không theo kịp Tp.HCM hoặc bằng Tp.HCM thì mãi mãi Long An sẽ không bao giờ phát triển cả”.

Câu trả lời trên của giáo sư Nhật đã gieo trong đầu ông Thắng một ý tưởng là phải thay đổi mô hình quản lý tại Công ty Đồng Tâm lúc bấy giờ đang hoạt động theo quy mô nhỏ, lẻ. Ông thấm thía lời dạy của GS.TS Hibino: “Con người phải có khát vọng, muốn thực hiện được khát vọng phải phấn đấu và theo đuổi bằng được và thực hiện đến cùng”.

Vì vậy ông Thắng đã quyết định thực hiện bước đột phá: thay đổi mô hình quản trị, hợp nhất các công ty lại. Và ông và tập thể ban lãnh đạo khát khao mong muốn rằng đến năm 2010 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên chức của Đồng Tâm sẽ nằm trong Top 10 doanh nghiệp của ngành sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Với phương châm, chỉ làm những gì mình biết và biết những gì mình làm, Đồng Tâm đã có sự phát triển ổn định đến ngày hôm nay. Am hiểu về ngành nghề sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, am hiểu về thị trường sẽ tiếp cận tốt hơn với khách hàng. Thành công của một doanh nghiệp còn là sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của tập thể cán bộ công nhân viên, luôn sáng tạo, tìm tòi học hỏi những cái mới trong sản xuất kinh doanh là nhân tố làm nên sự thành công của doanh nghiệp.

Gần đây Đồng Tâm là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam bắt tay với một công ty của Mỹ để phân phối vật liệu xây dựng tại thị trường Mỹ, tuy vốn của công ty liên doanh này không lớn, chỉ 1.500.000 USD nhưng đây là bước khởi đầu cho việc tạo thêm hệ thống phân phối vật liệu xây dựng của Đồng Tâm ở nước ngoài.

Ông Thắng kể lại có một lần khi qua Mỹ, ông ngồi ở một quán góc phố uống cà phê ăn bánh ngọt, tình cờ thấy xe chở pallet gạch Đồng Tâm của mình chạy ngang, ông có cảm xúc sung sướng thật khó tả. Rồi cái cảm giác lâng lâng khi dẫm chân lên nền gạch lót bằng gạch có thương hiệu Đồng Tâm của mình ở những ngôi nhà ngoại ô thành phố Atlanta của nước Mỹ.

Nhưng có vẻ ông Thắng vẫn chưa thoả mãn với những thành công đã đạt được. “Tôi cảm thấy vẫn chưa đạt được những gì mình mong muốn. Không biết tôi có tham vọng quá không nhưng mong muốn lớn nhất của tôi là cố gắng xây dựng Đồng Tâm trở thành thương hiệu của đất nước, nghĩa là khi nói đến Đồng Tâm bạn bè thế giới sẽ biết đó là một thương hiệu của Việt Nam và khi nhắc đến Việt Nam họ sẽ không quên nhắc đến Đồng Tâm”, ông nói.

(Theo VnEconomy)


Cô gái nổi tiếng nhờ "nước hoa " !
Jacquelyn Tran
[Thành viên mới nhìn thấy link. ]

Một người phụ nữ Việt thành công ở Xứ người, đó là câu chuyện mà gần như mọi người rất bất ngờ !


Rất nhiều doanh nhân trẻ thành đạt trên xứ Mỹ được công nhận là tài năng. Jacquelyn Tran là một trong số đó. Cô được tạp chí Inc. và OC Metro bình chọn là doanh nhân dưới 30 tuổi thành đạt nhất trong năm 2006. Thành công đến với Tran khi cô kinh doanh hiệu quả phương thức mua bán [Thành viên mới nhìn thấy link. ] qua mạng tại vùng bờ tây California với website perfumebay.


Ra đời chỉ được 6 năm nhưng [Thành viên mới nhìn thấy link. ]bay đã tạo dấu ấn mạnh bằng lối kinh doanh đặc sắc. Đến nay, có thể nói perfumebay là một trong những trang web được người tiêu dùng truy cập nhiều nhất thế giới để tìm hiểu và mua bán, trao đổi nước hoa. Hiện nắm giữ vị trí Giám đốc Công ty Perfume Bay và sinh sống tại Huntington Beach, bang California (Mỹ), Jacquelyn Tran, 28 tuổi, là biểu tượng của lớp doanh nhân thế hệ 8X thành danh tại hải ngoại.


Hơn 20 năm trước, cô bé Tran theo bố mẹ và anh trai nhập cư vào Mỹ với vốn tiếng Anh lõm bõm của mẹ. Qua những tháng ngày làm việc nhọc nhằn, vất vả, cuối thập niên 80 thế kỷ trước, gia đình Jacquelyn Tran cũng gom góp được đủ tiền để khai trương cửa hiệu nho nhỏ bán lẻ [Thành viên mới nhìn thấy link. ]. Kinh doanh một thời gian, gia đình quyết định sang cửa hiệu để mở một công ty chuyên phân phối sỉ nước hoa mang tên L.A Fragrances Inc.


Năm 1999, khi vừa tốt nghiệp Đại học UC Irvine, California chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Jacquelyn Tran quyết định theo đuổi nghiệp kinh doanh nước hoa. Bước sang thiên niên kỷ mới cũng là thời điểm bùng nổ dịch vụ mua bán qua mạng internet, Jacquelyn Tran đã tạo ra bước ngoặt mới trong kinh doanh bằng việc đưa ý tưởng tư vấn sử dụng, kinh doanh nước hoa qua mạng.


Với 50.000 USD vay mượn của bố mẹ và bạn bè, Jacquelyn Tran khởi nghiệp. Thông qua [Thành viên mới nhìn thấy link. ] yahoo, Jacquelyn Tran đã kết nối trang web perfumebay với khách hàng toàn cầu. Nhớ lại những ngày đầu, Jacquelyn Tran thổ lộ: "Tôi đam mê nước hoa từ bé nên quyết định kinh doanh sản phẩm này dù lúc đó kiến thức về IT, về website còn rất lờ mờ và chuyện kinh doanh qua mạng còn quá mới mẻ. Nhưng bằng trực giác tôi tin rồi đây internet sẽ là công cụ đắt giá nhất để [Thành viên mới nhìn thấy link. ] với khách hàng không chỉ ở nước Mỹ mà là khắp toàn cầu".


Và Jacquelyn Tran đã đúng. Doanh số bán hàng của Perfume Bay trong năm 2006 đạt đến con số 9 triệu USD! Perfumebay hiện đang là một trong những website được biết đến nhiều nhất trên toàn cầu với hơn 800 nhãn hiệu. Không chỉ kinh doanh nước hoa, trang web perfumebay còn buôn bán cả mỹ phẩm, kem dưỡng da, sản phẩm dành cho bà mẹ và em bé.


Điều gì đã giúp Jacquelyn Tran thành công? Hãy nghe cô nói: "Trước tiên phải xác định cho được quan niệm trong kinh doanh và chắc chắn rằng điều đó được thực thi. Bạn phải làm sao tạo cho khách hàng sự thuận tiện khi mua bán qua mạng. Thông qua internet, bạn có thể gửi thông điệp đến khách hàng và nhận được những phản hồi, nhận xét, đánh giá rất quý báu".


Kinh nghiệm mà Jacquelyn Tran có được từ thời gian cô cùng gia đình buôn bán nước hoa ở Los Angeles là nền tảng vững chắc để cô mạnh dạn lao vào kinh doanh dù tuổi đời còn rất trẻ. "Tôi học được rất nhiều điều bổ ích từ cách nhận biết mùi vị nước hoa đến gu thưởng thức của khách hàng, biết cách làm hài lòng khách hàng ở mức cao nhất".


Jacquelyn Tran cho biết mục tiêu kinh doanh của cô trong năm 2007 này là đẩy doanh số bán hàng lên hơn 10 triệu USD. Công ty Perfume Bay hiện có 10 nhân viên làm việc toàn thời gian, chịu trách nhiệm nhận đơn hàng và giao hàng khắp nước Mỹ cũng như toàn thế giới. Jacquelyn Tran đã thiết lập hệ thống kho bãi trữ hàng với diện tích 4.000m2 tại Huntington Beach. "Tôi thật sự hạnh phúc và cảm thấy vinh dự khi được bình chọn vào danh sách các doanh nhân tiêu biểu. Tôi cảm động khi những nỗ lực của mình để thiết lập một thương hiệu có uy tín trên thế giới cuối cùng đã được công nhận".


Jacquelyn Tran không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh mà cô còn được kiều bào ở Mỹ biết đến với tư cách là ủng hộ viên nhiệt tình cho Tổ chức phòng chống ung thư vú "Y-Me". Cuối năm 2006, Jacquelyn Tran đã đóng góp 1% doanh thu của công ty cho "Y-Me".


Thông minh, trẻ tuổi, năng động, được đào tạo bài bản, táo bạo trong kinh doanh là những gì mà Jacquelyn Tran đang sở hữu. Thành công đến với cô gái chưa đến tuổi 30 chỉ là bước đầu trên con đường sự nghiệp. Jacquelyn Tran đang mong ước Perfume Bay sẽ là công ty lớn nhất trên thế giới kinh doanh nước hoa qua mạng. Với những gì đã làm được, Jacquelyn Tran có quyền hy vọng vào điều đó.


Nguồn tin: Thanh Niên
Biên soạn lại :William_bui

Chàng Trai Cố Vấn Cho Google !


Huỳnh Kim Tước

“Kinh nghiệm của tôi là đừng nghĩ mình có kinh nghiệm” - Huỳnh Kim Tước, chàng trai cố vấn của Google tại VN, đã nói như vậy khi được hỏi anh có kinh nghiệm gì để chinh phục các nhà tuyển dụng hàng đầu của Google.


12 tuổi, Huỳnh Kim Tước theo gia đình sang Mỹ và bắt đầu một cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Lý giải về quyết định chọn ngành tâm lý học khi bước vào giảng đường của Trường Đại học Texas tại San Antonio (Mỹ), anh nói xem phim thấy các nhân vật là nhà tâm lý khá hay và có vẻ gì đó thú vị nên quyết định chọn ngành này. Tuy nhiên, thực tế khô khan của ngành học đã làm anh chán nản. Và sau bốn năm học, Tước phải đứng trước sự lựa chọn: học thêm bốn năm nữa nếu vẫn còn ý định trở thành nhà tư vấn tâm lý hoặc sẽ đi một con đường khác. Anh chọn con đường thứ hai để đi.
Anh đăng ký học cao học ngành quản trị công quyền. Trong thời gian đó, một chương trình giúp phát triển kinh tế cho những khu vực khó khăn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đang tuyển điều phối viên. Chỉ những ứng cử viên nặng ký mới có khả năng được nhận nhưng may mắn lại mỉm cười với anh. Cộng đồng người da đen và Mexico nơi anh sẽ phải làm việc mâu thuẫn khá lớn nên không dễ chấp nhận một người da đen hay da trắng làm cầu nối giữa họ. Và anh - một chàng trai da vàng đến từ châu Á - trở thành người được chọn với trách nhiệm nặng nề xen lẫn nhiều thách thức.
Bạn bè và gia đình ra sức khuyên ngăn vì quá nguy hiểm khi phải sống ở những nơi được cho là các khu ổ chuột, mỗi lần đi đến các khu dân cư phải có trên dưới 15 cảnh sát đi theo để bảo vệ. “Tôi đặc biệt ấn tượng với câu nói của một người nhập cư khi biết tôi là người châu Á: hãy về nơi anh thuộc về nó. Và tôi nghĩ: tại sao lại không nhỉ”. Không đợi quá lâu, anh tìm về nước một mình mặc dù được rất nhiều người khuyên đừng về vì sẽ không có tương lai.
Đường đến Google
Năm 1996, anh trở lại VN sau gần 15 năm sang Mỹ. Và kỳ diệu thay, căn bệnh cảm cúm hành hạ anh nhiều năm liền ở Mỹ đã không còn khi về đến VN. “Đây đúng là quê hương của tôi rồi” - anh nói đầy tự hào và sung sướng.
Trong thời gian ở VN, anh sử dụng các dịch vụ của Google và gửi về đại bản doanh ở Mỹ những ý kiến đóng góp để các sản phẩm hoàn thiện hơn. Và chính trong thời gian đó, anh đọc được thông tin Google cần tuyển một người làm cố vấn tại VN để giúp định hướng các sản phẩm bằng tiếng Việt. Sau khi hồ sơ được chấp nhận, anh phải trải qua năm cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ trụ sở của Google và yêu cầu làm một bản phân tích thị trường tại VN. Và trong một năm đó, anh phải trả lời chất vấn của hàng loạt bộ phận như kỹ thuật, kinh doanh, pháp lý, PR... Đúng một năm sau, anh được mời sang trụ sở của Google tại Mỹ để trải qua vòng phỏng vấn cuối cùng và cũng để nhận câu trả lời.
Anh nhớ lại: “Lúc đó trước mặt tôi là những chuyên gia tuyển dụng hàng đầu của Google với hàng loạt câu hỏi khó tăng theo cấp độ cao. Câu hỏi quyết định được đưa ra cuối cùng “năm năm sau Google VN sẽ như thế nào?” và tôi tự tin trả lời “năm năm sau Google VN sẽ là Google Đông Dương”. Nụ cười của họ làm tôi tin mình đã thành công. Giải thích về câu trả lời anh cho rằng thị trường Lào và Campuchia quá nhỏ để cho ra đời Google độc lập. Gắn thị trường hai nước đó với VN trong tương lai gần là hợp lý và cũng là khẳng định vị thế VN.
Hỏi về kinh nghiệm học được trong thời gian hai năm làm việc cho Google, anh cho hay đó chính là tinh thần làm việc độc lập cao, tác phong thoải mái. Bởi ngay cả người đồng sáng lập Google Larry Page cũng hiếm thấy mặc đồ trịnh trọng khi đến văn phòng làm việc. Nhân viên có thể mặc áo thun và cả quần soóc dài đến gối. “Chỉ cần có ý tưởng mới, bạn có thể vào gặp ngay sếp để trình bày chứ không cần đến các khâu trung gian”, anh nói.

Theo Phi Long/Tuổi trẻ

Biên soạn : William_bui

Từ một người rửa chén bát nghèo khổ thành chủ tịch một công ty với doanh số 20 triệu USD/năm !

Đức Trần

Từ một người rửa chén bát nghèo khổ thành chủ tịch một công ty kinh doanh bán sỉ và lẻ thực phẩm với doanh số 20 triệu USD/năm, Đức Trần đã trở thành niềm tự hào của người Việt ở thành phố Seattle (Mỹ).


Đến Mỹ cách đây gần 30 năm, Trần sống với gia đình của một mục sư theo Hội Giám lý tại Burien thuộc quận King ở thành phố Seattle. Tại đây, ông đã làm quen với món rau trộn thịt gà và khoai tây nghiền.


Món ăn này không dở, Trần nghĩ vậy, nhưng ông vẫn thích được ăn thực phẩm quê nhà hơn. Vì vậy, khi người nhà của vị mục sư nọ dẫn ra chợ, ông hăm hở mua gạo, thịt bò và nước tương, cùng một cái chảo. Chính sự hăm hở này đã thúc đẩy ông từ một người rửa chén bát nghèo khổ thành chủ tịch một công ty kinh doanh bán sỉ và lẻ thực phẩm quốc tế được nhiều người biết đến.

Lâu nay, người ta vẫn thường nghĩ Uwajimaya là một trong những nhà bán lẻ lớn nhất ở quận Quốc tế của thành phố này khi họ muốn mua thực phẩm châu Á. Nhưng hai cửa hàng Viet - Wah của Trần cung cấp thực phẩm Đông Nam Á đã nhanh chóng tạo được chỗ đứng tại khu vực Pacific Northwest của Mỹ.


Ở độ tuổi 51, Trần có vóc dáng thấp và rất nhã nhặn. Ông sống ở Mercer Island và không bao giờ rời xa chiếc điện thoại nắp trượt thường phát một bản nhạc khiêu vũ lạ khi có người gọi đến. Trần thường dành phần lớn thì giờ của mình trong văn phòng để giao dịch với các nước ở châu Á, thường là đến tận nửa đêm.


Đến Burien vào năm 1976 lúc 23 tuổi, Trần học tiếng Anh ở một trường cao đẳng cộng đồng và làm công việc rửa chén, di chuyển đồ trang trí nội thất và trông nhà cửa. Năm 1979, Trần mở một cửa hàng nhỏ ở khu phố Tàu và không lâu sau đó mở thêm một cửa hàng thứ 2.


Cửa hàng đầu tiên của Trần, Viet - Wah Supermarket, khai trương năm 1988, đã giúp hình thành một trung tâm kinh doanh Việt Nam mạnh ở khu vực Jackson của thành phố. Nó thu hút một số lượng lớn “khách hàng thân thiết” ở ngoại ô muốn mua các loại rau quả Trung Quốc và Việt Nam. Riêng mặt hàng gạo, mỗi tuần các cửa hàng của ông bán ra gần 6 tấn.


Cửa hàng Viet Wah Superfoods thứ 2, rộng 2.160 m2, nằm trong một thương xá lớn ở Rainer Valley. Tại đây, cộng đồng người Việt địa phương có thể tìm thấy đủ loại thực phẩm, từ cá da trơn Việt Nam, cua, lươn, rùa, ếch đến nước mắm, tương ớt, gạo, sầu riêng, bánh chuối, v.v...

Công ty V. W. Asian Food Co. của Trần, đóng tại một kho hàng rộng 2.700 m2 ở phía Nam Seattle, cũng nhập khẩu 10 triệu USD hàng hóa từ Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Đài Loan để phân phối lại cho 150 khách hàng, đa phần là các cửa hàng thực phẩm, từ Alaska đến Oregon. Tuy thành công trong kinh doanh, Trần luôn sống khiêm tốn, ăn mặc giản dị và khá thận trọng khi xuất hiện nơi đông người. Trần có thể nói 6 thứ tiếng và hằng năm sang châu Á khoảng 4-5 lần để đi chợ.


Bà Amy Kirtland, phụ trách bộ phận đặc sản, thực phẩm dân tộc và thiên nhiên thuộc Hiệp hội Các Nhà kinh doanh tạp phẩm địa phương nhận xét, Trần là một phần của một thế hệ người kinh doanh tạp phẩm dân tộc đang phát triển, những người đang bắt đầu định vị mình là những địa điểm mua sắm “một cửa”. “Ông ấy thực sự đang tạo ra một thị trường cho mình”, bà nói. Đó cũng là một cách mà các nhà bán lẻ đang cố tạo sự khác biệt.


Thành công của Trần phản ánh sự gia tăng dân số châu Á, đặc biệt là người Việt Nam, cùng với sự hội nhập và sức mua của họ. Kết quả cuộc điều tra dân số Mỹ cho thấy vào năm 2000, thu nhập bình quân của các gia đình gốc Á và các đảo ở Thái Bình Dương trên toàn bang Washington đã tăng 12% trong vòng một thập kỷ qua, đạt 47.344 USD. Cùng thời gian, số người châu Á ở quận King tăng 67% và số người Việt trong quận tăng hơn gấp đôi, đạt 27.484 người.

Hiện Trần đang dự tính mở thêm một cửa hàng Viet - Wah thứ 3 ở quận King để viết tiếp một trong những câu chuyện thành công của người Việt tại Mỹ. Đồng thời, tận dụng mạng lưới quan hệ ở nước ngoài của gia đình, từng điều hành một công ty chế biến hải sản ở Việt Nam, Trần dự định phát triển thêm một doanh nghiệp chuyên bán sỉ. Đồng thời, ông cũng đang ấp ủ ý tưởng khai thác sự giàu lên của cộng đồng người châu Á ở quận King nói riêng và Seattle nói chung trong vòng một thập kỷ qua.


(Theo Người Lao Động)

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương