Cậu Bé Chăn Châu Trên Cánh Đồng Ước Mơ Cưỡi Máy Bay ! Đoàn Nguyên Đức



tải về 0.83 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.83 Mb.
#33100
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Hữu Thọ - Ngọc Huệ

Nguyễn Mạnh Ninh - “Tôi không muốn thành công bằng mọi giá”


Bốn mươi bảy tuổi, nhưng Nguyễn Mạnh Ninh (NMN) - Tổng Giám đốc Công ty TNHH XD-TM 289 đã có hơn 30 năm “kinh nghiệm” trong lĩnh vực kinh doanh. Bản lĩnh, nghị lực, giàu ý chí. Vị thuyền trưởng này đã từng bước lèo lái con thuyền 289 vượt qua bao phong ba bão táp của thương trường để cập bến thành công ngày nay. Với anh, “thành công không phải là sự chiến thắng mà là biết chia sẻ”…


Khát vọng tuổi 16 và 3 lần thất bại

Bắt đầu kinh doanh từ khi còn học phổ thông, động lực nào đưa anh đến với kinh doanh sớm như vậy?

NMN:Tôi sinh trưởng trong một gia đình công thương nghiệp. Cha tôi thoát ly theo cách mạng, còn mẹ buôn bán. Công việc buôn bán của mẹ đã giúp tôi sớm được tiếp xúc với nghề kinh doanh. Khi còn học phổ thông, 16 tuổi, tôi đã tranh thủ mở một kênh kinh doanh riêng. Và ngay từ lúc đó tôi đã nghĩ đến việc xây dựng tương lai cho mình.   




Chưa học hết phổ thông mà đã muốn xây dựng sự nghiệp riêng cho mình bằng con đường kinh doanh, đó có phải là quyết định quá mạo hiểm?

NMN:Lúc đó tôi chỉ nghĩ làm sao để có được một sự nghiệp riêng cho mình, chưa có định hướng cụ thể theo ngành nào, và công việc cũng đã diễn ra không giống như tôi suy nghĩ. Không thể gọi là mạo hiểm, vì vào thời điểm ấy, một doanh nghiệp mới ra đời không chịu nhiều áp lực như bây giờ. Có lẽ không có nhiều áp lực như bây giờ nên tôi mới làm được như vậy.

Để thành công như hôm nay, chắc anh đa trải qua nhiều thăng trầm?

NMN:Đúng vậy. Sau khi tốt nghiệp, theo đuổi con đường kinh doanh, tôi vào Sài Gòn mở cơ sở cuốn thuốc lá cùng với một người bạn. Làm được 3 năm, thị trường thuốc lá cuốn chìm xuống, hàng không tiêu thụ được mà nguyên vật liệu không để được lâu, lại chịu sức ép về lương nhân công, chúng tôi đành phải ngưng sản xuất, trở lại với hai bàn tay trắng.

Sau đó, được sự giúp đỡ của một người bạn, tôi chuyển sang sản xuất nước giải khát. Tôi đã xây dựng thương hiệu nước si rô Xuân Hương, sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở khắp thành phố. Lúc làm ăn thuận lợi cũng là lúc một số hãng giải khát nổi tiếng thế giới nhảy vào Việt Nam như Coca Cola, Pepsi… Nhận thấy không thể cạnh tranh được với những ông lớn này, tôi quyết định rút lui để bảo toàn vốn. Đó là những thất bại đầu tiên. Năm 1987, tôi chuyển sang kinh doanh vải sợi, lấy vải từ nước ngoài về cung cấp cho thị trường trong nước.

Năm 1988, tôi được mời làm Giám đốc Quỹ Tín dụng quận 8. Có lẽ việc làm tôi đau đầu nhiều nhất là cuộc khủng hoảng quỹ tín dụng ở Sài Gòn vào năm 1992. Khi khủng hoảng xảy ra thì quỹ này cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề. Sức ép từ phía khách hàng, từ Nhà nước khiến tôi như bị dồn đến đường cùng. Đã có lúc tưởng chừng nỗi thất vọng trong tôi lên đến cực điểm. Nhưng sổ sách minh bạch, cuối cùng chúng tôi cũng thanh lý được với Nhà nước, và là một trong hai đơn vị duy nhất của thành phố thanh toán hết nợ cho dân.  

Trước những khó khăn tưởng như không thể vượt qua như vậy, động lực nào giúp anh đi tiếp con đường kinh doanh mà anh đã chọn?

NMN:Trong kinh doanh thì sóng gió, thăng trầm là điều tất yếu. Tôi nghĩ ý chí, nghị lực, trí tuệ đã giúp tôi đứng dậy để đi tiếp. Mỗi lần thất bại tôi rút ra cho mình những bài học quý giá và tìm ra được con đường mới cho mình. Cũng có thể nói, những thất bại đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để có thể chống chọi với những khó khăn sau này, những khó khăn trên con đường tìm kiếm thị phần trong nghề xây dựng.


Khai phá những miền đất lành

Anh có thể nói cụ thể về quá trình anh đến với nghề xây dựng và Công ty 289?

NMN:Sau khi quỹ tín dụng thất bại, tôi tiếp tục con đường kinh doanh vải và mở các cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng. Cung cấp vật liệu xây dựng là một bước đệm để tôi bước vào lĩnh vực xây dựng. Năm 1999, Công ty 289 được thành lập. Những ngày đầu mới bước vào lĩnh vực này quả là gian nan, vất vả, bởi những đặc thù riêng của nó. Xây dựng không giống như thị trường bán lẻ là khách hàng tìm đến mình, mà mình phải tự tìm đến khách hàng. Phải giới thiệu công ty bằng cách nhận các công trình. Khi làm xong, nếu khách hàng thấy đạt thì trả tiền, còn không thì không trả, cắt hợp đồng. Có khi nhận cả những công trình ở xa xôi như xây công trình chống lũ ở miền Tây, giá trị không bao nhiêu cả.  

Các cụ thường nói “muốn ăn thì lăn vào bếp mà”, vậy nên tôi cũng chỉ biết cố gắng làm. Ban ngày thì làm việc, cả đêm đi trên xe để xuống công trình, sáng sớm tới nơi tranh thủ ăn sáng qua quýt để đi gặp chủ đầu tư, rồi đi kiểm tra công trình. Hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Có lẽ chính nhờ sự lăn xả như vậy nên mới có được ngày hôm nay.  



Luôn đi đầu với khẩu hiệu “tìm kiếm và tạo dựng những miền đất lành”, có phải điều đó đã giúp Công ty 289 khẳng định được thương hiệu của mình?

NMN:Đúng vậy! Phương châm của 289 là “luôn đi đầu trong việc khai phá những miền đất mới”. Bởi ở những nơi thị trường đã bão hoà rồi thì không còn hấp dẫn nữa. Mặc dù biết rằng người tiên phong trong những cuộc khám phá như vậy là rủi ro rất cao. Nhưng rủi ro cao thì thành công cũng sẽ lớn.   

Với phương châm này mà hiện nay 289 đã vươn cánh tay của mình ra khắp khu vực phía Nam. Tên tuổi của 289 đã gắn liền với nhiều công trình như: nhà biệt thự Delta, khách sạn Seorwoo, công trình Mỹ Kim Villas, hồ bơi Desjoyaux… Các công trình mà 289 thực hiện luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như thẩm mỹ. Nhiều công trình của chúng tôi còn nhận được bằng khen của chủ đầu tư. Chúng tôi đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều khách hàng lớn như Công ty Mercedes Benz Việt Nam, Dệt may Thành Công, Dệt may Việt Tiến, hệ thống siêu thị Co.op Mart, Cụm cảng Hàng không Việt Nam…  

Trong tương lai, chúng tôi sẽ mở rộng hoạt động và đa dạng hóa nhiều sản phẩm công trình, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng va thẩm mỹ của các công trình. Và đó cũng là cách để thương hiệu 289 ngày càng vững chắc và phát triển.

Khi 289 đã vươn dài đôi tay ra khắp khu vực phía Nam thì công việc quản lý của anh có gặp nhiều khó khăn?

NMN:Xây dựng là một ngành khó quản lý nhất trong các ngành nghề, vì địa bàn vừa mang tính nhỏ lẻ, vừa mang tính thời vụ, không cố định. Tôi lại cùng lúc đứng đầu 3 công ty lớn là Công ty 289, Công ty Cổ phần tư vấn - đầu tư địa ốc Đại Xuân, Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế Miền Tây; cùng nhiều công ty nhỏ bên dưới. Thế nên, tôi phải quản lý từ xa, công nhân chủ yếu là lao động phổ thông và biến đổi thường xuyên nên tôi chỉ quản lý bộ khung thôi, còn lại là giao cho các đội. Điều quan trọng là làm sao cho anh em thấy thoải mái, đoàn kết với nhau. Còn cứ ôm việc vào mình thì sẽ không làm được những việc lớn. Tôi quản lý bằng cách phân cấp, phân quyền, vừa hiệu quả lại có thời gian mở rộng thị trường.


“ Tôi không muốn thành công bằng mọi giá”

Có phải cách quản lý phân quyền đã giúp anh có nhiều thời gian để “lăn xả” với các kế hoạch để phát triển Công ty 289?

NMN:Ba yếu tố cơ bản để làm nên thành công của một doanh nghiệp là năng lực tài chính, kỹ thuật và khả năng ngoại giao mở rộng thị trường. Về tài chính, Công ty 289 đã nhận được sử bảo trợ tín dụng của 2 ngân hàng lớn là Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng VP Bank. Hơn nữa, chúng tôi cũng đã tích lũy được một số vốn đủ lớn để không phải lo lắng về vần đề tài chính. Về kỷ thuật, Công ty 289 được thành lập trên cơ sở là các đội thi công cơ giới thuộc Công ty 56, Công ty 319, Công ty 394, Công ty xây lắp 4; nên 289 có một đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư và công nhân có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thi công, thi công được trên nhiều địa hình và thổ nhưỡng khác nhau.

Khi đã có cả tài chính và kỹ thuật rồi thì yếu tố then chốt là mở rộng thị trường. Với tổng cộng 16 đơn vị, trong đó bao gồm 1 công ty mẹ, 7 công ty con và 8 công ty vệ tinh, tôi tin việc mở rộng thị trường của chúng tôi cũng sẽ thành công.



Vậy kế hoạch mở rộng thị trường trong thời gian sắp tới của 289 là gì, thưa anh?

NMN: 289 đã có mặt ở nhiều tỉnh thành phố ở phía Nam như Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh… Sắp tới, chúng tôi vẫn chủ trương củng cố thị trường truyền thống này đồng thời mở rộng hơn nữa thị phần của mình ra các tỉnh thành khác.

Trong tương lai chúng tôi sẽ đầu tư và phát triển ở một số lĩnh vực mới như trồng rừng, thủy điện, chế biến hoa quả, khai quặng…  



Không chỉ được biết đến là một doanh nhân thành công, anh còn được xem là người có tấm lòng cởi mở và sống hết lòng với mọi người?

NMN:Tôi chưa có thành tích nào xuất sắc cả. Chỉ sống sao cho đúng là một người chồng tốt, người cha biết chăm sóc con cái, là một giám đốc biết quan tâm nhân viên, và chia sẻ chút ít với xã hội thôi. Như việc 289 đứng ra tổ chức đêm diễn văn nghệ “Vì người nghèo” của Quận Bình Tân, quyên góp gây quỹ xây nhà tình thương cho người nghèo cũng chỉ là chút sẻ chia.

Quan điểm trong kinh doanh của tôi cũng vậy. Phải biết chia sẻ lợi nhuận và không giả dối. Con đường kinh doanh của tôi không phải là dùng thủ đoạn. Tôi không muốn kinh doanh bằng mọi giá. Thành công không phải là chiến thắng mà là biết chia sẻ với mọi người. Kinh doanh phải bằng chữ tâm, nếu không, thành công của mình sẽ là cái giá mà người khác phải trả.

Với quan điểm đặt chữ “tâm” lên trên hết, kinh doanh không dùng thủ đoạn, không kinh doanh bằng mọi giá, Nguyễn Mạnh Ninh đã đứng vững trên thương trường đầy khốc liệt. Cũng nhờ những quan điểm ấy mà Công ty 289 ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Và trong tương lai, chắc chắn con tàu 289 sẽ vẫn lướt nhanh dù có phải đối đầu với phong ba bão táp.  

Theo www.Chuyendoanhnhan.com

Thanh Huyền - Thái Kiên

Nguyễn Thành Lưu - “Kinh doanh là một con đường dài của ý tưởng”


Trẻ trung, táo bạo và giàu ý tưởng, đó là những gì làm nên hình ảnh của vị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thông tin và Nội dung số Việt nam (vietcontent) - Nguyễn Thành Lưu. Mới đảm nhận cương vị quản lý tại Vietcontent được gần 2 tháng với sứ mệnh đưa Vietcontent trở thành nhà sản xuất và cung cấp nội dung lớn và uy tín tại Việt Nam, nhưng trong lĩnh vực tư vấn và nghiên cứu thị trườngthì tên tuổu cả anh đã được biết đến tư 2nhiều năm nay qua thương hiệu Markcomdo anh xây dựng nên từ lòng đam mê và số vốn ít ỏi tiết kiệm từ tiền làm thêm trong những năm du học tại Úc theo học bổng của Chính phủ Úc.


Khởi nghiệp từ 20.000 đô Úc

Sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo ở một vùng quê Ninh Bình đông an hem nhưng hiếu học đến mức trừ người anh đầu nhập ngũ sau chiến dịch biên giới Tây Nam khi mới tốt nghiệp phổ thông còn bốn anh em đều tự học (vìgia đình không có tiền để đến lớp ôn thi và cũng vì tự tin cho rằng chỉ cần ngồi nhà đọc sách cũng đỗ) và thi đỗ đại học. Thời thơ ấu, cậu bé Lưu không bao giờ nghĩ rằng sau này mình sẽ theo nghiệp kinh doanh mà luôn mơ ước được làm việc cho các tổ chức quốc tế như FAO, UNDP vì nghe nói đó là công việc tốt, hay được đi nước ngoài và… lương cao. Cậu tự đặt mục tiêu cho mình là trở thành chuyên gia giỏi về môi trường bởi hầu hết các tổ chức quốc tế đề rất quan tâm đến vấn đề môi trường. Nuôi ước mơ đó cậu đã nỗ lực rất nhiều để cuối cùng nhận được học bổng của Chính phủ Úc đi học về lĩnh vực môi trường.

Thế nhưng chỉ vài tháng sau khi đặt chân lên xứ sở Kanguru xinh đẹp, được tiếp xúc với môi trường kinh doanh sôi động thì quan điểm của Nguyễn Thành Lưu đã thay đổi hoàn toàn. Anh nhận ra rằng mình có những tố chất phù hợp với con đường kinh doanh hơn là trở thành một chuyên gia môi trường nên anh đã quyết định chuyển hướng sang lĩnh vực marketing và bắt đầu đam mê lĩnh vực mới này. Kể từ đó, tại thư viện trung tâm của Đại học Melbourne (Australia), có một lưu học sinh Việt Nam với chiếc ba lô khoác vai bên trong có hộp cơi trưa miệt mài tìm đọc tất cả các sách và tạp chí về marketing trong lúc rỗi. Đọc nhiều đến mức sau này đôi khi anh nói với nhân viên, nếu chịu khó và biết cách đọc chỉ cần một tháng cũng thu được nhiều kiến thức hơn cả bốn năm đại học làng nhàng.

Mặc dù học bổng của Chính phủ Úc cũng tương đối cao và đủ cho nhu cầu sinh hoạt và học tập nhưng biết rằng kinh doanh luôn đi kèm với rủi ro nên Nguyễn Thành Lưu vẫn đi làm thêm nhằm tạo vốn cho dự định kinh doanh sau này của mình với suy nghĩ “sẽ chỉ kinh doanh từ tiền làm thêm để nếu có gặp rủi ro cũng không ảnh hưởng gì đến gia đình”. Trải qua nhiều công việc khác nhau như hái táo, bán rau, dọn hàng… rất vất vả vì phải dậy sớm từ 5h sàng đi làm đến 6h chiều trong những ngày thứ bảy và chủ nhật đã giúp anh tích lũy được 20 ngàn đo la Úc (tương đương 150 triệu đồng vào năm 2002) làm vốn bắt đầu cho sự nghiệp kinh doanh của mình.

Trở về nước với 20 ngàn đô la Úc trong tay, Nguyễn Thành Lưu quyết định khởi nghiệp. Quyết định kinh doanh của anh làm cả gia đình lo ngại vì ai cũng nghĩ với học vấn của anh nên xin việc làm ổn định là tốt nhất chứ kinh doanh sẽ vất vả và rất bấp bênh nhưng anh vẫn quyết tâm và thuyết phục gia đình bằng lập luận “sẽ chỉ kinh doanh trên khoản tiền này thôi, nếu thất bại sẽ quay lại xin việc và đi làm cho các tổ chức quốc tế”. Quyết tâm đo đã giúp Nguyễn Thành Lưu dấn thân vào con đường kinh doanh.

Nói vậy không có nghĩa là con đườn kinh doanh của anh quá bằng phẳng. Trong những ngày đầu anh phải loay hoay chọn ngành để kinh doanh vì với số vốn khiêm tốn như vậy thì khá khó chọn lĩnh vực. Sau khi cân nhắc anh chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và tư vấn bởi anh thấy rằng nghiên cứu và tư vấn không cần “vốn lớn” mà chỉ cần “óc lớn”. Hơn nữa theo kinh nghiệm của anh ngành nghiên cứu thị trường ở Úc rất  phát triển, việt Nam chắc chắn cũng sẽ đi theo con đường đó nên thị trường cũng sẽ lớn. Dám nghĩ dám làm, ngày 16/09/2002 Công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn Markcom ra đời trong một căn phòng 16m2  với 3 chiếc máy tính và 4 nhân viên chấp nhận đối mặt với vô vàn khó khăn để từng bước tạo dựng uy tín trên thương trường.  




Sáng tạo quyết định thành công

Ngay từ buổi đầu bước chân vào thương trường, Nguyễn Thành Lưu đã xác định kinh doanh muốn thành công ngòi niềm đam mê phải sáng tạo không ngừng và điều đó càng đúng trong lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn bởi “làm tư vấn là phỉa thuyết phục được lãnh đạo các công ty, tổ chức - những người cực giỏi trong lĩnh vực của họ, do đó nếu ý tưởng của mình không mới, giải pháp của mình không sáng tạo thì họ sẽ quên mình ngay lập tức”, Nguyễn Thành Lưu giải thích như vậy. Hơn nữa, anh biết rõ là có sáng tạo thì sản phẩm mới có thể cạnh tranh được.

 Với tư tưởng sáng tạo là cốt tử nên từ 2002 đến nay hoàng loạt ý tưởng kinh doanh và giải phápmới đã được anh đề xuất và triển khai như hệ thống quản trị chất lượng phục vụ khách hàng theo mô hình servicescape cho ngành bưu chính viễn thông, mô hình đo lường và phân tích chỉ số sức cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ (PCI – Product Competitiveness Index) phục vụ thiết kế chiến lược cạnh tranh, đo lường chỉ số định (DCD – Decision Changing Distance) để thiết lập hệ thống phân phối tối ưu…

Dường như những ý tưởng sáng tạo của Nguyễn Thành Lưu chưa dừng lại ở đó. Chỉ gần 2 tháng đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc, Vietcontent đã triển khai một loạt dự án mới. Đầu tiên là việc ra mắt Trung tâm Đo lường Chỉ số Việt Nam (Viet Ratings) với các dự án như đo lường chỉ số niềm tin của nhà đầu tư chứng khoán (SOI – Stock Optimism Index) đã được Cục Bản quyền tác giả cấp chứng nhận bản quyền và đang trong giai đoạn lực chọn đối tác triển khai và công bố hàng tuần đề phục vụ các nhà đầu tư chứng khoán, chỉ số tiếp cận truyền thông (media rating) cho các chương trình phát thanh và truyền hình, chỉ số hài lòng của người dân với các dịch vụ công… Tiếp đó là thức đẩy phát triển Trung tâm Nội dung & Sự kiện với các chương trình như dự án “Một triệu lời yêu” xác lập kỷ lục Việt Nam và để cử kỷ lục thế giới với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành đất nước tình yêu, gia đình Việt Nam hạnh phúc hơn và người Việt Nam giàu lòng yêu thương hơn, dự án Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (Viet Forums) với 12 diễn đàn được tổ chức thường niên vào 12 tháng trong năm cho đội ngũ cán bộ cấp trung tại các doanh nghiệp như giám đốc tiếp thị, giám đốc tài chính, giám đốc nghiên cứu & phát triển.. hay việc thiết kế, đang ký bản quyền và chuẩn vị ra mắt một gameshow mới hấp dẫn kết nối nhà tuyển dụng với người tìm việc trực tuyến trên truyền hình với tên gọi “Đấu trườngviệc làm” dự kiến vào tháng 1/2008…

Với suy nghĩ rằng trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, nội dung (content) sẽ quyết định tất cả do đó anh hy vọng sứ sáng tạo sẽ đưa Vietcontent trở thànhmột nhà sản xuất và cung cấp nội dung lớn và uy tín tại Việt Nam.


“Khách hàng yêu cầu một chúng ta làm hơn một ”


Vạn sự khởi đầu nan, lúc mới thành lập công ty, Nguyễn Thành Lưu đã gặp vô vàn khó khăn để chèo lái công ty. Vào thời điểm năm 2002, lĩnh vực nghiên cứu thị trường ở Việt Nam chưa phổ biến vì đa số doanh nghiệp chưa có thói quen sự dụng dịch vụ nghiên cứu từ bên ngoài. Trong vài tháng đầu công ty chỉ có được 2 hợp đồng nhỏ, trị giá vài triệu đồng. Đã có người nói với anh sau khi ngha anh thuyết trình về lợi ích từ dịch vụ nghiên cứu thị trường: “Xin lỗi, dịch vụ của anh rất haynhưng ở đây chứng tôi thành công bằng quan hệ chứ không phải bằng nghiên cứu!”. Đã có những lúc nản lòng nhưng nhờ sự động viên của gia đình anh vẫn kiên trì bám trụ và theo đuổi kế hoạch kinh doanh của mình. Anh đã cùng an hem nhân viên triển khai một chiến lược kinh doanh “khách hàn yêu cầu một, chúng ta làm hơn một” và điều đó đã giúp anh có được những thành công đầu tiên.

Thường trong nghiên cứu, khách hàng chỉ đưa ra các yêu cầu nghiên cứu theo nhu cầu hiện tại của họ. Đối với nhà cung cấp dịch vụ, đáp ứng tốt các yêu cầu đó đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên đề phát triển và tạo uy tín cho công ty ngay từ đầu Nguyễn Thành Lưu đã áp dụng chiêu thức khách hàng đưa ra yêu cầu nhưng công ty phải cố gắng tìm tòi suy nghĩ và đề xuất bổ sung thêm những thông tin mới ngoài yêu cầu nhưng dự kiến là sẽ có ích trong dài hạn cho khách hàng mà không tăng thêm chi phí.

Nhờ vậy, sau những hợp đồng nhỏ ban đầu khách hàng dần biết đến công ty non trẻ của anh và công ty từng bước xác lập được vị thế trên thị trường dịch vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn giải pháp.




Triết lý nhân sự “3T”


Ngoài triết lý kinh doanh sáng tạo và chiến lược “làm nhiều hơn khách hàng mong đợi” một trong những điểm quan trọng làm nên thành công của Nguyễn Thành Lưu là chính sách quản lý nhân sự “khôn khéo”. Trong tình hình chung của Việt Nam hiện nay, nhân sự giỏ đang rất thiếu, và để tìm được một người giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn thì lại càng khó hơn. Khi tìm người cộng tác nah thường không quan tâm nhiều đến bằng cấp kinh nghiệm mà chỉ quan tâm đến 3 yêu cầu “nghĩ được, nói được, viết được”.

Tuy chỉ là ba điều đơn giản nhưng lại rất khó tìm. Nghĩ được tức là phải có tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo đến mức chỉ cần nhìn qua công việc được giao là đã biết được việc gì cần làm và làm như thế nào tốt nhất. Nói được tức là có thể trình bày rõ ràng, logic và thuyết phục tư duy và ý đồ của mình. Còn viết được là có khả năng viết đúng và viết tốt các thể loại văn bản hteo phương châm không thừa một chữ và không thiếu một chữ. Đó là chưa kể một chuyên gia nghiên cứu giỏi không những phải có ý tưởng sáng tạo mà phải có kiến thức sâu sắc về marketing và kỹ thuật xử lý thông tin dữ liệu. Anh còn ví, nghề nghiên cứu giống như nghề chẩn đoán bệnh qua phim X quang. Chụp phim thì phòng mạch nào cũng chụp được nhưng để đọc phim chuẩn phải có bác sỹ giỏi. Chính vì vậy, để tìm được nhân viên giỏi trong nghề này rất khó. Điều này buộc anh  phải tìm kiếm người phù hợp, không ngại ngần tạo điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc, chế độ lương thưởng… mà còn sẵn sang chuyển nhượng cổ phần ưu đãi để họ yên tâm làm việc và cống hiến.

Ngoài ra đối với những chuyên gia giỏi nhưng không có điều kiện gia nhập công ty anh áp dụng chính sách cộng tác viên linh hoạt và đưa họ trở thành vệ tinh tham gia vào cuỗi cung cấp dịch vụ của công ty. Điều này đã giúp công ty không cần thiết phải duy trì đội ngũ nhân sự quá lớn nhưng lại có thể triển khai đồng loạt các dự án sử dụng nhiều nhân sự.

Theo anh trong bối cảnh Việt Nam hiện nay nếu quản lý nhân sự hoàn toàn theo chữ “Tâm” thì cũng có thể dẫn đến việc một số nhân sự “lạm dụng” gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường làm việc trong công ty. Còn nếu quản lý chặt chẽ theo qui chế thì sẽ giảm sức sáng tạo vốn rất cần thiết trong ngành. Do đó, triết lý quản lý nhân sự được anh sử dụng là triết lý “3T” đó là “Tâm Trí Tín” theo nghĩa “dựa chắc trên chữ Tâm, thực hiện khôn khéo theo chữ Trí, và hợp tác bền chặt bằng chữ Tín”.


Con đường phía trước

Hiện nay ngoài cương vị là Chủ tịch Markcom Group, Nguyễn Thành Lưu đang đảm nhận trọng trách Tổng Giám đốc với nhiện vụ đưa Vietcontent  trở thành nhà sản xuất và cung cấp nội dung lớn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, anh cũng được các thành viên sáng lập một công ty lớn sắp ra đời về bán hàng trên truyền hình tin tưởng và giao phó nhiệm vụ. Tin rằng với tâm huyết và sức sáng tạo của mình thông qua các doanh nghiệp mà anh tham gia sẽ góp phần vào sự nghiệp chấn hưng dân tộc, chấn hưng đất nước.



Phước Hà - Phạm Vũ
Bài viết năm 2007

Vui lòng trích nguồn: “Theo http://chuyendoanhnhan.com/” khi sử dụng lại thông tin này.
Tào Văn Nghệ - Với tôi cuộc sống không có điểm dừng...
25 năm trong nghề khách sạn, đã từng nhận không biết bao nhiêu giải thưởng trong cũng như ngoài nước; được mệnh danh là “người có duyên với khách sạn cổ” khi đưa Sài Gòn Morin từ khách sạn ở hạng chót trở thành khách sạn 4 sao đứng đầu ở Huế và chỉ sau hơn 2 năm tiếp nhận, anh lại đưa Majestic trở thành khách sạn 5 sao đầu tiên trong hệ thống khách sạn quốc doanh. Nhưng anh vẫn cho mình chưa thành đạt bởi anh là người luôn đi tìm sự hoàn hảo trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, dù biết rằng đi tìm sự hoàn hảo là tự làm khó chính mình. Anh chính là Tào Văn Nghệ – Tổng giám đốc khách sạn Majestic. Với anh, “sống ngày hôm nay phải nghĩ ngay đến ngày mai và luôn luôn tiếp tục như vậy, không có một điểm dừng nào trong cuộc sống”.


Cái tôi có là tình cảm và một trái tim nóng bỏng

Đã từng gắn bó 5 năm với Morin và là người “thổi cơn gió mới” để vực dậy khách sạn Morin Huế, anh coi Morin như đứa con tinh thần của mình, vậy bước chuyển nào đã đưa anh về với Majestic?

Tôi là một cán bộ của Nhà nước, theo quy định luân chuyển cán bộ của Saigontourist thì tôi được phân công ra Huế để vực dậy Miron. Khách sạn Morin khi đó đang trong tình trạng thua lỗ, cơ sở xuống cấp. Bằng nghĩa vụ, trách nhiệm đã thôi thúc khiến tôi chấp nhận quyết định này. Tôi điều hành Morin từ năm 2000 đến năm 2005 thì trở lại để nhận nhiệm vụ ở Majestic. Suốt thời gian tôi làm việc ở Morin, bằng nỗ lực và quyết tâm của mình tôi đã vực dậy Morin, đưa Morin từ một khách sạn đứng ở dưới chót lên đứng đầu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, từ 3 sao lên được 4 sao và trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng.

Trong suốt 5 năm phụ trách kinh doanh và quản lý khách sạn Morin ở Huế, nếu mà tôi không làm cho nó phát triển được thì có lẽ không ai giao Majestic cho tôi quản lý. Đó là điều kiện ắt có và đủ để tiếp quản Majestic. Phải là một người như thế nào để lãnh đạo Tổng công ty Sài Gòn cũng như các phòng ban ủng hộ lên tiếp quản Majestic. Bởi trao một viên ngọc vào tay một người nào đó, nếu nhầm thì viên ngọc đó không còn lấp lánh nữa mà nó sẽ mờ đi nhưng may mắn trao cho tôi thì viên ngọc càng tỏa sáng. Và hình như tôi có duyên với khách sạn cổ. Đến với khách sạn Majestic không phải là tôi chọn mà đó là yêu cầu của tổ chức, của công việc.

Một người giàu tình cảm như anh, khi đã chia tay chắc anh còn mang nặng một tấm lòng với Morin, với Huế?

Đúng vậy. Tôi đã được coi như người công dân của Huế, cho tới lúc này thì người dân xứ Huế vẫn coi tôi như một người con của Huế. Bây giờ nếu các bạn ra Huế, các bạn hỏi thì mọi người đều biết tôi. Khi tôi trở lại Huế thì ngay cả anh đạp xích lô, anh xe ôm cũng kêu lên: “Anh Nghệ, anh trở lại Huế hả?” Đó là niềm vui, là cái được của tôi. Cái có của tôi là tình cảm thương yêu  đã nhận được từ bà con của Huế. Đó là sự đánh giá, sự thừa nhận những gì tôi đã đóng góp cho Huế, cho ngành du lịch Huế. Cho tới giờ này vẫn có nhiều người nhắn tin, viết thư cho tôi rằng: Sao anh ra đisớm thế, sao anh không ở lại giúp Huế một thời gian nữa? Hay ngay như các lãnh đạo của Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế từ anh Bí thư Hồ Xuân Mãn, đến anh Nguyễn Xuân Lý bây giờ đều nói: “Anh Nghệ không phải người Huế nhưng làm còn hơn người Huế”. Tôi đi nhưng cái mà tôi mang nặng trong lòng là tình thương của người Huế. Bởi cái tôi có là tình cảm và một trái tim nóng bỏng.



Cái anh có là tình cảm và một trái tim nóng bỏng, anh cho cũng nhiều và nhận cũng nhiều, anh nhận được nhiều nhất là từ nhân viên hay từ khách hàng?

Cả 2. Tôi nhớ cái ngày tôi tổ chức tiệc chia tay ở Morin, nhân viên đứng quanh ở ngoài sân vườn, họ khóc sướt mướt và tôi cũng không cầm được lòng. Tôi biết nước mắt chẳng giải quyết được vấn đề gì nhưng quá xúc động. Đến bây giờ ở Majestic cũng vậy, nhiều khi tôi tiếp xúc với nhân viên thì họ nói rằng họ ghen với Morin. Họ nói rằng anh quên Morin đi, bây giờ anh là của Majestic. Đó là điều bình thường thôi. Nhưng tôi làm sao quên được 5 năm ở đó. Nó là hơi thở, là nhịp đập của trái tim, là những ngày đổ mồi hôi, quằn lưng với nó. Có những ngày ướt sũng vì mưa, vì giá lạnh của Huế, làm sao tôi quên được. Tôi không phải là người bạc tình.

Ở Majestic bây giờ , anh em cũng biết rằng tất cả những gì tôi làm không phải vụ lợi cho bản thân, tôi làm hết sức mình, làm nhiều hơn anh em để nêu gương cho họ. Và họ ủng hộ tôi, họ thấy có động lực để cống hiến cho khách sạn. Tôi về Majestic đã được 2 năm và 5 tháng, cái tôi nhận được ở Majestic là sự thừa nhận của tập thể, những người đồng nghiệp, cộng sự của tôi và tất cả khách hàng trong cũng như ngoài nước.



Người ta thường nói làm kinh doanh thì phải có cái đầu lạnh và trái tim phải lạnh…

Trái tim phải nóng chứ. Tôi cho rằng trái tim phải nóng vì “khi trái tim nguội lạnh thì tất cả thành vô nghĩa”. Trái tim tôi không bao giờ nguội lạnh cả. Làm doanh nhân thì phải có một cái đầu tỉnh táo nhưng trái tim phải nóng hơn người thường vì phải yêu công việc, yêu nghề, yêu anh em đồng nghiệp, phải biết lo cho họ. Đồng thời phải gắn trách nhiệm của mình vào với xã hội, cộng đồng. Nếu anh chỉ lo cha bản thân anh thì anh không xứng đáng được gọi là “doanh nhân”.





tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương