Cậu Bé Chăn Châu Trên Cánh Đồng Ước Mơ Cưỡi Máy Bay ! Đoàn Nguyên Đức



tải về 0.83 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.83 Mb.
#33100
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Biên soạn :william_bui

Có lẽ đối với 90% dân số của chúng ta thì nó lớn thiệt nhưng với anh ấy có lẽ nó bé nhỏ !


Chàng trai Việt sở hữu 1,8 tỷ USD
Trung Dung


Áo thun xanh, quần vải trắng, không cà vạt, nói năng nhỏ nhẹ, mộc mạc, cười hiền hiền. Đó là “ký họa” tỷ phú người Mỹ gốc Việt - Trung Dung ở ngoài đời. Anh đã đầu tư vào V-Home Group, cái tên giản dị theo cách giải thích của anh: “V - Home” có nghĩa là “Về nhà”.

Cách đây gần bốn năm, lần đầu tiên Trung Dung về thăm quê sau hơn 20 năm xa xứ, với vốn tiếng Việt nghèo nàn. Nói tiếng Việt được vài câu lại chen vào mấy câu tiếng Anh. Giờ đây, vốn tiếng Việt của Trung Dung đã khá lên rất nhiều. Bằng chứng là anh có thể nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Việt.


Tổng Giám đốc tập đoàn V-Home Group - Ngôi nhà chung của nhiều doanh nhân người Việt tại Mỹ - chia sẻ: “V-Home ra đời là câu trả lời với việc trở về, trực tiếp góp sức xây dựng đất nước của chúng tôi. Hy vọng tôi sẽ là một ví dụ để những doanh nhân người Việt ở Mỹ cảm thấy yêu thích, cùng về Việt Nam làm việc với mình”.


Với ưu thế về công nghệ thông tin, hiện V-Home Group đang xúc tiến các dự án xây dựng trung tâm thương mại, một dự án tài chính với một ngân hàng có tiếng trong nước.


Trung Dung cho biết: “Tôi đang trong quá trình tìm hiểu thị trường. Tiềm năng phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam rất lớn. Việc gia công công nghệ cũng là một điều tốt vì qua đó mình mới hiểu được thị trường cần gì. Như Ấn Độ làm gia công công nghệ đã 30 năm rồi, nay họ mới hiểu thị trường thực sự cần gì”.




Tỷ phú giản dị

Gặp Trung Dung ngoài đời, không ai nghĩ anh đã từng là tỷ phú năm 33 tuổi và được báo chí Mỹ ca ngợi như là một huyền thoại về sự thành đạt của một doanh nhân trẻ.


Điều khá lạ, khi đã sở hữu một gia tài 1,8 tỷ USD từ việc bán cổ phiếu của OnDisplay, Trung Dung không nghỉ ngơi để tận hưởng cuộc sống vương giả như nhiều người tưởng.


Trái lại, anh tiếp tục đầu tư tiền để thành lập một công ty mang tên Fogbreak với khát vọng phát triển nó thành một công ty phần mềm lớn ngang ngửa People Soft của Mỹ.


Trụ sở chính của Fogbreak ở Mỹ chỉ là một vài phòng nhỏ với thiết kế giản dị, không có lấy một thư ký. Trung Dung giải thích, không có thư ký và văn phòng sang trọng để tập trung vào việc phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Giàu có, nhưng vẫn miệt mài làm việc, bởi anh cho rằng, với số tiền mà mình kiếm được, dù ít dù nhiều anh có thể làm được bao nhiêu điều tốt cho quê hương.


“Thất bại là mẹ thành công”

Không có một doanh nhân thành đạt nào không gặp những thất bại khi khởi nghiệp. Trung Dung cũng vậy. Thất bại đầu tiên của Trung Dung chính là sự ra đi của các đồng nghiệp những ngày đầu bước vào thương trường.

Lúc mới thành lập công ty, anh mời một vài người Mỹ thành đạt hợp tác. Họ hợp tác với Trung Dung khoảng 5- 6 tháng, rồi bỏ đi. Sự ra đi của họ đã gây sốc đối với Trung Dung vì OnDisplay khi đó chỉ là một công ty nhỏ, mà những người chủ chốt thì lại ra đi cả.

Sau hai ba lần thất bại như vậy, Trung Dung mới nhận ra điểm yếu của mình, đó là chưa có kinh nghiệm thể hiện ý đồ. Rút kinh nghiệm, sau đó, anh đã thuyết phục đối tác tin tưởng vào các dự án tiếp theo của mình.

Và để thành công, anh đã đúc kết cho mình ba kinh nghiệm. Thứ nhất là đầu tư thời gian, thứ hai là luôn kích thích sự tò mò và thứ ba là không nản chí. Nếu như mọi người làm việc 8 tiếng một ngày thì với Trung Dung, đó có thể là 16 tiếng. Trung Dung rất tâm đắc với câu châm ngôn: “Thất bại là mẹ thành công” vì mỗi lần thất bại, anh lại không nản chí và quyết làm cho bằng được.

Được làm việc với các bạn trẻ thuộc thế hệ 8X tại Việt Nam, Trung Dung rất thích thú.


Những gì mà Trung Dung cảm nhận được ở các bạn trẻ là họ có những nét rất giống với anh những ngày đầu đặt chân lên đất khách quê người: Tự tin và muốn làm gì là làm cho tới cùng. Chính sự tự tin đó là yếu tố quyết định dẫn tới thành công của anh ngày hôm nay.




Một vài thông tin khác về Trung Dung

Trung Dung sinh năm 1967, rời Việt Nam khi 17 tuổi. Năm 1992, anh hoàn tất chương trình Tiến sỹ tại ĐH Boston (Mỹ).


Anh là nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty công nghệ OnDisplay và đã đưa OnDisplay trở thành công ty phần mềm lọt vào Top 10 doanh nghiệp bán cổ phiếu lần đầu thành công nhất ở Mỹ năm 1999.

Năm 2000, OnDisplay được Vignette Corporation mua lại với giá 1,8 tỷ USD.

Anh là nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty Fogbreak, nơi cung cấp những giải pháp cho việc quản lý các mối quan hệ sản xuất gia công phần mềm.


Năm 2005, anh thành lập tập đoàn V-Home Group, một công ty đầu tư tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam. Các thành viên trong Hội đồng quản trị gồm những doanh nhân người Mỹ gốc Việt thành đạt.


Hiện anh là thành viên Hội đồng quản trị của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF).



Trung Dung đã được nhận danh hiệu Vinh danh nước Việt 2006.

Lan Anh (Tiền Phong)

Huỳnh Phi Dũng
1 trong 10 người giàu nhất Việt Nam

Ông Huỳnh Phi Dũng là một “đại gia” từ thời Bình Dương bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, ông là một nhân vật cực kỳ nổi danh và đầy thân thế ở tỉnh Bình Dương.Do bắt đầu sự nghiệp làm giàu từ một cái lò làm vôi quét tường nên mọi người vẫn hay gọi ông là Dũng lò vôi.

Ông từng là một công an cấp thấp nhưng khá gian hùng. Theo nhiều "truyết thuyết", do lọt vào mắt xanh của bà Sáu Dân (phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt), nên ông khá khôn ngoan nhận mình là con nuôi của bà sáu Dân. Từ đó, Dũng lò vôi phất lên được trong thời kỳ Thủ tướng Võ Văn Kiệt đương nhiệm.

Năm 2001, UBND tỉnh Bình Dương thành lập Công ty Thanh Lễ do ông Dũng làm Giám đốc. Khi Công ty mới lập ra, Công ty đã được tỉnh Bình Dương cấp cho một khu đất 160 ha để lập khu công nghiệp Sóng Thần. Miếng đất này nằm tại địa điểm trước 1975 là căn cứ thủy quân lục chiến VNCH, sau 1975 là doanh trại Quân Đoàn 4.

Tuy nhiên, ngay sau đó ông Dũng đã kéo thêm công ty Phi Long vào để liên doanh với công ty Thanh Lễ. Công ty Phi Long (đặt theo tên con trai) là một công ty tư nhân gồm gia đình ông Dũng và các viên chức cao cấp của công ty Thanh Lễ. Kế toán trưởng công ty Thanh Lễ là một cổ đông công ty Phi Long. Giám đốc công ty Phi Long là vợ ông Dũng còn Phó giám đốc công ty Thanh Lễ cũng là cổ đông công ty Phi Long.

Công ty Thanh Lễ đã được đặc cách thuê đất tại khu công nghiệp Sóng Thần với giá rẻ. Khi đó, Thủ tướng quy định giá thuê cho khu Sóng Thần là 65 tỷ đồng, nhưng tỉnh Bình Dương chỉ lấy của hai công ty ông Dũng có 21 tỷ đồng. Năm 1994, ông Dũng mua lại 44 ha đất nông nghiệp với giá bèo và sau này đã hợp pháp hóa số đất trên và biến khu này thành KCN Tân Định.

Năm 1994, ông Dũng còn bán lại một số đất cho 13 công ty cá nhân mà hầu hết thuộc nhóm các công ty Minh Phụng - Epco. Tổng cộng, ông Dũng đã ký 57 hợp đồng bán đất dưới danh nghĩa "chuyển nhượng mặt bằng sản xuất công nghiệp. Sau vụ bán đất này, công ty Phi Long thu về khoảng 30 tỷ đồng. Đến cuối năm 1995, phần lãi của công ty Phi Long đã là 84 tỷ đồng.

Tháng 09/1995, Khu công nghiệp Sóng Thần được Thủ Tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt phương án đầu tư. Trong 5 năm sau đó ông Dũng tiếp tục sang nhượng đất trong khu này với lợi nhuận gần 200 tỷ đồng.

Sang 1996, ông Dũng lập ra một công ty cổ phần mới, cũng mang tên Thanh Lễ, đứng tên làm chủ đầu tư toàn bộ khu công nghiệp Sóng Thần. Với nhiều chiêu bài khác nhau, lần lượt các KCN Sóng Thần I, II và Bình Đường… đã đem lại cho ông Dũng và bà Tuyết (vợ ông Dũng) hàng trăm tỷ đồng từ những năm 90...

Tuy nhiên, cuộc làm ăn giữa công ty Thanh Lễ và công ty Phi Long bị báo chí phanh phui vào năm 2001. Sau đó, Thanh Tra Nhà Nước (nay là Thanh Tra Chính Phủ) đã điều tra và cũng đi đến kết luận là ông Dũng đã dùng hình thức liên doanh để chuyển một số tiền kếch xù từ Công ty Thanh Lễ qua Công ty Phi Long. Số tiền Công ty Phi Long kiếm được, theo kết luận thanh tra được trích dẫn trên báo Đầu Tư, là 159 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là phần "móng tay" so với số thực tế.


Ông Huỳnh Phi Dũng

Sau khi hoàn tất các vụ mua bán đất, công ty Phi Long chi một số tiền lớn cho các viên chức liên quan qua hình thức mua lại cổ phần của họ, rút số cổ đông lại còn có gia đình ông Dũng mà thôi. Công ty Thanh Lễ (thành lập năm 1996) sau đổi tên thành công ty Đại Nam và do ông Dũng làm Chủ tịch công ty, còn Tổng giám đốc công ty là con ông, Huỳnh Trần Phi Long. Còn Công ty Thanh Lễ (thành lập năm 1991) vẫn giữ tên như vậy và hiện do bà Đào Thị Thanh Nguyên, kế toán trưởng cũ làm Tổng giám đốc (bà Nguyên cũng từng là cổ đông công ty Phi Long và từng được gia đình ông Dũng mua lại cổ phần).

Mặc dù vào năm 2001 đã bị thanh tra và bị Bộ Công An điều tra nhưng ông Dũng cũng không bị xử lý hành chính hay hình sự nào trong vụ này. Thậm chí, năm 2004, công ty Thanh Lễ còn được trao huân chương Lao Động Hạng 3. Điều này cho thấy ngay cả qua thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thế lực của nhóm ông Huỳnh Phi Dũng vẫn còn rất lớn.

Cứ như vậy, với công thức làm giàu là lặp lại những gì kiếm được và mở rộng sang những lĩnh vực liên quan, ông Dũng đã trở thành một doanh nhân thành đạt (mà người đời vẫn gọi là đại gia) trong nhiều lĩnh vực như khu công nghiệp, xây dựng, sơn mài, đồ gốm… Sau này, ông còn là đại biểu Quốc hội và Chủ tịch Hiệp hội đầu tư tỉnh Bình Dương...


Mười (10) năm trước, do nhiều tiền mà không biết làm gì, ông Dũng đã quyết định dành vài nghìn tỷ để xây dựng ngôi chùa "Đại Nam quốc tự" lớn nhất Đông Nam Á (Đại Nam Văn Hiến ngày nay). Đây là một công trình tâm huyết của ông Dũng. Suốt thời gian đầu làm công trình, ông không rời công trình một ngày nào. Thậm chí có lúc vợ giận định ly thân nhưng sau hiểu được tâm huyết của chồng thì chung tay giúp chồng...


Tứ quý 5 là số ưa thích của ông Dũng

Đến nay, công trình trên đã “ngốn” của ông Dũng gần 2.000 tỷ đồng. Thậm chí, để có gạch ngói cho công trình, ông đã phải lập riêng một nhà máy gạch ngói. Để có sắt thép cho công trình, phải lập riêng một nhà máy cơ khí…


Bàn thờ họ tộc của ông Dũng

Năm 2007, ông Dũng đã quyết định đổi tên CTCP Phát triển KCN Sóng thần (chủ đầu tư KCN Sóng Thần 2, Sóng Thần 3...) thành CTCP Đại Nam và vẫn giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị còn con trai Huỳnh Trần Phi Long (ăn chơi tàn bạo không kém gì Cường dollar) vẫn làm đại diện theo pháp luật. ước sang năm 2008, nghe lời thầy bói, ông Dũng lại đổi tên nhưng lần này lại là đổi tên của chính mình. Huỳnh Uy Dũng - cái tên mới của Dũng Lò vôi nghe kêu hơn, vang hơn... Kèm theo đó, Đại Nam Quốc tự cũng được đổi thành Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.

Tính đến nay ông đã bỏ tiền túi gần 2.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất) cho khu Đại Nam này. Dự kiến, từ nay đến 2012, Đại Nam sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2, nâng tổng vốn đầu tư lên 3.000 tỷ đồng để đưa thêm các hạng mục, quần thể kiến trúc khác để không tạo ra cảm giác nhàm chán cho du khách.Ông Dũng đang tiến hành tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết và cho lập văn bia, khẳng định Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến là một danh thắng của quốc gia.

Quả thật 3.000 tỷ đồng chẳng có gì lớn nhưng nếu so với Công ty Đại Nam hiện ông Dũng mới chỉ để 162 tỷ đồng vốn điều lệ thì quả là con số khá chênh lệch. Nếu so tiếp với số tiền “từ thiện” của ông Dũng thì 42 tỷ đồng dành cho giáo dục năm 2007 cũng tương đối lớn so với quy mô vốn của Công ty Đại Nam… Thế mới biết tài sản chìm của ông Dũng lớn cỡ nào…Sau bao năm "ẩn mình ", giờ đây ông Dũng đã có kế hoạch nâng Đại Nam trở thành một thương hiệu lớn, một tập đoàn kinh doanh đa ngành với tên giao dịch là TẬP ĐOÀN ĐẠI NAM.

Lời kết:

Có những người để lại tiền cho xã hội, nhưng vẫn phải giữ lấy cái tên. Đó là tại sao các trường đại học lại hay mang tên người đã cho tiền như Harvard, Stanford, Carnegie, Kellogg… Có những người lại giống Bill Gates, Warren Buffett… thì lại dành hàng chục tỷ USD làm từ thiện. Nhưng cũng có người không muốn nổi danh như một tỷ phú nọ cho tiền xây Trung tâm thông tin ở các Đại học Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên và Cần Thơ chẳng muốn cho ai đề tên mình.



This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x524.



Về phía mình, ông Dũng cũng từng gây choáng khi dành tặng 42 tỷ đồng cho giáo dục vào năm 2007 và trước đó là tuyên bố 3.000 tỷ đồng xây dựng Đại Nam Văn Hiến. Mặc dù chưa hoàn thành, nhưng có lẽ đến nay, Khu du lịch tâm linh Đại Nam Văn Hiến đã được coi là một công trình lớn nhất tôn vinh và vọng ngưỡng những tinh hoa của hàng ngàn năm văn hiến cũng như những mốc son rạng ngời trong lịch sử Việt Nam. Còn Đại Nam Văn Hiến có trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất Việt Nam hay không, thời gian sẽ có câu trả lời cho các bạn...

Những Giấc Mơ Toàn Cầu Có Là Quá Lớn Với Ông Chủ Việt ?

Thế giới có đủ loại người làm chủ. Có những con người chủ cả cuộc đời chỉ biết làm việc vì mục đích duy nhất đó là kiếm tiền.Vậy họ kiếm tiền để làm gì? _ Đa số trả lời vì gia đình , vì....( một cách chung chung nghe hợp lí mà thật ra không hợp lí )


Còn một dạng làm chủ nữa đó là kiếm tiền vì ước mơ cao đẹp của mình. Đặng Lê Nguyên Vũ là một trong những người đó.

ÔNG CHỦ VIỆT NAM VỚI GIẤC MƠ TOÀN CẦU !

Sau vài cuộc giao lưu với SV, có lần Đặng Lê Nguyên Vũ chạnh buồn than:


_Hầu hết các câu hỏi xoay quanh nội dung kiếm việc làm, phương tiện, nguồn vốn,...


Sao các bạn ấy không trăn trở trước những vấn đề táo bạo, lớn lao hơn cho dân tộc hay đất nước?


Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/2/1971 tại Ninh Hòa - Khánh Hòa. Năm 25 tuổi (1996) thành lập cơ sở sản xuất cà phê bột mang tên Trung Nguyên. Và chỉ hơn 10 năm sau, anh đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng, thần tượng của không ít bạn trẻ.


Không để “Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”


Từ thời thơ ấu, Vũ đã phải theo cha mẹ rời đồng bằng phiêu bạt lên huyện miền núi Ma Đrăk kiếm sống.


Ai không ở Tây Nguyên, nhưng yêu nhạc Nguyễn Cường sẽ hình dung Ma Đrăk - huyện cửa ngõ phía đông tỉnh Đắk Lắk cách thành phố Buôn Ma Thuột 90km theo quốc lộ 26 - qua những ca từ lãng mạn đầy chất thơ “Nơi đây thảo nguyên từng đàn bò đua nắng tung tăng mặt trời. Du dương kèn Đing năm, xa xăm ngọn Chư Prông, xa xăm biển rộng...” .


Nhưng còn một Ma Đrăk khác. Với hàng vạn thôn dân chật vật dưới gánh mưu sinh thì Ma Đrăk là miền đất cằn cỗi, một vùng tiểu khí hậu khắc nghiệt, điều kiện thổ nhưỡng không thích hợp để trồng các loài cây công nghiệp giá trị cao của Tây Nguyên như cà phê, hồ tiêu, cao su.


Làm rẫy không đủ sống, cha mẹ Vũ xin làm công nhân xí nghiệp Gạch. Tuổi thơ Vũ đằng đẵng trôi qua trong thấm đẫm mồ hôi lao động cật lực như mọi đứa trẻ nghèo khác trên vùng kinh tế mới.


Có lần tôi trò chuyện cùng mẹ Vũ, gợi chuyện quá khứ bà vẫn chưa thôi xót con: “Tội nghiệp nó cực quá , đi học phải lội bộ ròng rã mấy cây số, về đến nhà lại lăn xả vào cuốc đất, hái rau, đóng gạch mà không một tiếng than, lúc nào cũng pha trò tếu cho mẹ cha vui vẻ.


Vũ đi bộ mãi cho tới năm lên cấp III cả nhà mới dành dụm sắm nổi cho cái xe đạp. Vậy mà lúc nào nó cũng sục sôi mơ mộng về việc “sánh vai cùng cường quốc năm châu”.



Ấn tượng Trung Nguyên

Đặng Lê Nguyên Vũ luôn luôn gây được ấn tượng với mọi người về ý chí vươn lên mãnh liệt và tầm nhìn xa rộng vượt biên giới theo kiểu “đi tắt đón đầu”.

Cá tính của anh để lại dấu ấn rõ nét trong lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Cty cà phê Trung Nguyên - một doanh nghiệp mà hiện nay chức năng và cơ chế hoạt động đã tương tự Tập đoàn.

Năm 1996 cơ sở sản xuất cà phê bột mang tên Trung Nguyên ra đời với những đồng vốn nhỏ bé của 4 cậu sinh viên Y khoa học cùng lớp ở trường Đại Học Tây Nguyên. Logo Trung Nguyên xuất hiện và định hình tới nay: Hình mũi tên chĩa thẳng lên trời, cách điệu kiến trúc bậc thang nhà sàn với tông màu cà phê và đất bazan nâu đỏ.

Năm 1998, Trung Nguyên xuất hiện ở Sài Gòn với cửa hàng mang dáng vẻ Tây Nguyên có nhiều loại cà phê tuyệt ngon, uống miễn phí suốt một tuần. Người ta xôn xao tìm hiểu về “bé Gióng đời mới”. Chỉ 3 năm sau, thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã giành vị trí hàng đầu với mạng lưới hàng nghìn quán cà phê Trung Nguyên từ Bắc chí Nam.

Trung Nguyên dám bỏ ra 3 triệu USD để thuê các chuyên gia tư vấn của New Zealand hoàn chỉnh hệ thống bảng tên, khẳng định giá trị thương hiệu.


Trung Nguyên lần lượt thiết lập các chuỗi quán nhượng quyền đầu tiên tại Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc. Những quán cà phê Trung Nguyên rộng rãi khang trang với kiến trúc và phong cách đậm nét văn hoá Việt mọc lên giữa thủ đô những xứ sở nổi tiếng khó tính và đắt đỏ, khiến các chuyên gia kinh tế Âu Mỹ kinh ngạc, gọi đây là hiện tượng kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XXI.

Sau đó Trung Nguyên mua đứt nhà máy trà Tiến Đạt tại Bảo Lộc - Lâm Đồng và cho ra đời sản phẩm trà Tiên Trung Nguyên, khai trương điểm thưởng trà bề thế mà thơ mộng, Trà Tiên Phong Quán, gồm hàng chục ngôi nhà rường cổ đẹp mua gom về từ các tỉnh miền Trung.


Cuối năm 2003 ngày hội Trung Nguyên được tổ chức tại Dinh Thống Nhất thu hút hơn 5 vạn người tham gia, ghi ấn tượng bằng việc lần đầu tiên một loại hàng nội địa sinh sau đẻ muộn - cà phê hoà tan G7 của Trung Nguyên - dám lớn tiếng thách thức chất lượng với một mặt hàng ngoại nhập truyền thống nổi tiếng - Nescafe, bằng cách để khách hàng công khai bình chọn trực tiếp. Kết quả 89% trong số 1,3 vạn người tham gia đã chọn G7 là loại cà phê hoà tan yêu thích nhất.

Trung Nguyên khánh thành trong năm 2005 cả 2 nhà máy sản xuất cà phê bột ở Buôn Ma Thuột và cà phê hoà tan ở Bình Dương với số vốn đầu tư hàng chục triệu đôla. Sang năm 2006 lại bắt tay thiết lập hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại G7 mart trị giá đầu tư huy động gần 400 triệu USD…


Và giấc mơ toàn cầu


Đặng Lê Nguyên Vũ nói: Trung Nguyên mới đi qua 2 trong 5 bậc thang chiến lược. Hai bậc đầu là gây dựng công ty, hoàn thiện hệ thống phân phối, đưa văn hoá và sự đồng nhất vào sản phẩm. Bậc cuối cùng là đi đến toàn cầu. Hai bậc giữa đang bước chân lên nên chưa tiết lộ.


Vũ đã mở đường sang Singapore thiết lập Cổng giao dịch toàn cầu. Vũ tự tin đề xuất kế hoạch xây dựng “Thiên đường cà phê toàn cầu” khởi điểm từ Buôn Ma Thuột, với tham vọng đưa Buôn Ma Thuột thành điểm đến hấp dẫn của hàng tỉ tín đồ cà phê trên toàn thế giới.


Hiện tại giao dịch toàn cầu của ngành cà phê đạt khoảng 80 tỉ USD, chỉ đứng sau dầu lửa về giá trị hàng hoá. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về cà phê Robusta, nhưng xuất chủ yếu ở dạng thô, giá trị thấp, đời sống của người trồng cà phê chưa thôi chật vật.


Cuối tháng 12/2006 Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn số 188 khẳng định “ý tưởng xây dựng Thánh địa cà phê Buôn Ma Thuột” (tên ban đầu của dự án- TG) là vấn đề rất lớn.


UBND tỉnh Đắk Lắk hy vọng ý tưởng này sẽ thành hiện thực vì phù hợp với mong muốn của người sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định ủng hộ mạnh mẽ và hậu thuẫn để thực hiện ý tưởng này... Thống nhất hình thành một đầu mối là Cty Cà phê Trung Nguyên để xúc tiến công việc trên... ”.


Bản quy hoạch một không gian “Thiên đường cà phê” 3.000 hecta bao gồm Viện Nghiên cứu cà phê, Bảo tàng cà phê, khu Du lịch nghỉ dưỡng, những siêu thị, những phố cà phê đa dạng sản phẩm cao cấp, những buôn làng đậm nét văn hoá Tây Nguyên với mức thu nhập cao v.v... đang được các chuyên gia Singapore ráo riết thực hiện.


Tháng 6 tới Trung Nguyên chính thức khởi động dự án bằng việc khởi công xây dựng khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái văn hoá Suối Xanh rộng 100 ha. Số hộ ở những buôn làng đang được thụ hưởng nhiều nguồn lợi nhờ chương trình đầu tư sản xuất cà phê sạch đạt chứng chỉ EUREPGAP do Trung Nguyên đầu tư cũng đang tăng nhanh.


(Tiền phong Online)

Chỉnh sửa : William _bui


Người được nuôi dưỡng bằng những khát vọng !

Đặng Lê Nguyên Vũ


Đại diện cho giới doanh nhân trẻ cả nước, đầu tháng 8 năm nay, Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên đã sang Brunei nhận giải Nhà Doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004, giải thưởng do Hiệp hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Asean tổ chức 5 năm một lần. Sau Võ Quốc Thắng - Tổng Giám đốc Công ty Gạch Đồng Tâm, Đặng Lê Nguyên Vũ là doanh nhân Việt Nam thứ hai được nhận giải thưởng danh dự này. Cùng với Trung Nguyên, anh được đánh giá là một “hiện tượng kinh tế” của Việt Nam cuối thế kỷ XX.

Tuổi trẻ với những giấc mơ không trẻ


Chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu đồng chữa trị mà vay mượn cả đại gia đình cũng không đủ, cậu con trai 16 tuổi - Đặng Lê Nguyên Vũ đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này!”.


Những năm 1990, thầy cô và các sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên không ai không biết đến Đặng Lê Nguyên Vũ, chàng sinh viên khoa Y với nhiều ước mơ và hoài bão vượt ra phạm vi đất nước. Nhận ra ngành Y không thể đáp ứng được ước mơ và tham vọng của mình, năm thứ ba đại học, anh quyết định nghỉ học và đón xe vào thành phố Hồ Chí Minh để tìm kiếm cơ hội. Ra đi với hành trang duy nhất là tên và địa chỉ của một người chú chưa từng biết mặt, anh tự hứa sẽ không trở về nhà cho đến khi sự nghiệp vững vàng.


Nhận được nhiều lời khuyên chân thành và bổ ích từ người chú, Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý trở lại trường vài ngày sau đó. Tuy vậy, trong anh vẫn luôn nung nấu ý tưởng kinh doanh. Là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới nhưng hình ảnh cà phê của Việt Nam không hề được biết đến. Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những loại ngon nhất thế giới nhưng thực tế có được công nhận? Nhận thức như vậy, Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Anh muốn chế biến ra loại cà phê ngon nhất và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tham vọng lớn lao ấy thôi thúc chàng sinh viên Y đến cháy bỏng. Trình bày suy nghĩ với bạn bè để tìm sự chia sẻ, nhưng anh chỉ nhận được sự giễu cợt và cho là “thằng điên hạng nặng” với những ý tưởng vượt xa tầm với. Cả trường đại học chỉ vài ba người là chịu nói chuyện với anh.


Tuy nhiên, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn tìm được ba người cộng sự học cùng lớp có chung bầu nhiệt huyết, nhưng họ hứa chỉ giúp anh trong chặng khởi đầu chứ không theo con đường kinh doanh đó. Không ngần ngại, Đặng Lê Nguyên Vũ bắt tay thực hiện ý tưởng của mình. Anh cùng các bạn tranh thủ ngày chủ nhật, lặn lội tìm đến các thương gia cà phê nổi tiếng ở khắp các tỉnh thành năn nỉ, thuyết phục họ truyền nghề. Cứ vậy, anh tích lũy được vốn kiến thức sâu rộng về cà phê.


Tháng 8 năm 1996, Cửa hàng Cà phê Trung Nguyên được ra đời. Với số vốn ban đầu hầu như không có gì và chiếc xe đạp cũ, anh đạp xe đi khắp nơi thu mua cà phê về rang, xay và bỏ cho các quán. Nhiều người trong nghề đã cười nhạo khi thấy tất cả hoạt động của Trung Nguyên từ khâu rang, xay đến chế biến… chỉ được thực hiện trong gian nhà gỗ vỏn vẹn 2,8m2. Họ cho rằng anh khó có thể theo kịp để mà cạnh tranh với họ. Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn vững tin vào lựa chọn của mình. Anh khẳng định: “Chỉ 6 tháng sau Trung Nguyên sẽ phát triển bằng một doanh nghiệp có thâm niên 10 năm tại thành phố này”.


Quả thực 6 tháng sau đó, cái tên Cà phê Trung Nguyên đã phát triển hơn cả một doanh nghiệp có thâm niên 20 năm tại thành phố Buôn Mê. Sự đón nhận nhiệt tình và nhanh chóng của người tiêu dùng đã tạo nên một hiện tượng Trung Nguyên trên mảnh đất năng động và đầy cạnh tranh ấy. Vì vậy khi tốt nghiệp đại học năm 1997, Đặng Lê Nguyên Vũ đã tích luỹ được một số vốn kha khá, đủ để tiếp tục đầu tư cho các bước tiếp theo.



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương