Cậu Bé Chăn Châu Trên Cánh Đồng Ước Mơ Cưỡi Máy Bay ! Đoàn Nguyên Đức



tải về 0.83 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.83 Mb.
#33100
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14


Ngồi trong căn phòng của giám đốc điều hành Thế giới di động tại tòa nhà E-town 2, Nguyễn Đức Tài nhớ về căn phòng 2,5x2,5m thuê trên đường Nguyễn Gia Thiều (Q.3) cách nay năm năm. Hàng chục con người giam mình trong không gian nóng, chật, làm việc gần 200% công suất. Ăn ở, sinh hoạt trong phòng. Giải trí bằng... những ước mơ tương lai. Ấy là lúc họ bắt tay vào một dự án "vĩ đại": kết hợp mô hình một trang web trực tuyến và một hệ thống cửa hàng bán lẻ điện thoại đi động lớn nhất từ trước tới nay.

Miệt mài sáu tháng, giai đoạn "khổ hạnh" kết thúc. Mô hình "thế giới di động" ra đời với website: [Thành viên mới nhìn thấy link. ] và ba cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trải trên ba trục đường Cách Mạng Tháng Tám, Lê Lai và Hoàng Văn Thụ theo nguyên tắc: từ bất cứ nơi nào, đi xe máy 15 phút cũng sẽ đến được Thế giới di động. Hồi hộp chờ thành quả. Lượng người truy cập website tăng vùn vụt. Người đến xem cửa hàng cũng "vùn vụt" nhưng đến rồi đi, không mua! Sau ba tháng trì níu, sạch túi, thất bại! Tài và nhóm bạn sững người không hiểu sao.

Hỏi đi hỏi lại anh biết người ta đến vì một trang web "hoành tráng" nhưng cái mà họ thấy lại là một cửa hàng quá nhỏ. Con số 200 triệu đồng thời điểm 2003 cũng đủ để "lên ruột" vì đau! Tất cả điếng người ngồi lại, bàn mãi rồi "đường hầm thất bại" cũng lóe lên một ánh sáng: một khi có trang web làm tốt thông tin thì dù cửa hàng ở trong hẻm, người ta cũng tự động tìm đến. Làm lại được!

Lần này, một địa điểm khác: một cửa hàng duy nhất, rộng gần 200m2 ở đường Nguyễn Đình Chiểu. Những người quen phân tích: đường một chiều, lại nằm phía phần đường xe tải chạy, ai ghé? Một nhà phân phối cảnh báo: "Coi chừng tiêu nghen!". Điều may mắn nhất của nhóm là họ vừa tốn học phí tới 200 triệu đồng "xương máu".

Sau hai năm thêm cửa hàng thứ hai và sau ba năm họ có một hệ thống bán lẻ với gần 20 cửa hàng trải từ TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng và miền Tây Nam bộ. Một hệ thống với những triết lý kinh doanh hiện đại, đội ngũ trẻ, năng động (giám đốc kinh doanh dưới tuổi 30). Ông chủ của Thế giới di động tuyên bố rằng mình đang tìm cách thay đổi cách thức tiếp cận và phục vụ khách hàng.

Ở đó, khách mua cái điện thoại vài trăm ngàn đồng cũng được phục vụ trân trọng như khách mua hàng vài chục triệu đồng. Anh còn có tham vọng là bất cứ khi nào trong đầu người ta hiện lên nhu cầu về cái di động thì họ dịch chuyển ý nghĩ về bốn chữ "thế giới đi động" của mình.

Về ý tưởng kinh doanh, ngày nay người ta có hai hướng. Một là sáng lập những ý tưởng hoàn toàn mới (cái này thì hiếm).

Cách thứ hai: dùng những ý tưởng của mình để "sửa lỗi" một mô hình nào đó có sẵn, nếu sửa được căn bệnh mang tính "bệnh hệ thống", bạn sẽ về tới đích. Nếu đi ngoài đường, xài một dịch vụ mà bạn còn thấy tức tối, thốt lên: "Làm ăn gì kỳ cục" thì bạn hoàn toàn có cơ hội để "sửa lỗi" những cái mà người ta đang làm. Thật ra ý tưởng tôi làm từ năm 1993-1994 người ta đã làm, tôi đã khởi nghiệp sau họ 10 năm, tôi không phải là người bắt đầu cuộc chơi nhưng tôi biết cộng thêm các giá trị riêng của mình cho cuộc chơi đó.

Nếu phải bắt đầu, bạn hãy tìm thêm một nhóm bạn để có một "work team". Giờ đây, cuộc chơi là của tập thể, sự cộng hưởng trí tuệ sẽ mang lại thành công nhiều hơn. Cảnh cầm cờ chạy một mình đã qua rồi. Tuy nhiên, tập thể là để làm việc và thành công chứ không phải "gom bi" đi nhậu!

Hãy chuẩn bị để đón nhận khó khăn và cả một phương án thất bại. Kinh doanh không được quá lạc quan, nhưng nếu ai là người bi quan thì lời khuyên của tôi là đừng kinh doanh bởi nó căng thẳng lắm.

Và điều cuối, bạn cũng đừng mê tiền nhỏ mà lạc lối giữa chừng. Thế giới di động sẽ "chết" từ lâu nếu tôi mê tiền lẻ mà đưa một thứ gì đó vào thay thế uy tín của mình.

Nguyễn Đức Tài

Theo Tuổi Trẻ

Nữ doanh nhân "8X"

Nguyễn Ngọc Thuỳ Linh

Dám nghĩ, dám làm, tận dụng mọi cơ hội để phát huy ưu thế, khả năng của chính mình là những điểm chung dễ bắt gặp ở những cô nàng doanh nhân "8X" sớm lập nghiệp. Chỉ mới độ tuổi đôi mươi, thế nhưng họ đã sớm khẳng định tên tuổi của mình trên bước đường thành danh, lập nghiệp. Tên họ ít nhiều được nhắc đến như một thương hiệu.

Giản dị!

Muốn tìm gặp Hải Hà - Giám đốc Du lịch Innoviet quả là hơi... khó khăn, bởi ngoài vai trò một giám đốc, Hà còn kiêm luôn tour guide (hướng dẫn viên du lịch). Trong màu áo thun đồng phục, quần âu, trông Hà chẳng khác nào một cô sinh viên đang làm việc bán thời gian. Thậm chí đứng khuất cùng những nhân viên nữ khác, Hà không giống một nữ giám đốc thành đạt.

Hà hớn hở: "Nhiều nhân viên của mình dẫn tour, khách rất ngạc nhiên vì sao công ty này toàn là từ độ tuổi 19 đến 22. Hỏi ra mới biết cô chủ cũng chỉ mới 23 mà thôi. Mình luôn ăn mặc sao cho thoải mái, phù hợp với tính chất công việc hằng ngày".

Còn với Nguyễn Ngọc Thùy Linh - Event manager của Công ty Điểm hẹn doanh nhân thì một trong những "trang sức" của cô là chiếc laptop. Hầu như suốt 24 tiếng mỗi ngày, Linh đều cần phải o­nline để giải quyết tất cả công việc trên máy tính.

Đơn giản vì công việc của Linh là tổ chức các sự kiện, lúc nào cũng cần sự liên lạc với cộng sự và đối tác. ít ai nhìn thấy cô nàng nghỉ ngơi, lúc nào cũng phải mỏi tay, mỏi miệng vừa trả lời điện thoại vừa soạn thảo chương trình dành cho khách hàng là doanh nhân.

Nhìn bên ngoài, Linh rất giản dị với áo sơ mi, quần jeans năng động. Cô nàng có chiều cao 1m71, sinh năm 1984, sinh viên của Trường ĐH Huflit này cười tiết lộ: "Nhược điểm lớn nhất của Linh là... nhỏ tuổi!

Trước đây, nhiều người biết đến Linh qua vai trò MC cho một số công ty; làm cộng tác viên cho một số game show. Lúc đó, quần áo lúc nào cũng lượt là, thay đổi liên tục khi xuất hiện trước công chúng. Nhưng từ khi Linh dừng lại và tập trung vào công việc chính như bây giờ, Linh chỉ thích mặc trang phục thoải mái. Chỉ khi nào đi gặp đối tác mình mới phải ăn mặc chỉnh chu cho phù hợp. Hầu hết khách hàng của Linh là các doanh nhân đã thành đạt, nên việc mặc đẹp - làm đẹp là thể hiện sự tôn trọng của mình đối với họ".

Năng động - Sáng tạo

Điểm cuốn hút của Hà, Linh là ở sự năng động, sáng tạo. Bởi với họ, thời cơ luôn đến bất ngờ và vấn đề là ai chuẩn bị tư tưởng tốt nhất để nắm lấy thời cơ ấy mà thôi. Từ khi còn ngồi ghế nhà trường, Hà đã nhanh tay "chộp" lấy giải thưởng 100 triệu đồng của chương trình Khởi nghiệp và từ đó Hà đã xác định hướng kinh doanh của mình.

Cô cho biết: "Cơ hội sẽ luôn đến nếu mình biết cách giữ và sáng tạo nó theo cách của mình, thì sẽ không sợ phải thất nghiệp". Sau khi tốt nghiệp, Hà nhanh chóng xây dựng thương hiệu Innoviet với du khách trong và ngoài nước một cách "hoành tráng". Và "dinh cơ" của Hà hiện nay là hơn 20m2, mặc sức mà sáng tạo!

Còn với Anh Đào - Giám đốc Công ty cổ phần Long Hưng thì lại thích sự sáng tạo trong thế giới điện thoại. Bề ngoài trông Đào khá trầm, ít nói và khi lao vào công việc thì trong đầu cô chỉ có các công thức sáng chế mà thôi. Đào tâm sự: "Mỗi người có sự đam mê khác nhau. Tuy làm giám đốc nhưng mình vẫn thích làm thêm một công việc gì đó để đầu óc không ngừng suy nghĩ".

Vì vậy hiện nay, Đào còn sở hữu thêm một cửa tiệm điện thoại di động. Vẫn không dừng ở đó, cô còn lên nhiều kế hoạch để mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình.

Riêng Linh, thường xuyên bị người nhà "mắng" do lúc nào cô cũng hăng say làm việc đến quên mất cả giờ ăn trưa. Ngoài thời gian học trên giảng đường, Linh dành chạy "sô" cho các dự án của Điểm hẹn doanh nhân, bởi Linh là một trong những người rất có tâm huyết đóng góp công sức để tạo dựng ra công ty, nên lúc nào có thời gian là Linh vùi đầu vào "chăm sóc" nó.

Cô cười tâm sự: "Nhiều người hỏi Linh rằng sao hết giờ hành chính mà không về nhà hoặc đi đâu đó cho thoải mái tinh thần? Với mình thì không có quan niệm cứng nhắc 1 ngày 8 tiếng, mình chỉ cố gắng hết sức để tạo ra được những giải pháp cho các chương trình của mình thêm phong phú.

Công việc đòi hỏi sự cẩn thận, năng động và kinh nghiệm. Vì thế Linh không có quan niệm hết giờ là hết làm. Nếu căng thẳng quá, Linh có thể ra ngoài đi đâu đó, tán gẫu với bạn bè mọi chuyện trên trời dưới đất, "phục hồi" một tinh thần phấn chấn cho ngày hôm sau. Dường như "đại bản doanh" của mình luôn đầy ắp tiếng cười thì phải!".



Trẻ trung - Lạc quan

Làm việc thì không ngơi tay, nhưng cứ "lơ" đi một chút là các cô nàng này cũng râm ran đủ chuyện "trời ơi đất hỡi". Do thói quen công việc hằng ngày phải luôn hài hước nên Đào cũng không kém gì "nhà cười".

Cô hớn hở phân bua: "Không phải là mình "tám", mà mình là một người trẻ, vui vẻ!". Cũng phải thôi, không chỉ riêng nơi làm việc của Đào mà cả của Hà nữa, chỉ toàn "U19-20". Dường như sự đạo mạo rất hiếm khi xuất hiện ở những "ngôi nhà chung" này.

Linh cho biết: "Các đồng nghiệp của mình, cô nào cũng xinh, trẻ trung và có khiếu hài hước nên chẳng khi nào mình giận được họ. Mỗi lúc công việc tiến hành suôn sẻ, mình và các bạn cũng thích tổ chức tiệc tùng nho nhỏ, nhưng đa phần chúng mình chỉ thích "ngồi lê" các quán cóc mà thôi. Nhờ có không khí này mà công việc trôi chảy hẳn...". Cô còn tiết lộ thêm món khoái khẩu của cả nhóm chính là món "phá lấu", cứ có thời gian là lại "cà kê" đi ăn...

Nhìn những cô nàng này, ít ai biết được họ là những doanh nhân từng cho "ra lò" nhiều ý tưởng mới lạ. Chính họ đã góp phần tạo nên diện mạo mới trong cuộc sống, tạo nên cái nhìn mới về "thế hệ 8X" năng động, chịu khó tìm tòi, học hỏi thế hệ đi trước để đạt thành quả như mong muốn.

Đôi nét phác họa trên cũng đã nói lên phần nào tính cách và diện mạo của họ. Hầu hết đều thích làm những gì mình yêu thích và làm hết sức, cống hiến vì nó - công việc - đứa con tinh thần mà họ tạo nên. Và họ, không bao giờ có ý nghĩ chùn bước trước những khó khăn hoặc dừng công việc khi còn đang dang dở. Bởi họ quan niệm rất lạc quan là cơ hội thì ai cũng có, chỉ có điều tận dụng nó ra sao...



(theo Thanh niên)



Cô chủ tuổi 19
An Phương Trà
Vẽ trên mọi chất liệu. Vẽ tường, điện thoại, áo quần, cốc chén... Bất cứ chỗ nào có thể vẽ” - An Phương Trà quảng bá cho dịch vụ của mình như vậy.
Cô chủ nhỏ của cửa hàng thời trang dành cho tuổi teen vẫn đang là sinh viên năm 2 khoa kiến trúc Trường ĐH Xây dựng Hà Nội. Trà khởi nghiệp ở tuổi 19, sản phẩm của Trà đã đi rất xa.


Ý tưởng từ chiếc quần ố màu

Bị lem màu khi giặt, một chiếc quần yêu dấu của Trà có nguy cơ nói lời tạm biệt cô chủ khi được “tặng” nguyên vết ố to đùng. Bỏ thì tiếc, Trà nhờ bạn trai tư vấn xem có loại màu nào che vết ố được không. “Người ta vứt cho một hộp màu, chỉ bảo: thử đi. Ừ, thì thử” - Trà nhớ lại.


Kết quả là Trà đã thành công khi cứu vết ố bằng một tác phẩm vẽ. Chụp hình chiếc quần được vẽ lại xinh xinh, mang lên diễn đàn TTVNOL trên mạng để khoe, người khen có, người chê cũng có.


Tiếp tục thử mang vào mục mua bán, lập chủ đề về dịch vụ vẽ lên quần áo, Trà nhận được ngay một đơn đặt hàng với yêu cầu làm sao để chiếc áo thun trắng của chị khách hàng bớt đơn điệu và có cá tính một chút. Trà đồng ý ngay. Phi vụ mở hàng được 30.000 đồng. “Ban đầu chỉ là chơi thôi, ai dè nhiều người ủng hộ nên làm tới luôn” - Trà cho biết.


Nghiệp vẽ của Trà bắt đầu từ khi mới lẫm chẫm biết đi, chỉ với viên phấn trắng, bất kỳ chỗ nào trống là có hình vẽ của Trà. Lớn lớn một chút, Trà xin đi học vẽ. “Nhờ có thầy dẫn dắt nên chút năng khiếu được gợi dậy, bố mẹ cũng ngạc nhiên khi thấy Trà mang về mấy giải thưởng của quận, thành phố” - Trà kể. Suốt 12 năm học và đến tận bây giờ, Trà vẫn miệt mài vẽ cho thế giới của riêng mình.


Một buổi tối, vẫn với thói quen vẽ nguệch ngoạc, Trà chọn giày vải làm “sân” thể hiện. Tiếp tục thử đưa kết quả lên các diễn đàn trên mạng, nhiều bạn trẻ mê tít những đôi giày vải thô được Trà tô đầy màu sắc rất nghệ thuật ấy. Bộ phim Được làm hoàng hậu của Hàn Quốc khởi chiếu trên truyền hình, nàng cung phi dễ thương cũng vẽ tặng hoàng tử một đôi giày vải mừng sinh nhật.


Thị trường giày vẽ lên “cơn sốt”, đơn hàng về tới tấp, Trà vẽ không ngơi tay, đầu không ngừng sáng tác. Cao điểm, có tuần Trà vẽ hơn 20 đôi, có ngày làm liền tù tì mấy đôi. Chỉ trong mấy tháng cao điểm, Trà đã vẽ hơn 300 đôi giày với mẫu vẽ và nét vẽ không đụng hàng.

Sau giày, Trà tìm đến những sản phẩm khác để “ngoáy” cọ, từ chiếc máy điện thoại cầm tay be bé, chiếc cốc, chiếc gối nho nhỏ, máy vi tính xách tay, đến những bức tường rộng vài chục mét vuông, rồi xe máy... Chiếc điện thoại đời cũ cục mịch của khách hàng qua tay Trà như đổi xác, chiếc xe Wave tàng tàng của anh khách hàng trẻ tuổi được Trà tô điểm những đường nét duyên dáng và mạnh mẽ.




“Thất bại một lần chưa là gì”
Bất kỳ vật dụng nào có thể điểm xuyết nét vẽ để đẹp hơn là Trà tận dụng vẽ, khoác những chiếc áo xinh xinh lên sản phẩm. Gần đây nhất, Trà nhận đơn đặt hàng trang điểm cho xe Vespa. Những chiếc Vespa cổ càng đẹp hơn với những đường cọ múa lượn của Trà. Vẽ xong Trà đâm mê luôn những chiếc Vespa cổ và nung nấu khi có điều kiện sẽ tậu ngay cho mình một chiếc Acma, được trang trí bằng nét vẽ của mình.
Dần dần cô gái nhỏ nhắn với nickname girl_never_die trở nên quen thuộc trên nhiều diễn đàn mạng. “Vẽ trên mọi chất liệu. Vẽ tường, laptop, điện thoại, áo quần, cốc chén... Bất cứ chỗ nào có thể vẽ” chữ ký nick girl_never_die của Trà như một cách quảng bá thương hiệu cũng trở nên quen thuộc với nhiều cư dân mạng. Girl_never_die trở thành thương hiệu, khi cần những sản phẩm vẽ tay, không ít người lên mạng và tìm nickname của Trà.
“Mỗi khách hàng có một “gu” riêng, có người dễ tính, có người rất khó, đòi hỏi chính xác từng li từng tí. Có người lại chỉ đòi hỏi tương đối, chỉ cần đẹp là được” - Trà tâm sự về nghề vẽ làm dâu trăm họ của mình. Và để chiều lòng các “thượng đế”, tùy loại hàng Trà sẽ vận dụng ý tưởng khác nhau, sử dụng chất liệu khác nhau.

Với Trà, tính cách khách hàng rất quan trọng. Trà nắm bắt tính cách của họ, “vặn vẹo” khách hàng để có được tất cả ý tưởng mới cho sản phẩm đặt hàng. Lắm lúc chợt nảy ra ý tưởng, Trà chỉ kịp bày lọ màu là ngồi bệt xuống đất mà vẽ. “Được cái là khách hàng tin cậy vì tạo được thương hiệu sớm. Điều vui nhất của Trà là gần như luôn tạo những bất ngờ thú vị cho khách hàng của mình khi nhận trang trí” - Trà tự hào cho biết.


Nhờ vẽ, Trà tích lũy được số vốn kha khá, bắt đầu nuôi ý tưởng lớn hơn. Tích cóp được hơn 10 triệu đồng từ những đơn đặt hàng nho nhỏ, Trà và hai người bạn bàn nhau xây dựng một thương hiệu mới. Kinh nghiệm kinh doanh chưa có, cộng với nhiều yếu tố bất lợi khác, chỉ vài tháng cửa hàng của cả ba phải đóng cửa. Thất bại. “Mình vẫn còn trẻ, thất bại một lần chưa là gì”, Trà tự nhủ và quyết không bỏ cuộc.


Trà vét sạch tiền để dành tiếp tục khởi nghiệp cho thương hiệu của riêng mình. Tháng 12/2006, Trà tiến thêm một bước khi SEK - cửa hàng thời trang dành cho tuổi teen của cô sinh viên năm 2 khoa kiến trúc Trường ĐH Xây dựng Hà Nội - ra mắt. Vừa học vừa quản lý cửa hàng, Phương Trà chỉ còn cách “ăn trộm” giờ ngủ của mình, mỗi ngày chỉ ngủ bốn tiếng.


“Đến cuối mỗi học kỳ, Trà phải chấp nhận làm ít đi và đầu tư học ôn nhiều. Chịu khó cố gắng thì vẫn sắp xếp cân bằng được việc học và làm, vì nếu không học tốt bố mẹ sẽ không cho làm gì cả” - Trà tâm sự. Ngoài giờ học của Trà chỉ có những ý tưởng cho tác phẩm, miệt mài với công việc của chủ một cửa hàng thời trang, hết lòng với những tác phẩm rất riêng của mình.


19 tuổi, cái tuổi ăn tuổi chơi của nhiều bạn gái trẻ khác, còn Trà đã bắt đầu cho dòng chảy đam mê của riêng mình, với dự định xây dựng “một thương hiệu cho mình, chuyên làm về trang trí và sử dụng đôi tay là chủ yếu vì có những thứ máy móc không thay thế được”. Dù tất bật với những đơn đặt hàng tới tấp, Trà vẫn đam mê khởi nghiệp với những nét vẽ rất mộc của chính mình, mỗi sản phẩm làm ra không phải chỉ là hoàn tất đơn đặt hàng mà là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ.


(theo TTO)

Từ Một Người Vét Mỡ Bò Trở Thành


Tổng Giám Đốc Tầm Cỡ !

Trần Bá Dương






Truong Hai Auto là thương hiệu uy tín trên thương trường mười năm qua. Có nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô lớn nhất Việt Nam hiện nay tại Khu kinh tế mở Chu Lai, mỗi năm Cty xuất xưởng 6.000 xe ô tô tải các loại, chiếm gần 40% thị phần trong nước. Việc nước ta gia nhập WTO, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, ông đón nhận sự kiện này trong tâm trạng thế nào?


Tôi đã sẵn sàng, nhưng cũng hơi lo, việc gia nhập WTO sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nhân nhưng cũng không ít nguy hiểm, muốn tồn tại trong nền kinh tế hội nhập với toàn cầu phải năng động.

Nếu chúng ta không đủ mạnh và không có chính sách hợp lý, thì nền sản xuất sẽ không tồn tại và đất nước chúng ta sẽ biến thành thị trường tiêu thụ.

Vì vậy, chúng tôi đã có sự chuẩn bị sẵn sàng. Từ năm 2003, tôi đã dự đoán được điều này, sau những chuyến đi làm ăn với nước ngoài.

Tôi đã quyết định, dồn hết công sức xây dựng nhà máy sản xuất ô tô hiện đại, trên diện tích 38 ha, tại khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập.



Thưa ông, đó là sự chuẩn bị trong quá khứ, còn tương lai doanh nghiệp của mình, ông mong muốn nó phát triển thế nào trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt?

Chúng tôi đang mở rộng ngành nghề kinh doanh để hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô như vận tải biển, kinh doanh địa ốc, mở siêu thị ô tô...

Ngoài ra, chúng tôi còn tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập. Năm nay, chúng tôi kỷ niệm 10 năm thành lập, toàn thể Cty cùng nhất trí thực hiện Slogan : “Nâng tầm cao mới, phát triển, hội nhập”.


Mười năm không phải là thời gian quá dài để đưa một Cty từ khi khởi nghiệp đến phát triển nhanh. Ông có thể chia sẻ bí quyết phát triển của Cty Ô tô Trường Hải?

Đúng là 10 năm không phải là quá dài so với đời người, nhưng không phải quá ngắn cho một thương hiệu. Nếu phát triển đúng hướng cộng với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, thì đó là thời gian quá đủ để thương hiệu có tầm vóc trong thời kỳ đất nước phát triển như thế này.

Công ty chúng tôi thành lập năm 1997, tiền thân là xưởng sửa chữa nhỏ của tôi, ở KCN Biên Hòa 2. Sau mấy năm tích luỹ, đến năm 2000, chúng tôi lập xưởng mới, lắp ráp xe tải nhẹ hiệu KIA và loại xe này nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, xe làm không kịp bán, chỉ vài năm sau chúng tôi đủ mạnh để xây dựng nhà máy Chu Lai – Trường Hải.

Mọi việc hoàn toàn minh bạch. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì mọi sự gian dối đều dẫn đến thất bại! Mà không chỉ trong kinh doanh, trong cuộc sống bình thường cũng vậy thôi.



Nhiều doanh nhân có điểm xuất phát thuận lợi, ví dụ như cha mẹ họ vốn đã là doanh nhân, đã có cơ nghiệp nay họ chỉ việc phát triển doanh nghiệp đó lên. Nhưng cũng có không ít doanh nhân vươn lên từ hai bàn tay trắng. Xin phép được hỏi, ông thuộc trường hợp nào?

Tôi lớn lên trong thời bao cấp, cha mất sớm, mẹ tôi bươn chải nuôi anh em tôi ăn học. Tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa TP HCM, tôi xin làm công nhân sửa chữa ô tô, công việc đầu tiên của tôi là vét mỡ bò.

Sau đó, nhờ kiến thức trong nhà trường, tôi đưa ra dự án : “Chuyển đổi tay lái nghịch”, dự án của tôi được Bộ GT-VT chấp nhận. Cty giao cho tôi quản lý tổ sửa chữa lưu động, làm khoán, từ đó tôi có điều kiện tích luỹ và phát huy khả năng của mình. Năm 1997 tôi xin nghỉ và thành lập xưởng sửa chữa của riêng mình.


Ông vừa nói rằng mẹ ông là người tần tảo nuôi anh em ông ăn học. Vậy người mẹ có vai trò thế nào trong quá trình từ người vét mỡ bò đến một doanh nhân thành đạt của ông?
Có câu ngạn ngữ: “Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của một phụ nữ”. Đời tôi may mắn có hai người phụ nữ, đó là mẹ tôi và vợ tôi.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường, không biết gì về khoa học kỹ thuật, nhưng trái tim và nghị lực của bà rất lớn. Nội lực của bà ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đời của anh chị em chúng tôi.

Trước đây, gia đình tôi ở Đà Lạt. Cha mẹ từ Huế vào lập nghiệp, từ người làm rau, bán rau trở thành một Cty cung cấp rau. Sau ngày giải phóng, ba tôi bị bệnh qua đời, mẹ dắt díu anh em chúng tôi về Trảng Bom (Đồng Nai) làm rẫy.

Ngày đó vùng đất này nghèo nhất tỉnh Đồng Nai. Sau mỗi buổi học tôi vác cuốc vào rẫy phụ mẹ. Mẹ tôi không chỉ nuôi con ăn học mà còn giúp đỡ nhiều người.

Cách giúp của bà rất lạ! Ai khổ, bà không cho tiền, mà cho heo con để họ nuôi. Bằng việc này, bà giáo dục chúng tôi tính tự lập và ý chí tự cứu mình.

Còn vợ tôi là một phụ nữ thuần chất Á Đông, cô ấy hết lòng vì chồng con, giúp tôi có nghị lực và thời gian cho công việc kinh doanh, tham gia công tác xã hội và sáng tạo trong công việc.

Trong kinh doanh không thể không sáng tạo, ông có thể cho biết cách thức sáng tạo của mình?


Là một kỹ sư cơ khí, tôi luôn giữ ngọn lửa đam mê sáng tạo KHKT. Khi xưởng sửa chữa mới thành lập, tôi đã nghiên cứu những chi tiết sửa chữa theo phương pháp khoa học như: Máy chạy rà động cơ và các loại đồ gá để gia công sơ mi, pít tông, giúp cho công nhân làm việc nhẹ nhàng hơn.

Sau này ở nhà máy Chu Lai – Trường Hải, tôi cũng nghiên cứu chuyển đổi công năng của xe cho phù hợp với địa hình Việt Nam. Tôi luôn ước mơ ngày nào đó kỹ sư Việt Nam sẽ đưa ngành công nghiệp sản xuất ô tô của chúng ta lên ngang tầm khu vực.


Tài sản là của xã hội






Cũng như nhiều doanh nhân khác, mọi người thấy ông khá tích cực trong việc tham gia công tác xã hội. Nhưng trong việc này, mỗi doanh nhân lại có quan niệm khác nhau, ông suy nghĩ thế nào về công việc này?

Tôi nghĩ, tài sản mà con người tạo ra suy cho cùng thì một ngày nào đó là của xã hội. Công tác xã hội của tôi mà nhà báo nhắc đến thực ra đóng góp cũng chưa thực sự đáng kể.

Ngoài kinh doanh, ông Trần Bá Dương là một người hoạt động xã hội năng nổ. Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, trong hai năm qua ông Trần Bá Dương làm từ thiện và tài trợ các chương trình phát triển cộng đồng trên 10 tỷ đồng.


Nhà tỷ phú người Mỹ, ông Warren Buffet, làm việc cả đời và mang gần hết của cải cho xã hội. Kinh doanh là một nghề, người kinh doanh làm việc vì tâm huyết và niềm đam mê, nên việc làm giàu cho gia đình chỉ là một phần nhỏ trong mục tiêu của doanh nhân.

Có phải nhờ quan niệm “xã hội” ấy, mà nhiều người nói rằng trong công ty của ông có người bị đuổi, rồi xin làm lại tới mấy lần mà vẫn được ông chấp thuận?


Chuyện đó thì có, con người ai cũng có đôi lần phạm sai lầm, điều quan trọng nhất là biết hối cải, ai trở lại với thái độ thành thật, Cty luôn dang rộng vòng tay đón họ.
Tôi cho rằng, trong công cuộc đổi mới để phát triển hiện nay, điều quan trọng không phải là chuyện vốn liếng, bởi hệ thống ngân hàng của nước ta hỗ trợ rất tốt cho các doanh nghiệp, quan trọng nhất là nguồn nhân lực. Muốn thu hút tài năng thì phải học tập cách “chiêu hiền đãi sĩ” của người xưa! (cười)

Xin cảm ơn ông!


Theo phỏng vấn của Báo Tiền Phong

Một Cô Gái Việt Tài Giỏi !



Tracey Nguyen


Tracey Nguyen tại buổi nói chuyện
với các nữ doanh nhân TPHCM.


- Tracey Nguyen được biết đến như là một nữ doanh nhân Việt kiều trẻ nhiều thành đạt. Chưa đầy 30 tuổi cô đã là Cố vấn chiến lược kinh doanh cao cấp của IBM. Nhận lời mời của Lãnh sự quán Mỹ, trong những ngày đầu tháng 4 tại Hà Nội và TPHCM, Tracey Nguyen đã có những buổi nói chuyện về kinh nghiệm kinh doanh.



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương