Cậu Bé Chăn Châu Trên Cánh Đồng Ước Mơ Cưỡi Máy Bay ! Đoàn Nguyên Đức



tải về 0.83 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.83 Mb.
#33100
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Tỷ lệ thi đỗ vào khoảng 1/100. Tôi đã thi đỗ, thế nhưng đến khi đi thì người ta không cho đi vì cho rằng tôi là kẻ kiêu ngạo. Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí, vào lúc ấy, tôi có một đứa con gái sinh năm 1974, nó bị căn bệnh không sống được, đó là bệnh máu trắng. Thế là tôi đành từ bỏ việc đi nghiên cứu sinh. Để chữa căn bệnh ấy trong những điều kiện hết sức hạn hẹp ở Việt Nam, mỗi một ngày cũng cần có khoảng 30 đô la tiền thuốc. Với tư cách là một cán bộ cấp phòng (Bộ môn của tôi tương đương với một phòng) thì không có cách gì để có đủ tiền cả và tôi nghĩ là cần phải kiếm ra tiền. Để cứu con mình tôi buộc phải từ bỏ sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình và đi làm kỹ sư xây dựng, rồi về phụ trách công việc xây dựng tại Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam (bây giờ là Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam).


Các bạn cũng biết rằng tham nhũng bây giờ tạo ra sự giầu có, nhưng tham nhũng vào đầu những năm 80 thì chỉ cải thiện đời sống. Không biết định nghĩa thế nào là tham nhũng nhưng tôi cảm thấy cuộc sống của mình tốt hơn một chút khi tôi làm việc trực tiếp.


Các nhà khoa học thì không có công tác phí vì các nhà khoa học chẳng đi đâu bao giờ, nhưng làm nghề xây dựng thì hay phải đi nên có công tác phí và có sự chắp vá của tất cả những gì gom góp được nhờ sự phát hiện các kẽ hở của công tác quản lý nhà nước để có thể sống được. Thế là tôi cũng có đủ tiền thuốc để chữa bệnh cho con nhưng không cứu được nó. Tôi mất con gái của tôi vào cuối năm 1985. Lúc bấy giờ giá một ca mổ để ghép tuỷ ở Paris là 200.000 fran, ở Budapest là 30.000 đô la. Tôi không thể có số tiền ấy và tôi đành để mất đứa con gái. Phải nói là cho đến bây giờ, vĩnh viễn không bao giờ vết thương ấy được liền trong đời sống tinh thần của tôi. Tôi có nói với con gái tôi rằng tôi là một người cha tồi vì không cứu được con. Tôi không có tiền, tôi không sáng tạo ra cái gì để có thể giúp con mình sống được.

Lúc đó tôi có thêm hai đứa con trai nữa. Tôi nghĩ rằng cần phải lao động, cần phải sáng tạo, không thể trông đợi vào những kinh nghiệm mà mình đã có cho đến lúc ấy. Cho nên tôi tạo ra nghề này.



Những ý tưởng đầu tiên để làm nghề này xuất hiện khi tôi bắt đầu đọc cuốn "Nhà tư bản tài chính" của Theodore Dreiser. Tôi nghe nói rằng Lenin cũng đọc quyển ấy.

Nhưng Lenin đọc quyển ấy để làm Cách mạng Tháng Mười còn tôi chỉ làm cuộc cách mạng nho nhỏ trong đời sống cá nhân của tôi thôi. Tôi cứ thấy người ta bảo Lenin thích gì là tôi thích thử xem sao. Ví dụ, có hai bản giao hưởng mà Lenin thích nghe là Appassionata và Moonlight, tôi đã nghe thử và cố gắng hình dung ra cái tâm trạng nào mà một người như Lenin có thể thích chúng.


Tôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình. Lúc trẻ, tôi đọc quyển "Tuổi trẻ của Karl Marx”, phải nói rằng tôi thấy tinh thần của cậu bé Marx lúc 17 tuổi làm thắp sáng đời sống tâm hồn của mình. Có lần, khi một cán bộ cao cấp hỏi tôi: "Bây giờ, khi chúng tôi làm việc với bọn trẻ, chúng luôn luôn phê phán chúng tôi rằng các khái niệm có vẻ cao thượng như yêu nước, yêu thế nọ, thế kia là mâu thuẫn với thực tế của cuộc sống. Theo anh, tôi phải giải thích như thế nào với bọn trẻ để có thể xuôi được?" Tôi nói rằng, chỉ nguyên việc anh đặt ra vấn đề giải thích để cho nó xuôi đã là hỏng rồi. Bởi vì con người cần cả những cái cụ thể như là tiền lương, nhưng con người cần cả những cái cao thượng thắp sáng tâm hồn.


Khi đói kém chúng ta có thể tạm quên những thứ cao thượng đi, nhưng khi no đủ rồi chúng ta bỗng nhiên thấy thiếu cái đấy mà chúng ta đi tìm thì có khi không tìm lại được nó nữa.


Bắt đầu từ việc cứu đứa con, từ việc bảo hộ đời sống vật chất cụ thể của những đứa con của mình, tôi đã tạo ra một nghề mà ở trong nước hiện nay có khoảng 300 công ty thực thi các dịch vụ như thế, trong đó vào khoảng 1/3 số công ty này là do cán bộ từ công ty của tôi tạm biệt tôi để bắt chước tôi. Công ty này là một công ty lớn, cái thứ hai sau nó không so được với nó. Chúng tôi có khoảng độ 300 cán bộ, cung cấp dịch vụ cho khoảng 20% toàn bộ thị trường các dự án ODA ở Việt Nam, khoảng 15% thị trường các đầu tư FDI ở Việt Nam, cung cấp những dịch vụ luật sư cho những giao dịch mua bán rất quan trọng như là mua vệ tinh đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, làm hợp đồng cho các giao dịch mua bán hoặc thuê mua các máy bay Boeing và máy bay Airbus của Vietnam Airlines. Phải nói rằng chúng tôi sử dụng một lực lượng lao động cố định khá lớn nhưng cái dòng lao động đi qua chúng tôi cũng lớn.


Hôm qua tôi có tổ chức một buổi hội thảo mà tôi rất tự hào bởi vì một trong những người trình bày chính tại hội thảo ấy là Tổng giám đốc ngân hàng ANZ Việt Nam đã từng là cán bộ của tôi. Khi còn làm cho tôi, chị ấy là thư ký, là phiên dịch cho tôi, người giúp tôi đối thoại với tiến sĩ Henry Kissinger, với các bộ trưởng Úc vào đầu những năm 90. Chị ấy giỏi tiếng Anh đến mức khi tôi dẫn chị ấy đến nói chuyện tại trường Harvard, kết thúc buổi nói chuyện, ông hiệu trưởng Havard Business School bảo với tôi rằng nếu ông không phản đối thì tôi cấp ngay cho cô ấy một học bổng. Nhưng chị ấy kiêu ngạo đến mức không thèm xin học bổng tắt như vậy mà chị ấy thi và đỗ vào trường Wharton, Đại học tổng hợp Philadelphia, một trong những trường dạy về tài chính và tiền tệ tốt nhất thế giới. Tất cả những nhà quản lý của các băng tội phạm quan trọng nhất trên thế giới đều được đào tạo ở đấy. Ngũ đại gia đình ở New York chỉ tuyển người quản lý tài chính từ trường này. Các ngân hàng đầu tư lớn như Morgan Stanley, JP Morgan cũng lựa chọn các kế toán trưởng từ đấy. Sau 10 năm chị ấy trở thành tổng giám đốc ngân hàng ANZ Việt Nam, với mức lương hàng trăm nghìn đô la một năm. Người Việt Nam chúng ta cứ phong nhau tổng giám đốc ào ào, nhưng mà thu nhập của họ cũng chỉ bằng 1/5 thu nhập của tổng giám đốc ngân hàng ANZ ở Việt Nam thôi. Cho nên phải nói rằng, khi chúng ta làm việc, chúng ta phải rất thực tế.



Theo Chungta

Tầm nhìn của ông chủ doanh nghiệp !


Trần Kim Thành


Ngày nay, Kinh Đô đã trở thành công ty đại chúng nổi tiếng.

Nhưng cách đây hơn 5 năm, các thành viên chủ chốt trong gia đình sáng lập Công ty Kinh Đô đã tổ chức một cuộc họp rất khó khăn để quyết định phát triển thành một công ty đại chúng, bởi như vậy, phải mở cửa công ty cho nhiều người ngoài...

“Làm như vậy, Kinh Đô muốn phát triển trong hơn 100 năm và hơn nữa. Còn nếu không chấp nhận, thì chúng tôi có thể chỉ là công ty gia đình vừa và nhỏ mà thôi”, ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Kinh Đô kể lại quyết định này với hàng trăm doanh nghiệp tham gia buổi tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm quản trị chiến lược” diễn ra tại Hà Nội hôm 26/3.

Ngày nay Kinh Đô đã trở thành một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, và rất nhiều vị trí chủ chốt trong các công ty thành viên của tập đoàn Kinh Đô do những người tài năng bên ngoài đảm nhiệm.

Cũng vào thời điểm cuộc họp nói trên, Kinh Đô đã quyết định mua đứt nhà máy sản xuất kem Wall’s của người khổng lồ Unilever, và sau đó đưa ra một chiến lược hết sức khó khăn: xuất khẩu kem vào thị trường Hoa Kỳ. Kinh Đô đã phải chi tới 50.000 USD cho mỗi chuyến đi của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sang kiểm tra quy trình sản xuất. Bất kỳ công đoạn nào không hợp lý phải thay thế hết.

Nhưng Kinh Đô không hề tiếc về việc này. “Chiến lược của chúng tôi là phải vào được thị trường khó khăn nhất là Hoa Kỳ. Nếu ngày ấy, chúng tôi chỉ chú trọng vào thị trường Thái Lan hay Campuchia chẳng hạn, thì không biết bao giờ chúng tôi mới có thể vào Hoa Kỳ. Ngày nay thì kem của chúng tôi đã có thể vào bất kỳ thị trường nào trên thế giới vì đã đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt nhất”, ông Thành nói.

Theo chuyên gia Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Darwin, câu chuyện thành công của Kinh Đô chứng tỏ tài quản lý của ông chủ trong một chuỗi các vấn đề quản trị mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đối mặt. Các vấn đề đó bao gồm, các nhà quản lý doanh nghiệp đang ở đâu, muốn đi đến đâu, làm thế nào để đến đó, và vai trò của họ là gì trong việc dẫn dắt thay đổi doanh nghiệp?

Theo chuyên gia này, rất nhiều công ty Việt Nam đang hoạt động theo kiểu gia đình, nghĩa là chỉ có bố mẹ anh chị em mà không hề có phòng ban gì. Mô hình này khiếm khuyết về cơ cấu tổ chức có thể sẽ dẫn đến khủng hoảng sau đó vì trong công ty không ai nghe ai.

“Lúc đó công ty phải cần một người lãnh đạo đưa ra các quyết định, nếu không, không thể khắc phục được tình hình đó”, ông Huy nói.

Ông Thành đồng ý điểm này. Cách đây hơn 10 năm, khi được một nhân viên hỏi về định hướng phát triển công ty, ông Thành không trả lời được.

“Lúc đó tôi cũng không rõ mình đang ở đâu. Bài học của tôi là phải xác định được vị trí của mình trong thị trường. Nếu chúng ta chuẩn bị thật kỹ, thì có thể thắng, còn chưa chuẩn bị kỹ thì chắc chắn là thua”, ông Thành nói.




(Theo Sài Gòn tiếp thị)

"Đập bể" mình để đi tới

Cao Tiến Vị

Cao Tiến Vị - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn - sinh năm 1965. Tốt nghiệp lớp 12, đậu Trường cao đẳng Sư phạm TP.HCM nhưng không theo học và trở thành tài xế lái xe lam trên tuyến đường Bảy Hiền - Chợ Lớn.

Tranh thủ vừa chạy xe vừa học thêm ngành kế toán rồi xin vào làm ở Công ty Chất đốt thành phố. Lúc đầu làm tài xế, sau đó chuyển sang áp tải, rồi làm kho, thu mua... Năm 1992, Vị lấy được văn bằng cử nhân kinh tế ĐH Mở - bán công TP.HCM.

"Cuộc đời tôi có ba lần lập nghiệp. Hai lần đầu việc khởi sự là bình thường. Khi doanh nghiệp lớn rồi phải lập nghiệp thêm lần thứ ba và đó mới là lần "máu lửa" nhất, đau lòng nhất: phải đập bỏ những gì thân yêu nhất của mình để chọn con đường đi xa hơn", Cao Tiến Vị nói về những lần lập nghiệp trong đời mình.



"Phút 89"

Kết thúc 12 năm đi làm thuê bằng một dự án làm nhà máy giấy. Sắp đến ngày khai trương thì đùng một cái, Vị phát hiện người bạn thân hùn vốn với mình đã "mượn vốn" của rất nhiều người để đầu tư và chủ nợ đang vây bủa. Anh thất thần.





Cao Tiến Vị trong xưởng giấy

Dự án nhà máy giấy là kế hoạch lớn đầu tiên trong đời, 12 năm tích cóp, bỏ học, lái xe lam, làm công nhân bốc vác rồi chuyên chở củi cho công ty chất đốt, cặm cụi kiếm từng đồng tiền lẻ vậy mà nay tan vào hư không. Anh nằm liệt giường cả sáu tháng. Sau đó, gượng dậy để bắt đầu làm "tập 2": bán nhà, lập nhà máy khác. Một chuyện gây sốc. Nguyễn Văn Vương, quản đốc phân xưởng giấy cactông, nhớ lại: "Thời đó, giám đốc Vị có mặt tại công trường 24/24, cùng ăn mặc bụi đời như anh em. Có lần ổng té gãy chân phải bó bột, lấy chiếc ghế đẩu khoét một lỗ, đút cái chân vào, kéo ghế đi tới đâu ngồi tới đó để vừa coi vừa làm". Vị chọn hướng sản xuất giấy vệ sinh khi những "đại gia" ngành giấy đã "hoành tráng" trên thị trường. Một năm sau khi đi vào sản xuất, Vị mua lại căn nhà mới!

Công việc yên ổn đến năm 1999, cánh cửa hội nhập mở ra, "đại gia giấy" Toyo (Nhật) đầu tư 30 triệu USD vào thị trường VN. Vị hăm hở vào xem người Nhật sản xuất giấy thế nào, xem nhà máy xong bủn rủn cả người bởi họ tới 30, mình chưa được 1.

Về nhà nằm vật ra, rã rời. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi "cái chết" gần kề trước mắt. Rồi hơn một năm trôi qua, thấy Toyo vẫn chưa "ăn thịt" được mình. Té ra "chàng khổng lồ" vẫn hở gót chân: thị trường hơn 70 triệu dân thời điểm đó chiếm 80% là nông dân, đời sống chưa phát triển, nhu cầu về giấy cao cấp chưa có mấy. Tiếp tục "vượt cạn"!



Cao Tiến Vị

Đầu năm 2003, Nhà máy Giấy Sài Gòn nhận danh hiệu "Sao Đỏ” cũng là lúc Vị đối diện với lần "lập nghiệp" khốc liệt khác. Ấy là lúc đối diện với những món nợ lớn, nợ nhỏ vay từ ngân hàng hai năm trước. Tiền vay đầu tư chưa phát huy được nhưng đến ngày phải trả vốn. Đầu tư vài trăm tỉ đồng, tới phút căng, chỉ cần 1 tỉ đồng để duy trì nhà máy chạy cũng không biết xoay xở làm sao. Đó cũng là "phút 89" dễ chết nhất. Giữa lúc căng thẳng thì trên thị trường đây đó xuất hiện tin đồn: tin công nhân bị tai nạn, rồi ông chủ bị tai nạn... Khách hàng dao động. Họ kéo đến công ty ngày một nhiều, những câu chuyện dần nặng lời. Vị quyết định gặp trực tiếp khách hàng. Vị nhớ lại: "Đầu tôi lúc đó căng thẳng quá, cứ muốn bỏ tất cả, kiếm một chỗ nào đó bươn chải lại từ đầu. Nhưng nghĩ lại sau lưng tôi là số phận của vài trăm công nhân và gia đình họ. Họ từng sống chết với mình, tôi bỏ đành sao!".



Nghĩ đến tương lai lớn hơn

Suốt năm, Vị đi tìm các quĩ đầu tư trong tình trạng ngổn ngang: một nhà máy đang hình thành và chuẩn bị sản xuất, quá khứ chưa đạt tầm họ muốn, còn tương lai thì chưa đến. Ba nhà đầu tư đề nghị mua với điều kiện bất lợi hoàn toàn cho Vị. Rồi đến nhà đầu tư thứ tư. Chờ đợi, nôn nóng, gấp rút nhưng họ cứ chậm rì rì, cứ tiếp cận, phỏng vấn, điều tra và thậm chí là những cuộc đấu trí. Và cuối cùng, một quĩ đầu tư đồng ý rót tiền vì nhìn thấy định hướng phát triển công ty của Vị. Lần "vượt cạn" thứ hai đã thoát trong gang tấc.

Năm 2004, Giấy Sài Gòn gần như tái cấu trúc toàn bộ hệ thống bán hàng và bộ máy nhân sự, phải "đập bể" mình hoàn toàn để đi con đường lớn. Cũng phải "đập" thôi, không "đập" không được. Vị gần như luôn trong tình trạng đau đầu: 50% thời gian được dùng cho giải quyết nhân sự. Môi trường làm việc bị "sốc": nhân sự công ty trong nước trộn với người từ công ty nước ngoài về, cách thức điều hành, quan hệ xã hội... khó dung hòa. Nhiều thông tin, nhiều mâu thuẫn, những áp lực vô hình... Cuối cùng, Vị chọn giải pháp nói hết bằng sự chân thành, bằng tình thương và trách nhiệm, chỉ ra cho mọi người một tương lai lớn hơn của Nhà máy Giấy Sài Gòn - hoặc tồn tại để đi lên hoặc giữ nguyên và sẽ lụi tàn.

Cao Tiến Vị tâm tình: "Một doanh nghiệp thì không được dừng bước trên con đường phát triển. Dù bản thân tôi có tồn tại hay không thì doanh nghiệp vẫn phải tồn tại và phát triển. Quan điểm riêng của tôi: mỗi người có một khả năng, người quản lý giỏi chưa hẳn là ông chủ giỏi và ngược lại.

Tôi bắt đầu thèm khát những nhà quản lý đang làm việc trong các tập đoàn nước ngoài. Tôi khao khát, họ có thể mang những kinh nghiệm đó về cho Nhà máy Giấy Sài Gòn nhưng đâu phải lúc nào muốn là có. Tôi dự định từ những năm 2002, rồi mãi tới 2004 bắt đầu có một vài vị trí, đến 2007 tôi mới có tổng giám đốc là người đã từng làm cho nhiều tập đoàn nước ngoài. Và tôi đang nghĩ đến khái niệm tập đoàn ở chính nơi này".

Trích:

Tôi luôn nghĩ nhà máy là một doanh nghiệp của xã hội chứ không phải của tôi hay của gia đình. Nếu xem nó như một thứ riêng tư thì nó sẽ kết thúc sự nghiệp trước những tập đoàn quốc tế trong cái biển WTO này.

Tôi đi Nhật thấy con đường phát triển của một doanh nghiệp là hàng trăm năm. Nhiều doanh nghiệp tồn tại 20-30 năm vẫn có thể phá sản như chơi. Doanh nhân người Nhật bảo cơ hội còn nhiều, tôi đừng lo. Áp lực lớn nhất với tôi bây giờ không phải là sự thất bại mà là đem lợi nhuận hiệu quả nhất cho cán bộ công nhân viên, những người đã đồng hành với mình.

Tôi nghĩ trong bất cứ môi trường nào, nếu thấy đúng cứ làm, sẽ thành công! Quan trọng nhất là bạn không được chao đảo khi đứng mũi chịu sào một con thuyền có ảnh hưởng đến đời sống của một hai ngàn gia đình.


Theo Tuoitre

Người đi lên bằng sáng kiến !


Hoàng Quốc Việt


Là một chàng dân quê, lên thành phố trở thành một người sửa chữa máy tính dạo, Việt đã bước vào đời với những ngày cơ cực như khá nhiều bạn trẻ khi rời quê, đặt chân vào nơi đô thị sầm uất.

Nếu như cách đây chừng 10 năm gặp Hoàng Quốc Việt, ít ai lại có thể ngờ Việt có được ngày hôm nay.

Nhưng khác với nhiều người, Việt không an phận với nghề sửa máy tính và vẫn say mê tìm hiểu các giáo trình tin học. “Chẳng biết sao tôi lại rất thích tìm hiểu về tin học, thời gian đó, giáo trình tin học không nhiều như bây giờ nên tôi phải tìm đủ thứ sách vở để tự học.

Nhờ những vốn liếng về tin học ban đầu đó, tôi đã tự viết chương trình, tự xây dựng những giáo trình tin học cho chính mình”- Việt kể.

Năm 1998, sau một thời gian dài sống với nghề sửa máy tính dạo, Việt nảy ra ý tưởng thành lập một cửa hàng, “cũng là để thực hành những gì mình đã học được”.

Nhưng ngay từ khi có ý tưởng lập cửa hàng, Việt đã gặp khó khăn. Gia đình nhất quyết không giúp vốn cho Việt vì không tin vào “đứa con trai ngỗ nghịch và ham chơi”. May sao có ông bác họ ủng hộ, Việt mới vay được khoảng 100 triệu đồng, một số vốn nho nhỏ nhưng cũng có thể giúp Việt có được một cửa hàng nhỏ buôn bán linh kiện máy tính trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 (TPHCM).

Thời điểm Việt lập cửa hàng cũng chính là thời kỳ tin học phát triển mạnh, các cửa hàng máy tính ở Bùi Thị Xuân không lúc nào vắng khách. Nhưng Việt lại xác định: Không bán hàng theo kiểu chờ khách đến mà phải chủ động đến với họ.

Hàng ngày ngoài giờ bán hàng, Việt tìm đến với các nhà cung cấp, tìm những nơi có giá thấp nhất rồi đêm về tổng hợp, photocopy ra hàng ngàn tờ rơi để hôm sau đem đi phát từng cửa hàng vi tính khác.

Lúc đầu, nhiều chủ cửa hàng khác chê cười khi thấy cách làm đầy vất vả của Việt nhưng khi hàng thiếu, chính họ cũng phải nhờ đến cửa hàng của Việt. Uy tín tăng dần, doanh số bán của cửa hàng cũng tăng theo. Chỉ hơn 3 năm sau, cửa hàng của Việt đã vươn lên thành một trong những cửa hàng lớn nhất tại khu chợ tin học Bùi Thị Xuân. “Trong quá trình làm, tôi mới nhận ra một điều khá vô lý là công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, rất nhiều người dân mua máy vi tính, thậm chí cả những máy tính trị giá đến cả vài ngàn USD.

Nhưng tại sao các cửa hàng máy vi tính toàn dạng nhỏ lẻ? Trong khi đó, các siêu thị mọc ra thì lại bán toàn hàng tiêu dùng khác, không bán máy tính. Vì thế, tôi đã quyết tâm mở một siêu thị chuyên bán máy tính” - Việt kể.

Nghĩ là làm, năm 2003 Việt tiếp tục vay mượn để cho ra đời “Siêu thị máy tính Nguyễn Hoàng” tại đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1. Với diện tích trên 1.200m2, siêu thị là nơi bán tất cả các linh kiện loại máy vi tính của các hãng lớn trên thế giới cùng các thiết bị mạng, các loại hàng kỹ thuật số.

Siêu thị máy tính Nguyễn Hoàng đã gây ra cú sốc trên thị trường máy tính.


Tuy nhiên đó chỉ là cú sốc ban đầu bởi chỉ vài tháng sau khi có siêu thị máy tính, Nguyễn Hoàng lại ra mắt trung tâm sửa chữa máy tính mang tên khá lạ: “Bệnh viện máy tính iCARE”. Việt giải thích về hai chữ “Bệnh viện” của mình: “Tôi nghĩ máy tính là công cụ đắc lực cho mọi người, vì thế ai cũng nâng niu, bảo bọc chiếc máy tính như một đứa con. Bệnh viện vi tính sẽ có mô hình như một bệnh viện thực sự, cũng khám bệnh, kê toa, điều trị theo một chu trình khép kín. Và mỗi bệnh nhân tới đây chữa bệnh đều có bệnh án cũng như tiểu sử… “Bác sỹ” đều là những chuyên gia giỏi, chúng tôi sẵn sàng chữa bệnh cho bất cứ bệnh nhân nào”. Mô hình hoạt động bảo trì sửa chữa máy tính như của Việt không mới, nhưng với những chuyên khoa mạng, phần cứng, nguồn, màn hình… như ở bệnh viện, iCARE đã được giới chuyên môn đánh giá cao. Thậm chí tiến thêm một bước, bệnh viện còn nhận chữa trị trọn gói theo năm cho những máy đăng ký mà chỉ tốn phí một lần, dịch vụ này tuy chỉ mới mở ra nhưng nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã tìm đến.

Với hai loại hình bán và sửa chữa máy theo phong cách hiện đại, hoạt động của Nguyễn Hoàng đã được nhiều chuyên gia máy tính nước ngoài đánh giá và ký kết hợp tác lâu dài với Nguyễn Hoàng.

Doanh số hoạt động của Nguyễn Hoàng nhờ sự đầu tư giúp sức đã tăng nhanh, đến nay Nguyễn Hoàng đã có hơn 10 đại lý độc quyền tại thành phố và các tỉnh cùng gần 300 đại lý bán hàng.

Riêng với iCARE, hiện đã có 3 chi nhánh và ngoài sửa chữa máy tính, iCARE còn tham gia đào tạo chuyên viên kỹ thuật, thậm chí còn liên kết với các trường đại học để đào tạo kỹ sư liên thông.

Cuối năm 2004, Nguyễn Hoàng lại một lần nữa làm giới kinh doanh vi tính tại Sài Gòn bất ngờ khi đưa ra sản phẩm mới, đó là chiếc máy tính mang thương hiệu Vibird (Cánh chim Việt) với chất lượng cao nhưng giá thì “thấp đến mức bất ngờ”. Giải thích tại sao có thể có mức giá máy rẻ đến như thế, Việt cười: “Ngay từ khi làm đại lý bán hàng cho các hãng sản xuất lớn, tôi đã cam kết sẽ làm ăn lâu dài với họ, vì thế khi nhập hàng, họ đều nhập theo giá ưu đãi.

Bên cạnh đó, nhờ cơ sở vật chất có sẵn cũng như hệ thống đại lý độc quyền, tôi có thể bán trực tiếp và tổ chức dịch vụ bảo trì không qua khâu trung gian nên giá sẽ không bị tăng thêm”.

Tâm sự với chúng tôi, Việt thường hay kể về những gương doanh nhân mà Việt đã từng tìm hiểu, như Soichiro Honda của hãng Honda, Meg Witman của tập đoàn Ebay, Morita Akino của Sony, Kiichiro Toyoda của Toyota… rồi Bill Gates… Việt bảo: “Đây là những người đã khẳng định tên tuổi cho đất nước họ.

Tôi mơ ước một ngày, tên tuổi của Vibird sẽ không chỉ khẳng định trong nước mà còn vươn ra nước ngoài”.

Gặp lại chúng tôi trong Liên hoan TNTT miền Đông Nam bộ, với tư cách là đại biểu, Việt hào hứng kể cho chúng tôi nghe những dự án mới của mình. Rất nhiều! Từ việc iCARE sẽ lên sàn giao dịch cũng như Việt sẽ đầu tư trang bị cho tất cả các ký túc xá đại học hệ thống máy tính nối mạng… Dường như với Nguyễn Hoàng, tất cả thành công trên mới chỉ là bước đầu, làm nền tảng cho những thành công khác sẽ tới trong tương lai.



(theo TPO)

Tôi lập nghiệp vì những điều lớn hơn !


David Thái



David Thái: “Đâu còn có gì ngăn cản được chúng tôi biến giấc mơ thành hiện thực”
- Ảnh: Minh Đức
TT - David Thái sinh năm 1972, cùng với gia đình ra nước ngoài năm 1972, đã từng học quản trị kinh doanh và triết học. Năm 1995, từ Mỹ, giành được học bổng 15.000 USD, lần đầu tiên Thái có một cơ hội để về VN.

Anh có hai lựa chọn: hoặc về Sài Gòn hoặc ra Hà Nội. Về Sài Gòn, anh có người thân; còn ở Hà Nội, anh chỉ có một mình. Nhưng cuối cùng, Thái chọn Đại học Bách khoa Hà Nội vì muốn trở về tìm hiểu cội nguồn trong cuộc đời của người Việt, của quê hương.




Bài học vỡ lòng

Ấy là khi bạn bè của Thái ở Mỹ đã công thành danh toại rất nhiều, còn Thái loay hoay giữa Hà Nội, ôm giấc mơ về làm việc tại VN mà chưa biết mọi thứ sẽ ra sao. Chàng Việt kiều 24 tuổi mỗi ngày tiêu xài 50.000 đồng, bạn bè mời đi ăn không dám đi. Vợ chồng có hai chiếc Bonus, mỗi lần muốn ra đường phải nghiêng xe lắc mấy cái xem còn xăng hay không.

Từ Mỹ về với học bổng một năm tại Đại học Bách khoa Hà Nội, rồi làm tình nguyện viên hỗ trợ các tổng giám đốc (CEO) của tạp chí Time trong chương trình "Time News Tour" năm 1995. Năm đó, Time đưa 100 CEO đến Hà Nội để họ có thể viết về VN sau thời gian thăm thú và cảm nhận mọi góc cạnh của nền kinh tế Việt. Time cần người hỗ trợ các CEO, mức lương 6 USD/ngày.

Vậy là Thái đi phục vụ các CEO, anh phục vụ từ cái quạt máy đến cái vali, vài tài liệu nghiên cứu về một địa danh, một vấn đề… Rồi sự nhanh nhạy của anh làm nhiều CEO để ý, họ gợi ý một công việc kinh doanh ở VN. "Sinh viên triết thường ngồi cà phê và đàm luận", ý tưởng đầu tiên cho quán cà phê A. là vậy. Quán do một công ty ở Hà Nội đứng tên. Thái có sáu tháng để làm nảy nở số tiền từ 700 USD thành 30.000 USD.

Một ngày, một nhân viên rửa ly trong quán gọi Thái ra báo nhỏ: "Họ sắp hất anh, coi chừng nhé!". Lần đầu tiên trong đời, Thái biết thêm một từ mới: "hất"! Đúng vài ngày sau đó, một người trong công ty mời Thái vào văn phòng nói gọn: "Bọn anh sẽ lấy lại A., từ bây giờ em chỉ làm tư vấn thôi nhé!". Đó là cuối năm 1997, Thái bị "hất" khỏi quán cà phê A. nổi tiếng ở bờ hồ. Im lặng và rút lui.
1.500 giấc mơ

Rồi Thái gặp một luật sư, luật sư bảo luật mới cho phép Việt kiều kinh doanh tại VN, nhưng thủ tục xin phép ngày đó còn rất lòng vòng. Thái quyết định cho lần khởi nghiệp thứ hai: làm đại diện cho các công ty nước ngoài. Một ngày, Thái mệt mỏi về nói với vợ: "Người nước ngoài chưa hiểu VN lắm!". Vợ nói: "Tại sao mình không tự làm?". "Làm gì bây giờ?". "Thì làm… cà phê!". Đầu năm 2000, trong khi mọi người lo chuẩn bị tết nhất, Thái ngồi lì ra viết một kế hoạch kinh doanh cà phê. Nó không phải là thứ cà phê hiện có, mà là một "thương hiệu mang tính toàn cầu" của cà phê VN trong 20-30 năm nữa. Nhiều bạn bè cười ồ khi nghe Thái bàn đến một "thương hiệu" của cà phê. Thời ấy, đã có những thương hiệu cà phê trên thị trường làm chuyện nhượng quyền, nhưng Thái nhận ra họ chỉ mới bán bảng hiệu và cà phê mà chưa bán được một giá trị của mô hình.

Tháng 10-2002, sau sáu tháng chắt lọc ý tưởng, quán cà phê Highlands đầu tiên khai trương tại tòa nhà Metropolitan (TP.HCM). Với Thái, đó là bước khởi đầu để anh có thể nói với bạn bè mình rằng: sẽ có một thương hiệu cà phê mang giá trị Việt, tâm hồn Việt gia nhập với cà phê trong khu vực. Rằng Highlands được sinh ra ở VN nhưng phải được "dán nhãn" quốc tế hóa, phải là "công dân toàn cầu", từ phong cách phục vụ đến hương vị và cách thức pha chế.

Thái đi tuyển từng nhân viên, cẩn trọng và tỉ mỉ, bởi anh đang muốn mình xây dựng một giá trị chứ không phải một công việc để chỉ kiếm lợi nhuận thông thường. Nhiều nhân viên hỏi ngược Thái: "Sao không làm giống cà phê T, A, nào đó?". "Tôi nói với họ rằng: giấc mơ của mình là giấc mơ đứng cùng cộng đồng thế giới. Bây giờ mình tuyển người Việt nhưng sau này mình sẽ lấy thêm người từ các công ty toàn cầu về làm cho mình!". Còn bây giờ, sau sáu năm, giấc mơ ấy còn không?

Thái (bây giờ là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Thái quốc tế) nói rằng cách nay sáu năm, anh chỉ có một mình với một mơ ước, bây giờ anh đã có thể cộng thêm vào hơn 1.500 giấc mơ của ngần ấy con người cùng với thương hiệu Highlands. Công ty Việt Thái của anh hiện có 1.557 nhân viên, trong đó có 18 người nước ngoài, quán xuyến hệ thống nhiều điểm cà phê Highlands ở nhiều thành phố. Thái bày tỏ: "Tôi muốn khi Highlands phát triển, từ người vun luống cà phê, người tách lựa từng hạt cà phê cho đến người bưng ly cà phê phục vụ..., vì thương hiệu này đều được hưởng những đồng tiền chính đáng của sự phát triển".

Với một Việt kiều quyết định lập nghiệp tại VN từ năm 1995 như Thái, mọi việc phải làm lại từ đầu, phải mở lòng và nhất là phải yêu mảnh đất này. Trong gia đình của Thái bây giờ, những đứa con anh nói tiếng Việt còn giỏi hơn anh. "Đó là lời nhắc nhở dành cho tôi" - Thái nói. Anh tâm sự: "Triết lý của tôi: hãy mở cửa tâm hồn, đừng vì tiền, hãy vì những điều lớn hơn để VN bắt kịp thế giới… Đâu còn có gì ngăn cản được chúng tôi biến giấc mơ thành hiện thực".



Trích:

Xây dựng một công ty và một thương hiệu là công việc cực kỳ khó khăn, phải đam mê đến tận cùng. Tôi mất 13 năm để làm việc đó, giờ ngoảnh lại thấy mình gần như không có "tuổi thanh niên" theo nghĩa rong chơi một chút. Thành lập một công ty tức là thành lập một tập thể, để mời gọi hơn 1.500 người đi theo cùng một hướng, đó là thách thức lớn, phải có một tầm nhìn và một mục đích rõ ràng.

Lý do mà Highlands chọn toàn những vị trí tại các cao ốc sang trọng nhất VN để "bày hàng", bởi tôi muốn biểu tượng Highlands phải song hành cùng những bước phát triển mới nhất của đất nước. Tôi muốn đóng góp vào "di sản cà phê” của VN. Một mai, Highlands có thể đi ra thế giới nhưng đồng thời cũng phải vào chợ Bến Thành, Chợ Lớn… cho người bình dân hưởng thụ - nghĩa là những giá trị thế giới phải đến được với mọi người Việt.

David Thái


(Nguồn: Tuoitre)

Tôi lập nghiệp trong thế giới di động!

Nguyễn Đức Tài


Nguyễn Đức Tài (bìa phải), tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế giới di động
, trao đổi công việc với nhân viên - Ảnh: Minh Đức
TT - Tốt nghiệp đại học kinh tế, có bằng thạc sĩ ngành tài chính ở Pháp, tám năm làm cho một tập đoàn Thụy Sĩ. Trải qua mọi vị trí từ ngày đầu tiên tập đoàn này vào VN cho đến khi kết thúc ở cương vị giám đốc tài chính - hậu cần. Hai lần khởi nghiệp và thất bại...

Đó là con đường lập nghiệp của Nguyễn Đức Tài, ông chủ của Thế giới di động - một trong những mô hình bán lẻ điện thoại di động hàng đầu ở VN.

Học

Thật ra ý tưởng kinh doanh đầu tiên của Tài không phải là điện thoại di động mà là dự án một hệ thống chuyển nhượng quyền bất động sản. Lúc khởi nghiệp, Tài tự tin tuyên bố: "Một mình cũng làm được, không cần phải "share" (chia sẻ) với ai!". Kết quả: sau một năm, dự án thất bại. Ngoài nguyên nhân thị trường địa ốc bất ngờ "đóng băng", thì còn hàng loạt bài học khác của thời khởi nghiệp non dại.



Phải "học nghề" thêm. Tài tìm đến một hãng điện thoại xin việc. Người ta phỏng vấn anh: Tại sao đang làm ở tập đoàn nước ngoài lương cao lại chấp nhận công việc mới với lương 1.000 USD? Tài đáp: "Tôi đang tìm cơ hội phát triển, mức lương là chuyện nhỏ. Một khi tôi làm được, các anh sẽ thay đổi mức lương!". Nhưng nơi này hệ thống đã sẵn sàng hết rồi, anh thích vị trí nào? "Hãy cho tôi về một bộ phận mới nhất, làm lại từ đầu!".

Vậy là về phòng chiến lược, nơi anh có thể tiếp cận và làm chủ mọi thông tin về thị trường điện thoại di động, gặp gỡ đối tác trong và ngoài nước. Đó là thời gian tích lũy tối đa mọi kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp. Tài làm một con tính: chỉ cần có 30 triệu người Việt xài di động và chỉ cần hai năm rưỡi người ta thay máy một lần thì mỗi năm đã có 10 triệu chiếc máy được bán ra. Một con số khổng lồ sẽ đến trong vài năm nữa! Hai năm, "học" đã đủ, Tài xin nghỉ việc. Năm 2003-2004, thị trường di động "nóng" dần lên, báo hiệu một sự "bùng nổ" trong xã hội về số lượng người xài đi động. Vậy là lại bắt đầu.

Khởi sự





tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương