CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN



tải về 1.82 Mb.
trang1/22
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.82 Mb.
#1824
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22
PHẦN Iv

PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN

CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU

CHƯƠNG I

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN




I . YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN


1. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ của Nhà nước, chế độ quản lý kho tiền, kho quỹ, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình, thủ tục xuất, nhập quỹ do KBNN quy định.

2. Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình thu chi của KBNN; đảm bảo khớp đúng giữa sổ kế toán và thực tế về số tồn quỹ tiền mặt tại Kho bạc và số dư tiền gửi của Kho bạc tại ngân hàng.

3. Kế toán vốn bằng tiền phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Đối với các loại ngoại tệ, kim khí quý, đá quý do KBNN quản lý phải được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ và từng loại kim khí quý, đá quý, đồng thời phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thống nhất trong hệ thống KBNN để hạch toán trên sổ kế toán. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của KBNN.

4. Kế toán vốn bằng tiền theo dõi chi tiết các đoạn mã sau:

- Mã quỹ

- Mã tài khoản kế toán

- Mã KBNN.

II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN


1. Kế toán tiền mặt

1.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ


* Trường hợp nộp thu NSNN, nộp tiền vào tài khoản tạm thu, tạm giữ bằng tiền mặt

- Căn cứ chứng từ thu tiền mặt (Giấy nộp tiền vào NSNN, Bảng kê biên lai kèm Giấy nộp tiền vào NSNN, Giấy nộp tiền vào tài khoản), kế toán ghi (trên chương trình TCS và giao diện vào TABMIS-GL) :

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 7111, 3511, 3512, 3591,…



* Các trường hợp nộp tiền mặt khác

- Căn cứ Phiếu thu, Giấy nộp tiền vào tài khoản, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 3711, 3712, 3713, 3720,…

- Căn cứ Phiếu thu về số tiền rút từ tài khoản tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt tại Kho bạc, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 1132, 1133, 1134, 1135, 1213, …

- Căn cứ chứng từ chi tiền mặt (Phiếu chi, Giấy rút dự toán ngân sách, Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, ...), kế toán ghi (AP):

Nợ TK 8113, 8116, 1513, 1516, 3711…

Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Đồng thời hạch toán:

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Có TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

- Trường hợp chi ngân sách năm trước bằng tiền mặt (trong thời gian chỉnh lý quyết toán). Căn cứ chứng từ chi tiền mặt (Giấy rút dự toán ngân sách, Lệnh chi tiền), kế toán xử lý như sau:

+ Tại kỳ 12 năm trước (ngày hiệu lực 31/12 năm trước), kế toán ghi (AP):

Nợ TK 8113, 8123, 8116, 8126,….

Có TK 1392 – Phải thu trung gian – AR

+ Đồng thời KTV áp thanh toán vào ngày hiện thời ghi (AP):

Nợ TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Có TK 1112 – Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

- Trường hợp nộp trả kinh phí năm trước bằng tiền mặt (khi chưa quyết toán ngân sách). Căn cứ Giấy nộp trả kinh phí và chứng từ liên quan, kế toán xử lý như sau:

+ Tại kỳ năm nay, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1112 – Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

Có TK 3397 – Phải trả trung gian giữa 2 niên độ

+ Tại kỳ 13 năm trước (ngày hiệu lực 31/12 năm trước), kế toán ghi (GL):

Nợ TK – Phải trả trung gian giữa 2 niên độ

Có TK 8113, 8123, 1513, 1523,…

1.2. Kế toán tiền mặt đang chuyển


1.2.1. Kế toán tiền mặt đang chuyển bằng đồng Việt Nam

Nghiệp vụ tiền mặt đang chuyển phát sinh trong trường hợp điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện và các đơn vị KBNN nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản giao dịch.


1.1.2.1. Điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện


- Căn cứ Lệnh điều chuyển vốn bằng tiền mặt, kế toán lập Phiếu chi, ghi (GL):

Nợ TK 1171 - Tiền đang chuyển bằng Đồng Việt Nam

Có TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

- Căn cứ Biên bản giao nhận tiền có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, kế toán lập Phiếu chuyển khoản, ghi (GL):

Nợ TK 3825 – Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm nay bằng VNĐ

Có TK 1171 - Tiền đang chuyển bằng Đồng Việt Nam


1.1.2.2. Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi của Kho bạc tại ngân hàng


- Căn cứ Giấy đề nghị nộp tiền vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của bộ phận kho quỹ, kế toán lập Phiếu chi, ghi (trên GL):

Nợ TK 1171 - Tiền đang chuyển bằng Đồng Việt Nam

Có TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

- Căn cứ Giấy báo Có của ngân hàng, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1132, 1133...

Có TK 1171 - Tiền đang chuyển bằng Đồng Việt Nam

Trường hợp điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa Phòng Giao dịch và KBNN tỉnh, nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi của Phòng Giao dịch tại Văn phòng KBNN tỉnh không hạch toán qua tài khoản tiền mặt đang chuyển.

1.2.2. Kế toán tiền mặt đang chuyển bằng ngoại tệ

Phương pháp kế toán tiền mặt đang chuyển bằng ngoại tệ hạch toán tương tự như nêu trên.

1.3. Kế toán tiền mặt thu theo túi niêm phong


- Trường hợp khách hàng đã làm thủ tục nộp tiền với điểm giao dịch nhưng cuối ngày chưa làm thủ tục kiểm đếm và giao nhận giữa thủ quỹ điểm giao dịch với thủ quỹ tại Kho bạc, hoặc nhận tiền từ ngân hàng về nhưng chưa thực hiện kiểm đếm, căn cứ chứng từ nộp tiền của khách hàng và biên bản giao nhận tiền theo túi niêm phong giữa thủ quỹ và thủ kho tiền, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1113 - Tiền mặt theo túi niêm phong bằng Đồng Việt Nam

Có TK 1132, 1212, 3952...

- Chậm nhất đầu giờ làm việc ngày hôm sau, căn cứ biên bản kiểm đếm tiền mặt:

+ Nếu số tiền mặt khớp đúng với số tiền thu theo túi niêm phong, kế toán lập Phiếu thu, ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 1113 - Tiền mặt theo túi niêm phong bằng VNĐ

+ Nếu số tiền mặt thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân so với số tiền thu theo túi niêm phong, kế toán lập Phiếu thu (số tiền mặt thực tế), lập Phiếu chuyển khoản (số tiền mặt thiếu), ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam (Số tiền mặt thực tế)

Nợ TK 1311 – Các khoản vốn bằng tiền thiếu chờ xử lý (Số TM thiếu)

Có TK 1113 - Tiền mặt theo túi niêm phong bằng VNĐ

Căn cứ quyết định xử lý tiền thiếu và chứng từ kế toán (Giấy nộp tiền hoặc Phiếu thu...), kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 1311 – Các khoản vốn bằng tiền thiếu chờ xử lý

+ Nếu số tiền mặt thừa so với số tiền thu theo túi niêm phong, kế toán lập Phiếu thu và ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam (Số tiền mặt thực tế)

Có TK 1113 - Tiền mặt theo túi niêm phong bằng VNĐ (Số tiền mặt thu theo túi niêm phong đã hạch toán)

Có TK 3199 – Các tài sản thừa khác chờ xử lý (Số tiền thừa)

Việc xử lý tiền thừa tương tự như điểm 1.4.1 dưới đây.

1.4. Kế toán tiền thừa

1.4.1. Tiền thừa không rõ nguyên nhân


- Khi kiểm kê phát hiện tiền thừa không rõ nguyên nhân, căn cứ biên bản kiểm kê về số tiền thừa, kế toán lập Phiếu thu, ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 3199 - Các tài sản thừa khác chờ xử lý

- Trường hợp tìm được nguyên nhân tiền thừa do khách hàng nộp thừa hoặc chi thiếu cho khách hàng, căn cứ quyết định xử lý tiền thừa của lãnh đạo đơn vị KBNN, kế toán lập chứng từ (Phiếu chi hoặc Phiếu chuyển khoản), ghi (GL):

Nợ TK 3199 - Các tài sản thừa khác chờ xử lý

Có TK 1112, 3711, 3721...

- Trường hợp tiền thừa không rõ nguyên nhân theo dõi trên TK 3199 – Các tài sản thừa khác chờ xử lý, có thời gian từ 1 năm trở lên, nếu không có đề nghị, khiếu nại sẽ được chuyển vào thu Ngân sách Nhà nước.

Căn cứ Quyết định xử lý của Giám đốc KBNN (KBNN tỉnh, Thành phố, quận, huyện) về việc xử lý chuyển số tiền thừa không rõ nguyên nhân vào thu Ngân sách Nhà nước (NSTW), kế toán lập Phiếu chuyển khoản, ghi (GL):

Nợ TK 3199 - Các tài sản thừa khác chờ xử lý

Có TK 7111 – Thu NSNN


1.4.2. Tiền thừa do tiền lẻ phát sinh trong quá trình giao dịch


- Căn cứ số tiền thừa phát sinh trong quá trình giao dịch, cuối tháng kế toán tổng hợp lập Phiếu thu, ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 3713 - TG khác (chi tiết theo mã ĐVQHNS của KBNN)

1.5. Kế toán thiền thiếu

Khi kiểm kê tiền mặt phát hiện số tiền mặt thực tế thiếu so với sổ kế toán, căn cứ biên bản kiểm kê về số tiền thiếu, kế toán lập Phiếu chuyển khoản, ghi (GL):

Nợ TK 1311 – Các khoản vốn bằng tiền thiếu chờ xử lý (Số TM thiếu)

Có TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Căn cứ quyết định xử lý tiền thiếu và chứng từ kế toán (Giấy nộp tiền hoặc Phiếu thu...), kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 1311 – Các khoản vốn bằng tiền thiếu chờ xử lý

1.6. Kế toán phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

Tiền rách nát, hư hỏng trong quá trình bảo quản được đổi theo quy định tại khoản 2 điều 6 - Quyết định số 24/2008/QĐ-NHNN ngày 22/08/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được đưa vào tài khoản tiền gửi của Kho bạc. Căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1112 – Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 3713 – TG khác (chi tiết theo mã ĐVQHNS của KBNN)

2. Kế toán tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam


2.1. Kế toán tiền gửi không kỳ hạn


- Căn cứ chứng từ báo Có của ngân hàng, kế toán xử lý như sau:

+ Đơn vị nộp NSNN bằng chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của KBNN tại NH, căn cứ Giấy nộp tiền vào NSNN, kế toán ghi (trên TCS giao diện vào TABMIS-GL):

Nợ TK 1132, 1133...

Có TK 7111, 3511, 3941, 3942…

+ Đối với Lệnh điều chuyển vốn qua ngân hàng..., kế toán ghi (AP):

Nợ TK 3815, 3825

Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Đồng thời hạch toán:

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Có TK 1132, 1133,…

- Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách, Ủy nhiệm chi, ... kế toán ghi (trên AP):

Nợ TK 8113, 8123, 8211, 3711,...

Có TK 3392 - Phải trả trung gian -AP

Đồng thời hạch toán:

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian -AP

Có TK 1132, 1133...


2.2. Kế toán tiền gửi có kỳ hạn


- Căn cứ Giấy nộp tiền vào tài khoản và chứng từ báo Có của ngân hàng, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1212, 1213, 1291...

Có TK 1112...

2.3. Kế toán tiền gửi chuyên thu

- Căn cứ Bảng kê Giấy nộp tiền vào NSNN do NHTM nơi ủy nhiệm thu gửi đến, kế toán ghi (trên TCS và giao diện vào TABMIS-GL):

Nợ TK 1153, 1154, 1155,…

Có TK 7111, 3511, 3949,…

- Nhận được giấy báo Có của NHNN trên địa bàn hoặc NHTM TW của hệ thống ngân hàng thực hiện ủy nhiệm thu về số tiền thu qua TK chuyên thu, kế toán ghi:

Nợ TK 3921, 3931…

Có 1153, 1154, 1155,…

2.4. Kế toán lãi tiền gửi và phí thanh toán bằng đồng Việt Nam

2.4.1. Kế toán lãi tiền gửi và phí thanh toán trên tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng

* Kế toán lãi tiền gửi và phí thanh toán trên tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam


- Căn cứ Giấy báo Có về lãi tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1132, 1133, 1212, 1213 ...

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KB)

- Căn cứ Giấy báo Nợ về số phí thanh toán qua ngân hàng, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KB)

Có TK 1132, 1133 ...


* Kế toán lãi tiền gửi và phí thanh toán trên tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng bằng ngoại tệ


- Căn cứ Giấy báo Có về lãi tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1142, 1146,...

Có TK 3131 - Phải trả lãi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ

- Căn cứ Giấy báo Nợ về số phí thanh toán qua ngân hàng, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1331 - Phải thu phí thanh toán bằng ngoại tệ

Có TK 1142, 1146,...

- Cuối tháng, kế toán xác định tổng số lãi, phí tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ (quy đổi ra Việt Nam đồng), kế toán ghi (GL):

+ Đối với số lãi:

Nợ TK 3131 - Phải trả lãi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ

Có TK 3396 – Phải trả trung gian thanh toán khác bằng ngoại tệ

Đồng thời:

Nợ TK 3396 – Phải trả trung gian thanh toán khác bằng ngoại tệ

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KB)

+ Đối với phí:

Nợ TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KB)

Có TK 3396 – Phải trả trung gian thanh toán khác bằng ngoại tệ

Đồng thời:

Nợ TK 3396 – Phải trả trung gian thanh toán khác bằng ngoại tệ

Có TK 1331 - Phải thu phí thanh toán bằng ngoại tệ

Lưu ý:

Trường hợp Ngân hàng không trực tiếp báo Nợ số phí thanh toán qua Ngân hàng, căn cứ Bảng kê tính phí thanh toán do Ngân hàng chuyển đến, kế toán xác nhận số phí phải trả và chuyển bộ phận tài vụ lập Uỷ nhiệm chi chuyển tiền thanh toán và hạch toán tương tự như trên.


2.4.2. Chuyển lãi tiền gửi về tài khoản thu nhập của KBNN cấp trên


Cuối tháng, bộ phận Tài vụ nội bộ xác định số chênh lệch lãi và phí tiền gửi của Kho bạc tại Ngân hàng. Căn cứ Ủy nhiệm chi của bộ phận Tài vụ nội bộ của đơn vị KBNN cấp dưới, kế toán thực hiện như sau:

  1. Tại KBNN huyện

Kế toán chuyển toàn bộ số chênh lệch lãi, phí tiền gửi ngân hàng chuyển lên KBNN tỉnh, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3713 - Tiền gửi khác

Có TK 3853 - Lệnh chuyển Có – LKB đi nội tỉnh


  1. Tại KBNN tỉnh

- Nhận số chênh lệch lãi, phí tiền gửi của Kho bạc tại Ngân hàng do KBNN huyện chuyển lên, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3856 - Lệnh chuyển Có – LKB đến nội tỉnh

Có TK 3713 - Tiền gửi khác (TKTG của KB)

- Chuyển số chênh lệch lãi, phí tiền gửi của Kho bạc tại Ngân hàng lên Sở giao dịch, căn cứ UNC đã lập, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3713 - Tiền gửi khác (TKTG của KB)

Có TK 3863 - Lệnh chuyển Có – LKB đi ngoại tỉnh



  1. Tại Sở giao dịch

Ngoài ghi nhận chênh lệch lãi, phí tiền gửi của Sở giao dịch - KBNN tại Ngân hàng vào thu nhập của KBNN, kế toán còn ghi nhận số chênh lệch lãi, phí tiền gửi của KBNN tỉnh, huyện do KBNN tỉnh chuyển lên, kế toán ghi (trên GL):

Nợ TK 3866 - Lệnh chuyển Có

Có TK 3713 - Tiền gửi khác (TKTG của KB).



tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương