Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky



tải về 0.98 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.98 Mb.
#1393
  1   2   3   4   5   6   7   8
Nobel văn chương năm 1987

JOSEPH BRODSKY

(24.5.1940 - 28.1.1996)



(Joseph & Maria Brodsky–1992)

Joseph Brodsky (tên tiếng Anh; tên gọi theo tiếng Nga là Iosif Alecxandrovitr Brodski - Иосиф Александрович Бродский) là một hiện tượng hiếm có của nền văn học thế kỉ XX, viết thơ, văn xuôi, kịch, tiểu luận, dịch thuật, sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh, từng được vinh danh là “nhà thơ tổng kết nền thơ nhân loại”, mặc dù thời trẻ chưa học hết phổ thông trung học nhưng qua các nẻo đường đời say mê và nỗ lực tự học, tự nghiên cứu, ông đã có một vốn hiểu biết văn hóa và nghệ thuật vô cùng sâu sắc, được coi là một trong những nhà thơ trí tuệ nhất thời đại của mình. J. Brodsky được tặng giải Nobel nhờ sự sáng tạo mang tính khái quát cao được nuôi dưỡng bằng những ý tưởng rõ ràng và một niềm đam mê mãnh liệt đối với thơ ca.

J. Brodsky sinh ngày 24-5-1940 trong một gia đình trí thức bậc trung gốc Do Thái tại thành phố Leningrad (Ленинград), nay là Sant Peterburg (Сант-Петербург). Bố ông tốt nghiệp đại học khoa địa lí và trường báo chí, trong chiến tranh là phóng viên nhiếp ảnh mặt trận, sau chiến tranh giải ngũ và làm cộng tác viên cho các tờ báo; còn mẹ ông suốt đời làm nghề kế toán.

Từ nhỏ J. Brodsky ước mơ trở thành bác sĩ nhưng 15 tuổi, đang học lớp 8, ông đã phải nghỉ học để đi làm rất nhiều nghề kiếm sống: thợ phay, nhân viên nhà xác, giúp việc các đoàn địa chất, thợ đốt lò, gác hải đăng... Dù vậy, ông vẫn dành nhiều thời gian để tự học tiếng Anh, tiếng Ba Lan; nghiên cứu truyền thuyết, tôn giáo và triết học. Năm 16 tuổi, J. Brodsky đã bắt đầu làm thơ; 17 tuổi ông hoàn thành một trong những bài thơ nổi tiếng của mình - Vĩnh biệt, hãy quên và đừng trách móc... 20 tuổi, ông đã được các nhà thơ lớn công nhận tài năng và được các nhóm văn chương ở Moscva, Leningrad biết đến với tư cách là một nhà thơ và một dịch giả tài năng. Song ngay ở thời điểm đó, nữ thi sĩ Anna Akhmatova đã tiên đoán: J. Brodsky sẽ có một số phận vinh quang và một cuộc sống nặng nề. Rời nhà trường năm 15 tuổi, làm nhiều nghề lặt vặt để nuôi thân. Trong thời gian này, ông tự học tiếng Anh và tiếng Ba-lan và bắt đầu làm thơ. Năm 1964, ông bị một tòa án ở Leningrad kết án đày 5 năm vì tội danh: «ký sinh trùng xã hội». Ông rời Liên Sô vào năm 1972 sau khi đã sống trải 18 tháng trong một trại lao động ở miền bắc nước Nga. Từ đấy, Joseph Brodsky cư ngụ tại Hoa-kỳ.

Là người có tính cách độc lập, trong thơ thể hiện tinh thần yêu tự do, đề cao các giá trị tâm linh (trong Kinh Thánh), nên J. Brodsky sớm bị chính quyền để ý, mặc dù trong hoạt động và sáng tác của ông không hề có biểu hiện của cái gọi là “chống chế độ Xô viết”. Năm 1963, từ một bài viết đăng trên báo Leningrad buổi chiều, J. Brodsky bị kết tội "ăn bám xã hội" và bị buộc cải tạo 5 năm tại vùng Arkhangelsk (miền Bắc nước Nga). Tuy nhiên, nhờ sự phản đối kịch liệt của các nhà văn trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt tích cực là A. Akhmatova, S. Marsac, D. Sostakovitr, J. P. Sartre, ông đã được trở về Leningrad vào tháng 11 năm 1965. Tại đây, hai năm sau, ông đã sáng tác bốn trường ca, nhưng phần lớn các tác phẩm của ông đều phải gửi ra nước ngoài in thành hai tập: Thơ và trường ca (1965) và Trạm dừng trong sa mạc (1970). Trong thời gian lưu đày, ông tập trung nghiên cứu văn học thế giới, đặc biệt là thơ ca tiếng Anh trong nguyên bản. Trở lại với tự do, ông sống chủ yếu bằng công việc dịch thuật và sự giúp đỡ của bạn bè.

Đầu những năm 1970, tình trạng của J. Brodsky ở nước Nga càng thêm căng thẳng. Ông không muốn rời khỏi tổ quốc (trong thư gửi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô L. Breznev, ông viết : “Trong máu thịt hoặc trên trang giấy:...thậm chí nếu như thân xác tôi không cần cho nhân dân tôi, thì tâm hồn tôi vẫn còn có ích cho nhân dân tôi”).

Tuy nhiên, giữa năm 1972 ông đã bị trục xuất khỏi nước Nga, phải sang Vienna, London và cuối cùng tới Hoa Kỳ. Ở đây ông viết thơ, văn xuôi bằng hai thứ tiếng, xuất bản nhiều tác phẩm mới, trong đó có tuyển tập thơ của ông được dịch sang tiếng Anh (Thơ tuyển - Selected Poems; Từ loại. Thơ những năm 1972-76; Những bài tứ tuyệt mới gửi Augusta, v.v... ), đồng thời làm giáo sư thỉnh giảng cho một số trường đại học và cao đẳng. Năm 1977, ông nhập quốc tịch Mỹ và làm giáo sư văn học tại trường Cao đẳng Five College ở Mount Holyoke, bang Massachusetts. Dần dần, J. Brodsky trở thành không chỉ là một nhân vật sáng giá trong đội ngũ những người Nga ở hải ngoại, mà nhờ những sáng tác bằng tiếng Anh, ông trở thành nhà thơ nổi tiếng thế giới.

Năm 1978, Đại học Yale trao cho J. Brodsky bằng tiến sĩ văn học danh dự. Năm 1979, ông trở thành thành viên của Viện Hàn lâm và Nghệ thuật - Văn chương Mỹ. Năm 1981, ông được quỹ John D. và Catherine T. Mac Arthur trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm thiên tài. Năm 1986, cuốn tiểu luận về nghệ thuật và chính trị Nhỏ hơn một của ông được giải thưởng của Nhóm các nhà phê bình sách Quốc gia (Mỹ). Năm 1987, ông nhận giải Nobel của Viện Hàn lâm Thụy Điển, tại đây ông đọc một bài Diễn từ được đánh giá rất cao, với những nhận định, kiến giải sâu sắc và thẳng thắn về thơ ca, nghệ thuật. Năm 1991 ông nhận giải thưởng của Thư viện Quốc hội Mỹ. Tài năng và vinh quang của ông được cả thế giới thừa nhận, xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu đặc điểm sáng tác, thi pháp của J. Brodsky. ở nước Nga cũng bắt đầu in sách của ông và tự hào về ông như một nhà thơ dân tộc Nga. Năm 1990 J. Brodsky được khôi phục quốc tịch Nga.

Năm 1978 J. Brodsky lên bàn mổ tim lần đầu tiên, và sau đó ông còn phải phẫu thuật hai lần nữa, sức khỏe yếu dần, tuy nhiên ông vẫn làm việc rất nhiều. J. Brodsky mất tại New York năm 1996, khi chưa tròn 56 tuổi, đang tràn trề những dự định sáng tạo, để lại người vợ trẻ, một con gái nhỏ và một con trai lớn (ở Nga). Theo nguyện vọng của J. Brodsky trong di chúc, ông được mai táng ở Venice, Italia, trên mộ chỉ đặt một cây thánh giá trắng giản dị ghi tên họ, dòng thủ bút của ông cùng hình vẽ bông hồng nhỏ nằm nghiêng - không ngày tháng, không danh hiệu, công lao...

Năm 2005, gần 10 năm sau khi qua đời, một bức tượng của J.Brodsky đã được dựng tại sân trước khoa Ngữ văn, trường ĐH Tổng hợp Sant Peterburg, quê hương ông

* Tác phẩm:

- Vĩnh biệt, hãy quên, và đừng trách móc... (Прощай, позабудь и не обессудь, 1957), thơ.

- Khúc bi ca lớn gửi Donne John (Большая элегия Джону Донну, 1963), thơ

- Thơ và trường ca (Стихотворения и поэмы, 1965), thơ.

- Trạm dừng trong sa mạc (Остановка в пустыне, 1970), thơ.

- Thi tuyển (Selected poems, 1973), tuyển tập thơ.

- Kết thúc thời tốt đẹp. Thơ những năm 1964-71 (Конец прекрасной эпохи. Стихотворения 1964-71, 1977), thơ.

- Từ loại (1). Thơ những năm 1972-1976 (Часть речи. Стихотворения 1972-1976, 1980), thơ và bài viết [A part of speech].

- Khúc bi ca La Mã (Римские элегии, 1982), thơ.

- Những bài tứ tuyệt mới gửi Augusta (Новые стансы к Августе, 1983), thơ.

- Сẩm thạch (Мрамор, 1984), kịch [Marbles].

- Nhỏ hơn một (Меньше одиницы, 1986), tiểu luận [Less than one].

- Lịch sử thế kỉ hai mươi (History of the twentieth century, 1986), thơ.

- Urania (Урания, 1988), thơ [To Urania].

- Bút kí dương xỉ (Заметки папоротника, 1990).

- Trên các nẻo Atlantida (На околицах Атлантиды, 1992).

- Bờ sông của những kẻ vô phương cứu chữa (Набережная неисцелимых, 1992), thơ.

- Hoa văn mờ trên giấy (Watermark, 1992), tiểu luận.

- Nỗi đau và lí trí (Скорбь и разум, 1995), tiểu luận [On grief and reason].

- Miền đất không bằng phẳng (Пересеченная местность, 1995), thơ.



* Một số tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:

- Các bài thơ: Khúc thơ; Tôi sẽ dựng lên tượng đài khác cho tôi; Ngựa ô; Tình yêu; Tôi giậm chân lâu chưa, nhìn gót giày thì rõ; Odyssey gửi pháp thuật gia TV, Hồng Thanh Quang dịch, in trong tập Một góc thơ Nga, NXB Văn học - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001.

- Các bài thơ: Những câu thơ về một đề từ, Tưởng niệm Fedia Dobrovolski, Vĩnh biệt, Ta sẽ không đạt đến, Đề tặng Gleb Gorbovski, Nghĩa địa Do Thái, Sách, Đồi, Chúng ta không điếc hơn, Ngôn từ, Trái đất, Những trận đánh không dứt, Người nghệ sĩ, Odysseus nói với Telemachus, Những nhạc sĩ mù, Gửi Anna Akhmatova, Những người giác đấu, Những người hành hương, Định nghĩa thơ, Một bài ca, Con ngựa đen, Sáu năm sau, Tĩnh vật, in trong tập Tĩnh vật và các bài thơ khác, Hoàng Ngọc Biên tuyển dịch, Nxb Thuận Hóa - Huế, 1991.

- Các bài thơ: Một phần tiếng nói, Nghiêm Huyền Vũ dịch, Nghĩa địa Do Thái, Hoàng Ngọc Biên dịch, Mây bay qua, Thuý Toàn dịch, Con ngựa đen, Hoàng Ngọc Biên dịch, in trong tập Tuyết trắng, tuyết trắng rơi - Tuyển thơ Nga Thế kỷ XX, NXB Kim Đồng - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2005.

- Bài thơ Chân lý, Hồng Cương dịch, Một trăm năm Anna Akhmatova, Sone Thanh Thảo dịch, đăng rải rác trên báo, internet. 

MỤC LỤC

Định nghĩa thơ

Xuân đến

Những chiếc xe bò

Gửi Anna Akhmatova

Những người hành hương

Mây bay qua

Tĩnh vật


25. XII. 1993

Anno Domini[1]

Ba bài trong TỪ LOẠI

Ba bài khác trong TỪ LOẠI

Bốn bài trong TỪ LOẠI

Bài ca tháng Mười

Blues

Ba đoản khúc



Có những thành phố…

LM

Ngọn lửa run run…



Đoản khúc

Bài ca giới nghiêm

Bài ca cho Bosnie

Bài ca Giới Nghiêm (một bản dịch khác)

Khúc Bosnia** (bản dịch khác của " Bài ca cho Bosnie")

Khúc Bosnia*** (bản dịch khác của "Bài ca cho Bosnie")

Khu vườn

Kỷ niệm


Bài ca của Fedia Dobrovolski

Con ngựa đen

Đồi

Trái đất


T ình Yêu (4 bản dịch)

Đứng sững trước cánh cửa đêm

Em yêu, đêm nay...

Bi ca


Tiêu chí

Vô đề


Hoạ sĩ

Động từ


Người nghệ sĩ (1 bản dịch khác của "Hoạ sĩ")

Ngôn từ (1 bản dịch khác của "Động từ")

Lửa run rẩy trong bóng đêm...

Anh sẽ rong ruổi trong hoàng hôn

Một đêm mùa thu...

Những người giác đấu

Những câu thơ về một đề từ

NHỮNG LÁ THƯ TRIỀU MINH

CHỈ CÓ TRO MỚI BIẾT...

Những trận đánh không dứt

Ở khu Hồ

Giai điệu Belfast

Odysseus nói với Telemachus

Tượng đài

Cuốn sách

Tượng đài cho Pouchkine

Những nhạc sĩ mù

Tưởng niệm Fedia Dobrovolski

Đề tặng Gleb Gorbovski

Đề tặng Yalta

Ta đây như Ulysse

Tại sao còn đi nữa?

Khu vườn

Chúng ta không điếc hơn

Ta sẽ không đạt đến...

Một bài ca

Sáu năm sau

Bài ca của Fedia Dobrovolski

Ở khu Hồ

Nghĩa địa Do thái

Vĩnh biệt

Định nghĩa thơ

                  

 Tưởng nhớ Fédérico Garcia Lorca.

 

             Huyền thoại kể lại rằng trước khi bị xử bắn ông nhìn



             thấy mặt trời đang lên phía trên đầu những người

             lính và bấy giờ ông nói:

             - Thế tuy nhiên mặt trời vẫn mọc...

             Đó có lẽ là khởi đầu của một bài thơ mới

 

Nhìn lại một lúc cảnh vật



            sau những cánh cửa sổ nơi cúi nhìn xuống

            những người vợ chúng ta,

                        những đồng loại chúng ta,

                                    những nhà thơ.

Nhìn lại cảnh vật

            sau những phần mộ bạn bè chúng ta

            và tuyết chầm chậm bay

            khi tình yêu thách thức chúng ta.

Nhìn lại

     những thác mưa hỗn loạn bò tràn

     trên những cửa kính và làm rối loạn mọi nhịp,

     chữ nghĩa áp đặt nhiệm vụ cho chúng ta.

Nhìn lại

     trên mặt đất thiếu ân cần

     cây thập giá vươn dài những cánh tay cuối cùng

     căng cứng.

Một đêm trăng

     nhìn lại cái bóng dài

     in dáng cây cối và con người.

Một đêm trăng

     nhìn lại những con sóng nặng trên sông

     lấp lánh như những chiếc quần

     đã cũ.

            Thế rồi bình minh tới

Nhìn một lần nữa con đường trăng

            chỗ hiện ra trung đội hành quyết,

Nhìn lại sau cùng

            mặt trời lên giữa những cái gáy xa lạ

            của những người lính.

***


Vĩnh biệt

 

Vĩnh biệt,



Hãy quên tôi,

Hãy tha lỗi cho tôi.

Hãy ném thư tôi vào lửa

như người ta đốt mặt đất khi đã đi qua.

Con đường của ngươi hãy là con đường dũng cảm

thẳng tắp và giản đơn,

trong sương mù,

hãy cháy sáng cho ngươi

những ngôi sao tạp nhạp,

hi vọng hãy

sưởi nóng những bàn tay của ngươi

bằng ngọn lửa đốt chung vui.

Hãy đi tới trong bão tố

trong tuyết và trong mưa

trong lửa hừng hực cháy,

và hãy biết tìm thấy

thắng lợi

nhiều lần hơn ta.

Sức mạnh

những trận chiến

hãy gầm thét trong ngực ngươi.

Ta sung sướng cho những ai

ngày mai sẽ dấn thân

theo bước chân của ngươi.

---------------------

"Những câu thơ về một đề từ" và "Vĩnh biệt" trích từ Tĩnh vật và những bài thơ khác, thơ Joseph Brodsky do Hoàng Ngọc Biên tuyển dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế, 1991. Dịch từ bản Pháp ngữ của Jean-Jacques Marie trong tập Collines et autres poèmes, Joseph Brodsky, Éditions du Seuil, 1966.

***

Xuân đến

 

Cái kim nổi tiếng trong đống rơm nổi tiếng không kém,



trong hoàng hôn và trong ánh sáng giả của thành phố,

trong tiếng xôn xao, trong tiếng bập bềnh và rên rỉ của thành phố

bài ca mong manh của cái chết đi qua.

 

Ánh sáng phía trên những con đường



vẽ trước mắt ta thành phố cúi mình trên sông

và tiếng còi ngắn ngân vang sát những mặt tiền chật hẹp

bay lên hướng bầu trời và tự do.

 

Ký ức khoác chiếc áo ngắn lảng vảng khắp thành phố,



những đồng tiền reo trong tay, những chiếc lá vàng

quay như một trận mưa đồng rúp, phía trên

các bích chương những chiếc máy bay hẹp bay lên trời

như những con chim cúi mình trên những chiếc tàu sắt.

 

Mưa dày đặc những đại lộ rơi trên tháng ba



như vào những ngày trở về người ta không quên được.

Anh ra đi một mình trên mặt nhựa đường và chạy bay về phía anh

là những chiếc ô tô lấp lánh. Ánh sáng đi qua

trên vịnh và đi qua còn cả cuộc sống có ngàn tên gọi,

chiếc áo khoác ngoài của nó thì thầm, những gót chân kêu vang

và anh ở lại với quần chúng ấy

                                    với thành phố ấy

                                                với thế kỷ ấy,

mặt đối mặt, lẻ loi như một đứa trẻ.

 

Ký ức khoác chiếc áo ngắn lảng vảng khắp thành phố, mùa xuân



đến, mưa rơi, ôm chặt chiếc khăn quàng của mình, mắt dán vào các cửa kính

ký ức khoác chiếc áo ngắn nhìn những bộ áo quần của thế kỷ

và cái hoa văn muôn thuở ấy lên tiếng rít khi đi qua đời sống.

***


Những chiếc xe bò

 

Tiếng nghiến của những chiếc xe bò



rời bỏ những đồng rạ hoang dã

choán hết bóng tối đang lên

và bay đến tận chân trời.

Từ lối mòn này qua đến lối mòn kia

những chiếc xe xé rách cả cổ họng

để đi qua tán lá um tùm

và đến tận những đồng cỏ xa.

Đỉnh những cây trăn trụi lá

và ngọn những cây phong vàng úa

thôi rùng mình

khi những bó cỏ buộc chặt

dựng đứng thẳng lên trời.

Những gốc nằm ngang đường

và những cây tai không lọt nổi tiếng chim

chỉ còn nghe mỗi tiếng nghiến

của những tăm bánh gỗ và lời chửi rủa của những người

đánh xe bò.

-------------------

Hai bài thơ trên từng xuất hiện trong Joseph Brodsky, Tĩnh vật và những bài thơ khác (Huế: Nxb. Thuận Hóa, 1991) — Hoàng Ngọc Biên dịch từ bản Pháp ngữ của Jean-Jacques Marie trong Joseph Brodsky, Collines et autres poèmes (Paris: Éditions du Seuil, 1966).

***

Gửi Anna Akhmatova

 

Nghển cổ lên trời những con gà trống sẽ gáy,



qua những đại lộ sẽ rào rạc tiếng nghiến của giày ủng,

những con ngựa màu ngọc bích sẽ lấp lánh

vào chính giờ chết của chúng ta.

 

Cây sáo thần sẽ thổi lên qua những phố hẹp,



súng ngắn sẽ nổ ra những tiếng cười

trên sông đào gần những cửa kính rung rung,

căn phòng sẽ tràn ngập ánh sáng,

 

Và sẽ bước giẫn qua những bụi cây



là những người lính vô hình của mùa hè nóng cháy,

dọc theo những lối đi cỏ cắt sát đất

như bóng những con tàu hìng quả trứng.

 

Như thế sẽ tiến lên thế kỷ vàng hai mươi mốt



trên con đường mòn chói chang nắng đỏ

lật đổ vũ trụ trong sương mù

để trả lời những câu hỏi và những câu nguyền rủa.

 

Nhưng trên quảng trường kiến nghị trước khi đêm tới



bà sẽ đến không có ai theo, một mình,

trùm một chiếc áo choàng xanh, như ngày xưa,

muôn đời không có nịnh thần,

                                    không có chúng ta.

Bà chỉ có trong tay một cái loa nhỏ bằng giấy

một chiếc taxi cuống cuồng theo dõi bà từ xa,

nước rùng mình và ngời sáng hai bên người bà,

trên mặt nhựa đường lủng lẳng những dây điện thoại.

 

Bà sẽ ngẩng khuôn mặt sáng lạn của bà lên



tiếng cười của bà vang như một tiếng khóc vĩnh biệt

và trên chiếc cầu còn hơi ấm một tiếng thì thầm âm ỉ,

phù du sẽ làm đảo lộn cả thành phố.

 

Tôi chưa nhìn thấy, tôi sẽ không nhìn thấy nước mắt bà,



sẽ không nghe thấy tiếng bánh xe lăn lao xao

đưa bà về phía vịnh và những hàng cây

qua khắp đất nước không có được một bức tượng của bà.

 

Trong một căn phòng hẹp và không có sách,



không có nịnh thần – họ không đến với bà được nữa –

hai thái dương bà nằm giữa hai lòng bàn tay,

về chúng tôi và sẽ viết theo đường vòng.

 

Và bấy giờ bà sẽ nói: Chúa ôi, trời ơi,



khoảng không trống vắng ấy nay chỉ còn là xác thịt

của những linh hồn bị thiên hướng của mình phản bội.

Chẳng phải là Sáng tạo mới của người.

***


Những người hành hương

 

Trước sân vận động và đền miếu,



trước nhà thờ và quán rượu,

trước những nghĩa địa phong lưu

trước những dãy chợ lớn,

trước sự bất hạnh và sự thanh thản,

trước Rome và trước La Mecque,

cháy bỏng dưới nắng xanh mặt trời,

họ đi khắp cùng thế giới

những người hành hương.

 

Họ là những người què cụt, lưng gù,



là những người đói khát, rách rưới,

trong đôi mắt hoàng hôn say ngủ,

trong trái tim lạc lõng buổi bình minh.

Phía sau họ những sa mạc ca hát,

và những ánh chớp lóe sáng,

dưới bước chân họ những ngôi sao thức dậy,

và chim chóc thét vào tai họ

rằng thế giới sẽ không thay đổi.

Không. Nó sẽ không thay đổi.

Tuyết sáng rỡ

dịu dàng mà vô định,

thế giới sẽ không ngừng nói dối,

bất động trong vĩnh cửu của mình

dễ hiểu có lẽ

nhưng tuyệt đối vô hạn.

 

Vậy thì tại sao tin ở mình?



Tại sao tin ở Thượng đế?

Chúng ta chỉ còn mỗi

phiêu lưu và ảo tưởng.

Và những hoàng hôn nổi lên mặt đất,

và những bình minh đăng quang mặt đất.

 

Mặt đất được tưới bằng máu của người lính,



kích động bỏi tiếng thét của nhà thơ.

*** 

Mây bay qua

Anh có nghe, anh có nghe trong khoảng rừng chồi tiếng hát trẻ em,

những tiếng hát bốc lên trên những chòm cây bạc

tản lạc trong đêm tối, chầm chậm tắt

hòa lẫn với bầu trời mà đêm đang xóa đi.

 

Những dòng mưa lấp lánh quấn quít những mình cây



và rì rào trong lặng lẽ trên vùng cỏ trắng,

anh có nghe những tiếng hát của chúng, anh có thấy những mái tóc

của chúng cài những chiếc lược đỏ,

và những lòng bàn tay chúng mở ngửa, hướng về những chùm lá ướt?

 

«Mây bay qua, mây bay qua rồi tan rã.»



Lũ trẻ hát như thế và những cành đen thì thầm,

những tiếng hát hốt hoảng bay đi, giữa những mình cây

âm u, bay về hướng đêm đang lại gần, những tiếng hát không trở lại.

 

Những chiếc lá ẩm ướt bay theo gió, vọt lên



từ những bụi rậm, bỏ trốn, như một tiếng gọi đến từ mùa Thu xa.

Từ bụm cỏ tới những chỏm cao thế giới chỉ còn là

tiếng hát nhịp nhàng, run rẩy.

 

Khi mây qua, sự sống cũng qua và bay đi.



Chúng ta mang trong mình cái chết của chúng ta, như những đám mây

phồng lên những tiếng hát và tình yêu giữa những cành đen.

«Mây bay qua...» lũ trẻ ngợi ca thế giới.

 

Anh có nghe, anh có nghe trong khoảng rừng chồi tiếng hát trẻ em?



Những dòng mưa lấp lánh quấn quít, những tiếng hát vang vang,

những tiếng hát chóng qua bên những gò đống hẹp hòi nơi những

bóng tối mới

tràn ngập những khoảng trời hấp hối.

 

Trên những rừng chồi bay đi những đám mây, bay đi những đám mây.



Ở đâu đó nước rịn thoát, chỉ cần hát và khóc

dọc theo những hàng rào của mùa Thu,

chỉ cần nhìn lên cao mãi, chỉ cần nức nở không cùng,

chỉ cần là một đứa trẻ của đêm tối,

chỉ cần nhìn lên cao mãi, chỉ cần hát và khóc,

chỉ cần không biết tới nước mắt.

 

Ở đâu đó nước rịn thoát dọc theo những hàng rào của mùa Thu



và hàng cây âm u,

tiếng kêu trong những vùng tăm tối mới, chỉ cần hát và khóc

chỉ cần xếp lại chùm lá.

Bên trên chúng ta, một chiếc bóng lướt qua và tan rã,

chỉ cần hát và khóc, chỉ cần

sống.


(DC)

***

Tĩnh vật

Verrà la morte e avrà i tuoi occhi

Cesare Pavese



1

Con người và sự vật đầy dẫy quanh ta

Ta có thể đau đến xé mắt

vì con người vì sự vật.

Tốt hơn vẫn là sống trong bóng tối.

 

Ta ngồi trên một chiếc băng gỗ



nhìn người qua lại –

có khi là nguyên những gia đình.

Ta chán ngấy ánh sáng.

 

Đây là tháng đông.



Tháng đầu trên tờ lịch.

Ta sẽ bắt đầu lên tiếng

khi ta chán ngấy bóng đêm.

 

2



Đã tới lúc. Ta sẽ bắt đầu đây.

Bắt đầu từ đâu cũng thế thôi.

Mở miệng. Ta có thể câm nín,

nhưng lên tiếng vẫn hơn.

 

Vậy thì ta sẽ nói gì đây?



Ta sẽ nói về hư không?

Ta sẽ nói về ngày, hay về đêm?

Hay về con người? Không, chỉ nói về sự vật,

 

bởi lẽ con người chắc chắn có ngày sẽ chết.



Ai nấy sẽ chết. Ta cũng thế.

Lên tiếng cũng chẳng làm được gì.

Chỉ như viết chữ lên vách gió.

 



tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương