Cậu Bé Chăn Châu Trên Cánh Đồng Ước Mơ Cưỡi Máy Bay ! Đoàn Nguyên Đức


“Người cứu vớt” và những chiến lược đầu tư đặc biệt



tải về 0.83 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.83 Mb.
#33100
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

“Người cứu vớt” và những chiến lược đầu tư đặc biệt

   Từ năm 1990 trở lại đây, Al Wleed Bin Talal đã tiêu tốn hơn 10 tỉ USD đầu tư vào thị trường cổ phiếu Mỹ. Ông đích thực rất giỏi trong việc đầu tư vào các công ty nổi tiếng đang gặp khó khăn, sau đó lợi dụng giá tăng lên trên thị trường cổ phiếu mà kiếm lợi. Khi nói về mình, Alwaleed Bin Talal đã khẳng định: “Với tôi, đã nghĩ sẽ làm điều gì thì tôi sẽ làm đến cùng và chúng phải thật sự mang lại lợi nhuận, còn không dứt khoát tôi sẽ không làm”.

   Chiến tích “người cứu vớt” của ông được khẳng định với hàng loạt thương vụ nổi tiếng. Một trong số đó là việc ông đầu tư vào Ngân hàng City Banks. Trong giai đoạn ngân hàng này rơi vào cơn suy thoái, hầu như tất cả mọi người đều ngần ngại đầu tư cho nó. Nhưng, bằng khả năng dự đoán kiệt xuất của mình, Alwaleed Bin Talal đã mạnh dạng đầu tư vào đó. Kết quả là cùng với nguy cơ thiếu hụt vốn đầu tư của City Banks được đẩy lùi, giá cổ phiếu của ngân hàng này còn lên như diều gặp gió, chỉ trong chớp mắt Alwaleed Bin Talal thu được danh lợi đôi đường. Tổng Giám đốc của Ngân hàng City Banks - John Reid đến nay còn vô cùng cảm kích: “Alwaleed Bin Talal đúng là một nhà đầu tư cổ phiếu xuất sắc, rất có nhãn quan. Tính kiên nhẫn đã giúp ông ấy biết chờ đợi thành công đến với mình. Chúng tôi đã vô cùng biết ơn ông ấy”.

    Không chỉ có thế, ông hoàng chịu chơi này đã “mát tay” chi ra món tiền lớn để làm chủ 22% tổng vốn của Tập đoàn Four Seasons. Được biết, sau khi đã gầy dựng Four Seasons trở thành tập đoàn quản lý chuỗi khách sạn 5 sao Four Seasons nổi tiếng thế giới từ năm 1961, Isadore Sharp muốn có thêm thật nhiều tiền mặt để khuếch trương giang sơn của tập đoàn này. Sở hữu 67% tổng tài sản Four Seasons, nhưng nhà tỷ phú người Toronto này muốn bán bớt phần mình để có tiền mặt tiếp tục đầu tư phát triển. Và hơn ai hết, chính ông hoàng Alwaleed Bin Tallal là người dư thừa tiền mặt để giúp Isadore Sharp thực hiện điều này. Không có Alwaleed Bin Talal, Four Seasons sẽ khó mà phát triển hệ thống khách sạn của mình. “Hoàng tử Al-Waleed đã nhấn mạnh với tôi rằng ông muốn trở thành một đối tác làm ăn lâu dài với Four Seasons. Chúng tôi đã cam kết với nhau thực thi trọn vẹn những gì đã thống nhất, và cho đến nay tôi phả ngả mũ chào kính hoàng tử vì ông đã giữ rất đúng lời hứa, nói sao làm y như vậy. Ông đúng là một doanh nhân thứ thiệt”, Isadore Sharp nhận định. Trong những năm qua Alwaleed Bin Talal còn chi thêm hàng trăm triệu USD vào các tài sản địa ốc mà ông làm chủ từ 15% đến 75%, một số trong các tài sản này còn ở dạng dự án đang xây dựng, mới phát triển.

   Việc đầu tư đối với Alwaleed Bin Talal không chỉ có mục đích duy nhất là kiếm tiền. Với ông, việc mạnh tay giúp Four Seasons khuếch trương thương hiệu của mình trên khắp thế giới, đặc biệt là Trung Đông còn vì mục đích khác. Đó là mục đích làm thay đổi bộ mặt của một Trung Đông cũ kỹ và bảo thủ. “Hoàng tử nhận xét rằng hầu hết các khách sạn ở Trung Đông đều đã cũ kỹ, lạc hậu. Chiến lược của ông là mang đến cho thị trường này nhiều sản phẩm mới, hiện đại hơn cả nhiều cơ sở hiện đại sẵn có ở các thị trường Mỹ, châu Âu”, Chuck Henry - Chủ tịch Hotel Capital Advisers, khách hàng của Hoàng tử Alwaleed Bin Talal nói. Ông này còn cho biết nhờ có hậu thuẫn tài chính của Alwaleed Bin Talal mà Four Seasons và Fairmont Hotels & Resorts đang bành trướng nhanh ở Trung Đông hơn bất kỳ thị trường nào khác và hơn mọi đối thủ khác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chỉ có toàn thành công mà không gặp rủi ro. Alwaleed Bin Talal cũng vậy. Việc đầu tư của ông không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận. Đặc biệt là trong những năm trước khi mà mạng internet chưa được phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những hạt cát nhỏ trên con đường trải thảm đỏ mà ông đang đi.

   Hiện tại, xét trên góc độ thành công, ông chính là nhà đầu tư tài ba thứ 2 trên thế giới, chỉ sau “ông thần cổ phiếu” Warren Buffett. Có người nói, ngay cả lúc nhà đầu tư có kinh nghiệm phong phú Warrent Buffett cảm thấy lúng túng đối với thị trường chứng khoán, Alwaleed Bin Talal cũng dám đánh cược lớn. Tạp chí Times đã gọi ông là “Warren Buffett của thế giới Ả-rập”. Khi nói về Alwaleed Bin Talal, Warren Buffett cũng đôi phần nể trọng. “Tại Omaha (nơi Warren Buffett nắm phần lớn  cổ phần) mọi người gọi tôi là AlWleed Bin Talal của nước Mỹ, tôi vô cùng vinh hạnh vì được gọi như vậy”, Warren Buffett nói.

   Alwaleed Bin Talal đã rất thành công. Hiện tại, ông là người giàu có nhất trong các thành viên của các hoàng gia trên khắp thế giới. Từ những thập niên 90 của thế kỉ trước trở lại đây, ông không ngừng là hình tượng tiêu biểu trong giới đầu tư quốc tế trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các nước Trung Đông và phương Tây. Theo Tạp chí Forbes, với tổng tài sản ước tới 20,3 tỷ USD, Alwaleed Bin Talal hiện là tỷ phú giàu thứ 13 thế giới. Tuy nhiên, giống như bao người khác của hoàng tộc, Alwaleed Bin Talal cũng nổi tiếng là người chi tiêu rất hào phóng.


Tỷ phú “xài sang”

Trong sa mạc gần thủ đô Riyadh, ông đã cho xây dựng một lều trại hiện đại với các thiết bị kỹ thuật cao: điện thoại di động, máy fax, máy in, máy tính, thiết bị vệ tinh, …để bất kì lúc nào ông cũng có thể nắm bắt được các thông tin của thị trường chứng khoán và cơ hội đầu tư. Năm năm trước, ông chi 130 triệu USD để xây dựng một cung điện sang trọng và xa xỉ ở thủ đô Riyadh với các kĩ thuật cao cấp nhất. Cung điện có 317 phòng, được trang bị 520 ti vi, 400 điện thoại, 8 cầu thang máy và hồ bơi ở các lầu. Nóc của cung điện là một sân bay nhỏ. Số người phục vụ trong cung điện là 180 người.

Ông còn có riêng mấy du thuyền lộng lẫy và nhiều ôtô nhãn hiệu Rolls - Royce. Hiện giờ, ông thường xuyên di chuyển bằng một chiếc Boeing 747- 400 đồ sộ, ngang chuyên cơ Air Force 1 của tổng thống Mỹ, sang hơn hẳn chuyên cơ của nhiều nguyên thủ quốc gia khác. Không dừng lại ở đó, Alwleed Bin Talal còn bổ sung vào “bộ sưu tập phương tiện đi lại” của mình một “lâu đài bay” Airbus A380, loại máy bay chở khách lớn nhất thế giới hiện nay. Trong lần xài sang này, cái giá mà ông bỏ ra không chỉ dừng lại ở mức 320 triệu USD, mà số tiền chi ra chắc chắn cao hơn nhiều bởi nội thất của nó được thiết kế và trang bị lại theo đúng phong cách của ông - phong cách của một tỷ phú xài sang.

Tháng 8 năm 2002, để chúc mừng việc vừa có được một nhà hàng cao cấp, ông đã tổ chức một buổi biễu diễn ca nhạc lớn tại khu du lịch nổi tiếng của Ai Cập. Các ca sĩ nổi tiếng từ 76 quốc gia được mời đến để tham dự. Sau buổi biểu diễn ông tặng cho mỗi ca sĩ một tặng phẩm. Đặc biệt, tặng phẩm đó chính là một chiêc xe của hãng BMW lừng danh.

Để bào chữa cho cuộc sống xa xỉ của bản thân và của những người trong vương thất, Alwaleed Bin Talal nói: “Sự giàu có là một loại chúc phúc, nếu sự giàu có được sử dụng một cách chính xác, thì không thể gọi là lãng phí hoặc lạm dụng. Tôi cho rằng, những thành viên trong vương thất đều có quan niệm về quản lí tài chính, bất kì vật nào họ mua đều có giá trị của vật đó”.

Cùng lúc với việc tận hưởng cuộc sống xa xỉ, Alwaleed Bin Talal vẫn không quên việc cứu trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Ông đã gửi những khoản tiền lớn tới các tổ chức nhân đạo để cứu trợ những người khó khăn ở nhiều vùng như: Trung Đông, Châu Phi, Đông Âu và các khu vực khác trên thế giới mỗi khi gặp thiên tai. Tại Saudi Arabia, mỗi năm ông chi hàng trăm triệu USD để cứu tế cho những người nghèo khổ, thậm chí là giúp đỡ những hoàng tử không giàu có. Có lẽ vì thế mà trong thời điểm hiện nay, ông không chỉ là một doanh nhân thành công, mà còn là nhà từ thiện được biết đến ở nhiều quốc gia.



Đặng Trực - Phạm Vũ
Tổng hợp


Vui lòng trích nguồn: "Theo www.ChuyenDoanhNhan.com" khi phát hành lại thông tin này

Maurice Hank Greenberg - Vị tướng quân tài ba của AIG


Quyết định bỏ lại sau lưng chiếc áo lính với quân hàm thiếu uý, Maurice Hank Greenberg đến với ngành bảo hiểm chỉ với mục đích mưu sinh. Nhưng, sau khi đặt chân vào ngành bảo hiểm, ông đã trở thành tổng giám đốc của American Internatinal Group (AIG), một tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới. Phương thức lãnh đạo độc đáo cùng những chiến lược phát triển thông minh của Greenberg đã giúp AIG vươn dài cánh tay của mình ra 130 quốc gia trên thế giới. Lợi nhuận của AIG cũng không ngừng tăng. Còn vị tổng giám đốc ấy đã trở thành người có ảnh hưởng lớn nhất trong làng bảo hiểm Mỹ, được mệnh danh là “lãnh tụ của ngành bảo hiểm”.


Từ thiếu úy đến tướng quân

Sinh năm 1925 tại New York - Mỹ, 19 tuổi, Greenberg đã đổ bộ vào khắp các chiến trường ở châu Âu. Ở cái tuổi lãng mạn và đẹp đẽ ấy, các bạn đồng trang lứa còn đang ngồi trên ghế nhà trường và sống dưới sự bảo bọc của gia đình. Vậy mà, Greenberg đã có một ý chí sắt đá để đối mặt với bom đạn, với cái chết cận kề. Năm 1945, khi thế chiến thứ hai kết thúc, Greenberg trở về và học tại Trường Đại học Miami. Năm 1948, ông tốt nghiệp sơ cấp ngành pháp luật.

Bất chấp những khó khăn gian khổ, sau khi tốt nghiệp, Greenberg tiếp tục xin tòng quân, tham gia vào cuộc chiến tranh mới. Và dường như khó khăn, gian khổ của chiến tranh đã hun đúc nên lòng dũng cảm, không ngại khó nơi ông.
Trở về sau cuộc chiến tranh, Greenberg quyết định tìm một công việc để nuôi gia đình. Tình cờ đọc được thông tin tuyển dụng của một công ty bảo hiểm trên báo, ông tìm đến phỏng vấn. Nhưng công ty này đã từ chối không nhận ông vào làm. Những khó khăn ban đầu không thể đánh gục ý chí, niềm tin của Greenberg. Ông đã tìm đến một vị giám đốc cấp cao của Công ty bảo hiểm Continental để trình bày suy nghĩ của mình. Sự kiên trì, không ngại khó của ông đã được đền đáp khi ông được nhận vào Continental.

Sau 8 năm làm việc tại đây, năm 1960, Greenberg đến đầu quân cho Công ty AIG. Bền bỉ, chịu khó cộng với óc tính toán nhanh nhạy, không lâu sau ông đã vươn lên vị trí lãnh đạo của AIG. 7 năm sau, ông được đề bạt vào chức Tổng Giám đốc, ở tuổi 42. Đây không chỉ là bước ngoặt trong cuộc đời Greenberg, mà còn mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của AIG. Nói cách khác, Greenberg đã thổi một luồng gió mới vào AIG, giúp công ty này nhanh chóng sải rộng cánh tay của mình ra thế giới.




Phong cách lãnh đạo kiểu quân đội

Lên lãnh đạo AIG, Greenberg đã mang những gì học hỏi được trong quân đội để áp dụng vào chiến lược quản lý. Thương trường như chiến trường, cơ hội và thách thức cũng cần phán đoán chỉ trong nháy mắt, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ thất bại. Và tất nhiên cũng cần một vị tướng quân giỏi để chỉ huy toàn bộ. Greenberg là vị tướng quân ấy. Ông được báo giới đánh giá là một vị tướng quân, một nhà lãnh đạo đầy nghiêm khắc nhưng cũng không kém hiền từ. Ông đã chỉ ra được mục tiêu cụ thể để cho toàn nhân viên tiến công.

Greenberg giành sự tín nhiệm của toàn bộ nhân viên để mục tiêu đưa ra được thực hiện dễ dàng. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng trong một đội quân lớn, tinh binh nhiều thì mỗi người đều có một chủ ý riêng, nếu không chú ý đến mục tiêu chung thì hậu quả thật khôn lường. Khi đã giành được sự tín nhiệm của binh sĩ thì mệnh lệnh phát ra, nhất thiết phải thực hiện nghiêm ngặt. Cách quản quân luật đã mang lại hiệu quả lớn cho AIG. Và nó cũng lý giải cho câu hỏi tại sao AIG có thể phát triển mạnh ở 130 quốc gia trên thế giới? Cách quản lý của Greenberg khiến tướng quân Eisenhowr, vị tướng quân nổi tiếng của Mỹ phải thốt lên rằng: “Công việc của người lãnh đạo không phải là đẩy một cái vali mà là biết nhìn phương hướng, sau đó lôi kéo tất cả mọi người đi theo hướng đó một cách hiệu quả nhất. Greenberg không thể cùng lúc đẩy 130 cái vali, mà ông cẩn thận tuyển những người có năng lực, chỉ cho họ phương hướng để họ đẩy giúp ông”.

Tuy nhiên, cách quản lý tập trung của Greenberg không phải là độc tài. Ông luôn tạo cho nhân viên có một động lực để đề xuất cách nghĩ, cách làm mới nhằm duy trì sự thịnh vượng lâu dài của AIG. Điều này khiến AIG luôn có những sáng kiến mới, trở thành đối tượng học hỏi của nhiều công ty bảo hiểm khác. Khi AIG xâm nhập vào thị trường nào là các công ty khác lại lũ lượt kéo vào theo. Nhưng, Greenberg khẳng định rằng: “Các công ty khác có thể bắt chước mô hình làm việc của AIG, nhưng không thể bắt chước cách suy nghĩ của AIG”. Bởi trước khi xâp nhập vào một thị trường của một quốc gia nào đó, Greenberg đều tìm hiểu, thiết lập quan hệ với quốc gia ấy từ trước đó rất lâu.

Hơn nữa, “suy nghĩ của AGI” luôn được ông nuôi dưỡng, duy trì bằng cách đề cao vai trò và sự sáng tạo trong mỗi nhân viên. Khi nhân viên đã đưa ra ý tưởng mới, đều phải hiện thực hoá ý tưởng đó. Geenberg sẵn sàng cho họ một đội quân nhỏ để thực hiện ý tưởng mới, hay cho các giám đốc quyền tự do kinh doanh theo hướng của họ. Nếu họ thành công thì sẽ được thưởng, còn nếu thất bại, phải tự rút kinh nghiệm và nhận những lời góp ý từ người khác. “Mỗi người đều có cách nghĩ mà bản thân cho là tốt nhất nhưng, không phải cách nghĩ nào cũng mang lại sự thành công”, Greenberg khẳng định. Điều này không chỉ phát huy được tính sáng tạo trong mỗi nhân viên của AIG mà còn giúp các bộ phận trong tập đoàn thống nhất với nhau hơn. Cũng chính vì vậy mà Greenberg luôn tự hào phát biểu trước báo giới rằng: “Văn hóa từng bộ phận của chúng tôi là bồi dưỡng cho từng nhân viên có năng lực phán đoán độc lập, không cần để những giải pháp hàng ngày bó buộc tay chân của họ”.

Dường như hình ảnh của vị tướng quân tài ba Greenberg hiện lên dần một rõ nét hơn. Ông là vị tướng quân đầy uy lực và nghiêm khắc. Chỉ cần ông quyết định tấn công vào đâu là hàng ngàn nhân viên phải tuân lệnh và làm theo. Nhưng, giữa thương trường khốc liệt giống như một chiến trường thiên biến vạn hóa, ông lại cho nhân viên những quyền hạn nhất định để độc lập xử lý các tình huống đó.




Chiến lược táo bạo

Khuyến khích nhân viên sáng tạo, cho họ những quyền hạn nhất định là cách Greenberg tăng cường sức mạnh cho đội quân AIG. Sức mạnh ấy đã giúp các chiến lược của ông được thực hiện một cách hoàn hảo nhất. Ngay từ khi trở thành Tổng Giám đốc AIG, Greenberg đã đưa ra chiến lược bành trướng quốc tế, biến AIG thành một công ty quốc tế hóa. Với sự nhạy bén, quan điểm “kinh doanh bảo hiểm cần chú trọng chiến lược lâu dài”, ông đã gieo ở mỗi quốc gia trên toàn thế giới một hạt giống và đến hôm nay, hạt giống đó đã trở thành một cái cây trưởng thành. Và trong chiến lược bành trướng này, ông đặc biệt chú ý đến các thị trường mới nổi, đặc điểm khác biệt của từng thị trường. Táo bạo và đầy thông minh, Greenberg đã giúp AIG tăng trưởng bền vững trong suốt thời gian dài tại các thị trường Trung Quốc, An Độ, Trung Au, Nam Mỹ và châu Á.




Luôn song hành với chiến lược bành trướng là việc đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh. Dưới sự lãnh đạo của Greenberg, AIG không chỉ có một mạng lưới kinh doanh rộng khắp, mà còn là một công ty có nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bên cạnh lĩnh vực bảo hiểm công - thương nghiệp, AIG còn là công ty bảo hiểm ô tô lớn nhất nước Mỹ. Ngoài ra, AGI còn kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tài chính. Ở lĩnh vực này, công ty cho thuê tài chính quốc tế -thuộc tập đoàn dịch vụ tài chính AIG - là một công ty dẫn đầu cho thuê và môi giới bán các loại máy bay ở khắp các khu vực. Các hạng mục kinh doanh của AIG đã khiến nhiều người phải “hoa mặt chóng mày” lẫn cảm phục tài lãnh đạo của Greenberg.

Nhưng, chiến lược được xem là táo bạo nhất của Greenberg có lẽ là chiến lược thôn tính. Rất nhiều năm nay, AIG đã tiến hành hàng loạt các vụ thôn tính các công ty nhỏ hơn. Gần đây nhất phải kể đến cuộc thôn tính Công ty bảo hiểm Sun America trị giá 18 tỉ USD vào năm 1998, thôn tính Công ty bảo hiểm General trị giá 23 tỉ USD năm 2001. Cách thức này không chỉ nhằm mở rộng thị phần, mà điều quan trọng hơn là giúp lợi nhuận của AIG tăng trường mạnh mẽ. Bởi với Greenberg: “Kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận trong kinh doanh là quan trọng nhất. Một công ty bảo hiểm không được đem thị phần ra so sánh để cho rằng đó mới là quan trọng, nếu không sẽ không đủ năng lực để thoát khỏi những tổn thất tai hại. Khống chế giá thành và uy tín là hai nguyên tắc để đảm bảo lợi nhuận”. Lấy lợi nhuận làm thước đo, Greenberg đã yêu cầu tất cả các chi nhánh của AIG phải tuân thủ nghiêm hai nguyên tắc trên, đồng thời tiếp tục thực hiện thôn tính nhiều công ty nữa trong tương lai.

Một chiến lược thông minh nữa mà nhiều nhà lãnh đạo khác phải học tập từ Greenberg là khả năng ngoại giao. Cái nhìn khôn ngoan “thêm bạn bớt thù” khiến Greenberg không ngừng thiết lập quan hệ với nhiều nhà quản lý, lãnh đạo của nhiều quốc gia trên thế giới. Và các cuộc làm ăn, sự hợp tác của AIG cũng được đơm hoa kết trái từ những mối quan hệ này.


Bộ óc thông minh, phong cách lãnh đạo độc đáo của Greenberg đã giúp AIG không ngừng lớn mạnh. Thị trường được mở rộng ra khắp thế giới. Nếu như giá trị của AIG trên sàn chứng khoán New York chỉ khoảng 300 triệu USD khi ông mới lên nắm quyền, thì đến năm 2003 con số này đã vượt qua 150 tỉ USD. AIG trở thành công ty đứng thứ 9 trong số 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ.

Thanh Huyền - Thái Kiên
(Tổng hợp)

Chuyện về ông chủ đầu tiên của Coca-Cola



Dù hoạt động của Coca-Cola có thể lãi, có thể lỗ nhưng chắc tập đoàn khó có thể phá sản nổi bởi vì riêng thương hiệu Coca-Cola đã được định với một mức giá cao nhất trong tất cả các thương hiệu hiện nay. Người đầu tiên xây dựng nên thương hiệu Coca-Cola trên 70 tỉ USD đó và cũng là ông chủ đầu tiên của tập đoàn Coca-Cola là Asa Griggs Candler.




Mùi vị không thay đổi qua trên 100 năm

Đã từ lâu lắm rồi cái tên nước giải khát Coca-Cola gần như được coi là một biểu tượng văn hoá tiêu dùng và ẩm thực của người Mỹ. Coca-Cola cũng là thương hiệu nổi tiếng nhất toàn cầu khi mà cứ mỗi giây đồng hồ có tới 11.200 người đang uống thứ nước giải khát màu nâu này.

Tập đoàn Coca-Cola hiện có mặt tại 200 nước trên thế giới. Lịch sử ra đời và phát triển của nước Coca-Cola là lịch sử chiến thắng vinh quang và ngoạn mục của mặt hàng tiêu dùng bình thường nhất. Tập đoàn Coca-Cola có trên 30.000 công nhân ở khắp thế giới ngày đêm trực tiếp sản xuất bên những dây chuyền đóng chai và đóng lon Coca-Cola hiện đại.

Đó chỉ là con số những người ăn lương trực tiếp của tập đoàn. Còn số lượng những người kinh doanh, làm đại lý phân phối độc quyền hưởng hoa hồng của Coca-Cola thì có thể lên đến hàng trăm nghìn người. Coca-Cola luôn luôn tự hào, dù đóng chai ở đâu, nước nào thì mùi vị và chất lượng nước giải khát Coca-Cola không đổi.

Gần như tất cả những gì mang tính bí quyết thành công mà tập đoàn Coca-Cola đã và đang thực hiện đều bắt nguồn từ ý tưởng của nhà doanh nghiệp tài năng Asa Candler. Nơi mà cách đây trên 100 năm Asa Griggs Candler làm xưởng sản xuất ngày nay là quảng trường Coca-Cola nôỉ tiếng của thành phố Atlanta.

Câu chuyện về sự ra đời của nước uống Coca-Cola

Là ông chủ đầu tiên của Coca-Cola, nhưng thực sự Asa Griggs Candler lại không phải là người phát minh ra thứ nước uống đặc biệt này. Người đầu tiên sáng chế ra Coca-Cola là dược sĩ John Styth Pemberton, chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. Với mục đích sáng chế ra một loại nước thuốc bình dân để chống đau đầu, mệt mỏi, Pemberton đã mày mò thử nghiệm và pha chế ra một loại sirô có màu đen như cà phê. Chỉ cần một thìa sirô pha cùng với một cốc nước lạnh là có được thứ nước giải khát nhưng có thể làm bớt nhức đầu, tăng sảng khoái.

Pemberton giữ bí mật công thức sáng chế và chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhất của thứ nước uống này có chứa một tỉ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ lá và quả của cây Kola. Đây là loài cây chỉ có ở vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ và có thành phần đáng kể koffein và cả kokain. Chính nhờ vậy mà nước uống có tinh dầu Kola đã có tác dụng làm sảng khoái, chống mệt mỏi. Cái tên Coca-Cola được Frank M.Robinson, kế toán trưởng của Pemberton đặt tên bắt đầu từ nguồn gốc đó nhưng đã thay chữ “K” bằng chữ “C” có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn.

Khi sáng chế ra nước uống Coca-Cola, dược sĩ Pemberton rất tâm đắc và ông đi tiếp thị ở khắp nơi, đặc biệt trong các quán “Soda-Bar” đang rất thịnh hành ở thành phố Atlanta. Đó là vào năm 1886. Nhưng Pemberton phải thất vọng vì thứ giải khát màu nâu quá mới lạ và không mấy ai chịu uống thử, vì mọi người vẫn coi đó nếu uống được thì cũng là một loại thuốc chứ không phải là nước giải khát.

Công thức pha chế Coca-Cola được hoàn thiện một cách rất tình cờ. Một nhân viên quán bar “Jacobs Pharmacy” đã nhầm lẫn pha siro Coca-Cola với nước sô đa thay vì nước lọc bình thường như đúng công thức của Pemberton. Nhưng kỳ diệu thay, cốc Coca-Cola bị pha nhầm đó lại ngon miệng và làm sảng khoái khác thường. Coca-Cola khi đó mới thực sự là nước giải khát, có thể phục vụ được số đông người tiêu dùng. Từ đó, quán bar này trung bình mỗi ngày pha bán được 9 đến 15 ly.

Tuy vậy cả một năm đầu tiên Pemberton chỉ mới bán được có 95 lít sirô Coca - Cola.



Coca-Cola đã thuộc về Asa Griggs Candler như thế nào?


Asa Griggs Candler - ông chủ đầu tiên của Coca-Cola

Asa Griggs Candler sinh năm 1851 tại làng Rica, vùng Carrol thuộc bang Georgia của Hoa Kỳ. Candler xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo. Quá trình công nghiệp hoá diễn ra rất nhanh đã buộc chàng trai Asa Candler phải rời bỏ quê lên thành phố kiếm sống như bao người khác, với hai bàn tay trắng. Nói đúng hơn là Asa Candler chỉ có trong tay vẻn vẹn có đúng 1,75 USD. Với số tiền đó, Asa chỉ có thể sống cầm hơi trong vài ba ngày tại chốn đô thị Atlanta lộng lẫy.

Vào năm 1873, Asa mới có 22 tuổi. Chẳng có nghề gì trong tay, vốn cũng không có nên Asa Candler chỉ có thể kiếm sống bằng nghề bán dạo đủ mọi thứ tạp hoá linh tinh. Sự cần cù và nhanh nhẹn của Asa Candler đã giúp ông lớn lên và thành đạt nhanh trong kinh doanh. Candler mở được cửa hàng kinh doanh tạp hoá, mỹ phẩm. Dần dần ông chuyên về kinh doanh dược phẩm thông dụng và hoá chất dùng trong gia đình. Không chỉ bán lẻ, ông còn bắt đầu bán buôn cho cả những người bán rong và những cửa hàng nhỏ nơi xa xôi. Tham vọng kinh doanh lớn của Asa Griggs Candler hình thành và thể hiện từ khi đó.

Những quan hệ mua bán kinh doanh đã dẫn dắt Candler quen biết ông dược sĩ Pemberton. Candler cũng được thưởng thức thứ nước giải khát đặc biệt màu nâu mà ông không thể nào quên được và cho rằng không thể có gì so sánh. Đúng thời gian này, Pemberton đang kinh doanh rất khó khăn, nợ tiền hàng rất nhiều. Thế là cơ hội ngàn năm có một đã đến với nhà kinh doanh nhạy cảm với thời cơ như Asa Candler. Ông liều lĩnh và quyết đoán mua đứt công thức cùng với bản quyền pha chế Coca-Cola.

Số tiền 2.300 USD mà Candler phải trả chẳng là gì đối với ngày nay nhưng cũng là một khoản tiền đáng kể vào thời điểm năm 1891. Ngay trong năm 1892, Candler đem hết vốn liếng dành dụm sau gần 20 năm kinh doanh để lập công ty nước giải khát Coca - Cola.

Tuyệt đối bí mật công thức pha chế

Sau khi hoàn thiện với soda là nước có ga, công thức Coca - Cola không đổi từ đó. Về sau, nhà sản xuất Coca-Cola chỉ có khuyên thêm người tiêu dùng nên uống Coca-Cola lạnh ở nhiệt độ 3,30 độ X là ngon nhất.

Những chuyện kể về việc lưu giữ và bảo quản bí mật công thức pha chế Coca-Cola vẫn được kể lại và đưa tin như những câu chuyện bí ẩn mang tính huyền thoại. Chính nhờ sự bảo vệ bí mật công thức pha chế một cách tuyệt đối mà Coca-Cola đã làm khó khăn rất nhiều cho những kẻ muốn làm giả. Kể cả trong thời kỳ khoa học rất phát triển nhưng xác định đúng hoàn toàn công thức pha chế của Coca- Cola là điều không đơn giản.

Trên thực tế, Asa Candler khi sinh thời đã rất chú trọng tới bí mật công nghệ và bản quyền thương hiệu. Khi có trong tay công thức Coca-Cola, điều đầu tiên Asa Candler phải làm là đăng ký ngay sở hữu bản quyền công thức pha chế và tên gọi Coca-Cola. Asa Candler đã có một ý tưởng tuyệt vời vừa để bảo đảm chất lượng vừa giữ gìn bí mật cao nhất của công thức pha chế. Thay vì bán sirô Coca-Cola đậm đặc thì Candler đã pha sẵn để cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng. Với cách bán hàng thuận tiện đó thì lượng Coca-Cola tiêu thụ tăng rất nhanh, nhưng đồng thời phải có rất nhiều cơ sở, xưởng chuyên pha chế và đóng chai.

Asa là người năng động với nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo, do không thể đủ sức tự mình đầu tư và quản lý các nhà xưởng đóng chai nên ông đã chủ động mời chào, ký hợp đồng với các nhà đầu tư cá nhân. Cả một hệ thống Coca- Cola gồm các nhà máy và đóng chai Coca -Cola độc lập đã hình thành mà Asa Candler không hề phải bỏ vốn.

Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy Coca-Cola ra đời. Tất cả các nhà máy đều được hưởng thương hiệu của Coca-Cola, theo công thức của Coca-Cola. Candler là người đầu tiên phát minh ra khái niệm “hệ thống Coca-Cola” như thế. Cũng chính nhờ tiếp tục áp dụng “hệ thống Coca-Cola” này mà nước giải khát Coca-Cola đã được các thế hệ điều hành sau Asa Candler đem đi chinh phục khắp thế giới.

Ngay từ đầu, Asa Candler đã rất kiên quyết trong việc bảo vệ chất lượng và bí mật công nghệ. Vì vậy thành phần quan trọng nhất để có nước giải khát Coca-Cola thành phẩm là sirô đậm đặc Coca-Cola vẫn do Asa Candler trực tiếp cung cấp đến từng nhà máy. Tập đoàn Coca-Cola ngày nay đã phát triển gấp hàng nghìn lần so với trước nhưng về cơ bản vẫn tuân thủ nguyên tắc kinh doanh đó của ông chủ đầu tiên Asa Griggs Candler.



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương