CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI


IV.QUI TRÌNH GIẢI QUYẾT MỘT VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ VÀ TRỢ GIÁ



tải về 0.92 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

IV.QUI TRÌNH GIẢI QUYẾT MỘT VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ VÀ TRỢ GIÁ

1.Cơ sở luật pháp


Giống như nhiều quốc gia khác, Canađa cũng duy từ các biện pháp có tính truyền thống để bảo vệ các doanh nghiệp nội địa khỏi tổn thương do sự cạnh tranh không bình đẳng từ nguồn hàng nhập khẩu. Đạo luật về các Biện pháp Nhập khẩu Đặc biệt (Special Import Measures Act - SIMA) được thông qua năm 1984 là một trong những cơ chế luật pháp chính, theo đó sự bảo hộ được thực hiện dưới hình thức chống bán phá giá và trợ giá. Các điều khoản của SIMA đề cập đến những quyền lợi và nghĩa vụ của Canađa đối với việc áp dụng các biện pháp thương mại nhất định theo đúng tinh thần Hiệp định về thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo SIMA, nhà sản xuất xuất có thể yêu cầu trợ giúp để đối phó với sự cạnh tranh không bình đẳng và khả năng gây thiệt hại về vật chất từ nguồn hàng nhập khẩu nếu:

  • Hàng nhập khẩu được bán Ở mức giá thấp hơn mức giá bán tại nước sản xuất ra mặt hàng đó hoặc thấp hơn giá thành sản xuất ra mặt hàng đó;

  • Hàng nhập khẩu được hường lợi từ việc hỗ trợ tài chính của chính phủ nước nước sản xuất (còn gọi là trợ cấp).

Một số thuật ngữ được sử dụng trong SIMA:

  • Thuật ngữ "tổn hại" (injury): đề cập đến

    • Sự thiệt hại về vật chất đối với các nhà sản xuất các mặt hàng tương tự ở nội địa

    • Sự cản trở về vật chất đối với việc hình thành một ngành sản xuất nội địa, hay

    • Sự đe dọa sẽ gây thiệt hại về vật chất đối với những nhà sản xuất các mặt hàng tương tự ở nội địa.

Không có một định nghĩa chính xác về "tổn hại", tuy nhiên theo qui định trong SIMA và chỉ dẫn tại Hiệp định của WTO, các nhà chức trách sẽ cân nhắc đến sự gia tăng đáng kể lượng hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp hoặc cắt giảm giá đáng kể hoặc ghìm giá đáng kể như là các yếu tố đưa đến sự tổn hại vật chất. Bên cạnh đó, SIMA cũng qui định các yếu tố quan trọng khác cần được xem xét là: sự tác động đến sản lượng, doanh thu, thị phần, lợi nhuận, mức sử dụng, công suất, lượng hàng tồn kho và số lượng lao động được sử dụng. Tuy nhiên, tổn hại vật chất gây ra bởi những nhân tố khác này không thể được coi là có liên hệ trực tiếp đến hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp.

    • Thuật ngữ "hàng hóa tương tự": là những mặt hàng giống về mọi khía cạnh như mặt hàng đang bị điều tra tại thị trường Canađa. Trong trường hợp không có mặt hàng tương tự thì hàng hóa mà việc sử dụng nó và những đặc điểm khác gần giống như của mặt hàng xuất khẩu đang bị điều tra sẽ được dẫn chiếu.

    • Thuật ngữ "giá trị thông thường": thường được dựa trên mức giá mà nhà xuất khẩu bán mặt hàng tương tự cho tiêu dùng nội địa trong điều kiện thương mại thông thường. Nếu giá trị thông thường không thể xác định dựa trên giá bán nội địa thì giá trị thông thường sẽ được xác định dựa trên mức bình quân chi phí sản xuất, chi phí hành chính, các chi phí khác và một khoản lợi nhuận. Trong trường hợp thiếu các thông tin bắt buộc thì giá trị thông thường do Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA) xác định.

2.Qui trình điều tra bán phá giá, trợ giá


Khởi kiện:

Khi một hoặc nhiều nhà sản xuất Canađa tin rằng hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ giá đang gây thiệt hại cho doanh nghiệp của họ thì có thể gửi đơn kiện đến Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA). Hiệp hội các nhà sản xuất cũng có thể làm đơn kiện. Một đơn kiện phải đề cập đầy đủ thông tin về hàng hóa sản xuất tại Canađa, hàng nhập khẩu, ngành công nghiệp trong nước và các điều kiện trên thị trường Canađa. Đơn kiện cũng phải cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan đến việc bán phá giá hay trợ cấp của hàng nhập khẩu và sự tổn hại diễn ra đối với ngành công nghiệp của Canađa.

Khi nhận được đơn kiện, CBSA sẽ đánh giá và xác định rằng đơn kiện dựa trên các bằng chứng hợp lý về việc bán phá giá hay được trợ giá gây ra tổn hại vật chất. CBSA có thể ra quyết định tiến hành điều tra chính thức để xác định liệu hàng hóa nhập khẩu vào Canađa đang được bán phá giá hay được trợ cấp hay không. Để đảm bảo có được sự ủng hộ đầy đủ của ngành công nghiệp Canađa cho quá trình điều tra, các nhà sản xuất trong đơn kiện phải chiếm ít nhất 25% sản lượng của ngành.

Điều tra bán phá giá, trợ giá:

Thông thường Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA) hoàn tất công tác điều tra của mình trong vòng 90 ngày. Sau khi hoàn tất điều tra, CBSA có thể:

chấm đứt điều tra khi không tìm thấy biểu hiện hợp lý rằng việc bán phá giá hay trợ giá của hàng nhập khẩu đang gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; đưa ra phán quyết sơ bộ.

Phán quyết sơ bộ của CBSA thường chỉ ra mức bán phá giá sơ bộ hay mức trợ giá sơ bộ, phần trăm hàng nhập khẩu được bán phá giá hay được trợ giá và liệu có biểu hiện hợp lý về sự tổn hại vật chất hay không. Ngay khi phán quyết sơ bộ được đưa ra, CBSA sẽ tiến hành áp thuế tạm thời lên hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ giá.

Cơ quan có thẩm quyền thứ hai về vấn đề chống bán phá giá và trợ giá là Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa (CITT). CITT sẽ tiến hành điều tra về sự thiệt hại vật chất ngay khi CBSA đưa ra phán quyết sơ bộ.

CITT phải đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều được biết về đơn kiện bằng cách ra thông báo trên Công báo Canađa (ở phần I), và gửi đến tất cả các bên liên quan. Thông báo cho biết sản phẩm và quốc gia xuất khẩu, tóm lược những luật lệ chung mà các bên liên quan phải tuân thủ khi muốn tham gia theo kiện. Thông báo cũng cho biết ngày (thời điểm) đệ trình văn bản liên quan, thu thập thông tin theo yêu cầu của CITT và ngày giờ, địa điểm tiến hành tổ chức xét xử công khai. Bên cạnh đó, CITT cũng yêu cầu thông tin từ các bên liên quan, chấp nhận đại diện của các bên, tiến hành chuyến thăm điều tra tại cơ sở. Các bên liên quan có thể tự mình theo kiện. Tuy nhiên do các vụ kiện thường phức tạp nên hầu hết các bên lựa chọn luật sư để đại điện cho mình.

CITT thu thập thông tin qua bảng câu hỏi và phỏng vấn với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và người mua do CBSA lập. Những thông tin thu thập được giúp hình thành báo cáo, trên cơ sở đó CITT đánh giá các yếu tố chính để đi đến tyết định cuối cùng. Toàn bộ thông tin thu thận được đều được CITT lưu giữ theo chế độ bảo mật, theo đúng qui định về Đạo luật về Tòa án Thương mại quốc tế Canađa (The CITT Act).

Cùng thời điểm có phán quyết sơ bộ, CITT thường sẽ tổ chức phiên điều trần. Tại đây, ngành sản xuất trong nước phải cung cấp bằng chứng chứng minh việc bán phá giá hay trợ giá hàng nhập khẩu đang gây tổn hại hay làm cản trở hay đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Nhà nhập khẩu hay xuất khẩu và đôi khi cả người sử dụng sẽ có cơ hội phản bác lại những bằng chứng của bên nguyên đơn. Phiên điều trần này được tiến hành vào giai đoạn cuối của quá trình điều tra sau khi đã có những phát hiện về việc gây tổn hại. Một yếu tố quan trọng là liệu các mặt hàng nhập khẩu đang được bán phá giá hoặc trợ cấp có đang gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại cho ngành công nghiệp của Canađa hay không. Sự tổn hại này có thể được chỉ ra bằng:



  • Giá bán giảm,

  • Mất doanh thu,

  • Mất thị phần,

  • Lợi nhuận giảm,

  • Cắt giảm nhân công lao động, và

  • Những khó khăn khác.

Cân nhắc đến lợi ích của cộng đồng:

Trong quá trình điều tra, Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa (CITT) có thể thấy rằng vụ kiện và kết quả điều tra cuối cùng có thể gây ra sự chú ý (hoặc phản ứng) mạnh mẽ từ công chúng. CITT có thể đề nghị Bộ trường Bộ Tài chính Canađa xem xét giảm hoặc loại bỏ thuế bán phá giá hoặc trợ giá, sau khi đưa ra được những lý do thuyết phục vì quyền lợi của công chúng. Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ quyết định liệu có giảm hay loại bỏ thuế hay không.



Ngay khí quyết định tiến hành điều tra, Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA) sẽ gửi bảng câu hỏi chi tiết đến nhà sản xuất nước ngoài (có thể cũng đồng thời là nhà xuất khẩu) sản xuất sản phẩm đang bị điều tra. Trong từng trường hợp cụ thể, câu hỏi có thể khác nhau vì còn phụ thuộc vào đặc điển của từng vụ kiện và từng loại sản phẩm. Tuy nhiên nhiều câu hỏi thường được tiêu chuẩn hóa. Danh mục câu hỏi mà nhà xuất khẩu phải trả lời có thể tóm lược trong mấy loại sau:


Câu hỏi phần này liên quan đến tổ chức công ty, mặt hàng sản xuất, thị trường nội địa và xuất khẩu của công ty bao gồm:

        • Địa chỉ, số điện thoại, số fax liên hệ của công ty, tên và vị trí người chịu trách nhiệm trả lời khi có yêu cầu cung cấp thông tin

        • Mô tả bản chất kinh doanh của công ty như: là nhà sản xuất, công ty thương mại, nhà phân phối…; nêu tóm tắt lịch sử công ty, loại hình công ty là một chủ sở hữu, doanh nghiệp liên danh, công ty TNHH, công ty liên doanh, công ty nhà nước hay hình thức khác. Cung cấp thông tin chi tiết về những người sở hữu công ty, danh sách Ban giám đốc (nếu có thành viên là đại diện của chính phủ thì phải nêu cơ quan chính phủ là chủ quản của thành viên đó). (Những thông tin này sẽ được sử dụng để xác định rằng những giao dịch với các đối tượng có liên quan phản ánh những điều kiện thị trường thực sự).

        • Cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh của công ty.

        • Mô tả và giải thích những hạn chế, quyền và lợi ích đối với công ty theo giấy phép kinh doanh. Mô tả những trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh và ai có thẩm quyền thu hồi. (Thông tin này giúp CBSA xác định tính pháp lý của công ty và liệu công ty có đang hoạt động ngoài sự kiểm soát của chính phủ hay không).

        • Mô tả qui trình ra quyết định của công ty nói chung và qui trình sản xuất mặt hàng đang được điều tra nói riêng. Điều này cũng xác định ai hay bộ phận nào chịu trách nhiệm ra quyết định sản xuất hàng hóa, phương thức sản xuất, sự phân bổ các nguồn đầu vào như nguyên liệu, lao động, năng lượng… và việc xác định sản lượng sử dụng; nguồn đầu vào nào có liên quan đến chính phủ (về sản xuất, marketing, bán sản phẩm).

        • Mô tả chi tiết các bước lập kế hoạch, phát triển, rà soát, thông qua kế hoạch kinh doanh của công ty, cung cấp kế hoạch kinh doanh trong thời gian điều tra. (Thông tin này giúp CBSA xác định liệu công ty có đang hoạt động ngoài sự kiểm soát của chính phủ hay không).

        • Cung cấp biểu đồ chỉ ra tất cả các công ty thành viên và giải thích về cơ cấu, quan hệ giữa các công ty trong tổ chức.

        • Nếu công ty đang bị điều tra là công ty cổ phần thì luật nào đề cập đến việc phát hành cổ phiếu của chính phủ, của nhân viên, của các thể nhân khác và nhà đầu tư nước ngoài. Nếu có cổ đông nào chiếm trên 5% thì công ty phải cho biết tên, địa chỉ và chức vụ của cổ đông đó.

        • Nếu công ty đang bị điều tra là công ty con của một công ty khác thì phải chỉ ra tỷ lệ phần trăm cổ phần công ty mẹ nắm giữ.

        • Cung cấp danh mục tất cả các cơ quan/văn phòng chính phủ có liên quan (dù là trực tiếp hay gián tiếp) đến sản xuất, bán hàng (trong nước hay ngoài nước) hay mua hàng đối với mặt hàng đang bị điều tra

        • Cung cấp chi tiết những thay đổi về cơ cấu sở hữu công ty trong hai năm gần đây. Những thay đổi này có tác động như thế nào đến tập quán hình thành giá thành, định giá và phân phối.

        • Cung cấp danh mục tất cả các mặt hàng do công ty sản xuất, thông thường theo bảng sau:




Thị trường (market)

Số lượng (quantity)

Tổng giá trị (total value $)

Tiêu thụ trong nước

(Domestic salé)









Xuất khẩu dang Canađa (Shipments to Canađa )







Xuất khẩu sang các thị trường khác

(Other exports – list country)









Tống cộng

(Total)











        • Đối với từng thị trường trong bảng trên, nêu chi tiết các điều kiện bán hàng như F.O.B., ex-factory, C.I.F., và phương thức thanh toán.

        • Đối với các mặt hàng thuộc diện điều tra và những mặt hàng tương tự bán trên thị trường nội địa, nếu công ty có tập quán bán giảm giá (bán với giá chiết khấu) thì phải nêu phương pháp chiết khấu và thời gian áp dụng.

        • Cung cấp tài liệu quảng cáo, ấn phẩm của công ty trong thời gian gần đây nhất.

Lưu ý: mọi tài liệu cung cấp phải bằng ngôn ngữ bản xứ, kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      1. Phần thông tin xuất khẩu

Câu hỏi phần này liên quan đến hàng xuất khẩu của công ty và thị trường Canađa. Thông tin này là bắt buộc để xác định tập quán xuất khẩu và giá hàng xuất khẩu của công ty và Canađa trong thời gian điều tra.

Hàng xuất khẩu có cần giấy phép xuất khẩu không? Nếu có, mô tả quá trình xin giấy phép xuất khẩu và chỉ ra cơ quan chính phủ có liên quan. Liệu quá trình này có tham gia vào việc quyết định giá xuất khẩu hay không? Nếu có, giải thích sự liên quan.



        • Mô tả các yêu cầu phải đáp ứng khi xin giấy phép xuất khẩu. mô tả quyền và nghĩa vụ của người được cấp giấy phép xuất khẩu.

        • Giấy phép xuất khẩu có thể bị thu hồi trong hoàn cảnh nào, giải thích trường hợp bị thu hồi.

        • Hàng xuất sang Canađa có chịu hạn ngạch xuất khẩu không? Nếu có giải thích phương pháp phân bổ hạn ngạch, quá trình này có tác động đến việc xác định giá xuất khẩu không?

        • Nếu hàng hóa hiện tại không chịu hạn ngạch xuất khẩu thì trước đây có không? Khi nào và tại sao?

        • Mặt hàng đang bị điều tra xuất sang Canađa có thuộc danh mục hàng hạn chế xuất khẩu không? Nếu có giải thích sự hạng chế.

        • Ai có thẩm quyền quyết định các điều khoản bán hàng và các điều khoản khác trong hợp đồng.

        • Công ty đàm phán trực tiếp với nhà nhập khẩu Canađa hay thông qua trung gian, xác định trung gian và chỉ ra mối quan hệ trung gian.

        • Giá xuất khẩu được xác định như thế nào (kể cả sự liên quan của chính phủ đến quá trình ra quyết định về giá)? Hàng hóa có chịu sự kiểm soát giá cả của chính phủ không? Nếu giá hàng xuất khẩu được xác định khác so với giá hàng nội địa thì chỉ ra bản chất của sự khác nhau đó.

        • Giải thích những hạn chế hay kiểm soát đối với doanh thu xuất khẩu của công ty.

        • Công ty có sử dụng một công ty thương mại nào khác khi bán hàng vào Canađa không? Nếu có, đó là công ty tư nhân, tập thể hay nhà nước? giải thích guyên nhân lựa chọn công ty đó.

        • Mô tả qui trình giải quyết một đơn hàng xuất khẩu vào Canađa, từ khâu nhận đơn đặt hàng, giao hàng, đến khâu thanh toán. Cung cấp những chứng từ được sử dụng ở mỗi công đoạn.

        • Đối với công ty nhập khẩu tại Canađa, cung cấp tên công ty, mã khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, số fax, liên hệ, khối lượng nhập khẩu.

        • Giải thích chi tiết về kênh phân phối của công ty tới nhà nhập khẩu Canađa, cung cấp bản sao hợp đồng phân phối, đại lý.

        • Cung cấp biểu đồ dòng luân chuyển của hàng hóa từ xưởng sản xuất cho đến nhà nhập khẩu Canađa, xác định các công ty tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa.

        • Đối với mỗi chuyến hàng, nêu mức hoa hồng phát sinh và ai được hưởng mức hoa hồng đó. Giải thích mối quan hệ giữa công ty và những người nhận hoa hồng.

        • Cung cấp danh mục các chuyến hàng đã xuất sang Canađa trong thời gian điều tra. Liệt kê tất cả các loại chi phí, lệ phí hay bất kỳ khoản phí nào phát sinh khi xuất khẩu.

        • Cung cấp bản sao catalogue, tờ rơi, bảng giá, bảng chiết khấu… liên quan đến các chuyến hàng xuất khẩu vào Canađa.

        • Xuất trình bản sao các chứng chỉ bao gồm: đơn đặt hàng, xác nhận đặt hàng, hợp đồng bán hàng, hóa đơn thương mại, giấy báo nợ, hóa đơn hải quan Canađa (nếu áp dụng), chứng từ vận tải (vận đơn), hóa đơn vận tải, tín dụng thư (nếu áp dụng), bằng chứng thanh toán.

      1. Phần thông tin bán hàng nội địa

Câu hỏi phần này dùng để xác định giá trị thông thường của sản phẩm đang bị điều tra. Khi xem xét, CBSA cũng phải cân nhắc đến một số nhân tố để điều chỉnh như lượng cung cấp của nhà nhập khẩu ở Canađa so với lượng cầu của khách hàng nội địa của nhà xuất khẩu, số lượng hàng bán cho nhà nhập khẩu so với số lượng hàng tương tự bán cho khách hàng trong nước của nhà xuất khẩu, sự khác nhau về chất lượng, về thuế và những khác biệt về điều khoản và điều kiện bán hàng.

        • Cung cấp chi tiết về những hạn chế đối với việc bán hàng tại thị trường nội địa do chính phủ qui định (thí dụ: theo khu vực địa lý, vùng, khối lượng nhập khẩu, vấn đề sử dụng sản phẩm…)

        • Chính phủ có đưa ra mục tiêu hay giới hạn gì liên quan đến số lượng hàng hóa được bán trên thị trường nội địa không? Nếu có, nêu chi tiết những mục tiêu hoặc giới hạn liên quan.

        • Có khâu sản xuất nào của công ty nằm trong kế hoạch của chính phủ không?

        • Ai có thẩm quyền đối với các điều khoản bán hàng và các điều khoản khác của hợp đồng về việc bán hàng tại nội địa.

        • Giá bán nội địa được xác định như thế nào, kể cả sự tham gia của chính phủ vào việc quyết định giá, nếu có.

        • Công ty có hợp tác về giá bán nội địa với công ty khác không?

        • Mô tả các hoạt đọng của Phòng thương mại liên quan đến việc bán hàng tại nội địa của công ty.

        • Giải thích qui trình bán hàng tại thị trường nội địa, gồm các khâu từ tiếp nhận đơn hàng cho đến thanh toán, cung cấp bản sao các chứng từ liên quan đến bán hàng nội địa.

        • Giải thích chi tiết kênh phân phối tới khách hàng nội địa.

        • Liệu giá bán mặt hàng tương tự trên thị trường nội địa có khác nhau và lệ thuộc vào việc sử dụng kênh phân phối nào hay không? Nếu có, giải thích.

        • Cung cấp bảng giá có hiệu lực trong hai năm gần đây.

        • Mô tả các hình thức chiết khấu và hoàn trả áp dụng đối với việc bán các mặt hàng tương tự trên thị trường nội địa. Nêu mức phí thực hiện chiết khấu / hoàn trả hay phí bản quyền phải trả đối với những mặt hàng tương tự.

        • Chỉ ra những khoản thuế nội địa được tính trong giá bán nội địa.

        • Nếu hàng xuất khẩu sang Canađa được miễn thuế một phàn hoặc phải chịu toàn bộ các khoản thuế liên quan đến việc bán hàng những mặt hàng đó trên thị trường nội địa Canađa, cần giải thích văn bản pháp quy liên quan, mức thuế, bằng chứng việc thanh toán thuế.

        • Cung cấp thông tin chi tiết về dịch vụ, bảo hành hay bảo lãnh áp dụng gián tiếp hay trực tiếp cho người mua hàng.

      1. Phần thông tin dữ liệu tài chính và chi phí

Câu hỏi phần này dùng để xác định liệu hàng bán nội địa có lãi hay không. Đối với những sản phẩm mà giá trị thông thường của nó không thể xác định được trên cơ sở giá bán nội địa thì thông tin cung cấp ở phần này giúp xác định giá trị thông thường trên cơ sở giá thành sản phẩm.

        • Công ty đang áp dụng tiêu chuẩn kế toán nào để báo cáo tài chính?

        • Cung cấp biểu đồ mô tả hệ thống kế toán của công ty.

        • Cung cấp danh mục đầy đủ các loại sổ cái như: sổ cái bán hàng, mua hàng, các khoản phải thu…

        • Cung cấp bản sao danh mục tài khoảng, kèm giải thích.

        • Cung cấp danh mục báo cáo tài chính định kỳ.

        • Chỉ ra ngày kết thúc năm ngân sách của công ty. Đối với hai năm gần đây, cung cấp; báo cáo hàng năm, báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính của công ty con và/hoặc các bộ phận, báo cáo thu nhập.

        • Giải thích phương pháp đánh giá hàng tòn kho, kế toán chi phí, kế toán thuế, kế toán tài chính. Giải thích cách định giá tài sản, phương pháp loại bỏ hàng tồn kho, kế toán chi phí, kế toán thuế, kế toán tài chính. Giải thích cách định giá tài sản, phương pháp loại bỏ hàng tồn kho, các tài khoản chi phí và thu nhập, xử lý lỗ -lãi về tỷ giá, chi phí quản lý, lãi suất...

        • Cung cấp số lượng hàng hóa sản xuất, số lượng mua từ nhà cung cấp khác, số lượng bán, doanh thu gộp, chi phí hàng bán, số lượng và giá trị chuyển nhượng nội bộ (giữa các bộ phận trong công ty), số lượng và giá trị chuyển nhượng với đối tác thành viên.

        • Cung cấp biểu đồ qui trình sản xuất mô tả hoạt động ở mỗi công đoạn, mô tả loại máy móc sử dụng, danh mục nguyên vật liệu sử dụng, thời gian sản xuất, danh mục sản phẩm phụ, chi tiết về phế thải…

        • Mô tả hệ thống tính chi phí sản phẩm…


Tạm ngừng điều tra:

Trong vòng 90 ngày kể từ ngày đưa ra phán quyết sơ bộ, Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA) sẽ có phán quyết cuối cùng. Phán quyết này đưa ra đánh giá chính xác hơn về mức độ bán phá giá hay trợ giá. Trong thời gian này, CBSA có thể chấp nhận “cam kết” (undertaking) từ nhà xuất khẩu nước ngoài (đối với bán phá giá) hoặc từ chính phủ nước xuất khẩu (đối với trợ giá) nếu họ đồng ý nâng giá xuất khẩu để loại bỏ phá giá hoặc trợ giá. Trong trường hợp này, công tác điều tra và công việc của Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa (CITT) được hủy bỏ.

Trong vòng 120 ngày kể từ ngày có phán quyết sơ bộ, CITT sẽ công bố kết quả điều tra chính thức (finding). CITT cũng có thêm 15 ngày nữa để công bố văn bản nêu những lý do giải thích về kết quả điều tra chính thức. Cả hai văn bản này sẽ được gửi đến các bên liên quan và công bố trên Công báo Canađa, phần I.

Do khối lượng công việc điều tra khá lớn nên thông thường CBSA không thể tiến hành điều tra tất cả các công ty có liên quan. CBSA thường chọn ra một số công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Canađa để tiến hành điều tra. Tuy nhiên các công ty khác có thể tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi để được hưởng mức thuế suất riêng rẽ (thường thấp hơn mức thuế chung áp dụng cho cả quốc gia).

Quá trình kể từ khi CBSA tiến hành điều tra cho đến khi CITT đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề tổn hại đối với ngành công nghiệp trong nước có thể kéo dài khoảng 7 tháng. Quá trình điều tra của CBSA và việc xác định sự tổn hại của CITT được tiến hành riêng rẽ nhưng đều trong cùng một thời gian. Cả hai cơ quan sẽ đưa ra quyết định tạm thời và quyết định cuối cùng (chính thức) về việc bán phá giá hay trợ cấp của hàng nhập khẩu và việc gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước. Việc đưa ra những quyết định tạm thời này là nhằm giúp cho việc tiến hành điều tra được liên tục, nếu không quá trình điều tra sẽ được chấm dứt ngay.

Nếu CBSA xác định rằng việc bán phá giá hay trợ giá đang diễn ra và CITT phát hiện rằng ngành công nghiệp trong nước bị tổn hại hoặc đe dọa bị tổn hại thì khi đó CBSA mới có thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng lên hàng nhập khẩu đang bán phá giá hay trợ giá. Mức thuế này thường tương đương với mức chênh phá giá (khoản chênh lệch giữa giá bán cho người tiêu dùng Canađa và giá trị thông thường của hàng hóa). Biên độ bán phá giá thường được tính bằng cách so sánh giữa giá trị thông thường bình quân gia quyền với giá bình quân gia quyền của tất cả mức giá xuất khẩu hoặc so sánh theo từng giao dịch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu Nếu giá xuất khẩu khác nhau khá nhiều giữa nhiều nhà nhập khẩu, giữa các khu vực hay các khoảng thời gian thì CBSA phải giải thích tại sao các mức chênh lệch này không được tính đến khi so sánh các giá trị bình quân gia quyền.

CBSA có thể áp dụng mức thuế tạm thời đối với hàng nhập khẩu ngay sau khi có quyết định tạm thời của CITT về việc gây tổn hại và quyết định tạm thời của CBSA về việc bán phá giá hay trợ cấp. Việc này thường được thực hiện trong vòng 3 tháng kể từ khi tiến hành điều tra. Mức thuế tạm thời này nhằm bảo vệ các nhà sản xuất Canađa cho tới khi CITT đưa ra phán quyết cuối cùng. Mức thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng thông thường được áp dụng trong khoảng thời gian ít nhất 5 năm. Sau 5 năm CITT sẽ xem xét lại và sẽ đưa ra quyết định liệu có tiếp tục áp thuế trong 5 năm tiếp theo hay không. Dựa trên kiến nghị của CITT, Bộ trường Bộ Tài chính Canađa có thể ra quyết định không áp thuế toàn bộ vì lợi ích chung của cộng đồng.

Tóm tắt quá trình giải quyết vụ kiện bán phá giá hay trợ cấp được thể họ trong biểu đồ ở trang bên:


Quá trình giải quyết một vụ kiện bán phá giá hay trợ giá

Đối với trường hợp chống trợ giá, bảng câu hỏi sẽ khác và thường gồm hai loại:



  • Một loại được gửi đến các cơ quan chính phủ nước xuất khẩu để xác định các chương trình trợ cấp bị cáo buộc, đặc biệt là để xác định liệu chương trình trợ cấp đó có thuộc diện trợ cấp được phép hay không theo qui định của WTO;

  • Loại thứ hai là câu hỏi dành cho các công ty để xác định liệu các công ty có được hưởng lợi gì từ các chương trình trợ cấp của chính phủ bị cáo buộc hay không.

Do khối lượng thông tin CBSA đòi hỏi phải cung cấp là khá lớn và khá chi tiết để tạo điều kiện cho họ dễ dàng đối chiếu, thẩm tra, chứng thực dữ liệu và thông tin nên nhà xuất khẩu phải có sự chuẩn bị kỹ càng và cần có sự trợ giúp chuyên môn của các công ty luật khi thu thập tài liệu và trả lời các câu hỏi của CBSA.

3.Khiếu kiện


Một phán quyết của Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa (CITT) thông thường kéo dài 5 năm. CITT phải thông báo cho các bên liên quan 8 tháng trước ngày hết hạn của phán quyết. Trong thông báo, các bên được đề nghị đưa ra các bản đệ trình, nêu lý do tại sao nên tiến hành việc xem xét lại hay tại sao nên để phán quyết hết thời hạn hiệu lực. CITT cũng có thể xem xét lại phán quyết theo đề nghị của CBSA, các bên liên quan hoặc chính phủ nước ngoài. Bộ trưởng Bộ Tài chính Canađa cũng có thể đề nghị CITT xem xét lại phán quyết trên cơ sở một qui định hay đề xuất nào đó của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Mục đích xem xét lại là để xác định liệu thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng vẫn còn cần thiết hay không và liệu hiện tượng bán phá giá hay trợ giá có khả năng tiếp diễn và gây tổn hại vật chất cho các nhà sản xuất nội địa nữa hay không.

Qui trình xem xét lại cũng giống hệt qui trình điều tra về tổn hại vật chất như đã trình bày Ở trên. Sau đó CITT có thể ra lệnh:



  • Ngừng thu thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng;

  • Tiếp tục áp dụng phán quyết, tuy nhiên loại bỏ đối với sản phẩm A, nước B hoặc đôi khi là một nhà xuất khẩu cụ thể;

  • Giữ nguyên phán quyết trước đây thêm 5 năm nữa.

Bất kỳ bên liên quan nào cũng có thể khiếu kiện lên Tòa án Liên bang Canađa khi cho rằng CITT xét xử không công bằng hay mắc phải những lỗi uất pháp. Các nước là thành viên WTO cũng có thể khiếu kiện phán quyết của Tòa lên WTO.

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương