CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI



tải về 0.92 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

VI.QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ


Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) được chính phủ Canađa bảo vệ chặt chẽ. Ở Canađa có hai cơ quan chịu trách nhiệm chính về vấn đề này là Cục Chính sách Tài sản Trí tuệ (IPPD) và Cục Chính sách về Sáng chế (PPD) trực thuộc Bộ Công nghiệp Canađa. Canađa bảo vệ chặt chẽ các quyền hợp pháp về tài sản trí tuệ của công dân và doanh nghiệp Canađa cũng như nước ngoài đã đăng ký tại Canađa. Canađa tham gia đầy đủ vào các thỏa thuận quốc tế về lĩnh vực này như Công ước Bern, Hiệp ước Budapest, công ước Paris… và cũng là thành viên của nhiều tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới như: WIPO (tổ chức Tài sản Trí tuệ thế giới), UPOV (Liên hiệp quốc tế về Bảo vệ Giống cây trồng), WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới )…

Khi nhà xuất khẩu Việt Nam muốn đăng ký, ví dụ: đăng ký nhãn hiệu thương mại tại Canađa thì nhà xuất khẩu cần thực hiện các bước sau:




    • Liên hệ với văn phòng về Nhãn hiệu Thương mại (Trade Marks Branch): Tel: (891)- 997 1936/997 1070, Fax: (819) 953 2476;

    • Điền đầy đủ vào mẫu đơn do cơ quan này cung cấp (có thể thực hiện qua mạng Internet), gửi mẫu đơn kèm lệ phí 300 CAD;

    • Đơn sẽ được xem xét và nếu được chấp nhận sẽ được công bố trên Tạp chí Thương hiệu (Trade – marks Journal);

    • Nếu có khiếu kiện xảy ra, Bộ phận về Khiếu kiện Thương hiệu sẽ thông báo cho người nộp đơn bằng văn bản. Khi đó hai bên sẽ phải chứng minh tính hợp pháp về thưong hiệu của mình;

    • Nếu sau 3 tháng xuất hiện trên Tạp chí Thương hiệu, thương hiệu không bị khiếu kiện thì một bản thông báo chấp nhận chính thức sẽ được gửi cho người nộp đơn.



Để có hướng dẫn chi tiết, nhà xuất khẩu có thể tham khảo thêm trên trang web: http://strategis.ic.gc.ca mục “Văn phòng Tài sản Trí tuệ Canađa”.


VII.THỦ TỤC THÀNH LẬP CƠ SỞ KINH DOANH, ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI TẠI CANAĐA


Doanh nghiệp Việt Nam muốn thành lập cơ sở kinh doanh hoặc đại diện thương mại tại thị trường Canađa phải tiến hành qua các bước sau:

  • Lựa chọn cơ cấu tổ chức của cơ sở kinh doanh :

Luật pháp Canađa thừa nhận 3 hình thức cấu trúc doanh nghiệp là: doanh nghiệp một chủ sở hữu (so le proprietorship); doanh nghiệp hợp danh (partnership) hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn(3) (corporation). Doanh nghiệp một chủ sở hữu là loại hình doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn đối với các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của mình. Lãi hay lỗ trong kinh doanh sẽ được tính vào thu nhập cá nhân của doanh nghiệp hàng năm. Doanh nghiệp hợp danh cũng gần giống như doanh nghiệp một chủ, chỉ khác là gồm hai hoặc nhiều chủ sở hữu. Mức độ tham gia của từng chủ sở hữu do chính các chủ sở hữu tham gia quyết định và được ghi bằng văn bản. Có hai loại doanh nghiệp hợp danh là doanh nghiệp hợp danh đầy đủ và doanh nghiệp hợp danh có giới hạn. Hợp danh đầy đủ là chia sẻ sở hữu, trách nhiệm và công tác quản lý. Công ty cổ phần chiếm đa số các công ty lớn của Canađa, họ huy động vốn bằng cách bán cổ phần. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp giới hạn bởi mức cổ phần họ nắm giữ. Mỗi cấu trúc này đều có điểm thuận lợi và không thuận lợi. Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp, cần cân nhắc các yếu tố như trách nhiệm cá nhân, vấn đề bảo hộ tên doanh nghiệp, lợi ích thuế, vấn đề đăng ký, kế toán...

  • Đăng ký tên doanh nghiệp:

Doanh nghiệp có thể đăng ký tên doanh nghiệp là doanh nghiệp một chủ sở hữu, doanh nghiệp hợp danh, công ty liên doanh, chi nhánh công ty cổ phần... Khi đăng ký tên doanh nghiệp, nhà kinh doanh cần tham khảo Đạo luật về Tên Doanh nghiệp (Business Names Act). Việc đăng ký thành lập công ty cổ phần được tiến hành ở cấp bang. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp một chủ thì đơn giản hơn, người làm đơn chỉ cần điền đầy đủ vào bộ hồ sơ đăng ký lấy tại các cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương hoặc từ các công ty luật. Phí đăng ký và thời gian phê duyệt có thể khác nhau giữa từng loại hình doanh nghiệp ở từng bang hoặc từng khu vực lãnh thổ. Khi đăng ký, cơ sở kinh doanh sẽ được cấp một mã số kinh doanh, mã số thuế, tài khoản khấu trừ lương, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như mã số thuế xuất, nhập khẩu.. .

  • Đăng ký thủ tục về thuế.

Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng nhiều loại thuế khác nhau có thể được áp dụng cho sản phẩm hay dịch vụ của mình, tùy thuộc vào loại sản phẩm / dịch vụ và nơi bán sản phẩm / dịch vụ.

  • Làm thủ tục đăng ký cấp phép kinh doanh:

Nhiều loại hình kinh doanh ở Canađa đòi hỏi phải có giấy phép từ Chính quyền Liên bang và/hoặc chính quyền địa phương. Các loại giấy phép có thể bao gồm: giấy phép hoạt động, giấy phép đặc biệt cho phép hoạt động tại một khu vực được xác định hay áp dụng cho các tiêu chuẩn nghề nghiệp cụ thể (như dược sỹ, bác sỹ, nhân viên kiểm toán...). Mỗi chính quyền địa phương đều có quyền cấp giấy phép kinh doanh thuộc riêng địa phận quản lý của mình. Do vậy không có sự thống nhất trên các bang và vùng lãnh thổ về giấy phép kinh doanh nên các doanh nghiệp cần tham vấn công chức địa phương đối với từng yêu cầu cụ thể.

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn thuê nhân công làm việc cho mình thì cần lưu ý một số vấn đề như: nắm bắt kỹ các qui định về điều kiện làm việc, lếu trừ lương (cho bảo hiểm, hưu trí...), điều kiện an toàn nơi làm việc, giấy phép lao động, thủ tục nhập cảnh đối với lao động nước ngoài...

Ngoài các vấn đề trên, doanh nghiệp cần nắm được các luật lệ và qui định về bao gói và nhãn mác hàng hóa, luật và qui định về an toàn, quyền sở hữu trí tuệ, điều kiện phá sản, bảo hiểm sức khỏe, vấn đề xuất nhập khẩu, cạnh tranh/chống độc quyền, bảo vệ môi trường...

Nếu doanh nghiệp thâm nhập thị trường Canađa dưới hình thức đầu tư thì Đạo luật Đầu tư Canađa là văn bản chính điều chỉnh hình thức này. Theo luật này có 3 loại đầu tư đòi hỏi phải được thẩm định trước là:



  • mua trực tiếp quyền kiểm soát (bằng cách mua cổ phiếu hoặc tài sản) của một doanh nghiệp Canađa với tổng trị giá từ 5 triệu CAD trở lên;

  • mua gián tiếp quyền kiểm soát một doanh nghiệp Canađa (thông qua việc mua công ty mẹ của công ty này ở bên ngoài lãnh thổ Canađa) với tổng trị giá tài sản từ 50 triệu CAD trở lên hoặc từ 5 triệu CAD trở lên nếu doanh nghiệp Canađa chiếm trên 50% tổng tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài; và

  • mua một doanh nghiệp hiện có hay thành lập mới một doanh nghiệp trong các ngành nhạy cảm về văn hóa như in ấn, phim ảnh, âm nhạc ở bất kể qui mô nào.

Đối Với tất cả các hình thức mua hay thành lập doanh nghiệp khác 3 loại trên chỉ cần thông báo cho Chính quyền Liên bang trước hoặc trong vòng 30 ngày sau khi hoàn thành việc mua hay thành lập doanh nghiệp.

Có rất nhiều qui định pháp lý của Liên bang, bang và khu vực lãnh thổ đưa ra thêm những hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài trong các ngành nhất định như dầu khí, nông trại, hàng không, thủy sản, kinh doanh đồ uống có cồn, khai khoáng, công ty nhờ thu, dược phẩm, kinh doanh chứng khoán, máy móc kỹ thuật. Ví dụ, theo Đạo luật Ngân hàng, không một nhà đầu tư riêng rẽ nào được quyền nấm giữ trên 10% cổ phần của một ngân hàng liệt kê trong Danh mục 1 và tổng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài không quá 25% vốn.


VII.VĂN HÓA KINH ĐOANH

1.Về trang phục


Vẻ bề ngoài rất quan trọng đối với người Canađa. Chính vì vậy bạn nên ăn mặc trang trọng và lịch sự. Trang phục trong kinh doanh của người Canađa thể hiện tính thẩm mỹ và thuận tiện. Đối với nữ, trang phục phù hợp nhất là váy công sở hay những bộ vét truyền thống. Việc đeo thêm đồ trang sức sẽ càng làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho trang phục của bạn. Đối với nam giới trang phục thích hợp nhất là compie và cà vạt.

Ở nơi làm việc, người Canađa không sử dụng nước hoa hay các sản phẩm đậm mùi hương như dầu gội đầu, keo xịt tóc. Bởi vậy tết nhất bạn không nên dùng các sản phẩm này hoặc nếu có thì cũng rất hạn chế. Bạn cũng cần phải hết sức chú ý trong ăn mặc vào mùa đông, bởi vì mùa đông ở đây rất lạnh. Bạn cần phải mang theo áo khoác ấm, găng tay và giầy ủng cách nhiệt để đi ngoài trời.


2.Về cử chỉ giao tiếp, chào hỏi


Trong văn hóa kinh doanh của Canađa, bắt tay được sử dụng khi chào hỏi hay giới thiệu. Khi tiếp xúc với người Canađa, bạn cần phải tỏ ra rất cởi mở và thân thiện. Khi nói chuyện bạn cũng nên nhìn thẳng một cách tự nhiên vào đối phương để thể hiện thái độ chân thành, tôn trọng và quan tâm tới điều họ nói. Người Canađa không ưa sự phô trương. HỌ luôn tỏ ra khéo léo trong giao tiếp Vì thế ở nơi đông người, họ thường biết cách kìm nén thái độ tranh cãi hay giận dữ. Bạn không được chỉ tay vào một người nào đó, cử chỉ này bị coi là thiếu sự tôn trọng. Người Canađa cũng có cử chỉ rất lịch thiệp là giữ cửa cho người vào sau. Thứ tự tên của người Canađa là tên thánh- tên đệm- tên họ.

Cũng giống như văn hóa kinh doanh của các nước khác, bạn cũng cần phải gọi tên đối tác Canađa một cách kính cẩn để thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ Thông thường thì cần phải thêm chức danh vào trước tên họ, hoặc nếu không thì phải thêm vào cách gọi "ông" hay "bà" vào trước tên họ. Về vấn đề gọi tên bạn cần phải hết sức lưu ý đối với trường hợp của những người Canađa nói tiếng Pháp. Với những người này, bạn cần phải thêm cách gọi "ông", "ngài" hay "bà" vào trước tên họ. Đồng thời bạn cũng phải chú ý phát âm đúng các tên. Bạn cũng có thể gọi tên của họ nhưng chỉ khi nào được họ yêu cầu.


3.Về ngôn ngữ


Canađa có hai ngôn ngữ chính thống, đó là tiếng Anh và tiếng Pháp. Các cơ quan chính phủ liên bang làm việc với cả hai ngôn ngữ này. Rất nhiều các tổ chức Canađa đòi hỏi các tài liệu cần phải có cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Chính vì vậy tốt hơn cả là danh thiếp của bạn nên được in bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.

4.Gặp gỡ, đàm phán


Khi tới một cuộc hẹn xã giao, bạn có thể tới muộn nhưng không nên muộn quá 30 phút. Tuy nhiên trong các cuộc hẹn bàn về công việc kinh doanh, yếu tố đúng giờ rất quan trọng, mặc dù đối tác Canađa có thể tới muộn. Nếu bạn đến muộn, phải kịp thời điện thoại thông báo cho đối tác của mình biết trước.

Giờ hành chính của cơ quan ở Canađa là từ 9h tới 17h từ thứ 2 đến thứ 6, tuy nhiên thời gian làm việc thực tế thường kéo dài hơn. Thời gian thích hợp để sắp xếp cuộc hẹn là vào các buổi sáng.

Một điểm nữa cần chú ý khi ghi ngày tháng sấp xếp cuộc hẹn là: ở Canađa, người ta ghi ngày tháng theo thứ tự: ngày- tháng- năm như Việt Nam.

Trong các buổi họp kinh doanh thường có không khí rất trang trọng, vì thế bạn cũng cần phải giữ tư thế nghiêm túc.

Có một đặc điểm dễ thấy là các buổi họp đều mang tính chất dân chủ, bạn có thể bày tỏ ý kiến của mình, điều này tạo ra không khí trao đổi thẳng thắn và mục đích nhanh chóng là đi đến thỏa thuận.

Khi giải quyết một vấn đề hay đưa ra một vấn đề, các nhà kinh doanh Canađa thường căn cứ trên cơ sở thực tế và kinh nghiệm, ít dựa trên cảm giác chủ quan của bản thân. Họ giải quyết vấn đề rất thực tế và cũng ra quyết định khá nhanh chóng. Mọi quyết định đều phải tuân thủ theo những quy định của công ty.

Việc thay đổi người thương thuyết không phải là điều cấm kỵ trong văn hóa kinh doanh của Canađa. Người Canađa không đánh giá cao và không coi trọng những lời nói hoa mỹ, phô trương, cường điệu.

5.Ăn uống


Việc tổ chức các buổi chiêu đãi cũng như tiệc kinh doanh rất phổ biến ở Canađa. Khi đến một bữa tiệc chiêu đãi xã giao, bạn có thể đến muộn song không được muộn quá 15 phút. Hiện nay, họ thường tổ chức các buổi tiệc nhẹ vào bữa điểm tâm hoặc bữa trưa. Người Canađa chỉ mời những vị khách rất danh dự đến nhà mình dùng bữa, thường là bữa tối. Bạn chỉ được phép ăn khi chủ nhà đã bắt đầu ăn, và cần phải mời mọi người những món ăn chính trước khi tự ăn. Khi bạn không muốn ăn gì đó, bạn chỉ cần từ chối lịch sự, điều đó là bình thường và không bì coi là bạn không tôn trọng chủ nhà. Bạn cũng phải hết sức chú ý trong việc sử dụng dao và dựa. Người Canađa sẽ đánh giá rất cao về bạn nếu sau bữa tối đó bạn gọi điện hoặc gởi thư cảm ơn họ.

6.Một số điếu cần lưu ý khác


Bạn có thể tặng quà đối tác của mình khi kết thúc một giao dịch. Món quà không nên đắt tiền, người Canađa thường thích những món quà bạn mang tới từ đất nước của bạn.


CHƯƠNG V

MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHÍNH CỦA CANAĐA

I.THỊ TRƯỜNG HÀNG MAY MẶC CANAĐA

1.Giới thiệu chung


Ở Canađa có trên 2.700 cơ sở sản xuất hàng may mặc, tuyển dụng khoảng 88.300 nhân công trong năm 2001. Phần lớn các cơ sở này là của Canađa và 2% là các tập đoàn đa quốc gia Mỹ - tập trung chủ yếu vào việc sản xuất hàng loạt với số lượng lớn các sản phẩm quần jean, quần áo lót và hàng may mặc cơ bản.

Hàng may mặc được sản xuất ở tất cả các bang và khu vực lãnh thổ trên toàn Canađa, tuy nhiên, Québec là bang sản xuất phần lớn các lô hàng may mặc, tiếp theo là Ontario, Manitoba và British Columbia. Gần đây, có nhiều hãng sản xuất có xu hướng thiết lập hoạt động tại các khu vực nông thôn và khu dân cư nhỏ ở Canađa. Các hãng chuyên thầu cắt và may hàng may mặc, chủ yếu đồ nữ chiếm khoảng 25% số lượng các hãng may mặc ở Canađa.

Phần lớn các công ty dệt may Canađa có quy mô sản xuất nhỏ do dân số Canađa chỉ bằng 1/10 dân số Mỹ. Do vậy, các công ty của Canađa thường tập trung vào các thị trường ngách hoặc sản xuất những mặt hàng dệt may theo sát thị hiếu tiêu đùng. Ngành công nghiệp thời trang Canađa phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu vải sợi (mặt hàng phải chịu thuế, mức thuế có thể đao động từ 9% đối với sợi len, tới 16% đối với sợi dệt). Thêm vào đó, do chi phí lao động trong nước tương đối cao nên giá thành hàng may mặc nội địa bán lẻ của Canađa thường xuyên cao hơn so với hàng nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu giá thấp có chỗ đứng trên thị trường bán lẻ giá thấp và trung bình. Các mặt hàng có chất lượng cao cấp, giá cao thường được sản xuất từ các loại vải chất lượng tết bởi những thợ may giỏi ở Canađa hoặc một số nước Châu âu Việc áp dụng "công nghệ siêu trọn gói" trong dệt may ở Canađa đã dẫn đến trào lưu sử dụng các loại vải có chất liệu điều chỉnh theo khí hậu, kết hợp hương thơm hoặc chất có khả năng chữa bệnh Ở vải. Đây được coi là định hường để có thể duy trì vị trí cạnh tranh hàng đầu của ngành dệt may Canađa. Riêng năm 2003, ngành công nghiệp này đã chi 123 triệu CAD cho mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại và nhà xường, trong đó 67% chi phí đầu tư là của các công ty cắt may.

Tình hình dân số thay đổi là một nguyên nhân quan trọng đối với thương mại dệt may ở Canađa. Những người thuộc thế hệ "baby boomers " Ở Canađa có thu nhập cao đã tác động tích cực đến ngành này, thể hiện ở nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm may mặc chất lượng cao, có tính năng sử dụng hợp lý. Thế hệ những người trên 65 tuổi ngày nay thích mặc quần áo vừa vặn để có phong cách năng động nên sẽ mua những loại trang phục phù hợp với phong cách sống của họ, không như những người thuộc thế hệ trước. Thanh niên cũng là nhóm người tiêu dùng rất quan trọng, do đó có năng lực tài chính tốt hơn và chiếm tỷ lệ khách mua hàng may mặc ngày càng tăng.



Bảng dưới đây cho biết thị phần của các chủng loại hàng may mặc khác nhau ở Canađa:

Thị trường hàng dệt may nam giới

Thị trường hàng dệt may nữ giới

Chủng loại

Thị phần

Chủng loại

Thị phần

Đồ bò (jean)

10%

Quần áo khoác ngoài

12.2%

Đồ bộ

7,5%

Áo khoác mùa đông

3,8%

Sơ mi dài tay

7,35

Áo váy

6,2%

Quần âu

6,5%

Đồ bộ

2,4%

Quần áo mặc trong nhà

5,1%

Váy

3,5%

Áo len chui đầu

3,6%

Áo jacket

3%

Quần soóc, quần cộc

2,9%

Quần âu

19,9%

Áo đánh gôn

2,7%

Đồ bò (jean)

5,3%

Áo khoác da

2,7%

Áo ngắn

22,8%

Cà vạt

2,6%

Áo len chui đầu

5,3%

Áo sơ mi

2,5%

Đồ lót

11,7%

Đồ thể thao

4,2%

Đồ thể thao

4,2%

(Nguồn: Bộ Công nghiệp Canađa, 2002)

Ở Canađa có sự khác biệt theo khu vực về thái độ tiêu dùng. Chẳng hạn, bang nói tiếng Pháp là Québec chịu ảnh hưởng nặng của thời trang Châu Âu và thích những kiểu dáng tiên phong. Nhiều hãng thời trang mới xâm nhập thị trường Canađa tìm đường vào thị trường này qua Québec. Người tiêu dùng ở Ontario và các bang / vùng lãnh thổ khác có tính bảo thủ hơn và ưa chuộng những dòng thời trang cơ bản. Doanh thu hàng may mặc thường cao nhất ở Ontario, tiếp sau là Québec, các bang Alberta, Saskatchewan, Manitoba, British Columbia và các ban vùng Atlantic.

Màu đen là màu chủ đạo trong tủ quàn áo của người Canađa, gam màu tối và sẫm thường được dùng khi trời lạnh (mùa thu/mùa đông), gam mầu nhẹ được sử dụng vào những tháng mùa xuân (thang 4-6), gam mầu sáng hơn được sử dụng vào mùa hè. Người Canađa có xu hướng sử dụng quần áo của họ qua vài mùa trong vài năm và cũng có thiên hướng thích mua những đồ may mặc chất lượng tốt nhất trong khả năng có thể chi trả của họ.

Người Canađa thích những loại quần áo tiện mặc, để giặt, có chất liệu co giãn, không phai màu và ít hoặc không phải là. Hầu hết người Canađa có nhiều quần áo cho từng mùa khác nhau. Nhiều người hay đi công tác hoặc đi du lịch luôn có nhu cầu mua sắm một loạt những đồ mặc thoải mái, tiện đi đường, rộng vừa, ít phải là và phù hợp theo mùa.

Để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời vào mùa hè nóng bức, người Canađa cần những đồ may mặc chất liệu nhẹ như len loại mỏng. Khi thời tiết 1ạnh hơn, quần áo nhiều lớp được tiêu thụ khá phổ biến trên thị trường, chẳng hạn áo sơ mi bằng vải bông mặc cùng áo len và/hoặc áo cộc tay giúp vận động thoải mái khì Ở bên ngoài thời tiết lạnh và khi vào trong nhà có nhiệt độ ấm hơn. Trên thị trường Canađa có bán các loại trang phục như trang phục công sở, bảo hộ lao động, đồng phục, quần áo thể thao, thường phục (lượng cầu lớn) và đồ mặc buổi tối (lượng cầu thấp). Trang phục của phụ nữ được bán với các loại cỡ nhỏ, cỡ tiêu chuẩn, cỡ lớn và cỡ đại.

Những mặt hàng thị trường Canađa có nhu cầu lớn bao gồm:



  • Hàng may mặc: trang phục công sở (complê cho nam giới và đồ may như váy dài, áo jacket, quần âu cho phụ nữ); quần áo thể thao; quần jean may bằng vải bông chéo; đồ lót, đồ ngủ...

  • Hàng dệt: vải lót đồ gỗ nội thất, đồ trải sàn, đồ che tường, mành rèm cửa sổ, đồ để bàn, khăn tắm...

Mức tiêu dùng bán lẻ hàng may mặc của Canađa vào khoảng 21 tỷ CAD trong năm 2004, trong đó trên một nửa là quần áo phụ nữ (chiếm 11,5 tỷ CAD), tiếp đến là quần áo nam giới chiếm 29% (tương đương 6 tỷ CAD), số còn lại là quần áo trẻ em và quần áo chuyên dụng. Năm 2004 ngành may mặc Canađa có mức tăng trưởng tương đương với mức độ tăng trường của nền kinh tế quốc dân là 2,8%.

Nhập khẩu:

Canađa là nước nhập khẩu với số lượng không nhỏ các mặt hàng may mặc. Từ năm 1996 đến 2001, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc tăng 73,5%, từ 3,4 tỷ USD đến 5,9 tỷ USD. Các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Canađa là Trung Quốc (nhà cung cấp lớn nhất), Mỹ, Ấn Độ, Mê-hi-cô, Hongkong, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Italia, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Honduras, Pakistan, Myanmar, Sư Lanka, Nhật Bản... Trong năm 2004, Canađa nhập siêu hàng may mặc, chủ yếu từ Mỹ (1,427 tỷ CAD), Trung Quốc (849 triệu CAD), Mê-hi-cô (372 triệu CAD), ấn Độ (295 triệu CAD), ltalia (237 triệu CAD), Bangdalesh (178 triệu CAD), Đài Loan (150 triệu CAD), Hàn Quốc (140 triệu CAD), Pakistan (68 triệu CAD), Thổ Như Kỳ (67 triệu CAD)...

Thuế nhập khẩu trung bình đối với sản phẩm dệt trong năm 2004 là 8,5% đối với các nước được hưởng MFN; 0% với các nước Mỹ, Mê-hi-cô, LDC, Israel và 8,2% đối với các nước được hưởng GPT.

Thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng may mặc năm 2004 là 14,2% đối với các nước được hưởng MFN; 0% đối với các nước Mỹ, LDC, Israel và 14% đối với các nước được hưởng GPT (trong đó có Việt Nam).

Từ năm 1998, Canađa đã thực hiện chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong nước bằng cách miễn thuế nhập khẩu với một lượng nhất định các sản phẩm may mặc hoặc vải vóc nhập khẩu của họ. Biện pháp này nhằm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trước sức ép của hàng nhập khẩu ngày một tăng. Tuy nhiên chương trình này đã kết thúc vào ngày 31/4/2004 .

Hiện nay Chính phủ Canađa đang khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dệt may, các dự án đầu tư khả thì có thể sẽ được hỗ trợ vốn và kỹ thuật.


2.Tập quán thương mại


Canađa được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu hàng dệt may bình quân đầu người cao nhất trên thế giới. Các nhà xuất khẩu trên khắp thế giới đều đã có mặt ở đây, cạnh tranh khốc liệt và liên tục. Để có thể thâm nhập thị trường Canađa, nhà xuất khẩu phải đưa ra được một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc phải đảm bảo có được một nguồn cung cấp ổn định, chào hàng hấp dẫn về chất lượng, dịch vụ, giá cả, hình thức bao gói và nhãn mác. Dưới đây là những đòi hỏi chính của thị trường hàng may mặc Canađa:

  • Sản xuất nhanh hàng mẫu,

  • Trả lời thư từ giao dịch ngay trong ngày (bằng e mail, fax, điện thoại),

  • Giao hàng đúng hạn (trễ hạn chỉ khi có sự nhất trí trước với người mua),

  • Giao hàng đúng mẫu hay đúng qui cách thỏa thuận,

  • Nguồn cung liên tục,

  • Chất lượng cao, mức giá cạnh tranh,

  • Vật liệu bao gói phù hợp,

  • Phương tiện lưu trữ và làm hàng thích hợp,

  • Khuyến mại, đặc biệt đối với sản phẩm mới,

  • Có kiến thức về phương thức thanh toán.

Ngoài ra, người giao dịch cần nói và viết tết tiếng Anh hoặc tiếng Pháp tùy theo sự ưa thích của nhà nhập khẩu. Nhà xuất khẩu nên đi theo các chiến lược sau:

  • Thích ứng nhanh với quá trình toàn cầu hóa bằng cách thâm nhập các thị trường ngách, hoặc chuyên môn hóa theo sản phẩm hoặc thị trường;

  • Cải thiện kỹ năng marketing và kiến thức về thị trường ngoài nước;

  • Lưu tâm đến phát triển sản phẩm và sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và đảm bảo chất lượng (ví dụ: các tiêu chuẩn ISO).

3.Nhà nhập khẩu


Để tìm kiếm được nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu nên có cách giới thiệu về mình một cách cụ thể và nhanh chóng. Thông tin về nhà xuất khẩu cần đầy đủ như: ảnh chụp, giá cả, qui cách kỹ thuật, chứng nhận về sản phẩm mới nhất... và địa chỉ, email liên hệ. Email là công cụ hữu hiệu do nó có thể đánh giá được ngay việc nhà nhập khẩu có muốn quan tâm đến sản phẩm nào đó hay không.

Nhà xuất khẩu cũng nên tham dự các hội chợ thương mại trong nước hoặc vùng lân cận để có cơ hội gặp gỡ các nhà nhập khẩu tiềm năng. Các nhà nhập khẩu Canađa và một số nhà bán lẻ thường đi khảo sát thị trường nước ngoài và gặp gỡ nhà cung cấp nước ngoài tối thiểu một lần/năm. Các chuyến đi này thường gắn với tham dự hội chợ.

Trường hợp không tham dự được hội chợ, nhà xuất khẩu có thể liên hệ với ban tổ chức để có được các ấn bản catalogue của các công ty tham dự hội chợ, phần nhiều cũng là nhà nhập khẩu. Để có thông tin về các hội chợ và nhà nhập khẩu Canađa, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể liên hệ qua cơ quan đại điện thương mại của Canađa tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại Canađa. Một cách nữa là nhà xuất khẩu có thể đưa tên mình lên các trang web tốt trên Internet.

Các nhà nhập khẩu hàng dệt thường tham dự hội chợ thương mại ở Châu Â. Mặc dù không có hội chợ về hàng dệt nào tương tự ở Canađa, nhưng hội chợ về hàng may mặc, xu hướng thời trang, đồ đạc trong nhà như:



  • the Canadian Bed, Bath and Linen Show

  • the Intemational Kitchen and Bath Expo,

  • the Intemational Interior Design Exposition (IIDEX), hay

  • Sa lon lntemational du Design d'interieur dễ Montreal (SIDIM)

đều có liên quan đến hàng dệt. Nhà xuất khẩu có thể tìm được cuốn Danh mục các Hội chợ Thương mại từ Hiệp hội Dệt may Canađa có thông tin về 400 hội chợ thương mại hàng dệt may ở Canađa, Mỹ, và Mê-hi-cô, được liệt kê theo nhóm hàng may mặc dành cho nam giới, phụ nữ, trẻ em và đồ thể thao. Danh mục cũng liệt kê những hội chợ / triển lãm về công nghệ của ngành dệt may.

Hầu hết các nhà nhập khẩu hoặc đại lý của họ đều đến thăm cơ sở sản xuất của nhà cung cấp để đánh giá năng lực, chất lượng thiết bị, công nghệ và sản phẩm nhằm thiết lập mối quan hệ bền lâu. Nhà cung cấp cần duy trì mối quan hệ tết trong suất quá trình bán hàng và sau bán hàng. Nhà xuất khẩu cần lưu ý rằng thị trường may mặc Canađa có quy mô chỉ bằng 10% thị trường Mỹ và do đó khó có thể đáp ứng các đơn hàng quá lớn. Việc giao dịch giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu nên dựa trên cơ sở mẫu hàng do các mẫu hàng cần phải tuân thủ đúng qui định và tiêu chuẩn(4) của canađa về khía cạnh an toàn, độ bền, độ khỏe, trọng lượng, chất liệu và chất lượng. Nhà xuất khẩu nên sử dụng mẫu hàng để tạo sự chú ý của nhà bán buôn và bán lẻ.

Giá chào hàng tới đối tác Canađa thường nên tính theo điều khoản F.O.B hoặc C.I.F, bao gồm cả chi phí bao gói. Hình thức thanh toán thường dùng là hình thức LIC đi kèm giấy chứng nhận kiểm tra hàng hóa hoặc hình thức CAD, tuy nhiên phần lớn các nhà nhập khẩu Canađa ưa thích hình thức tín dụng 60 ngày. Khi đã có mối quan hệ kinh doanh tết, hình thức thanh toán bằng mở tài khoản cũng có thể được sử dụng để tiết kiệm chi phí cho hai phía.


Những điểm nhà nhập khẩu Canađa thường đề cập khi thương lượng với nhà xuất khẩu

Sản phẩm

Dịch vụ

 Bao gói

 Logo


 Độ rộng của sợi

 Khung giá

 Đặc tính của sản phẩm

 Đặc thù quốc gia

 Thỏa thuận đặc biệt


 Khả năng sẵn có của sản phẩm

 Khả năng sẵn sàng của đợt giao hàng đầu tiên

 Khả năng sẵn sàng của các đợt giao hàng tiếp theo

 Sản phẩm thay thế

 Điều kiện giao hàng (toàn bộ hay từng phần)

 Sửa đổi đơn hàng

 Độ tin cậy của tuyến vận tải sang Canađa

4.Yêu cẩu chất lượng


Hàng nhập khẩu vào Canađa phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu dựa trên các nhân tố như: độ cháy (đặc biệt đối với quần áo trẻ em), độ bền và độ khỏe. Trong nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu có thể có yêu cầu riêng đối với hàng dệt nhập khẩu (ví dụ: khả năng chống co, mất màu, bẩn và vệ sinh). Canađa có một hệ thống kích cỡ tiêu chuẩn(5) dựa trên số đó thực tế, hệ thống kích cỡ thông thường và hệ thống kích cỡ đặc biệt. Độ rộng phổ biến cho loại sợi tiêu dùng là 115cm và 150cm. Đối với hàng dùng cho công nghiệp và bọc nệm, độ rộng của sợi thường lớn hơn và thay đổi theo yêu cầu của sản xuất.

5.Dán nhãn cá biệt hàng dệt may và qui định về nhãn mác


Ở Canađa đang có xu hướng dán nhãn cá biệt đối với hàng dệt may (hay còn gọi là phương pháp tiếp thị cá biệt hóa sản phẩm) vì có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn và đưa đến cho người tiêu đùng sản phẩm mà họ cần. Xu hướng này đặc biệt mạnh đối với các nhà bán lẻ lớn, nơi có đến 10% - 50% hàng may mặc có nhãn mác cá biệt. Trong trường hợp này, nhà cung cấp phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về màu sắc, loại sợi, kiểu dáng, kích cỡ, chất lượng, nhãn mác, giá cả... Các cửa hàng thường đặt hàng có nhãn mác cá biệt rất sớm từ trước khi vào vụ hoặc thông qua nhà cung cấp có tiếng hoặc đại lý của họ hay văn phòng đại diện của họ. Nhà xuất khẩu cần kiểm tra kỹ với nhà nhập khẩu về qui cách và tất cả những gì được phép trước khi bắt tay vào sản xuất cho thị trường Canađa.

Nhãn hàng dệt may nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Canađa. Nhà xuất khẩu cần tham vấn nhà nhập khẩu trước khi in nhãn mác. Nếu có yêu cầu nào trong qui định về nhãn mác bị thiếu thì hàng hóa sẽ không thể được đem ra bày bán. Việc trao đổi hay đính thêm nhãn mác chỉ tốn thời gian và tiền bạc. Tất cả các mặt hàng đã tiêu dùng đem bán ở Canađa phải tuân thủ các qui định và Luật về Dán nhãn Hàng Dệt may Canađa. Hàng lẻ và sợi mỏng bán lẻ đòi hỏi phải dán nhãn tại nơi bán, tuy nhiên nhãn không cần cố định. Nhãn phải đáp ứng được một số câu hỏi cơ bản:



  • Hàng được sản xuất ở đâu? (Made in ...).

  • Ai sản xuất? (tên công ty, địa chỉ và/hoặc số hiệu nhà kinh doanh).

  • Sản xuất bằng chất liệu gì? Bất kỳ loại sợi nào chiếm tỷ lệ trên 5% trong sản phẩm đều phải liệt kê bằng tiếng Anh và tiếng Pháp và theo trình tự tỷ lệ sợi. Có các cụm từ và thuật ngữ tiêu chuẩn để diễn tả loại sợi.

  • Cách chăm sóc sản phẩm như thế nào? Điều này không bắt buộc, tuy nhiên nên có, kể cả đối với bán buôn và bán lẻ. Nó hữu ích cho cả nhà sản xuất, người tiêu dùng và cơ sở giặt là. Hệ thống chỉ dẫn hay ký hiệu chăm sóc được quốc tế thừa nhận là công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề này. Phần lớn người Canađa quen thuộc với hệ thống ký hiệu "đèn giao thông" đỏ, xanh và vàng cho giặt, tẩy, sấy và giặt khô.

Nhãn mác có thể mang nhiều hình thức, chẳng hạn:

  • Nhãn mác in sẵn hoặc dệt và được may trên một cạnh phẳng;

  • In thông tin bắt buộc trên bao gói, bao bì hay thùng chứa;

  • In sâu thông tin bắt buộc trên mặt hàng;

  • Nhãn in được gắn bằng băng dính hoặc được đính vào sản phẩm bằng cách nào đó (ví dụ: sticker, nhãn treo). Nhãn treo thích hợp khi sản phẩm có giá trị gia tăng, ví dụ: để nhấn mạnh rằng đây là hàng may 100% lụa, làm thủ công hay thêu đặc thù từ một nhà may nổi tiếng / có đanh hiệu hay có truyền thống làm hàng lâu năm;

  • Nhãn mác có độ bền cao: nhãn mác phải được làm từ chất liệu có thể duy trì được ít nhất sau 10 lần giặt là. Những sản phẩm cần có nhãn mác có độ bền cao thường là áo jacket, áo khoác, quần âu, quần mặc trong nhà, bộ đồ, bảo hộ lao động, áo sơ mi, áo bờ-lu, áo len chui đầu, váy, quần áo thể thao, áo đầm, áo choàng ngắn không tay, áo choàng mặc trước và sau khi tắm, bộ áo liền quần...

  • Nhãn mác có độ bền thấp: bao gồm nhãn treo, sticker và giấy gói. Mặt hàng đã tiêu dùng đòi hỏi nhãn mác có độ bền thấp gồm quần áo lót, quần áo ngủ, quần áo bơi, khăn bông, khăn trải bàn, khăn choàng, khăn quàng cổ, găng tay...

Thông thường nhãn mác(6) do nhà nhập khẩu Canađa cung cấp cho nhà sản xuất Hàng may mặc thiếu nhãn mác hoặc nhãn mác không đúng theo qui định đều không thể nhập khẩu vào Canađa, ngoại trừ trường hợp hàng được dán nhãn tại Canađa. Trong trường hợp này, cơ quan kiểm tra Canađa phải được thông báo tại hoặc trước khi nhập khẩu về tất cả các chi tiết liên quan đến số lượng và nội dung lô hàng nhập khẩu, ngày và cảng nhập, và địa chỉ ở Canađa của cơ sở tại đó hàng được dán nhãn mác.

6.Giá cả


Để kích cầu, hoạt động khuyến mại bán lẻ (đặc biệt thông qua hệ thống cửa hàng may mặc chuyên biệt) Ở Canađa ngày càng tăng. Khi người tiêu dùng Canađa trở lên nhạy cảm với giá cả hơn thì người bán lẻ phải giảm giá thành kinh doanh nên phần thiệt thường thuộc về nhà sản xuất. Bên cạnh đó, người bán lẻ còn đưa ra mức giảm giá (chiết khấu) để lôi kéo khách hàng. Kết quả là cả người bán lẻ và nhà sản xuất chỉ tạo được mức lãi tối thiểu. Để tăng mức lãi, nhà bán lẻ phải tăng mức nhập khẩu và chương trình bán hàng có nhãn mác cá biệt. Nhà xuất khẩu có thể bị yêu cầu dành mức bồi hoàn (rebates) nhất định nếu chất lượng sản phẩm thấp, hư hại trước hoặc trong khi vận chuyển hoặc do giao hàng muộn. Nhà xuất khẩu có thể đưa ra các điều khoản đặc biệt cho phép nhà xuất khẩu chuyển phần chi phí lưu kho hay tồn kho sang người bán lẻ và các đơn hàng lớn thường có kèm điều khoản này.

7.Bao gói và vận tải


Hàng may mặc cung cấp cho tiêu dùng nội địa thường được vận chuyển bằng móc quần áo hoặc được gói lại và bọc riêng rẽ trong túi nhựa. Một số mặt hàng được đóng gói trong hộp để trưng bày trong cửa hiệu. Bao gói bán lẻ lôi cuốn, hấp dẫn và thích hợp là yếu tố rất quan trọng ở thị trường Canađa. Bao gói có tính sáng tạo sẽ làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn và có thể được sử dụng để làm quà tặng.

Các bao/hộp chứa phải được đóng dấu hoặc in rõ ràng trên một mặt với tất cả ký mã hiệu và bằng mực không phai. Bao gói nên là loại có thể tái sử dụng để giải quyết các vấn đề về môi trường. Bao gói dưới mức tiêu chuẩn qui định có thể gây hại cho sản phẩm và gây ra các vấn đề cho nhà nhập khẩu nhu thanh lý chuyến hàng, tiếp thị hàng hóa... Để ngăn chặn sự phá hoại từ bên ngoài của các loại côn trùng, tất cả các chất liệu gỗ được sử dụng làm pal1et, thùng gỗ... phải được xử lý bằng nhiệt, khử trùng hay hóa chất bảo quản. Tất cả các chuyến hàng chứa thùng gỗ đặc đều phải có Giấy Chứng nhận Xử lý (Treatment Certficate) của cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu, xác nhận gỗ đã được xử lý đảm bảo. Những chuyến hàng không đáp ứng các yêu cầu này có thể bị bắt giữ hoặc từ chối thông quan vào Canađa.


8.Kênh phân phối


Khu vực thị trường chính của Canađa là các thành phố lớn Toronto, Montreal và Vancouver. Việc gom hàng tới các thành phố này là đặc điểm chung của hệ thống phân phối (7). Hàng nhập khẩu thông thường đi qua các nhà phân phối hoặc được mua trực tiếp bởi các nhà tiêu dùng công nghiệp. Khoảng 55% nhu cầu về sợi của các nhà sản xuất hàng may mặc ở Canađa được nhập khẩu Kênh phân phối bán lẻ hàng may mặc ở Mỹ và Canađa có những điểm khác biệt. Nhìn chung, cơ cấu phân phối của Canađa ít phân đoạn hơn do có số lượng không đáng kể các đơn hàng qua bưu điện hay các nhà bán lẻ.

  • Cửa hàng bán lẻ:

Các cửa hàng may đặc thù chiếm khoảng 34% doanh thu bán lẻ ở Canađa, cao hơn Ở Mỹ nơi mà hầu hết doanh thu có được thông qua các cửa hàng tổng hợp và cửa hàng bán hàng giảm giá. Các cửa hàng bản lẻ ở Canađa khác nhau về qui mô và tính chất, từ cửa hàng tổng hợp to cho đến các cửa hàng độc lập nhỏ hơn với khoảng từ 1 đến 4 quầy bán lẻ. Holt Renfrew và Les Ailes de la Mode là những hệ thống cửa hàng tổng hợp, trong khi Sears Canađa và the Hudson's Bay Company (The Bay) là thí dụ điển hình của hệ thống cửa hàng trung lưu. Hệ thống cửa hàng bán hàng giảm giá như Zel1ers và Wal-mart cũng là những nhà tiếp thị đại trà, còn hệ thống các cửa hàng kiểu ‘big box’ như Costco và Winners bán hàng may với số lượng lớn. Ở một số vùng, người tiêu dùng có thể mua hàng qua điện thoại, đặt hàng dựa trên catalogue, và với điều kiện mua hàng này thì những nhãn hiệu đã có tiếng đi đôi với chất lượng là rất quan trọng.

  • Nhà nhập khẩu và đại lý:

Theo tập quán thông thường, nhà cung cấp Canađa thường yêu cầu nhà nhập khẩu hoặc đại lý phải cung cấp những thông tin cần thiết để tham khảo trước khi làm việc với một nhà nhập khẩu mới. Điều này giúp tránh được những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. Nhà nhập khẩu và đại lý hiện chiếm phần lớn nguồn nhập khẩu hàng vào Canađa và thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi làm việc với một nhà cung cấp mới. Cũng như nhà cung cấp, nhà nhập khẩu thường yêu cầu cung cấp các thông tin tham khảo để biết được về kinh nghiệm xuất khẩu và năng lực tài chính... của nhà cung cấp. Danh mục các đại lý được đăng trên tạp chí "The Annual Buyer's Guide of Style".

  • Nhà tiêu dùng công nghiệp:

Một nhóm quan trọng các nhà tiêu dùng công nghiệp là những công ty nhuộm, in, gia công hoàn thiện hay chuyển đổi loại hàng để bán cho các nhà sản xuất dệt may. Những công ty này có thể đáp ứng liên tục nhu cầu thay đổi của thị trường thời trang trong nước vì họ chuyển đổi sợ nền theo các yêu cầu của khách hàng. Đây là phân đoạn thị trường “ẩn” thú vị của nghành dệt Canađa.

Những công ty bán lẻ hàng may mực lớn nhất ở Canađa năm 2004



Tên công ty

Tỷ lệ % doanh thu bán lẻ

Sears

14,2%

The Bay

6,8%

Zellers

5,4%

Wal-Mart

7,5%

Moore’s

2,6%

Winners

3,5%

The Gap

1,7%

Marks W.W

2,5%

Costco

1,5%

Reitmans

1,4%

Tổng cộng

47,1%

(Nguồn: Trendexna.com)

9.Qui định nhập khẩu


Canađa áp đặt hạn ngạch dệt may đối với một số nước trên một số chủng loại sản phẩm như : quần áo ngoài mùa đông, đồ bò (jean), áo sơ mi, quần áo ngủ, và một số loại quần áo thể thao. Một số loại sợi cũng bị quản lý hạn ngạch như : sợi nilông, polyester, cotton, len, sợi dệt to, sợi dày, sợi nhân tạo rayon, vải nhung sọc. Từ ngày 1/1/2005, Canađa chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước thành viên WTO, và một số nước khác trong đó có Việt Nam.

Hệ thống hạn ngạch này đang được thay dần bằng hệ thống thuế quan. Mức thuế chi tiết áp cho từng sản phẩm cụ thể của mỗi quốc gia có thể tìm thấy trên trang web của Cơ quan dịch vụ Biên giới Canađa (www.cbsa-asfc.gc.ca/menu-e.html). Tại trang web này cũng có những thông tin về qui tắc xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ, qui định liên quan đến các hiệp định thương mại tự do mà Canađa ký kết, chế độ thuế quan tối huệ quốc (MFN), thuế quan ưu đãi phổ cập (GPT) và thuế quan dành cho các nước kém phát triển nhất (LDCT).



Những qui định chính ảnh hường đến kinh doanh ngành hàng dệt may ở Canađa bao gồm: Luật về Dán nhãn Hàng dệt, Luật về Ký mã hiệu Đơn hàng Nhập khẩu, Qui định về Dán nhãn và Quảng cáo Hàng dệt, Luật về Sản phẩm Độc hại và Luật Thuế Hải quan. Ngoài ra, chất liệu sợi dùng trong quần áo trẻ em cần tuân thủ các qui đình về độ cháy. Các sản phẩm làm từ da các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng chỉ có thể được nhập khẩu trong điều kiện đặc biệt.

10. Một sẽ lưu ý đất với nhà xuất khẩu


Thị trường dệt may Canađa có tính cạnh tranh rất cao. Nhà xuất khẩu cần nhớ rằng bất kỳ một sai sót nào trong quá trình phục vụ nhà nhập khẩu có thể dễ dàng đưa đến khả năng nhà nhập khẩu đi tìm nhà cung cấp khác. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng để thiết lập uy tín của nhà xuất khẩu:

  • Trả lời thông tin đối thoại ngay trong ngày và email là cộng cụ ưa dùng. Ngoài ra, luôn bật máy fax do Canađa có diện tích trải dài trên nhiều múi giờ, ví dụ: Vancouver chậm hơn so với Toronto 3 giờ.

  • Người mua luôn nhìn vào mẫu hàng để đánh giá năng lực của nhà xuất khẩu. Mẫu hàng cần đưa ra trong khoảng thời gian yêu cầu và thật ấn tượng về chất lượng và giá trị.

  • Giao hàng đúng hạn.

  • Cung cấp thông tin chính xác và theo dõi sát sao các cuộc điện đàm kinh doanh quan trọng.

  • Gửi kèm giấy chứng nhận phân tích sản phẩm và hình ảnh về cơ sở sản xuất khi giới thiệu về mình.

  • Nắm bắt về thị trường Canađa và nhà nhập khẩu, tham dự hội chợ, đọc các ấn bản thương mại để có được cảm nhận về thị trường.

  • Thiết lập quan hệ với các công ty thương mại hay đại lý nhập khẩu vì họ có thể là kênh thương mại tốt.

  • Khi nhà nhập khẩu yêu cầu được độc quyền về sản phẩm, hãy đưa vào hợp đồng điều khoản định mức mua hàng tối thiểu hàng năm. Mọi thỏa thuận bằng lời cần được đưa vào hợp đồng.

  • Sử dụng tiếng Anh (hay tiếng Pháp ở Québec) trong một thư từ giao dịch và thông tin cung cấp, chào giá bằng đồng đô la Mỹ hoặc đô la Canađa.

Bảng thống kê dưới đây minh chứng rằng ngành dệt may Canađa ngày càng ít được bảo hộ:

Canađa

Mỹ

Thuế quan đối với hàng dệt may nhập khẩu của Canađa đã giảm đáng kể từ năm 1993. Thuế đối với vải giảm 40%, đối với sợi len giảm 32%. Thuế suất sẽ tiếp tục giảm kể từ năm 2004 khi Canađa tiếp tục thực hiện cam kết thuế quan tại Vòng đàm phán Uruguay của WTO.

Mức thuế quan đối với hàng dệt may của Canađa thấp hơn của Mỹ, đến năm 2004 Canađa cũng chỉ còn áp dụng hạn ngạch dệt may với một số nước.


Mức thuế thu tính bằng X% tổng giá trị hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nguồn năm 2003 là 3,6%

Mức thuế thu ở Mỹ là 5,8%

Mức thuế thu tính bằng X% tổng giá trị hàng dệt may nhập khẩu từ các nước không thuộc khối NAFTA năm 2003 là:

 1,8 % đối với sợi.

 4,9% đối với sợi len.

 9,2% đối với vải dệt

 13,8% đối với vải đan


Tương ứng với Mỹ là:

 4,2% đối với sợi.

 7,5% đối với sợi len.

 9,7% đối với vải dệt

 14,8% đối với vải đan


Dưới 5% tổng số sợi và vải nhập khẩu vào Canađa phải chịu hạn ngạch. Canađa gần như chỉ áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng quần áo của 34 quốc gia. Tuy nhiên từ 1/1/2005 Canađa bãi bỏ hạn ngạch đối với tất cả các nước là thành viên WTO và một vài nước không phải thành viên WTO, trong đó có Việt Nam.






11.Một số địa chỉ hữu ích


  • Ngành thương mại thời trang và danh sách các nhà bán lẻ mặt hàng dệt may ở Canađa

www.minimidimaxi.com

  • Cục Quản lý Len Canađa

www.woo/mark.com

  • Ngành công nghiệp dệt may của bang British Columbia

http://designsource.bc.ca.

  • Thông tin về thị trường hàng dệt may Canađa

www.trendexna.com/trendex Canađa.html

  • Nhà Xuất bản Tạp chí về Hàng May mặc Bobbin Blenheim

www.bobbin.com

  • Những thông tin nổi bật từ Tạp chí Thời trang Phụ nữ

www.wwd.com

  • Western Apparel Markets (B.C.)

Địa chỉ: 195/ Gieo Drive, Vancouver, British Co/umbia

Tel: 604-682-5719

Fax: 604-682-5719

Website: www.nassnorttofashion.com

Trưng bày đồ may mặc các loại của phụ nữ.


  • Ontario Fashion Exhibitors Market (OFE)

Địa chỉ: Toronto Congress Center, Toronto.

Tel: 416-596-2401

Fax: 416-596-/808

Website: www.ontariofashionexhibitors.ca.

Trưng bày đồ may mặc các loại của phụ nữ và trẻ em.


  • Alberta Fashion Market (Trends Apparel)

Địa chỉ: Northlands Mau, Edmonton, Alberta

Tel: 780-484-7541

Fax: 780-483-4571

Website: www.trendsapparel.ca.

Trưng bày hàng may mặc các loại của phụ nữ.


Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương