BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á



tải về 67.17 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích67.17 Kb.
#33435

BỘ CÔNG THƯƠNG

VỤ THỊ TRƯỜNG

CHÂU PHI – TÂY Á – NAM Á


TÀI LIỆU TÓM TẮT

VỀ NƯỚC CỘNG HÒA Ả RẬP AI CẬP






  1. Khái quát

  • Tên nước: Cộng hòa Ả-rập Ai Cập

  • Thủ đô: Cai-rô

  • Ngày quốc khánh: 23/7/1952

  • Vị trí địa lý: nằm ở Bắc Phi và có bán đảo Si-nai nằm ở Châu Á, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía Nam giáp Sudan, phía Tây giáp Li-bi, phía Đông giáp Israel và biển Đỏ

  • Diện tích: 1.001.450 km2

  • Khí hậu: mùa hè khô, mùa đông ôn hòa

  • Dân số: 85,2 triệu người (ước tính đến T7/2013)

  • Ðịa hình: cao nguyên sa mạc rộng lớn bị chia cắt bởi thung lũng và đồng bằng sông Nile

  • Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, phốt phát, mangan, đá vôi, thạch cao, bột talc, amiăng, chì, các nguyên tố đất hiếm, kẽm

  • Ngôn ngữ: Ả Rập (chính thức), tiếng Anh và tiếng Pháp cũng được sử dụng rộng rãi trong trường học

  • Tôn giáo: Hồi giáo (chủ yếu là dòng Sunni) 90%, Coptic 9%, Kitô giáo khác 1%

  • Đơn vị tiền tệ: Đồng bảng Ai Cập (EGP); 6,89 EGP = 1 USD (10/2013)

  • Tổng thống: Tổng thống Mohamed Hosni Mubarak bị phế truất vào tháng 7 năm 2013. Tổng thống lâm thời: Ai Cập Adly Mansour (7/2013); Dự kiến bầu cử Tổng thống mới vào giữa năm 2014.




  1. Lịch sử - Chính trị

Năm 3200 trước công nguyên, Ai-cập là một quốc gia phong kiến thống nhất. Đầu thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, người Ả-rập tràn vào Ai-cập, đạo Hồi được truyền bá và phát triển tại Ai-cập. Ai-cập đã phải trải qua các ách thống trị của các đế quốc Hy lạp, La Mã, Thổ, Pháp và Anh.
Ngày 23/7/1952, Thiếu tướng Mohammed Najip, Tổng tư lệnh quân đội cùng với “Tổ chức sỹ quan tự do” đã tiến hành cuộc nổi dậy lật đổ̉ vua Farouq.  Ngày 18/6/1953, nước Cộng hoà A-rập Ai-cập tuyên bố thành lập.

 Ngày 25/01/2011, các cuộc biểu tình nhân dân chống chính phủ được gọi là “Mùa xuân Ả rập” đã lan từ Tuynisi sang Ai Cập, đòi lật đổ Tổng thống đã cai trị đất nước này trong 30 năm. Sau khi Tổng thống H. Mubarak buộc phải từ chức (11/2/2011) do sức ép mạnh mẽ từ người biểu tình, quân đội,... Hội đồng Quân sự Tối cao lên nắm quyền điều hành đất nước và đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thông qua Hiến pháp trong thời kỳ quá độ, định ra lộ trình giai đoạn chuyển tiếp: tổ chức bầu cử Hạ viện; bầu Hội đồng Su-ra tức Thượng viện; thành lập Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp sau bầu cử Quốc hội để xây dựng Hiến pháp; tổ chức bầu cử Tổng thống và chuyển giao quyền lực cho Tổng thống vào tháng 6/2012.

Sau khi tuyên bố nhậm chức vào tháng 6/2012, Tổng thống mới của Ai Cập, ông Mohamed Morsi cam kết trong 100 ngày đầu nhậm chức sẽ giải quyết được một loạt những vấn đề khủng hoảng mà đất nước Ai Cập đang phải đối mặt bao gồm: an ninh yếu kém, tắc nghẽn giao thông, tình trạng thiếu hụt lương thực... Tuy nhiên, theo các chính đảng đối lập, từ khi ông Morsi lên cầm quyền vẫn chưa có tiến bộ nào đạt được.

Ngày 4/7/2013, trước sức ép của hàng triệu người dân xuống đường biểu tình trên khắp cả nước từ ngày 30/6, Chủ tịch Hội đồng Tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập, tướng Abdul Fattah al-Sisi, ra thông báo trên truyền hình cho biết, ông Mohammed Morsi - vị Tổng thống Ai Cập được cho là lên cầm quyền sau một cuộc bầu cử dân chủ, đã bị phế truất vì “không đáp ứng những đòi hỏi của người dân”.

Hiện Ai Cập đang trong giai đoạn chuyển tiếp, Tổng thống lâm thời Ai Cập Adly Mansour đã thông qua sắc lệnh ấn định thời điểm bầu cử Quốc hội dự kiến vào tháng 2 năm 2014. Quốc hội mới có thời hạn một tuần để ấn định thời điểm tổ chức bầu cử Tổng thống.

Kể từ khi xảy ra chính biến, Ai Cập đã nhận được các khoản vay và tài trợ lên tới gần 20 tỷ USD từ các nước vùng Vịnh. Cuối tháng 8 năm 2013, Chính phủ lâm thời Ai Cập do quân đội hậu thuẫn đã phê duyệt gói kích thích kinh tế trong tháng 10 với tổng giá trị 3,2 tỷ USD, trong đó chủ yếu dành cho các dự án cơ sở hạ tầng.



  1. Số liệu kinh tế năm 2012

  • GDP: 255 tỷ USD

  • Tăng trưởng GDP: 2% (2011: 1,8%)

  • GDP bình quân đầu người: 3.050 USD (tính theo tỉ giá hối đoái chính thức; 2011: 2.824 USD)

  • Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 14,7%, công nghiệp 37,4%, dịch vụ 47,9% (2012)

  • Kim ngạch xuất khẩu: 28,37 tỷ USD (2011: 27,96 tỷ USD)

  • Các mặt hàng xuất khẩu chính: dầu thô và các sản phẩm xăng dầu, bông, hàng dệt may, các sản phẩm kim loại, hóa chất, thực phẩm chế biến

  • Các thị trường xuất khẩu chính: Ý 8,7%, Ấn Độ 7,3%, Ả-rập Xê-út 6,1%, Mỹ 5,2%, Thổ Nhĩ Kỳ 4,9%, Tây Ban Nha 4,2%, Pháp 4,2% (2011)

  • Kim ngạch nhập khẩu: 58,76 tỷ USD (2011: 55,07 tỷ USD)

  • Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc và thiết bị, thực phẩm, hóa chất, sản phẩm gỗ, nhiên liệu

  • Các thị trường Ai Cập nhập khẩu chính: Mỹ 10,7%, Trung Quốc 9,1%, Đức 6,3%, Ý 5,1%, Cô-oét 4,7%, Thổ Nhĩ Kỳ 4,4%, Ả-rập Xê-út 4,3% (2011)




  1. Quan hệ Viêt Nam – Ai Cập

    • Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: ngày 1/9/1963. Năm 1963, Việt Nam lập Đại sứ quán tại Cairo. Năm 1964, Ai Cập lập Đại sứ quán tại Hà Nội.

    • Các đoàn Việt Nam thăm Ai Cập: Bộ trưởng Thủy lợi Nguyễn Cảnh Dinh (5/1993); Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (5/1994); Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin Trần Hoàn (9/1994); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hà Phan (3/1995); Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn (5/1997); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (7/1999); Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự (5/2002); Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc (2/2004); Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển (3/2006); Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (11/2008), Thứ trưởng Công Thương Lê Dương Quang (6/2013).

    • Các đoàn Ai Cập thăm Việt Nam: Bộ trưởng Giáo dục (7/1996); Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao (6/1996); Đoàn đại biểu Đảng dân tộc dân chủ Ai Cập (12/1997); Bộ trưởng Thương mại và Cung ứng (1997); Thứ trưởng Bộ Ngoại thương (2001); Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao (2004); Bộ trưởng Bộ Hợp tác Quốc tế (2007); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ai Cập Mohamet Hegazy (2011).

    • Các Hiệp định đã được hai bên ký kết: Chương trình hợp tác văn hóa cho các năm 1993-95, Hiệp định thương mại (5/1994), Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ ngoại giao (6/1996), Hiệp định hàng không (4/1999), Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (9/1997), Hợp tác thanh tra (3/1999), Biên bản hợp tác thuỷ sản (2/2004), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (2006), Biên bản hợp tác du lịch (2006), Chương trình hợp tác văn hoá cho các năm 2006-2010 (2006); Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu đặc biệt và hộ chiếu công vụ (2010).

    • Về quan hệ thương mại song phương: Trong những năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập đã có sự phát triển tương đối khả quan. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập tăng trưởng khá đều còn kim ngạch xuất khẩu của Ai Cập còn ở mức thấp và tăng giảm thất thường.

Nếu như năm 2000, trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Ai Cập mới chỉ đạt 21,6 triệu USD thì đến năm 2010, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã đạt 187,08 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 174,85 triệu USD và nhập khẩu 12,23 triệu USD. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế Ai Cập gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị, tăng trưởng GDP giảm mạnh từ 6% năm 2010 xuống chỉ còn 1,8% năm 2011, nhưng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập vẫn tiếp tục tăng – đạt 256,09 triệu USD – tăng hơn 47%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 270,49 triệu USD – tăng 44,3% so với năm 2010. Trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ai Cập tiếp tục tăng 16%, đạt 297,82 triệu USD, nâng tổng giá trị trao đổi thương mại hai chiều lần đầu vượt ngưỡng 300 triệu USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ai Cập

giai đoạn từ 2007 – 9T/2013

ĐVT: triệu USD

Năm

Tổng kim ngạch

Xuất khẩu

Nhập khẩu

2007

112,50

97,30

15,20

2008

178,60

167,50

11,10

2009

183,39

162,53

20,86

2010

187,08

174,85

12,23

2011

270,49

256,09

14,40

2012

304,69

297,14

7,55

9T/2013

173,92 (ước)

166,12

7,80 (ước)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập nhìn chung vẫn là các mặt hàng truyền thống như hàng thuỷ sản, hạt tiêu, sợi các loại, linh kiện phụ tùng ô tô, cà phê, v.v... Một số mặt hàng có kim ngạch lớn nhất là hàng thủy sản (hơn 79 triệu USD), xơ, sợi dệt các loại (37,8 triệu USD), hạt tiêu (hơn 36 triệu), máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng (22 triệu USD)….



Kim ngạch mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập năm 2012

Mặt hàng

Trị giá (USD)

Hàng thủy sản

79.613.688

Hạt tiêu

36.104.349

Điện thoại các loại và linh kiện

18.842.731

Xơ, sợi dệt các loại

37.813.628

Hàng rau quả

9.645.450

Hàng hóa khác

27.648.184

Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống

17.170.463

Cơm dừa sấy

3.118.887

Cà phê

14.806.842

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

22.133.682

Giày dép các loại

283.121

Linh kiện và phụ tùng xe máy

272.174

Bánh, kẹo và Sản phẩm từ ngũ cốc

227.490

Chè

204.520

Sản phẩm từ kim loại thường

197.559

Sản phẩm dệt, may

151.947

Sản phẩm từ cao su

300.734

Sản phẩm từ sắn

370.050

Sắt thép loại khác

525.045

Cao su

3.166.416

Vải các loại

8.805.005

Hạt điều

3.759.232

Sản phẩm từ chất dẻo

4.164.604

Hóa chất







5.062.377

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện

2.755.550

TỔNG

297.143.727

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Riêng đối với mặt hàng thủy sản, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình đạt khoảng 20%/năm, năm 2012, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 26% so với năm 2011. Năm 2012, Ai Cập nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là cá tra (48,7 triệu USD) và tôm (28 triệu USD). Ngoài ra Ai Cập cũng nhập khẩu một số hàng hải sản khác của Việt Nam là cá ngừ (2,3 triệu), mực và bạch tuộc (0,15 triệu USD). Đáng chú ý là mặt hàng cá tra tuy có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nhưng tôm mới là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, tăng gấp hơn 14 lần so với năm 2007 (2 triệu USD).
Năm 2012, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Ai Cập nguyên phụ liệu dệt may, da giày, quặng, khoáng sản và một số hàng hóa khác. Tổng giá trị nhập khẩu đạt 7,5 triệu USD, giảm mạnh (hơn 90%) so với 14,4 triệu USD nhập khẩu năm 2011.
Kim ngạch mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Ai Cập năm 2012

Mặt hàng

Trị giá (USD)

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

2.600.165

Hàng hóa khác

1.472.135

Vải các loại

191.184

Xơ, sợi dệt các loại

617.641

Sữa và sản phẩm từ sữa

226.653

Quặng và khoáng sản khác

1.527.992

Dược phẩm

369.685

Sản phẩm từ dầu mỏ khác

425.800

Hàng rau quả

121.877

TỔNG

7.553.133

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

9 tháng đầu năm 2013, do tình hình bất ổn chính trị, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập chỉ đạt 166,12 triệu USD – giảm 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo là thủy sản (44,9 triệu USD), hạt tiêu (22,5 triệu USD), sơ xợi dệt (22 triệu USD), máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (9,3 triệu USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (10,5 triệu USD), hàng dệt may (5,5 triệu USD)...Nhập khẩu ước đạt khoảng 7,8 triệu USD,trong đó các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ai Cập là nguyên phụ liệu dệt may, da giày (2,3 triệu USD), quặng (0,6 triệu USD), tân dược (0,5 triêu USD)...



Nguyễn Quỳnh Chi




Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)
file -> Một số triển lãm chuyên ngành lớn nhất tại Nam Phi đã có lịch tổ chức trong năm 2009

tải về 67.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương