CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI


V.BIỆN PHÁP TỰ VỆ NHẬP KHẨU



tải về 0.92 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

V.BIỆN PHÁP TỰ VỆ NHẬP KHẨU


Bên cạnh chính sách chống bán phá giá và trợ giá, Canađa còn duy từ một biện pháp phi thuế quan khác để bảo vệ nền sản xuất nội địa, đó là các biện pháp tự vệ nhập khẩu. Nền tảng pháp lý của các biện pháp tự vệ nhập khẩu là:

  • Hiệp định của WTO về các Biện pháp Tự vệ,

  • Hiệp định Mậu dịch Tự do Bấc Mỹ,

  • Hiệp định Mậu dịch Tự do Canađa-israel và Canađa-chi Lê,

  • Đạo luật về các Biện pháp Nhập khẩu Đặc biệt (SIMA),

  • Đạo luật Thuế quan.

1.Quá trình giải quyết một vụ kiện đòi áp dụng biện pháp tự vệ nhập đấu


Quá trình này cũng bất đầu bằng việc một hoặc nhiều nhà sản xuất Canađa tin rằng việc gia tăng nhập khẩu các mặt hàng cạnh tranh hay tương tự đang gây tổn hại cho công việc kinh doanh của họ và họ có thể nộp đơn khiếu kiện lên Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa (CITT). Hiệp hội các Nhà Sản xuất Canađa có thể thay mặt các nhà sản xuất thực hiện việc này.

CITT sẽ thụ lý đơn kiện nếu xác định đơn kiện hợp pháp và đủ điều kiện (có đầy đủ bằng chứng và bên nguyên đơn phải chiếm 25% tổng sản lượng của ngành sản xuất nội địa). CITT tiến hành ra thông báo về đơn kiện và công bố trên Công báo Canađa, ở phần I. Đồng thời, CITT cũng gửi thông báo đến tất các bên liên quan và chính phủ các nước có hàng xuất khẩu là đối tượng của đơn kiện. Thông báo nêu tên hàng hóa bị khởi kiện và những qui định khái quát chung cho các bên muốn tham gia giải quyết vụ kiện. Thông báo cũng nêu ngày đệ trình bản tóm tắt và nộp thông tin theo yêu cầu của CITT, nó như ngày và địa điểm tổ chức phiên điều trần (public hearing).

Cũng tương tự như điều tra một vụ kiện bán phá giá hay trợ giá, CITT tiến hành thu thập thông tin thông qua các bảng câu hỏi, các nguồn khác và có thể tổ chức các chuyến thăm cơ sở sản xuất, nhà nhập khẩu và người mua hàng.

Nội đung điều tra cũng gần tương tự như đã trình bày ở phần bán phá giá / trợ giá.

Tại phiên điều trần, ngành sản xuất nội địa Canađa phải có nghĩa vụ cung cấp đủ bằng chứng chỉ ra rằng việc gia tăng hàng nhập khẩu đang gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại vật chất cho ngành. Bằng chứng của họ có thể bao gồm các yếu tố: thiệt hại về doanh thu, ép giá hay ghìm giá, suy giảm thị phần, lợi nhuận và cắt giảm nhân lực. Ngược lại, nhà nhập khẩu, xuất khẩu và người tiêu dùng có thể đưa ra các bằng chứng phản bác lại các lập luận của bên nguyên đơn. Sau khi kiểm tra chéo và trả lời các câu hỏi của CITT, các bên có cơ hội trình bày tóm tắt luận điểm của mình trước khi kết thúc phiên điều trần.

Sau khi chấp nhận thụ lý đơn kiện, CITT có thể đề nghị CBSA xem xét xem liệu sự tổn hại vật chất có thể do hàng nhập khẩu bán phá giá hay được trợ giá hay không. Nếu CBSA không cho rằng như vậy thì CITT có thể tiếp tục thực hiện qui trình thụ lý đơn kiện theo hình thức tự vệ nhập khẩu.

Trong vòng 180 ngày (hoặc 270 ngày đối với vụ việc có tính chất phức tạp) kể từ ngày thụ lý đơn kiện, CITT phải báo cáo lên Chính phủ. Chính phủ sẽ chuyển bản báo cáo của CITT ra trước Quốc hội nếu Chính phủ yêu cầu xem xét đơn kiện.

CITT sẽ tiến hành rà soát lại việc áp dụng các biện pháp tự vệ nhập khẩu vào khoảng thời gian giữa kỳ áp đụng và thông báo đến các bên liên quan 5 tháng trước khi thực hiện việc xem xét lại. Các bên liên quan có thể nêu yêu cầu tiếp tục áp dụng hoặc lý do tại sao chưa sửa đổi hay loại bỏ việc áp dụng biện pháp tự vệ nhập khẩu. Dựa trên thông. tin của các bên liên quan và các nguuồn tin khác, CITT sẽ báo cáo Chính phủ và tham vấn liệu có tiếp tục duy trì, hủy bỏ hay sửa đổi biện pháp đó hay không.



Qui trình giải quyết vụ kiện đòi áp dụng biện pháp tự vệ nhập khẩu toàn cầu


2.Biện pháp tự vệ nhập khẩu trong trường hợp gia tăng số lượng hàng nhập khẩu


Có hai dạng khiếu kiện đòi áp dụng biện pháp tự vệ nhập khẩu là:

    • Yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ "toàn cầu ": trong trường hợp này Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa (CITT) phải xem xét những ảnh hưởng của hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn nhập khẩu. Mục đích chính là để xác định liệu sự gia tăng số lượng của mặt hàng nhập khẩu đó đang ở trong điều kiện đe dọa hoặc gây ra thiệt hại vật chất cho các nhà sản xuất trong nước hay không.

    • Yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ "song phương ": sử dụng đối với trường hợp hàng nhập khẩu đến từ một nước có hiệp định thương mại tự do song phương với Canađa. Mục tiêu điều tra chính của CITT là xác định liệu việc giảm thuế quan theo thỏa thuận của hiệp định có phải là yếu tố chính khiến hàng nhập khẩu gia tăng về số lượng và đang ở trong điều kiện đe dọa hoặc gây ra thiệt hại vật chất cho các nhà sản xuất trong nước hay không..

Tổn hại trong trường hợp này là như thế nào?

Theo Đạo luật CITT thì thuật ngữ "tổn hại nghiêm trọng" nghĩa là sự suy giảm toàn diện và nghiêm trọng về vị trí của các nhà sản xuất nội địa. CITT sẽ phải xem xét liệu có sự gia tăng đáng kể lượng hàng nhập khẩu hay có sự cất giảm giá lớn, ghìm giá hay ép giá hay không. Những yếu tố khác cũng được xem xét là sản lượng, doanh thu, thị phần, lợi nhuận, công suất sử dụng, hàng tồn kho và nhân lực. Để khiếu kiện đòi áp dụng các biện pháp tự vệ song phương thì việc gia tăng số lượng hàng nhập khẩu phải là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại vật chất nghiêm trọng.



Áp dụng biện pháp tự vệ

Chính phủ có thể áp đụng thuế phụ thu đối với hàng nhập khẩu hay hạn chế số lượng hàng nhập khẩu để ngăn chặn thiệt hại vật chất nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước. Hiệp định của WTO cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ nhập khẩu toàn cầu trong thời hạn ban đầu là 4 năm. Các biện pháp này cũng có thể được loại bỏ trong thời kỳ áp dụng hoặc cũng có thể được CITT kéo dài nếu họ vẫn xác định rằng các biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại vật chất nghiêm trọng. Thời hạn áp đụng tối đa các biện pháp này, kể cả thời gian ban đầu, là không quá 8 năm. Hiệp định WTO cho phép nước áp dụng và nước bị ảnh hưởng có những nhượng bộ thương mại với nhau trong thời gian áp dụng biện pháp tự vệ nhập khẩu. Hiệp



Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương