Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC



tải về 0.57 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích0.57 Mb.
#33628
  1   2   3



Giới thiệu thị trường

ALGERIA

VỤ CHÂU PHI – TÂY Á – NAM Á

BỘ CÔNG THƯƠNG
MỤC LỤC





Trang

Lời nói đầu

4

Chương I: Thông tin chung

5

Chương II: Tổng quan kinh tế thương mại và đầu tư

10

1. Các chỉ số kinh tế thương mại và đầu tư cơ bản

11

2. Kinh tế

12

3. Thương mại và Đầu tư

15

Chương III: Quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư của Algeria với các nước trên thế giới

17

1. Kinh tế và Thương mại

18

2. Đầu tư

21

3. Quan hệ với các Tổ chức quốc tế và khu vực

22

Chương IV. Quan hệ Việt Nam – Algeria

25

1. Tình hình quan hệ kinh tế - thương mại

26

1.1. Giai đoạn 1975 - 2000

26

1. 2. Giai đoạn 2000 đến nay

26

2. Nhận định về sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Algeria

28

2.1 Thuận lợi

28

2.2. Khó khăn

29

Chương V. Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Algeria

30

1. Thông tin về đăng ký xuất nhập khẩu

31

2. Thuế nhập khẩu

32

3. Một số qui định đặc biệt về nhập khẩu

32

4. Thành lập công ty, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Algeria

33

5. Sử dụng đại lý hoặc nhượng quyền kinh doanh

34

6. Điều tra tư cách pháp nhân của công ty

35

7. Tập quán văn hóa và kinh doanh ở Algeria

36

Chương VI: Thông tin thị trường theo ngành hàng

38

1. Các mặt hàng nông sản

39

1.1. Cà phê




1.2. Gạo




1.3. Hạt tiêu




2.Các sản phẩm may mặc, giày dép

40

3. Hàng điện tử

40

4. Vật liệu xây dựng

40

5. Cao su

40

6. Đồ thủ công mỹ nghệ

41

Chương VII: Triển vọng thị trường

43

1. Triển vọng thị trường

44

2. Dự báo khả năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Algeria

45

PHỤ LỤC :

1. Một số địa chỉ cần thiết.

2. Danh mục 1 số Hội chợ và Triển lãm do SAFEX tổ chức.

3. Một số Công ty chuyên tổ chức Hội chợ, Triển lãm.



4. Một số khách sạn ở thủ đô Alger và Địa chỉ thuê xe ô tô.




46

47




48

49




Chương 1

THÔNG TIN CHUNG

Tên đầy đủ: Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Algeria

Vị trí địa lý : Algeria nằm ở Bắc Phi, bên bờ Nam Địa Trung Hải. Có biên giới chung với Morocco, Tunisia, Libya, Mauritania, Mali, Sahrawi và Niger

Tổng diện tích : 2.381.741 km2, là nước lớn thứ hai của châu Phi về diện tích (nhưng chỉ có 10% đất có thể trồng trọt ; sa mạc chiếm tới 85 %).

Tài nguyên : Dầu mỏ, khí đốt, sắt, chì, đồng, phốt phát, vàng, thuỷ ngân,…

Khí hậu : Phía bắc ảnh hưởng của khí hậu Địa Trung Hải, mùa đông lạnh, mưa nhiều, độ ẩm cao, mùa hè nóng. Phía nam, khí hậu sa mạc, nhiệt độ cao (lên đến 50°C ở In-Salah).

Đường bờ biển : 998 km

Dân số : 33.333.216 người (tháng 07/2007)

Tỷ lệ tăng trưởng dân số (ước 2007) : 1,216%

Cơ cấu độ tuổi :

  • 0 – 14 tuổi : 27,2%

  • 15 – 64 tuổi : 67,9%

  • Trên 65 tuổi : 4,8%

Tuổi thọ trung bình (ước 2007) : 73,52 tuổi, trong đó nam 71,91 tuổi và nữ 75,21 tuổi.

Mật độ dân số : 13 người/km2 và 52% dân sống ở các đô thị.

Sắc tộc : 82% người A-rập, 17% người béc-be, 1% người gốc châu Âu.

Tôn giáo : Đạo Hồi là quốc đạo, chiếm trên 90% dân số, ngoài ra là Thiên chúa giáo và Do thái giáo.

Ngôn ngữ : Ngôn ngữ chính thức : A-rập. Tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực thương mại và thông tin.

Giáo dục : Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi biết đọc biết viết là 70%.

Số thuê bao Internet : 3 triệu người

Tên miền Internet : .dz

Thủ đô : Alger, 3 triệu dân, đồng thời là cảng biển lớn nhất của Algeria.

Các cảng biển chính : Alger, Oran, Annaba, Djendjen, Arzew, Skikda, Bộjaia.

Sân bay : 35 sân bay (trong đó có 13 sân bay quốc tế : Alger, Oran, Constantine, Tlemcen, Annaba, Bôjaia, Ghardaia, Tamanrasset, Hassi-Messaoud, Biskra et Ouargla).

Các thành phố chính : Oran, Constantin, Annaba, Béjaïa, Sétif

Cơ cấu hành chính : gồm 48 tỉnh : Adrar, Ain Defla, Ain Temouchent, Alger, Annaba, Batna, Bechar, Bejaia, Biskra, Blida, Bordj Bou Arreridj, Bouira, Boumerdes, Chlef, Constantine, Djelfa, El Bayadh, El Oued, El Tarf, Ghardaia, Guelma, Illizi, Jijel, Khenchela, Laghouat, Mascara, Medea, Mila, Mostaganem, M'Sila, Naama, Oran, Ouargla, Oum el Bouaghi, Relizane, Saida, Setif, Sidi Bel Abbes, Skikda, Souk Ahras, Tamanghasset, Tebessa, Tiaret, Tindouf, Tipaza, Tissemsilt, Tizi Ouzou, Tlemcen

Cơ cấu chính quyền : Theo chế độ Cộng hoà, đứng đầu Nhà nước là Tổng thống, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, có nhiệm kỳ 5 năm, Tổng thống chỉ định Thủ tướng chính phủ. Hiện nay Tổng thống là ông Abdelaziz Bouteflika, (được bầu từ ngày 15/4/1999)

Các đảng phái chính trị chính :

  • Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc

  • Đảng Tập hợp dân chủ quốc dân

  • Đảng Phong trào xã hội vì hoà bình

  • Đảng Phong trào tập hợp quốc dân

  • Đảng Lao động

Ngày độc lập : 05/07/1962.

Ngày quốc khánh : 1/11.

Tiền tệ : Dinar algerien (DZD), 1USD = 72,647 DZD (2006)

Ngày giờ làm việc :

  • Từ thứ bảy đến thứ tư trong tuần, trừ hệ thống Ngân hàng và bảo hiểm làm việc từ chủ nhật đến thứ năm.

  • Giờ làm việc : bắt đầu từ 8h30 – 16h30. Buổi trưa nghỉ từ 12h00 – 13h00.

Ngày lễ :

Ngày lễ chính thức :

  • 01/01 : Năm mới dương lịch.

  • 01/05 : Quốc tế Lao động.

  • 19/06 : Khởi nghĩa Cách mạng.

  • 05/07 : Lễ Độc lập.

  • 1/11 : Quốc khánh - Khởi nghĩa Chiến tranh giải phóng.

Ngày lễ Đạo Hồi (ngày không cố định) :

  • Aid El Fitr : 2 ngày.

  • Aid El Adha : 2 ngày.

  • Aouel Moharem : 1 ngày.

  • El Mălid Ennabaoui : 1 ngày.

Lịch sử hình thành và phát triển :

Con người đã xuất hiện tại Algeria cách đây khoảng 500.000 năm. Đến năm 240 trước Công nguyên, người Berbores đã lập nên vương quốc Numides do vua Masinissa trị vì. Từ đó lịch sử của Algeria có thể chia thành sáu thời kỳ lớn:



  • Thời kỳ vương quốc Numides : 240 trước CN đến 148 trước CN

  • Thời kỳ La mã chiếm đóng : 148 trước CN đến 647 sau CN.

  • Thời kỳ A-rập xâm chiếm : thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 16

  • Thời kỳ chiếm đóng của đế quốc Thổ (Ottman) : từ thế kỷ 16 đến 1830.

  • Thời kỳ chiếm đóng của thực dân Pháp : 1893 đến 1962.

  • Thời kỳ độc lập và xây dựng đất nước : từ năm 1962 đến nay.

Từ khi độc lập, Algeria đã qua các thời kỳ Tổng thống Ben Bella (7/1962 đến 6/1965), Boumédienne (từ 6/1965 - 9/1978), Mohamed Chadli Benjedid (từ 10/1978 - 1/1991), Liamine Zeroural (từ 1/1994 - 4/1999), Abdelziz Bouteflika (từ 4/1999 đến nay). Từ 1991 đến 1994, đất nước do Uỷ ban Nhà nước tối cao (HCE) điều hành.

Cuối năm 1988, Algeria ban hành Đạo luật về dân chủ đa đảng.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng vòng I (12/1991), Đảng Mặt trận Hồi giáo Cứu thế (FIS) giành thắng lợi (188/232 ghế) và có nhiều khả năng thắng cử vòng II nên tổng thống Chadly đã tuyên bố từ chức, giải tán Quốc Hội, lập Uỷ ban Nhà nước tối cao (HCE) để điều hành đất nước, huỷ bỏ cuộc bầu cử vòng II.

Đến cuối năm 1997, Algeria đã hoàn thành thể chế dân chủ đa nguyên.

Ngày 15/4/1999, Algeria đã tổ chức bầu cử Tổng thống mới. Đây là cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 7 của Algeria kể từ ngày độc lập đến nay. Ông Abdelaziz Bouteflika đã thắng cử và trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên của Algeria trong 34 năm qua. Từ khi Tổng thống Bouteflika lên cầm quyền, thực hiện chính sách hoà giải dân tộc, tình hình Algeria đã có những chuyển biến tích cực, tình hình chính trị, an ninh từng bước đi vào ổn định.

Algeria theo đường lối đối ngoại độc lập dân tộc và Không Liên Kết tích cực, đa dạng hoá quan hệ với các nước để tranh thủ điều kiện có lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.



Chương 2

TỔNG QUAN KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

VÀ ĐẦU TƯ


  1. CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ CƠ BẢN

GDP (2006) : 120 tỷ USD

GDP/người (2006) : 3.487 USD

Tốc độ tăng trưởng GDP (2006) : 5%

Tỷ lệ lạm phát (2006) : 3%

Tỷ trọng đầu tư (2006) : 16,6% GDP

Tỷ lệ thất nghiệp (2006) : 12,3%

Thu chi ngân sách (2006) :

  • Thặng dư ngân sách : 14% GDP

  • Thu ngân sách : 59,26 tỷ USD

  • Chi ngân sách : 49,14 tỷ USD

Dự trữ ngoại tệ (2006) : 78 tỷ USD

Nợ nước ngoài (2006) : 4,7 tỷ USD

Tỷ giá hối đoái (2006) : 1USD = 72,647 DZD

Năm tài chính : 01/01 – 31/12

Cơ cấu kinh tế (2006) :

  • Nông nghiệp : 9,4%

  • Công nghiệp : 58,1%

  • Dịch vụ : 32,5%

Mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp (2006) : 10%

Sản xuất và tiêu thụ điện năng (2006) :

  • Sản xuất : 29,39 tỷ kWh

  • Tiêu thụ : 27,4 tỷ kWh

Các sản phẩm nông nghiệp chủ đạo : lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch, nho, oliu, chanh, hoa quả , cừu, gia súc.

Xuất khẩu (2006) :

  • Kim ngạch xuất khẩu : 55,6 tỷ USD

  • Các mặt hàng xuất khẩu chính : dầu hoả, khí gas, các sản phẩm hoá dầu.

  • Các thị trường xuất khẩu chính : Mỹ 26,7%, Italia 16,6%, Tây Ban Nha 9,1%, Pháp 8,6%, Canada 7,9%, Brazil 6,5%, Bỉ 4,4%

Nhập khẩu (2006) :

  • Kim ngạch : 27,6 tỷ USD

  • Các mặt hàng nhập khẩu chính : lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất...

  • Các thị trường nhập khẩu chính : Pháp 22,1%, Italia 8,6%, Trung Quốc 8,5%, Đức 5,9%, Tây Ban Nha 5,6%, Mỹ 4,8%, Thổ Nhĩ Kỳ 4,5%.

(Nguồn: CIA – The World Factbook

Văn phòng Thủ tướng Algeria)

  1. KINH TẾ

Algeria được xếp vào một trong số các nước giàu có nhất châu Phi. Với tổng giá trị GDP là 120 tỷ USD (2006), Algeria được đánh giá là nền kinh tế mạnh thứ 2 tại châu lục này, chỉ xếp sau Nam Phi.

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)
file -> Một số triển lãm chuyên ngành lớn nhất tại Nam Phi đã có lịch tổ chức trong năm 2009

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương