CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI


CHƯƠNG IV MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KINH DOANH VỚI CANAĐA



tải về 0.92 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

CHƯƠNG IV

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KINH DOANH VỚI CANAĐA

I.CƠ QUAN HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

1.Quốc hội Liên bang


Quốc hội là cơ quan cao nhất của nhà nước được quyền thông qua, bác bỏ hay hủy bỏ một hiệp định thương mại song phương hay đa phương mà Canađa mong muốn hay đã ký kết. Hàng năm BỘ trưởng Thương mại Quốc tế Canađa có trách nhiệm báo cáo Quốc hội một cách tổng thể các vấn đề thương mại như kim ngạch, tốc độ tăng trường, tình hình hoạt động của các ngành hàng và dịch vụ xuất nhập khẩu, các biện pháp kỹ thuật, các tranh chấp thương mại…

2. Bộ Thương mại Quốc tế Canađa


Là cơ quan hành pháp Liên bang Canađa, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế như:

        1. Lãnh đạo và thực thi các cuộc đàm phán thương mại và đầu tư quốc tế,

        2. điều phối các cơ quan hành pháp giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư quốc tế,

        3. thúc đẩy mở rộng thương mại và đầu tư quốc tế của Canađa,

        4. thúc đẩy sự phát triển của luật quốc tế và việc áp dụng luật quốc tế khi có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế của Canađa,

        5. thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác mà Luật Thương mại Canađa qui định

3.Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA)


Cơ quan này được thành lập vào ngày 12/1212003, nằm dưới quyền của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ An toàn Công cộng và Tình trạng Khẩn cấp. CBSA có vai trò quản lý biên giới quốc gia và thực thi khoảng 90 luật cũng như các hiệp định và công ước quốc tế điều chỉnh về thương mại và vấn đề, đi lại Nhiệm vụ của CBSA gồm:

        1. Xử lý hàng hóa thương mại,

        2. Vận chuyển hàng hóa và hành khách,

        3. Xác định và ngăn chặn hàng hóa hay cá nhân có rủi ro cao,

        4. Thực thi hoạt động tình báo như soi xét khách du lịch và người nhập cư,

        5. Tham gia các hoạt động thực thi luật pháp như: điều tra, thu giữ, thẩm vấn, điều trần, hủy bỏ,

11.Hỗ trợ thực thi các thỏa thuận thương mại tự do,

12.Thực thi điều tra về trợ cấp và bán phá giá.


4.Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa (CITT)


Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa (CITT) gần như là một thể chế lập pháp trong hệ thống thương mại của Canađa có những thẩm quyền bao gồm:

        1. xử lý những khiếu nại về việc hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc có trợ cấp đã gây ra hoặc đang đe dọa gây ra thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp nội địa của Canađa;

        2. xét xử việc khiếu nại về những quyết định của CBSA đã được đưa ra theo Luật Hải quan, Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt, Luật về các Biện pháp Nhập khẩu Đặc biệt;

        3. xử lý thắc mắc và tư vấn về các vấn đề thuế quan, thương mại và kinh tế của Toàn quyền Canađa hoặc Bộ trưởng Tài chính Canađa;

        4. xử lý những khiếu nại của các nhà cung cấp tiềm năng đối với vấn đề mua sắm của Chính phủ Liên bang như đã đề cập trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Hiệp định về Thương mại Nội bộ và Hiệp định của WTO về Mua sắm Chính phủ;

        5. xử lý những khiếu nại của nhà sản xuất nội địa về việc áp dụng biện pháp tự vệ vì sự gia tăng của hàng nhập khẩu đang gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nhà sản xuất trong nước;

        6. tiến hành điều tra theo yêu cầu của nhà sản xuất Canađa về việc giảm thuế đối với nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu dùng cho sản xuất trong nước.

Về nguyên tắc, Chính phủ Canađa theo đuổi một hệ thống chính sách kinh tế, thương mại minh bạch, công bằng và cùng có lợi. Canađa đã và đang đàm phán ký kết nhiều thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằm loại bỏ những rào cản thương mại, loại bỏ tệ quan liêu và giải quyết các tranh chấp thương mại. Cụ thể Canađa là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), sắp tới là Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Mỹ (FTAA)...; đã ký thỏa thuận thương mại tự do với nhiều nước như Chi Lê, Israel, Costa Rica...

II.MỘT SỐ ĐẠO LUẬT ĐÁNG CHÚ Ý

1.Đạo luật về Bao gói và Nhãn mác Hàng Tiêu dùng


Đối tượng áp đụng của Đạo luật này là người bán lẻ, nhà chế tạo, nhà chế biến hay sản xuất hoặc người tham gia vào hoạt động nhập khẩu, bao gói hay bán hàng. Những sản phẩm sau thuộc diện miễn trừ đối với Đạo luật này là:

    • Thuốc và thiết bị y tế,

    • Hàng xuất khẩu,

    • Hàng bán tại các quầy hàng miễn thuế,

    • Hàng dệt tái bao gói,

    • Phụ tùng thay thế cho các mặt hàng tiêu dùng lâu bền (như mô, đồ điện dân dụng) nếu không để bày bán cho người tiêu đùng,

    • Một số loại đồ nghề dành cho các họa sỹ.

Luật này qui định nhãn hàng hóa phải có đủ ba nội dung chính sau:

  • Đặc điểm nhận diện sản phẩm,

  • Số lượng tịnh của sản phẩm,

  • Tên và trụ sở kính doanh chính của nhà kinh doanh.

Phần nội dung về đặc điểm nhận diện sản phẩm phải được thể hiện bằng hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Tên và địa chỉ của nhà kính doanh có thể bằng một trong hai thứ tiếng. Cần lưu ý rằng số lượng tịnh tính bằng mét. Bang Québec còn có thêm một số yêu cầu về việc sử dụng tiếng Pháp trên tất cả các sản phẩm được tiếp thị tại địa hạt của bang này.

Đối với các sản phẩm độc hại (ví dụ: dung môi, phụ gia xăng...), Canađa có một Đạo luật riêng qui định về việc ghi nhãn đối với loại hàng hóa này là Đạo luật về Sản phẩm Độc hại. Doanh nghiệp có thể tham khảo nội dung chi tiết của Đạo luật này tại trang web của Văn phòng An toàn Hàng hóa, Bộ Y tế Canađa, địa chỉ: www.hc-sc.gc.ca

Những sản phẩm bao gói được miễn trừ khỏi những yêu cầu chi tiết về dán nhãn gồm: thức ăn cho súc vật, hạt giống, phân bón và các sản phẩm kiểm soát sâu bệnh. Yêu cầu đơn nhãn đối với các sản phẩm này được Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Nông nghiệp Canađa qui định riêng.

Những sản phẩm được xếp vào loại "sản phẩm tiếp thị thử nghiệm" có thể được miễn trừ tối đa 1 năm đối với qui định về đán nhãn hai ngôn ngữ và các qui chuẩn về kích cỡ bao bì. Để đáp ứng tiêu chuẩn miễn trừ này, nhà kinh doanh cần đảm bảo rằng:

Sản phẩm đó khác nhiều so với bất kỳ mặt hàng nào khác đã bán tại thị trường Canađa về cơ cấu thành phần, chức năng, trạng thái hay hình thức bao gói.

Bao gói hiện có phải tuân thủ tất cả các qui định về dán nhãn hàng hóa, ngoại trừ qui định về hai ngôn ngữ và tiêu chuẩn bao bì.

Để có thêm hướng dẫn chí tiết về Đạo luật và các Qui định về Bao gói và

Nhãn mác Hàng Tiêu dùng, nhà kinh doanh có thể tham khảo tại địa chỉ:

http://cb-bc.gc.ca/epic/internet/incb-bc.nsf/en/cp01007e.html

2.Đạo luật về Giấy phép Xuất Nhập khẩu


Đối tượng áp dụng của Đạo luật này là nhà xuất khẩu, nhập khẩu các loại

hàng hóa nằm trong danh mục kiểm soát xuất nhập khẩu của Canađa. Cục

Kiểm soát Xuất Nhập khẩu thuộc BỘ Ngoại thương Canađa chịu trách nhiệm

chính giám sát thực thi Đạo luật này.

Hiện tại có 3 danh mục hàng hóa thuộc diện chịu sự kiểm soát xuất nhập

khẩu bao gồm:



      • Danh mục Kiểm soát Nhập khẩu (Import Control List-ICL),

      • Danh mục Kiểm soát Xuất khẩu (Export Control List -ECL), và

      • Danh mục Kiểm soát Khu vực (Area Con tro/ List -ACL).

ICL và ECL là danh mục hàng hóa, trong đó có một số mặt hàng bị kiểm soát nếu đến từ hoặc đi đến một số quốc gia nhất định. Hiện tại những mặt hàng thuộc hai danh mục ICL và ECL đòi hỏi phải có giấy phép bao gồm:

  • Hàng nhập khẩu: hàng dệt may, nông sản, thép, vũ khí và chất nổ;

  • Hàng xuất khẩu: một số sản phẩm nông sản (đường tinh luyện, một số sản phẩm có chứa đường, bơ thực vật), hàng dệt may, một số mặt hàng dùng vào mục đích quân sự và chiến lược, công nghệ và vật liệu năng lượng hạt nhân, tên lửa, một số sản phẩm sinh học và hóa chất không được phổ biến, gỗ mềm, gỗ cây chưa qua chế biến và một số sản phẩm rừng khác.

Giấy phép xuất khẩu áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu đến một số quốc gia thuộc danh mục kiểm soát khu vực (ACL) như Myanmar, Angola...

Nhập khẩu các mặt hàng thuộc Danh mục ICL đều phải có giấy phép nhập khẩu khi hàng vào đìa phận kiểm soát hải quan của Canađa. Giấy phép nhập khẩu còn được dùng để Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA) xác định xem lô hàng đó có thuộc diện áp mức thuế suất thấp hay không. Một mức phí cấp phép nhỏ được áp dụng cho hầu hết các giấy phép nhập khẩu. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan được trình bày tại phần thủ tục hải quan.


3.Đạo luật về các Biện pháp Nhập khẩu Đặc biệt (SIMA)


Đạo luật này thiết lập nên một hệ thống tự vệ thương mại nhằm bảo vệ các nhà sản xuất Canađa khỏi những thiệt hại gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp. Hệ thống tự vệ thương mại của Canađa cơ bản giống với các nước khác. NÓ dựa trên các quì đình đề ra trong văn bản gốc của Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại năm 1947 (GATT 1947), sau này là các Hiệp định về Chống bán Phá giá, Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng, Hiệp định về các Biện pháp Tự vệ của WTO. Đạo luật này được thông qua năm 1984, thay thế cho Đạo luật về Chống bán Phá giá. Đạo luật được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1994, 1996 và 1999.

Nội dung chính của Đạo luật này là qui định về việc áp dụng thuế chống trợ cấp và thuế chống bán giá khi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc có trợ cấp gây ra tổn hại vật chất cho nhà sản xuất Canađa. Những nội dung chính của Đạo luật này gồm:



  • Thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá,

  • 4 quí định chung về việc thanh toán thuế,

  • Thuế tạm thời,

  • Giá trị thông thường, giá xuất khẩu, mức chênh phá giá và mức trợ cấp,

  • Thủ tục điều tra về trợ cấp và bán phá giá,

  • Vấn đề thẩm vấn của Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa,

  • Việc xác định lại các quyết định và vấn đề khiếu kiện,

  • Giải quyết tranh chấp liên quan đến hàng hóa thuộc phạm vi Hiệp đính Tự do Thương mại Bắc Mỹ và của Mỹ.

Theo đánh giá, các biện pháp tự vệ thương mại có tác động tương đối nhỏ đến nền kinh tế Canađa, về giá trị vào khoảng 1% kim ngạch nhập khẩu vào Canađa.

Tuy nhiên, chúng lại có tác động đáng kể đến nhà sản xuất Canađa và các ngành công nghiệp sử dụng hàng nhập khẩu như ngành thép và nông nghiệp

Theo Đạo luật này thì bán phá giá xảy ra khí hàng hóa được bán cho nhà nhập khẩu ở Canađa với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa tương tự tại nước xuất khẩu hoặc khi hàng hóa được bán vào thị trường Canađa ở mức giá không có lợi nhuận. Mức chênh bán phá giá (hay còn gọi là biên độ bán phá giá) của hàng nhập khẩu sẽ được cân đối bằng việc áp dụng thuế "chống bán phá giá".

Về trợ cấp, Dạo luật qui định trợ cấp xảy ra khi hàng nhập khẩu vào Canađa được hưởng lợi từ sự trợ giúp tài chính của chính phủ nước ngoài. Mức trợ cấp đối với hàng nhập khẩu sẽ được cân đối bởi việc áp dụng thuế "đối kháng". Ví dụ về một số hình thức trợ cấp là cho vay với lãi suất ưu đãi, trợ cấp trực tiếp, ưu đãi thuế



Ba cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm thực thi Đạo luật này gồm: Bộ Tài chính Canađa chịu trách nhiệm về các khía cạnh luật pháp và chính sách, Cơ quan Dịch vụ Biên giới (CBSA) chịu trách nhiệm điều tra, xác định liệu có đang xảy ra việc bán phá giá hay trợ cấp của hàng nhập khẩu hay không và thu thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng, Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa (CITT) gần như là một cơ quan lập pháp độc lập, chịu trách nhiệm xác định xem liệu nhà sản xuất Canađa đã bị hay đang bị đe dọa gây tổn hại từ việc hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc có trợ cấp.

4.Hệ thống thuế và những đạo luật liên quan đến thuế


Hệ thống thuế của Canađa gồm 3 cấp độ: thuế liên bang (federa/ taxes), thuế nội bang (provinciai taxes) và thuế địa phương (municipai taxes). Ở Canađa hiện có các loại thuế chính sau:

  • Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST):

Chính phủ Canađa áp mức thuế GST là 7% lên tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ bán tại thị trường Canađa. Mỗi bang và vùng lãnh thổ, ngoại trừ Alberta, cũng đều áp thuế bán lẻ trên giá bán hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi nội bang. Mức thuế suất bán tẻ này dao động từ 6% đến 10% Tại một số bang, thuế bán lẻ được tính chung với thuế GST, tạo ra một mức thuế suất kết hợp.

  • Thuế thu nhập:

Đạo luật thuế áp đặt thuế thu nhập cá nhân lên mọi nguồn thu nhập trên toàn cầu của công dân Canađa. Người nước ngoài cũng bị đánh thuế thu nhập trên khoản thu nhập có được trên lãnh thổ Canađa. Khi đánh mức thuế này, khoản thuế thu nhập được xác định dựa trên bản chất thu nhập, nguồn thu và bản chất thực thể pháp lý đà cá nhân, công ty, tổ chức tín thác hay công ty hợp danh). Thuế xuât, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng nhập khẩu vào Canađa phải chịu thuế nhập khẩu, căn cứ theo Đạo luật Thuế Hải quan. Có nhiều mức thuế suất khác nhau đối với hàng nhập khẩu, tùy thuộc vào xuất xứ hàng hóa, loại hàng hóa và thỏa thuận thương mại giữa Canađa với nước xuất khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng cho một số giới hạn các sản phẩm được sản xuất tại Canađa hoặc nhập khẩu vào Canađa như rượu và đồ uống có cồn, thuốc lá, đồ trang sức.

  • Thuế nội bang:

Tất cả các bang và vùng lãnh thổ ở Canađa đều áp thuế thu nhập lên cá nhân và doanh nghiệp. Khoản thuế này do Chính quyền liên bang thu theo thỏa thuận giữa Liên bang - bang và vùng lãnh thổ, ngoại trừ Québec. Mức thuế suất này khác nhau giữa các bang và vùng lãnh thổ và phụ thuộc vào loại thu nhập. Bên cạnh đó, các bang và vùng lãnh thổ còn áp một mức thuế lên số vốn kinh doanh của công ty tại địa hạt bang / vùng lãnh thổ.

  • Thuế chi nhánh:

Công ty nước ngoài ở Canađa khi tiến hành kinh doanh trực tiếp hay thông qua công ty con hoặc chi nhánh tại Canađa phải trả "thuế chi nhánh" đánh trên mức lợi nhuận sau thuế.

  • Thuế địa phương:

Hầu hết các địa phương đều đánh thuế bất động sản, gồm đất đai, nhà cửa và tài sản cư ngụ. Các địa phương cũng có thể đánh thuế để bù đắp những hoạt động cải tạo cơ sở hạ tầng và thu một số loại phí cấp phép, trừ cấp phép kinh doanh.

  • Hiệp định thuế quốc tê.

Canađa có ký kết một số hiệp định thuế quốc tế với các nước nhằm tránh đánh thuế trùng lặp. Trong các hiệp định này, thuế chi nhánh" thường được loại bỏ.

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương