CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI


II.CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ CƠ BẢN



tải về 0.92 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

II.CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ CƠ BẢN


      • GDP ngang giá sức mua (ước 2004): 1.023 tỷ USD.

      • GDP ngang giá sức mua/người (ước 2004): 31.500 USD.

      • Mức tăng trưởng kinh tế: 2,4 % (2004), 1,9% (2003), 3,4% (2002), 2,5% (2001), 4,4% (2000).

      • Mức phân bổ GDP theo khu vực (2004): nông nghiệp (2,3%), công nghiệp (26,4%), dịch vụ (71,3%).

      • Mức tăng giá tiêu dùng: 1,8% (2002), 2,5% (20010.

      • Lực lượng lao động (2004): 17,37 triệu người.

      • Lực lượng lao động theo ngành (2000): nông nghiệp (3%), sản xuất (15%), xây dựng (5%), dịch vụ (74%), khác (3%).

      • Ngân sách (Chính quyền Liên bang, chính quyền bang / vùng lãnh thổ và chính quyền địa phương) (2004): thu 116 tỷ USD / chi 111 tỷ USD.

      • Mức tăng trưởng sản xuất (2000): 4,5%.

      • Tổng dự trữ quốc tế (2003): 36 tỷ USD (đứng thứ 19 trên thế giới).

      • Xuất khẩu bình quân đầu người: 8,3 nghìn USD.

      • Hệ số thu nhập giữa 20% số dân giầu nhất và 20% số dân nghèo nhất (1997): 5,4 lần.

      • Chỉ số phát triển con người (HDI) (2001): 0,937%.

      • Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI): 0,938 (đứng thứ 5 thế giới).

III.CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ


Do diện tích rộng lớn nên Canađa đã phát triển một hệ thống vận tải đường thủy, đường không và đường bộ tương đối hiện đại, bao gồm những mạng lưới mở rộng các đường cao tốc và đường sắt. Hệ thống hàng không quốc gia bao gồm mạng lưới các sân bay quốc tế, quốc gia, khu vực, địa phương và Bắc Cực. Hệ thống đường thủy bao gồm 24 cảng chính và đường biển St.Lawrence nối liền Đại Tây Dương với khu vực thị trường rộng lớn trong đất liền ở Bắc Mỹ. Hàng nhập khẩu có thể được chuyển qua một trong số những cảng chính của Canađa, mặc dù chúng thường được đổ tại cảng Mỹ và vận chuyển bằng đường bộ tới Canađa. Các cảng hàng đầu của Canađa là Vancouver (bở biển phía Tây), Montréal, Toronto và Thunder Bay (đường bờ biển St.Lawrence), Halifax (Nova Scotia) và Saint John (New Brunswichk) (bờ biển phía Đông).

Hầu hết du khách nước ngoài đến Canađa qua các sân bay quốc tế ở Toronto, Montréal hoặc Vancouncer. Canađa có các đường bay mở rộng và itn cậy giữa các thành phố tại Canađa và với các thành phố ở Mỹ. Du lịch bằng đường hàng không giữa các bờ biển tại Canađa (coat-to-coat) (không tính thời gian nối chuyến và ảnh hưởng của múi giờ) hết khoảng 8 tiếng; thời gian đi bằng máy bay từ miền Trung Canađa (Toronto) và bờ biển phía tây (Vancouver) xấp xỉ 5 tiếng, từ Toronto đến Montréal là 1,5 tiếng.


IV.CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN CỦA CANAĐA


Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Canađa bao gồm:

      • Khai khoáng: là một ngành quan trọng của nền kinh tế Canađa, chiếm 10,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, 3,1% GDP và gần 2% tổng lực lượng lao động trong năm 2003. Gần một nửa khối lượng vận tải đường sắt và đường biển của Canađa dành cho vận chuyển khoáng sản và kim loại từ nơi khai thác đến nơi sản xuất ra các sản phẩm giá trị gia tăng. Hiện tại ở Canađa có trên 300 mỏ với giá trị sản xuất khoáng sảng phi nhiên liệu đạt 23,4 tỉ USD mỗi năm. Hoạt động khai khoáng được thực hiện ở hầu hết các công đoạn bao gồm khai thác, nghiền, nung chảy và tinh luyệ, sản xuất kim loại và hợp kim.

      • Quốc phòng và hang không: Canađa là một trong các quốc gia có ngành quốc phòng và hàng không phát triển nhất thế giới với hơn 400 công ty và 75 nghìn lao động có kỹ thuật cao. Năm 2003 tổng giá trị doanh thu gộp của ngành đạt 21,3 tỷ USD. Đây là một trong số các ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Canađa với 77% sản lượng được xuất khẩu tới các thị trường trên toàn thế giới. Ngành này cũng gắn kết mật thiết với ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không của Mỹ, với 85% sản phẩm xuất khẩu cho thị trường Mỹ. Hàng năm, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Canađa đối với ngành này đạt xấp xỉ 1 tỷ USD.

      • Thực phẩm nông nghiệp (Agri-food): đây là một trong những ngành công nghiệp chế biến có tính cạnh tranh cao nhất thế giới của Canađa. Theo kết quả đánh giá của công ty kiểm toán KPMG năm 2004, lợi thế chi phí của ngành này ở Canađa đứng trên Mỹ là 4,7%. Ngành này luôn tạo ra những sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cao nhờ tiếp cận được nguồn cung dồi dào, giá cả cạnh tranh, thành phẩm nguyên liệu có chất lợng tốt được trồng ở những vùng đất màu mỡ và được tưới nước sạch. Bên cạnh đó, ngành này áp dụng triệt để các hệ thống kiểm tra, kiểm soát thực phẩm được quốc tế thừa nhận như hệ thống HACCP.

      • Hóa chất: là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhất Bắc Mỹ, chi phí sản xuất và kinh doanh thấp, có vị trí chiến lược và thu hút hơn 10 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 1997-2003. Gần như tất cả các công ty hóa chất lớn của thế giới đều có cơ sở sản xuất, nghiên cứu hay phát triển tại Canađa. Trong số 25 công ty hóa chất lớn nhất tf thì có 21 công ty đã có cơ sở sản xuất ở Canađa. Theo điều tra của KPMG năm 2004, tại 11 nước công nghiệp ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dương thì Canađa được xếp hạng là nước có chi phí đầu tư thấp nhất đối với ngành hóa chất. Hiện nay, ngành này có 2.145 công ty với lực lượng lao động có kỹ năng là trên 90 nghìn người, tổng gía trị xuất khẩu đạt 20,3 tỷ USD trên tổng giá trị sản phẩm là 42 tỷ USD.

      • Dược phẩm: cũng như các ngành có thế mạnh tren, ngành này của Canađa có nhiều lợi thế về chi phí nên thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2003 ngành này xuất khẩu được 3,4 tỷ USD sản phẩm dược phẩm trên tổng doanh thu 14 tỷ USD. Ngoài lợi thế chi phí, ngành này phát triển mạnh về nghiên cứu trong các lĩnh vực gen, công nghệ sinh học, công nghệ protein, hệ thống sản xuất dược phẩm mới, phương pháp miễn dich…

      • Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên: ngành này có lực lượng lao động kỹ thuật cao, công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại. Trữ lượng dầu mỏ của Canađa ở mức khoảng 180 tỷ thùng, đứng thứ 2 thế giới, trước cat Iran, Iraq và chỉ sau A rập Xê út. Canađa là nước sản xuất lớn thứ 3 thế giới về khí gas tự nhiên và thứ 9 về dầu thô. Canađa cũng có nguồn cát dầu lớn nhất thế giới, trong khi nguồn dự trữ ở ngoài khơi cũng mới bắt đầu được khai thác. Một lợi thế khác đáng chú ý là Canađa nằm sát cạnh thị trường tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới là Mỹ. Năm 2002, Canađa khai thác 2,7 triệu thùng dầu/ngày (trong đó 1,7 triệu thùng đanh cho xuất khẩu) và 2,1 nghìn tỷ m3 khí gas tự nhiên (trong đó 1,3 nghìn tỷ m3 là để xuất khẩu).

      • Ngoài ra, các ngành công nghiệp ôtô, công nghệ thông tin, thiết bị y tế và nhựa đều là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Canađa.

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương