CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI



tải về 0.92 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

VIII.TIỀN TỆ


Tiền tệ của Canađa được phân loại dựa theo hệ thống thập phân, với 100 xu = 1 đô la Canađa (CAD). Tiền xu được phát hành với mệnh giá bằng 2 đô la (a toonie), 1 đô la (a loonie) (tên hiệu của một loài chim lặn gavia trên đồng xu), 25 xu (a quarter), 10 xu (a dime, 5 xu (a nickel) và 1 xu (a penny). Tiền giấy được phát hành với mệnh giá 5$, 10$, 20$, 50$, 100$, 500$, 1000$.

Nếu đến Canađa, bạn có thể đổi tiền tại các cơ quan tài chính Canađa hoặc các gian hàng thu đổi ngoại tệ ở sân bay và các khu vực biên giới. Tuy nhiên, bạn cũng nên mang theo séc du lịch bằng đồng đo la Canađa (có thể mua tại các ngân hàng lớn trong nước)


IX.VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC

1.Văn hóa


Canađa là đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguồn gốc bản địa.

Nguồn gốc, các truyền thống, đặc điểm và thế giới quan của con người Canađa nói tiếng Anh rất khác nhau, trong khi những người Canađa nói tiếng Pháp là một cộng đồng thuần nhất hơn nếu xét về dân tộc, lịch sử và văn hóa. Văn hóa của những người Canađa nói tiếng Anh có sự pha trộn giữa văn hóa Anh và văn hóa Mỹ, còn văn hóa của những người Canađa nói tiếng Pháp lại có sự pha trộn giữa văn hóa Pháp và Mỹ. Nhìn chung, cách sinh sống, tổ chức gia đình, phong cách nấu nướng và ăn mặc của người Canađa giống với người Mỹ hơn là người Anh và Pháp. Mọi người dân nhập cư vào Canađa đều có thể giữ lại đặc trưng văn hóa của dân tộc mình.

Tính phức tạp, đa dạng về thành phần vùng miền và văn hóa của xã hội Canađa cho thấy không có một cách sống đơn nhất vào đối với người Canađa. Tuy nhiên, nhìn chung cũng có một số nét đặc trưng về đất nước Canađa. Phần lớn người dân Canađa có điều kiện ăn, mặc, ở tốt. Người Canađa cũng được hưởng một hệ thống chăm sóc sức khỏe rộng rãi và hiệu quả dành chon tất cả mọi người, bất kể họ sống ở khu vực nào, thu nhập hay địa vị xã hội của cao hay thấp.

Canađa có hơn 2.100 viện bảo tàng, trung tâm lưu trữ và di tích lịch sử, trong đó đáng lưu ý nhất là Bảo tàng Văn minh (nơi tôn vinh những di sản đa văn hóa của Canađa); Bảo tàng Tự nhiên, Bảo tàng Khoa học và Công nghệ và Viện Trưng bày Nghệ thuật Quốc gia. Bên cạnh đó, tại các bang cũng có các viện bảo tàng, trung tâm trưng bày hay như viện riêng với những tư liệu khá phong phú như Bảo tàng Hoàng gia Ontario có những bộ sưu tầm nghệ thuật, khoa học đời sống, trái đất và người Anh điêng.

Việc tăng cường mạnh mẽ các hoạt động văn hóa trên khắp đất nước Canađa trong những năm gần đây nhờ có sự góp sức của cả các tổ chức tư nhân lẫn chính phủ, phản ánh tình trạng song ngữ, tính chất đa nguyên văn hóa và sự khác biệt giữa các cùng của đất nước này.

Nghệ thuật biểu diễn ở Canađa được Chính phủ và công chúng hết sức ủng hộ. Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia ở thủ đô Ottawa khai trưong năm 1969 có đông đảo các dàn nhạc giao hưởng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Vào các dịp lễ hội mùa hè và mùa thu, dọc con kênh dài nhất thế giới có tên gọi là Rideau có nhiều ban nhạc và hội chợ nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ được tổ chức như Lễ hội Stratford Shakespeare ở Ontario, Lễ hội Shaw ở bên thác Niagara… Hầu hết các thành phố lớn đều có các rạp hát, rạp opera và dàn nhạc giao hưởng. Về mùa hè, nhiều thành phố thuộc các bang cũng có các lễ hội truyền thống như Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực vùng Québec, ngày Khám phá ở Dawson được tổ chức để kỷ niệm sự kiện phát hiện ra vàng năm 1896.


2.Giáo dục


Hệ thống giáo dục của Canađa bắt nguồn từ truyền thống Anh – Mỹ và Pháp (chủ yếu ở bang Québec). Tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ quốc gia chính. Mỗi bang đều chịu trách nhiệm phát triển và duy trì hệ thống trường học riêng của mình. Ở Québec, truyền thống Pháp – Canađa được tiếp thu bởi hệ thống trường học Thiên chúa giáo (Roman Catholic). Mặc dù Canađa không có Bộ Giáo dục ở cấp trung ương nhưng Chính phủ Liên bang vẫn mở trường học cho trẻ em gốc Mỹ, tù nhân và con em quân nhân. Những trường học đầu tiên ở Canađa được mở theo lệnh của Giáo hội Thiên chúa giáo vào đầu thế kỷ 17. Các cấp giáo dục ở trình độ cao hơn được hình thành vào năm 1635.

Khi Canađa được chuyển giao từ người Pháp sang người Anh năm 1763, hệ thống giáo dục được xây dựng trên cơ sở có sự hợp nhất giữa nhà thờ, chính phủ và tư nhân. Đầu thế kỷ 19, các trường đại học đầu tiên ra đời, đó là trường Đại học McGill (1821), Đại học Toronto (1827), Đại học Ottawa (1848). Kể từ năm 1945 đến nay, nhiều trường đại học, viện nghiên cứu đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Cả chính quyền Liên bang và các chính quyền địa phương đều hỗ trợ tài chính cho hệ thống giáo dục đại học ở Canađa. Giáo dục phổ thông bắt buộc ở Canađa đối với lứa tuổi từ 6 hoặc 7 cho đến 15 hoặc 16 tuổi, tùy thuộc từng bang. Canađa có khoảng trên 16 nghìn trường học cơ sở và phổ thông với hơn 5,3 triệu học sinh. Ngoài ra, Canađa còn có 19 trường học đặc biệt dành cho người mù và điếc. Hiện nay, Canađa có khoảng 69 trường đại học và cao đẳng được quyền cấp văn bằng, chứng chỉ, thu hút khoảng trên 600 nghìn sinh viên mỗi năm.


CHƯƠNG II

TỔNG QUAN KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ CỦA CANAĐA

I.NỀN KINH TẾ CANAĐA


Kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, Canađa có sự tăng trưởng ấn tượng trong các lĩnh vực sản xuất, khai khoáng và dịch vụ, đưa Canađa từ nền kinh tế nông thôn trở thành nền kinh tế công nghiệp và đô thị. Hiệp địnhThương mại Tự do Canađa – Mỹ (1989) và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (1994) (bao gồm Mê-hi-cô) đã đưa Canađa đạt tới mức tăng ngoạn mục về hội nhập kinh tế và thương mại với Mỹ. Nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nguồn lực lao động lành nghề, Canađa đã trở thành cường quốc kinh tế đầy triển vọng, thuộc trong nhóm các nước công nghiệp phát triển ở trình độ cao (G7). Xuất khẩu của Canađa luôn ở thế xuất siêu, chiếm gần 1/3 GDP.

Trong thời kỳ 1990 -1991, kinh tế Canađa tăng trưởng chậm. Nhưng những năm cuối của thế kỷ 20, kinh tế Canađa đã phát triển tốt, được coi là giai đoạn tốt nhất trong khoảng 30 năm vừa qua. Tuy nhiên, kinh tế năm 2001 tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của kinh tế Mỹ, chỉ đạt khoảng 2,5% (so với 4,4%) của năm 2000. Trong 7 năm liên tục Canađa được Liên hiệp quốc xếp hàng đầu về chất lượng cuộc sống. Trong năm 2001, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này khoảng 6,9%. Canađa đã cân bằng được ngân sách và liên tục bội thu trong mấy năm gần đây. Năm tài chính 2000 – 2001 bội thu 6,99 tỷ USD, nâng tổng số tính đến 6/2001 là 19,75 tỷ USD.

Trong năm 2002, kinh tế Canađa đã phục hồi nhanh hơn so với các nước G7 khác, lượng hàng tồn kho thấp, tiêu dùng tăng mạnh có liên quan đặc biệt đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Có một số nhân tố làm tăng trưởng kinh tế ở Canađa là đồng vốn được sử dụng có hiệu quả; sự phụ thuộc vào công nghệ thông tin ít; nhu vầu nhà cửa ở Hoa Kỳ tăng mạnh làm phát triển đột biến ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Canađa. Chính sách tài chính của Chính phủ Canađa đã tạo ra thặng dư đáng kể cho ngân sách nhà nước. Nợ chính phủ đã giảm nhiều nhưng vẫn chiếm gần 60% GDP. Chính phủ cam kết cân đối ngân sách và giảm nợ hơn nữa. Trong tương lai, chính sách tiền tệ sẽ từng bước được thắt chặt ở mức cần thiết nhằm tiếp tục cân bằng nhu cầu mạnh trong nước.

Trong năm 2003, nền kinh tế Canađa xếp hàng thứ 8 trên thế giới với GDP đạt 830 tỷ USD, tính theo bình quân đầu người đạt khoảng 26.000 USD. Tuy nhiên, so với các năm trước, mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn, chỉ đạt 1,9% do có một số sự cố như dịch SARS, cháy rừng, dịch bò điên, mất điện trên phạm vi rộng tại một số bang của Canađa và Mỹ. Phân bổ GDP theo ngành trong năm là: nông nghiệp chiếm khoảng 3,5%, công nghiệp 35%, dịch vụ 61,5 %. Tổng số lao động của toàn nền kinh tế vào khoảng 16 triệu người (độ tuổi lao động ở Canađa được tính từ năm 15 tuổi). Canađa hiện là nước có tỷ lệ lạm phát và mức chênh lệch ngân sách quốc gia thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển G7.

Ngày nay, Canađa đã trở thành một xã hội công nghiệp phát triển mạnh và đã gia nhập Câu lạc bộ một ngàn tỷ USD. Canađa luôn có sự tương đồng chặt chẽ với Mỹ về hệ thống kinh tế thị trường, mô hình sản xuất và đời sống thịnh vượng. Canađa theo đuổi chính sách kinh tế, thương mại “mở”, cho phép và tạo điều kiện cho cạnh tranh tự do và bình đẳng, trong một môi trường kinh doanh có trật tự luật pháp chặt chẽ.


Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương