CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI


IV.THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐỒ GỖ VÀ NỘI THẤT CANAĐA



tải về 0.92 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

IV.THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐỒ GỖ VÀ NỘI THẤT CANAĐA

1.Giới thiệu chung


Doanh thu bán lẻ mặt hàng nội thất gia dụng ở Canađa tăng từ 7,6 tỉ CAD năm 2001, lên 8,1 tỷ CAD năm 2002 và 8,5 tỷ CAD năm 2003. Các nhà sản xuất đồ nội thất gia dụng Canađa chuyển đổi các vật liệu có giá trị tương đối thấp như gỗ xẻ, bìa gỗ thành những mặt hàng tiêu dùng hoàn chỉnh có giá trị gia tăng cao, chất lượng tết và kiểu dáng sáng tạo.

Sản xuất đồ gỗ tập trung phần lớn Ở bang Québec, trong khi các sản phẩm đồ gỗ nhồi, bọc được làm tại bang Ontario. Một phần công đoạn sản xuất của các nhà sản xuất Canađa được đặt hàng từ Trung Quốc, lndonesia, Việt Nam... để tận dụng chi phí nhân công rẻ.

Ngành công nghiệp đồ gỗ là ngành công nghiệp tiêu thụ lớn thứ 3, sử dụng khoảng 113 sản lượng gỗ cứng ở Canađa. Thị trường Canađa chào bán các mặt hàng đồ gỗ ở trên mức chất lượng trung bình, bao gồm đồ gỗ giải trí trong gia đình, đồ gỗ văn phòng tại gia và đồ gỗ phục vụ lao động. Khách hàng ở Canađa có hiểu biết về sản phẩm, địch vụ của ngành hàng này và cũng rất nhạy giá.

Các hãng sản xuất đồ gỗ ở Canađa khá cạnh tranh về mặt chất lượng sản phẩm, thiết kế đổi mới và tiếp thị mạnh ở các mảng thị trường ngách với mức giá cao và trung bình. Để tạo sự khác biệt so với sản phẩm của các nhà sản xuất khác, các nhà sản xuất Canađa sử dụng các nguyên liệu mới lạ như gỗ bạch đàn, gỗ cọ, sapele, sợi đay, lá chuối, cây chuối abaca, vải thổ cẩm dân tộc, tơ lụa, da lộn, vải bông và đay... từ các nguồn cung trên khắp thế giới.



Nhập khẩu:

Năm 2001, Canađa nhập khẩu 2,51 tỷ USD đồ gỗ, chủ yếu từ Mỹ, Trung Quốc, ltalia, và Mê-hi-cô. Gần đây, đối tác xuất khẩu sang Canađa đã tăng lên đáng kể, bao gồm những nguồn cung từ Đức, Thụy Điển, Ba Lan, Đan Mạch, Croatia, Tây Ban Nha, Thái Lan, Đài Loan, Philippines, Malaysia...

Nhập khẩu gỗ từ Việt Nam chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn, chỉ đạt khoảng vài triệu USD.

Trong năm 2003, mặc dù Mỹ vẫn là nhà cung cấp đồ gỗ nội thất lớn nhất vào thị trường Canađa nhưng người ta dự đoán rằng năm 2004 Trung Quốc sẽ chiếm ngôi vị này. Kim ngạch nghập khẩu đồ gỗ nội thất của Canađa đã tăng 58,6% trong thời kỳ 1997 - 2002.


2.Xu hường tiêu dùng


Ranh giới khác biệt giữa các kiểu dáng đồ gỗ truyền thống, đương đại, thuộc địa và tiên phong (avan-garđe) đang ngày càng trở nên mơ hồ, nhường chỗ cho sự kết hợp giữa các trường phái để phù hợp với sở thích, tính tiện nghi và ngân sách của người tiêu dùng Canađa. Một số xu hướng chủ đạo ở Canađa bao gồm:

  • Thiết kế đồ gỗ theo kiểu Châu âu;

  • Hình thức thiết kế và kiểu đáng trung tính, không lỗi thời;

  • Đồ đạc nhỏ gọn, nhấn mạnh sự khác biệt qua màu sắc;

  • Đa chức năng (sử dụng khí nằm ngủ, tựa lưng hoặc ngồi...);

  • Đồ gỗ chuyên đụng dành cho các văn phòng tại gia, cho người già, thanh niên và trẻ em;

  • Màu sắc ấm áp, tiện nghi;

  • Kiểu dáng nhẹ nhàng, trang nhã, màu sáng thường được sử đụng đối với đồ dành cho trẻ em;

  • Kết hợp nhiều loại chất liệu khác nhau trong một món đồ, ví dụ: nhiều loại gỗ khác nhau, gỗ và trúc, gỗ kính, kim loại và liễu gai, gỗ lạ và vải...

Đồ nội thất gia dụng:

Người tiêu dùng Canađa rất nhạy về mặt giá trị và luôn so sánh giá cả khi đi mua hàng nhằm có được sản phẩm chất lượng tốt nhất với mức giá hợp lý nhất. Ngành công nghiệp đồ gỗ nội thất gia dụng mua nguyên liệu cả trong và ngoài nước (chủ yếu từ Châu á), gồm cả gỗ xẻ và các phụ kiện, kim loại, mây, gỗ ván ép, hàng dệt, phụ kiện cứng, và các vật liệu hoàn thiện. Nhiều nhà sản xuất Canađa nhập khẩu hoàn chỉnh các phần phụ kiện, sau đó lắp ghép và đóng gói tại các cơ sở ở Canađa, một số khác thì nhập thành phẩm tạo thành dòng sản phẩm đem bày bán, hoặc chỉ nhập khẩu một số cấu kiện để phục vụ quá trình sản xuất. Các loại gỗ phổ biến ở Canađa là sồi, thông, phong, anh đào. Tuy nhiên nhà sản xuất Canađa cũng quan tâm đến các loại gỗ tếch, hồng sắc, gụ, Phillippines... Việc tiếp thị mạnh mẽ các loại gỗ lạ cũng là yếu tố quan trọng đưa đến thành công. Gỗ ván ép được sử dụng thường xuyên để thay thế gỗ xẻ đặc vì chúng có chi phí sản xuất thấp và bền hơn trong điều kiện độ ẩm đa dạng, nhờ đó tạo ra được những hệ thống giương, bàn, bộ đồ phòng ngủ và các mặt hàng tương tự.

Những yêu cầu chủ yếu đối với gỗ nhập khẩu (cả dạng đặc và gỗ ván) là đúng vụ, già gỗ, đã sấy khô và đáp ứng yêu cầu về độ ẩm để chống chọi được với những thay đổi của độ ẩm ở Canađa. Mức độ ẩm tối đa thông thường cho phép là từ 6-8%. Các tấm gỗ ván nhập khẩu phải chứa dưới 9% độ ẩm. Nhà xuất khẩu nên gửi mẫu gỗ và/hoặc thành phẩm cho nhà nhập khẩu để kiểm tra và nhất trí trước khi hàng được gửi đi. Một yếu tố kỹ thuật khác cần cân nhắc là việc lựa chọn sử dụng keo dán gỗ và qui trình dán keo. Việc này cần đáp ứng yêu cầu chịu đựng được tần suất thay đổi nhiệt độ tương đối cao ở Canađa.

Đồ nội thất có vỏ bọc ngoài:

Đối với loại này (chủ yếu được sản xuất ở Canađa và Mỹ) thì vải là nguyên liệu quan trọng nhất, vải càng được dệt chắc chắn càng tết. Ở Canađa vải 100% cotton hoặc poly-cotton thường được cho là có thể đùng được lâu bền.

Trên 50% nguồn cung hàng dệt của Canađa là từ Mỹ. Sự lựa chọn vải cho dạng đồ nội thất này bị chí phối bởi yếu tố mất, giá và khả năng chống cháy.

Đồ nội thật dễ lắp ghép:

Loại này vẫn đang phổ biến ở thị trường Canađa, đặc biệt là đồ dành cho phòng ngủ, đồ gỗ cho trẻ em, bộ đồ trang điểm, cấu kiện bàn và giá sách vở, giá cho máy tính và đồ điện tử. Chỉ dẫn lắp ghép phải được viết rõ ràng bằng cả tiếng Anh, tiếng Pháp và có hướng dẫn để thực hiện một cách dễ dàng. Người tiêu dùng để thất vọng với chỉ dẫn in mờ và viết tắt hoặc không có các bước hướng dẫn lắp ghép.



Đồ nội thất mùa hè:

Loại này được dùng để ở mái hiên, khu giếng trời, trên vườn cỏ, hay chỉ là mẩu trang trí tô điểm quanh nhà. Doanh số bán đồ nội thất bằng mây, mía, đuột và tre thường cao vào những tháng không phải là mùa đông (từ tháng 4 đến tháng 10). Loại này thường được phân loại theo nguyên liệu. Loại sử dụng đuột, gỗ và thép thường đòi hỏi phải chăm sóc nhiều hơn loại dùng nguyên liệu nhựa. Đồ làm từ mây/mía/đuột/1iễu gai/tre vẫn còn được ưa chuộng ở Canađa, mặc dù ít hơn so với thập kỷ 90. Người tiêu dùng Canađa hay bị lẫn giữa các nguyên liệu này, do vậy nhà xuất khẩu cần định nghĩa rõ.

Các sản phẩm được phủ sơn hay đánh véc ni (như các kiểu ghế, bàn và quầy bar lạ), với màu tối, sơn cổ thường phổ biến. Thị trường Canađa về sản phẩm này nhỏ hơn so với Mỹ và EU và ưa dòng sản phẩm giá thấp và vừa phải. Đồ nội thất làm bằng nhựa vẫn rất phổ biến Ở Canađa và người tiêu dùng ưa sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, nhẹ và bền, giá thấp hoặc trung bình.

Ngoài ra còn có các loại vật liệu khác để sản xuất đồ nội thất như nhôm, thép, sắt gỗ cứng.



Đồ nội thất văn phòng:

Loại này thường làm bằng kim loại có vỏ bọc ngoài và ốp gỗ. Thị trường chính là các loại đồ nội thất đồng bộ, ghế, bàn và cấu kiện kết nối, đồ nội thất cho các trang thiết bị điện tử và lưu trữ. Loại ồ gỗ được thiết kế để đựng trang thiết bị âm thanh, đầu vi deo, CD, DVD... tăng trưởng khá nhanh ở thị trường Canađa. Văn phòng tại nhà là mảng thị phần quan trọng cho dạng đồ gỗ này. 1/3 số gia đình Canađa có máy tính, nhiều hộ gia đình có phòng máy tính hay phòng làm việc riêng. ĐỒ gỗ theo bộ và đa chức năng cần phải chứa được cả máy tính, máy in, khay đựng giấy, và có bề mặt và không gian để giấy tờ.


3. Tập quán thương mại


Nhiều nhà xuất khẩu từ khắp thế giới đến Canađa, do đó có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ trên thị trường. Ngoài những vấn đề chung là giá, chất lượng, dịch vụ, bao gói và nhãn mác, nhà xuất khẩu nên tập trung vào:

  • Thị trường ngách, chuyên theo sản phẩm hoặc thị trường;

  • Nâng cao kỹ năng tiếp thị và kiến thức hiểu biết về thị trường nước ngoài;

  • Tập trung phát triển sản phẩm và sản xuất các sản phẩm đảm bảo chất lượng và thân thiện với môi trường (như tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000);

  • Các nước như Trung Quốc, Mê-hi-cô, Braxin, Chi Lê, Honduras và các nước Nam Mỹ khác rất năng động trên thị trường, đặc biệt mảng hàng nội thất dễ lắp ghép Ở mức giá thấp và trung bình. Các nước Tây âu thì chủ yếu tập trung vào những mặt hàng có kiểu dáng độc đáo và có những sáng tạo kỹ thuật hơn là giá.

Ngoài việc chuẩn bị tốt các thông tín về công ty gồm hình ảnh công ty, giá cả, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, giấy chứng nhận chất lượng thì việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, thu thập danh mục các nhà nhập khẩu của Canađa qua kênh thương vụ, các tổ chức hỗ trợ kinh doanh, tạp chí chuyên ngành, danh bạ doanh nghiệp Canađa là cách tiếp cận thị trường tết. Hội chợ The Fumiture West One-stop Ho me Fumishings Market ở Calgary Công ty Nội thất Miền Tây tổ chức vào tháng 8 hàng năm là hội chợ lớn thứ ba của Canađa, nhưng có phạm vi khu vực lớn hơn các hội chợ khác. Ngoài ra còn có hội chợ IIDEX Ở Toronto và SIDIM Ở Montrea/, chuyên về nội thất.

Trong lần tiếp xúc ban đầu, nhà xuất khẩu thường được yêu cầu cho xem mẫu hàng. Mẫu hàng này ngoài việc đáp ứng yêu cầu về sở thích và kích cỡ của thị trường Canađa còn phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn như độ an toàn, độ bền, độ khỏe, trọng lượng, nguyên vật liệu và chất lượng tổng thể.



Các qui định của Canađa phải được tuân thủ như sơn đùng cho đồ gỗ nội thất của trẻ em là loại không gây độc hại, khoảng cách giữa các thanh nôi của trẻ em là xác định. Thiết kế quyết định khả năng giới thiệu thành công sản phẩm mới vào thị trường. Khi thiết kế cần lưu ý là tỷ lệ cân xứng của đồ nội thất phải chính xác, màu sắc (thường chiếm 60% quyết định mua hàng của người tiêu dùng) phải hợp với các cấu kiện khác trên catalogue được các công ty bán rẻ lớn công bố như Ikea, Sears... Kích cỡ tiêu chuẩn của Canađa hoàn toàn khác của Châu âu, ví dụ:

Mặt hàng

Chiều cao (H) (inches)

Chiều rộng (W) (inches)

Chiều dài (L) (inches)

Khác (inches)

Bộ đồ phòng ăn: thường gồm 1 bàn ăn, 4 ghế đơn, 2 ghế bành và thêm bàn/ghế bufet (tùy chọn)

Bàn

30

42-44

72

2x16 leaves

Ghế ăn

20-21







Sâu 17-18

Ghế bành

24-26










Bàn tròn










Đường kính 36-48

Bufet

78-90

18

66




Phòng ngủ

Giường đơn




38

74




Giường đôi




54

74




Giừơng queen




60

80




Giường king




80

80




Tủ chạn







54-72




Tủ két




=>50







Bàn




20







Bàn đầu giường













Phòng khách: thường gồm 3 ghế sofa, 1 ghế đôi 2 chỗ ngồi và 1 ghế tựa

Đệm ghế










Dày 16-20

Do cạnh tranh mạnh mẽ trong thời gian gần đây nên ngành nội thất Canađa giảm dần mức lãi truyền thống ở tất cả các cấp bán hàng. Trước đây đi của nhà bán buôn thường là 30% giá bán lẻ, người bán lẻ và các cửa tổng hợp thường kinh doanh 40% trên mức lãi gộp. Mức lãi của nhà khẩu thường là 10%, phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa. Do vậy mức bán lẻ thường được đưa ra cao hơn mức giá giao là 80%. Hiện nay mức này chỉ còn khoảng từ 40-70% và khó thay đổi trong tương lai gần. Nhà xuất khẩu có thể bị yêu cầu bồi hoàn nếu chất lượng sản phẩm kém, hư hỏng trước hoặc trong khi vận chuyển hoặc giao muộn. Nhà xuất khẩu có thể đưa vào điều khoản đặc biệt cho phép chuyển chi phí lưu kho sang người bán lẻ những đơn hàng lớn thường có những điều khoản này. Chi phí vận chuyển chiếm một khoản lớn từ 10 đến 25%. Vì vậy nhà xuất có thể:



  • Lao theo số lượng cấu kiện lớn để lấp ghép tại Canađa;

  • Lao theo đơn vị dễ lắp ghép và phẳng cho các xưởng lắp ghép và hoàn thiện ở Canađa;

  • Lao theo cụm dễ lắp ghép, đã hoàn thiện, đóng trong bao gói để có thể đưa thẳng đến người tiêu dùng.

4.Một số địa chỉ hữu ích


  • SIDIM (Sa lon International Du Design D'interieur Đe Montreal)

c/o 4398 Saint-laurent Bou/evard, Sui te 103 Montrea/, Québec H2W

Te/: 514-284 3636 ext 233

Fax: 514-284 3649

Website: www.si.dim.com



  • IIDEX (International Interior Design Exposition)

c/o Asscociation of Registered Interior Designers of Ontario 717 Church Street, Toronto, Ontario, Canađa M4W 2M5

Tel: 416-921 2127

Fax: 416-921 3660

Website: www.an do.ơn.ca



  • Canadian[international Food & Beverage Show

www.fbshow.com

V. THỊ TRƯỜNG HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CANAĐA


1.Giới thiệu chung

Mối quan tâm của người Canađa đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là những sản phẩm từ các xứ xở xa xôi, đã tăng lên đáng kể trong nhất những năm gần đây. Dự đoán nhu cầu hàng năm đối với mặt hàng này ước khoảng 750 triệu - 1 tỷ USD. Nhu cầu này phần lớn bị ảnh hường bởi:



  • Sự quan tâm đến truyền thống văn hóa, nghệ thuật nước ngoài;

  • Phong cách sống mới phát sinh từ việc tăng đi du lịch và mở rộng các kênh truyền hình về truyền thống văn hóa của các nước khác;

  • Hành vi nhận thức, niềm tự hào dân tộc của các nhóm người nhập cư đã mở ra thị trường mới cho các sản phẩm thủ công dân tộc.

  • Ngành thủ công mỹ nghệ ở Canađa gồm các lĩnh vực kinh doanh quy mô nhỏ và siêu nhỏ, với các sản phẩm được sản xuất ở những xường nhỏ.

Thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ đương đại Canađa bao gồm một loạt các sản phẩm, từ những mặt hàng làm bằng tay kiểu dáng' độc đáo như hàng thời trang và đồ trang sức mỹ nghệ, đến những mặt hàng có lớn như đồ treo tường, tượng gỗ, tượng kim khí, tác phẩm kim khí kiến trúc, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ trang trí hoặc sử dụng trong nhà và văn phòng. Chất liệu sử dụng gồm có gốm, tơ gợi, đá, kim loại, kính, gỗ, da, vải và giấy.

Với dân số đa dạng ngày càng tăng, Canađa có nhu cầu ngày càng nhiều đối với đủ loại mặt hàng từ đồ pha lê, đồ sứ đến đồ gỗ chạm khấc, đồ trang trí...

Các nhóm dân tộc, chẳng hạn người Nam Á ở Toronto, có nhu cầu đối với những sản phẩm mang đặc trưng văn hóa gợi nhớ cội nguồn xuất xứ của họ.

Các mặt hàng trang trí nội thất hiện được bán ở tất cả các phân khúc thị trường tại Canađa do nhu cầu tạo phong cách sống thoải mái. Phòng ăn thường được trang trí bởi các sản phẩm từ bình thường đến mang nặng tính hình thức, bao gồm đồ dán tường, vải trải bàn, nến, đồ sứ, khung gỗ và khung kim loại... Giữa các khu vực ở Canađa có sự khác biệt về phong cách: ví dụ, ở bờ biển phía Tây có xu hướng thích phong cách đơn giản hơn so với ở miền Trung Canađa.

Đối với khu vực bên ngoài ngôi nhà như vườn, khu vui chơi giải trí..., những đồ thủ công mỹ nghệ như tượng trang trí... được sử dụng nhiều vào mùa hè và được bày bán ở khá nhiều cửa hàng bán lẻ.

Thị trường quà tặng thủ công dành cho các công ty cũng là lĩnh vực đang tăng trưởng, đặc biệt đối với những mặt hàng có in logo hoặc đặc điểm nhận diện của công ty. Trong hầu hết các trường hợp, khách hàng mua lẻ hay khách hàng là công ty ở Canađa đều đòi hỏi mặt hàng thủ công mỹ nghệ phải mang tính sáng tạo, chất lượng cao cấp và giá cả phải chăng.



Nhập khẩu:

Theo ước tính, khoảng 60% các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cung ứng cho thị trường nội địa Canađa được thỏa mãn từ các nguồn nhập khẩu. Đối tác xuất khẩu các mặt hàng này sang Canađa là Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, ltalia, Hà Lan, Tây Ban Nha, ấn Độ, Thái Lan, Phii/1ppines, lnđonesia, Đài Loan... Lượng xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang Canađa còn ở mức khiêm tốn, chỉ khoảng vài triệu USĐ mỗi năm.


2.Tập quán thương mại


Canađa là một trong các thị trường có mức nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cao, do vậy tính cạnh tranh cũng rất mạnh. Nhà xuất khẩu muốn thâm nhập vào thị trường Canađa cần cân nhắc đến các yếu tố sau:

  • Sản xuất nhanh hàng mẫu;

  • Trả lời thư từ giao dịch ngay trong ngày (bằng fax, email, hay điện thoại);

  • Giao hàng đúng với đặc điểm kỹ thuật đã thỏa thuận hay đúng với hàng mẫu đã nhất trí trước;

  • Tính liên tục của nguồn cung;

  • Duy trì chất lượng cao Ở mức giá cạnh tranh;

  • Bao bì thích hợp cho vận tải đường biển;

  • Phương tiện lưu kho và cách thức làm hàng thích hợp;

  • Khuyến mại, đặc biệt với sản phẩm mới;

  • Có kiến thức về thanh toán quốc tế;

  • Đại diện giao dịch phải nói thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Giá hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả chất lượng sản phẩm được làm từ thợ thủ công và loại nguyên vật liệu sử dụng. Ví dụ một mặt hàng làm bằng kính, tiêu tốn cùng thời gian và có chất lượng tương tự, nhưng chi phí sẽ khác so với mặt hàng tương tự làm bằng sứ. Do thị trường Canađa tương đối nhỏ, nên nhà nhập khẩu thường cố gắng giành đặc quyền nhập khẩu đối với những mặt hàng cụ thể mà họ nhất trí nhập khẩu. Đối với đơn hàng sản xuất lớn, tập quán cho phép mức chiết khấu giá là từ 5% đến 10%. Nhà xuất khẩu cũng có thế phải bồi hoàn tiền nếu hàng chất lượng xấu, hư hỏng trước hoặc trong quá trình vận chuyển hoặc giao muộn. Nhà xuất khẩu có thể đưa ra các điều kiện đặc biệt cho phép nhà xuất khẩu chuyển chi phí lưu kho hay tồn kho sang phía nhà bán lẻ. Đơn hàng lớn thường có điều kiện này.

Thị trường Canađa đòi hỏi hàng hóa có chất lượng cao, bền và khi đưa ra bán phải trong điều kiện tết. Nhà xuất khẩu nên lưu tâm cụ thể đến yêu cầu về dán nhãn và bao gói chính xác. Hàng thủ công mỹ nghệ dùng bên ngoài nhà phải đủ khả năng chịu được sự biến đổi mạnh về nhiệt độ và độ ẩm, trong khi hàng dành cho trẻ em thì phải thỏa mãn yêu cầu về độ an toàn và tiêu chuẩn chất nổ.


3.Bao gói và vận chuyển


gồm đường bộ, hàng nhập khẩu có thể vào Canađa theo đường biển và đường không. Nhà nhập khẩu cần thu xếp đầy đủ giấy tờ do cơ quan hải quan Canađa yêu cầu như hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, biên bản khử trùng, tờ khai nhập khẩu... Hàng hóa phải được chứa trong các bao bì kín khí hoặc hoàn toàn không có khí. Bao bì bằng nhựa thường được dùng kèm với hộp carton, thùng bìa ép sóng hay bao giấy nhiều lớp. Bao kiện thích hợp cho cách làm hàng bằng pa-let thường khá phổ biển vì chúng giảm bớt qui trình làm hàng và hư hỏng cho sản phẩm. Nên có sự nhất quán về cách bao gói và kích cỡ bao bì, trình tự bốc công-ten-nơ, ký mã hiệu vận chuyển trên bao bì chính và số hiệu mặt hàng ở bao bì bên trong.

Bao gói bán lẻ lôi cuốn, thích hợp và hấp dẫn là khá quan trọng, nhà xuất khẩu nên tham vấn nhà nhập khẩu về vấn đề này. Bao gói sáng tạo có thể biến sản phẩm hấp dẫn hơn khi làm hàng quà tặng. Trên bao bì luôn có một khoảng trống thích hợp để dán nhãn hàng hóa theo đúng yêu cầu của Canađa, mã UPC/PLU cũng phải có trên mọi bao bì.


4.Nhãn mác


Nhãn hàng nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn của Canađa. Bất kỳ yêu cầu nào về dán nhãn của Canađa bị thiếu thì hàng hóa đó không thể bán trên thị trường. Hàng nhập khẩu có mô tả bằng ngôn ngữ nước ngoài phải có nhãn riêng bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Hình ảnh và minh họa trên nhãn hàng phải đúng như nội dung trong bao hàng. Ở Canađa, đồ sứ tráng men và đồ kính được điều chỉnh bởi các qui định về đồ sứ tráng men và đồ kính. Đồ nấu ăn làm bằng vật liệu này không thể bày bán, quảng cáo hay nhập khẩu nếu chúng thải ra một lượng chì và catmi quá mức cho phép. Thông tin chi tiết phải có trên bao bì sản phẩm liên quan đến bản chất sản phẩm, nội dung, trọng lượng, thành phần, chủng loại (nếu áp dụng) và nhà sản xuất sản phẩm. Nhãn hàng phải dễ thấy chữ viết và số phải theo đúng kích cỡ tối thiểu qui định. Những thông tin sau đây nên có bằng tiếng Anh và tiếng Pháp:

  • Tên và địa chỉ chính của nhà nhập khẩu tại Canađa;

  • Tên hay mô tả nội dung sản phẩm;

  • Xuất xứ sản phẩm;

  • UPC/PLU (mã giá bán lê) và mã vạch;

  • Số lượng, trọng lượng.

5.Kênh phân phối và khu vực tiếp thị


Các khu vực thị trường chính ở Canađa đối với hàng thủ công mỹ nghệ là những thành phố đông dân cư như Toronto, Montreal, và Vancouver. Việc tập hợp gom hàng đến 3 thành phố chính này trên khắp đất nước là đặc điểm chung của hệ thống phân phối. Phân phối hàng thủ công mỹ nghệ ở Canađa chủ yếu dựa trên việc giao hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người giao nhận rồi đến nhà nhập khẩu (trong một số trường hợp họ cũng là người bán lẻ). Mặc dù dòng chảy hàng thủ công mỹ nghệ chính là trực tiếp từ nhà sản xuất đến kho hàng của người bán lẻ hoặc các cửa hàng nhưng những nhà phân phối bán buôn độc lập cũng đóng vai trò quan trọng trong phục vụ một vài phân đoạn thị trường ngành hàng. Phân phối hàng bán lẻ được thông qua một loạt các dạng cửa hàng gồm cửa hàng thủ công độc lập, cửa hiệu bán đồ quà tặng, cửa hàng tổng hợp và cửa hàng chiết khấu như Ho me Sen se. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất hàng loạt, cỡ nhỏ hơn được bày bán trong hệ thống cửa hàng "Một Đám ". Hàng thủ công mỹ nghệ thường được dùng như phụ kiện trong các cửa hàng chuyên biệt để thúc đẩy doanh số hàng nội thất, hàng gia đình và đồ nội ngoại thất nhà vườn. Các cửa hiệu mỹ nghệ và nhiều cửa hàng độc lập theo khuynh hướng mốt là những địa điểm lý tưởng để bày bán các mặt hàng đặc thù. Người tiêu dùng Canađa thường tìm mua các mặt hàng mốt đặc biệt như gương thủ công, khung tranh và đồ vật nghệ thuật. Ngoài ra các khách sạn, công ty cũng tìm kiếm những sản phẩm đặc thù để làm sống động môi trường của họ.

6.Qui định nhập khẩu


Theo qui định của Cơ quan Thuế và Hải quan Canađa, một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu vào Canađa có thể được miễn thuế hoặc bị áp mức thuế thấp, nếu hàng đến từ các nước được hưởng qui chế ưu đãi thuế quan chung (GPT) và thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Có hình thức hay cách trang trí truyền thống thường được sử dụng bởi người bản xứ hay đại diện cho bất kỳ biểu tượng quốc gia, lãnh thổ hay tôn giáo nào của nơi làm ra sản phẩm đó;

  • Được làm ra bằng lao động của thợ thủ công, sử dụng công cụ cầm/sử dụng bằng tay hoặc chân;

  • Là sản phẩm đặc thù của quốc gia xuất xứ - không phải là hàng nhái lại hàng thủ công của các nước khác;

  • Không được sản xuất với số lượng lớn bởi các đụng cụ tinh vi hay bằng công nghệ khuôn đúc;

  • Có chức năng hay tính năng sử dụng, tuy nhiên có giá trị về nghệ thuật, về đặc điểm tôn giáo hay văn hóa.

Hàng thủ công mỹ nghệ không đáp ứng các tiêu chí trên có thể phải chịu mức thuế như GPT. Hàng thủ công mỹ nghệ không đủ tiêu chuẩn miễn thuế hoặc hưởng ứng mức thuế ưu đãi nếu:

  • Là hàng tiêu dùng đơn thuần không có đặc điểm nghệ thuật hay trang trí nào;

  • Nhái lại hoặc bắt chước sán phẩm của các nước khác;

  • Có các đặc điểm chính (về kích cỡ, kiểu dáng và phương thức sản xuất) tương tự như nhau và có chất lượng đã được kiểm soát chặt chẽ;

  • Có bằng chứng là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ gốc được sử dụng làm mẫu để tái sản xuất hàng loạt một phần bằng tay và một phần bằng các dụng cụ tinh vi hay bằng công nghệ khuôn đúc.

Dưới đây là danh mục các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được miễn thuế hoặc được hướng mức thuế quan ưu đãi do CƠ quan Hải quan Canađa cung cấp(8):

  • Puppets, musical instruments (other than guitars, violas, harpsichords or copies of antique instruments), gourds and calabashes, incense burners, retablos, fans, screens, lacquer ware, hanđ-carved picture frames, hang-carved figurines of animals, and religious symbols and statuettes, com-posed wholly oi in chief phu hy value of wood. No mo re than then pa-mary shape must be attained hy mechanical1y powered tools or machines;

  • Ornaments, minors and figurines, composed whol/y oi in chief part by value of bread dough;

  • Hookahs, nargiles, candelabra and incense bumers, composed wholly or in chief part by value of clay;

  • Figurines, fans, hats, musical instruments, toys, sitkas, greeting cards and wall hangings, composed whol1y oi in chief phu hy weight of veo-etable fibres or vegetable materials other than nhen, cotton or com husks;

  • Figurines, masks, baskets and artistic cut-outs, composed wholly or in chief part by value of paper oi papier machooj;

  • Puppets, beiiows, pouffes, bottle cases, wine or water bottles and jugs, composed whol1y or in chief part by va/ue of hide or of leather that has not been finished beyond tanning other than by individual craftsmen;

  • Figurines, costume jeweiiery, beads, belts, hair pins, buttons, lamp bases and key hoiđers, composed whol1y or in chief part by value of coconut shell;

  • Musical instruments, chimes, combs, fans, coslume jewel1ery, beads, belts, hair pins, wall and table decorations, buttons, lamp bases, and key hoiders, composed whol1y or in chief part by va/ue of mother of pearl, horn, shel1, including tortoiseshell, or coral;

  • Hookahs, nargiles, musical instruments, bel1s, gongs, incense burners, masks, adzes, mattocks, finger and keyhole plates, đoor handles and locks, hinges and latches, samovars, kukris and machetes, composed whol1y or in chief part by value of base metals. No more than their pri-mary shape must be attained by mechanical1y powered tools or machines;

  • Bracelets, nargiles and hookahs, composed whol1y or in chief part by value of glass;

  • Fabrics decorated with crewel (yarn) embroidery, hand-woven semi-finished wall hangings on back strap looms, reverse hand-sewn appliquộ; wal1 hangings and dhurries, composed whol1y or in chief part by weight of woo/ or cotton; and

  • lanterns, composed wholly or in chief part by value of stone.

Giấy chứng nhận sản phẩm phải theo một mẫu cụ thể và được ký xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất xứ. Tờ khai hàng nhập khẩu phải do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu điền để xuất trình Cơ quan Hải quan Canađa. Thông tin thêm về qui định nhập khẩu có thể tìm thấy trên trang web của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA).

7.Một số địa chỉ hữu ích


- Hội chợ Thương mại và Hội nghị Sáng tạo Canađa ở Toronto và Calgary

www.cdncraft.ore

- Hội chợ "The one of a Kind Christmas Canadian Craft Show " ở Toronto

www.oneofakindshow.com

- Hội chợ "The Sa lon des métiers dao du Québec " ở Montreal

www.métiers-d-art.qc.ca

- Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Sở thích Canađa

Canadian Chia anđ Hobby Association

24-1410 40th A ve., NE, Calgary, AB, Canađa T2E 6li

Tel: 403- 291 0559

Fax: 403-291 0675

Email: ccha@cadvisìon.com

Website: www.cdncraft.com

- Hội đồng Thủ công Mỹ nghệ Canađa

Canadian Craft Councí/

345 Lakeshore Ra. W Oakvi/1e, ON, Canađa L6K 1G3

Tel: 905-845 5357

Fax: 905-845 8210

Email: kingfish@spectranet.ca



VI.THỊ TRƯỜNG HÀNG RAU QUẢ, HẠT VÀ GIA VỊ CANAĐA

1.Rau và hoa quả đóng hộp, đông lạnh


    1. Giới thiệu chung

Một thập kỷ trở lại đây, lượng rau quả nhập ngoại vào thị trường Canađa tăng đáng kể. Mối quan tâm đến sức khỏe và đinh dưỡng của người Canađa và chú ý đến ẩm thực dân tộc đã làm cho lượng rau quả các loại đóng hộp, đông lạnh và bảo quản nhập khẩu tăng. Sự gia tăng dân số người gốc ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam cũng là một lý do. Theo Bộ Nông nghiện canađa, những người nhập cư mới này tiêu thụ nhiều hơn 1/3 lượng tiêu thụ bình quân đầu người gốc Canađa hay Mỹ.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Canađa (Statistic Canađa), kim ngạch nhập khẩu trong năm 2000 của Canađa đối với một số nhóm mặt hàng rau quả như sau:



  • Nhóm hàng rau quả đóng hộp và bảo quản có kim ngạch nhập khẩu đạt 518 triệu CAD, nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ (62,6%), Trung Quốc (7,6%), Thái Lan (4,9%). 10 nhà cung cấp hàng đầu nhóm hàng này chiếm 92% tổng kim ngạch nhập khẩu.

  • Nhóm hàng quả và hạt bảo quản tạm thời để chế biến tiếp có kim ngạch nhập khẩu đạt 13 triệu CAD, tăng nhẹ so với mức năm 1999 là 12,5 triệu CAD. Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ (50%), Italia (23%) và Thái Lan (11%).

  • Nhóm hàng rau bảo quản tạm thời được nhập khẩu chủ yếu từ Tây Ban Nha, Hy Lạp, Morocco với kim ngạch đạt 2 1 ,5 triệu CAD.

  • Canađa cũng là một nước xuất khẩu mặt hàng rau quả đông lạnh, chủ yếu là khoai tây rán. Nước nhập khẩu chủ yếu mặt hàng này là Mỹ.

Các nhóm mặt hàng có mức tăng trường nhanh nhất thường tập trung vào yếu tố tiện lợi (như súp ăn ngay, súp rau). Nhu cầu rau đông lạnh đóng hộp tiếp tục tăng cao. Năm 2002, doanh thu đậu (beans, peas) đóng hộp và ngô tăng 1-4% trong khi rau đông lạnh tăng 9% lên 202 triệu CAĐ. Kim ngạch nhập khẩu rau quả đông lạnh tăng 56% trong vòng 5 năm qua, gấp đôi kim ngạch nhập khẩu rau quả đóng hộp và bảo quản.

    1. Chất lượng

Canađa là một trong những nước có hạ tầng quản lý chất lượng phát triển nhất thế giới. Thực phẩm chế biến phải có chất lượng tết, lành tính, phù hợp cho tiêu dùng của con người, được sản xuất và đóng gói trong điều kiện đảm bảo vệ sinh. Nhà xuất khẩu cần lưu ý những yêu cầu bao gồm:

  • Những cấp độ tối thiểu phản ánh thành phần, độ tinh khiết, chất lượng và kích cỡ sản phẩm;

  • Bao gói được mô tả trước, kể cả chủng loại và kích cỡ, mức độ lấp đầy, thành phần và độ chắc của bao bì;

  • Chất lượng sinh học của nước sử dụng trong sản phẩm, chế biến và làm sạch bao bì và thiết bị phải được giám sát;

  • Dán nhãn chính xác.

Tính ổn định về chất lượng và giao hàng theo đúng mô tả của đơn đặt hàng yếu tố quan trọng để duy trì sự đặt hàng. Với bao bì bên ngoài, các kiện là phải được viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp với các thông tin sau:

  • Tên sản phẩm và chủng loại sản phẩm;

  • Trọng lượng kiện theo pounđ hoặc ki/ogram

  • Lượng hàng trong mỗi kiện;

  • Chủng loại mặt hàng;

  • Kích cỡ thùng (box);

  • Nước hay vùng xuất xứ;

  • Tên và địa chỉ nhà sản xuất hay xuất khẩu;

  • Mã vạch;

  • Số lô hàng.

    1. Bao bì

      1. Bao bì cho rau quả đóng hộp và đóng chai

Vật liệu tốt nên được dùng cho hộp (cans) có hàm lượng thiếc cho phép ở Canađa là 250 ppm. Hộp nên có tráng men bên trong hay phủ nhựa. Nếu lớp phủ bị bong do tráng men không tết thì phải hủy ngay sản phẩm. Bao bì nhựa có thể tái chế tương đối phổ biến ở Canađa do có trọng lượng nhẹ, không vỡ và có chi phí vận chuyển thấp. Nếu dùng lọ thì lọ cần có nắp dễ mở. Các loại kích cỡ bao bì phổ biến là 398ml (14fl.oz) và 540ml (18fl.oz) dùng bán rẻ và 281ml (100fl.oz) dùng trong công nghiệp hay ngành thực phẩm ăn uống.

      1. Bao bì cho rau quả đông lạnh

Túi nhựa, thường là loại zip-/ock có cỡ chứa 1kg là loại bao bì phổ biến nhất rau đông lạnh. Loại túi nhựa dùng cho lượng rau khoảng 250g thường được đóng kín, xếp trong hộp chuồn. Quả đông lạnh thường đóng gói trong bao bì 3 lớp (3-piece containers) có khả năng chứa nặng, bằng bìa lượn sóng (foil lined cardboard) có nắp đậy trên đỉnh và dưới tráng kim loại. Tiêu chuẩn cho kích cỡ bao bì loại này (như chiều cao, đường kính...) không giống như loại hộp, tuy nhiên dựa trên trọng lượng. Kích cỡ phổ biến là 250g và 500g.

    1. Kiểm tra hàng hóa

Hàng rau quả nhập khẩu vào Canađa không chịu hạn ngạch hay giấy phép, tuy nhiên bị kiểm tra về:

  • Cấp độ và tiêu chuẩn tối thiểu;

  • Bao bì;

  • Nhãn mác;

  • Yêu cầu an toàn và y tế,

  • Các loại thực phẩm biến đổi đen như ngô, đậu, khoai tây và cà chua phải được kiểm tra đánh giá là an toàn và được BỘ Y tế Canađa chấp thuận mới được chào hàng và bán tại Canađa.

    1. Thuế quan

Mức thuế suất dao động từ 0% đến khoảng 20% tùy thuộc vào hiệp định mậu dịch tự do và thương mại song phương mà Canađa đã ký kết. Để có thông tin về mức thuế cụ thể cần liên hệ với CƠ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA).

    1. Luật và qui định có liên quan

Tùy thuộc từng sản phẩm mà một hay nhiều luật và qui định sau sẽ có liên quan :

  • Đạo luật về Nông sản Canađa;

  • Đạo luật và Qui định về Thực phẩm và Thuốc;

  • Đạo luật và Qui định về Bao gói và Nhãn mác Hàng Tiêu dùng;

  • Đạo luật về Thuế quan.

    1. Hội chợ, triển lãm chuyên ngành

Một số hội chợ, triển lãm chuyên ngành về nhóm hàng này thường được tổ chức hàng năm Ở Canađa như:

  • Triển lãm Thực phẩm và Đồ uống Canađa (Canadian Intemational Food and Beverage Show) được tổ chức hàng năm vào tháng 2;

  • Triển lãm Thực phẩm Loại tết của Canađa (Canadian Fine Foođ Show) được tổ chức vào tháng 4 - 5;

  • Hội chợ và Triển lãm Rau quả (Grocery Showcase) được tổ chức vào tháng 10.

2.Thực phẩm khô, hạt và gia vị

2.1. Rau khô


Các sản phẩm rau khô được tiêu thụ ở Canađa và được đề cập ở đây bao gồm hành, nấm, cà rết, bắp cải, rau thơm... Mặc dù Canađa cũng là nhà sản xuất nông nghiệp chính, tuy nhiên mùa cấy trồng ở Canađa ngấn vì thời tiết khắc nghiệt. Sản xuất rau khô ở Canađa bị hạn chế, thường chỉ tập trung với vài loại và giá thành sản xuất tương đối đắt. Hiện tại Canađa không sản xuất loại rau quả khô theo hình thức no air - or puff-drying. Ngành công nghiệp chế biến súp (song industry) là đối tượng tiêu dùng lớn nhất rau khô ở Canađa, sản xuất chủ yếu các loại súp đóng gói khô. Bên cạnh đó, ngành này cũng sản xuất ra nước sốt (sauees), nước trộn (đressings), và thực phẩm làm sẵn.

Nghành này sử dụng rất nhiều loại rau, đặc biệt là khoai tây, hành, cà chua, cà rốt, đậu, nấm, tỏi, hạt tiêu, cải bắp, súp lơ, tỏi tây, mùi tây, măng tây... Rau sử dụng trong súp đòi hỏi tái hấp thụ nước nhanh. Ngành công nghiệp phục vụ sử dụng rau khô chế biến thực phẩm cho quầy hàng, khách sạn, căng tin, trường học, bệnh viện, quân đội... Ngành này sử dụng rất nhiều súp khô. Các cơ sở chế biến thực phẩm sử dụng khoảng 40 triệu CAD rau khô hàng năm, chủ yếu để chế biến sản phẩm thịt, cá, đồ ăn sẵn khô và đông lạnh như mì, sản phẩm sữa, thực phẩm trẻ em, pizza, nước trộn salad, bánh quy giòn, sand-wich... Các nhà bán lẻ chỉ ưa thích rau đông lạnh, đóng hộp hoặc tươi, nên rau khô chiếm tỷ lệ nhỏ. Nấm khô khá phổ biến ở các quầy hàng của người Trung Quốc, Ấn Độ, ltalia và Việt Nam. Rau khô được bao gói thành những gói hỗn hợp để phục vụ cho ngành thực phẩm chế biến. Thị trường rau khô bao gói ở Canađa tương đối nhỏ.

Do không có ngành công nghiệp rau khô mạnh ở Canađa, nên nguồn nhập khẩu là quan trọng để thỏa mãn nhu cầu trong nước. Giá cả, chất lượng và độ tin cậy là những yếu tố chính thu hút nhà nhập khẩu Canađa. Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này vào Canađa khoảng 115 triệu CAD. 10 nước cung cấp hàng đầu chiếm 90% thị phần. Mỹ là nhà cung cấp lớn nhất (74 triệu CAD), kế đến là Trung Quốc (11 triệu CAD). Thị phần của ấn Độ, Jamica, Costa Rica cũng bắt đầu tăng. Năm 2002, Canađa nhập khẩu 4,7 triệu CAD nấm khô và nấm truýp (chủ yếu từ Trung Quốc), 17 triệu CAD khoai lang, 8,3 triệu CAD các loại rau củ và thân củ và 51,6 triệu CAD các loại rau khô và hỗn hợp khác, chủ yếu từ Mỹ, Trung Quốc và Chi Lê.

2.2.Quả khô và hạt ăn được

Nhập khẩu loại này thường qua mối quan hệ buôn bán đã được thiết lập từ lâu vì người tiêu dùng Canađa sử dụng loại thực phẩm này đã nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên do thói quen ăn vì sức khỏe ngày càng phổ biến ở Canađa nên một số loại hoa quả nhiệt đới như xoài, chuối khô, đu đủ và các loại hạt cũng đã có chỗ đứng vững trên thị trường. Những bữa ăn nhẹ và ăn trưa ở công sở hay trường học thường có vài loại hoa quả hay hạt ăn được có thể tươi hoặc khô. Hoa quả khô cũng được đùng sản xuất nhiều loại kẹo cho trẻ em.

Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu chủng loại hàng này vào Canađa là 925,7 triệu CAD. 10 nước cung cấp hàng đầu chiếm 86% thị phần. Mỹ và Costa Rica là hai nước cung cấp lớn nhất, chiếm tương ứng 33% và 10% thị phần. Ecuador, Mê-hi-cô và Colombia đang gia tăng xuất khẩu vào Canađa. Năm 2002, Canađa nhập khẩu 23 1 triệu CAD chuối (chủ yếu từ Ecuador và Colombia), 7,7 triệu CAD chà là, 8 triệu CAD quả vả, 59 triệu CAD dứa, 24 triệu CAD quả bơ, 36 triệu CAD ổi, xoài, 39 triệu CAD chanh, 9,7 triệu CAD táo khô...

Kim ngạch nhập khẩu các loại hạt ăn được năm 2002 là 250 triệu CAD, tăng 43% so với năm trước đó. Mỹ, ấn Độ, Trung Quốc là những nhà cung cấp chính. Việt Nam cũng bắt đầu giành được thị phần Ở loại hàng này. Năm 2002, Canađa nhập khẩu 2,5 triệu CAD dừa chưa sấy khô, 46 triệu CAD hạt điều, 5,5 triệu CAD quả óc chó nguyên vỏ và 23 triệu CAD quả óc chó bóc vỏ, 19,6 triệu CAD quả hồ trăn...

Trong vài năm qua, riêng mặt hàng hạt điều của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu vào Canađa tăng trưởng khá mạnh. Năm 2004, Việt Nam xuất khẩu được 21 triệu USD trên tổng kim ngạch nhập khẩu của Canađa la là 51,6 triệu USD, xếp vị trí thứ nhất mặt hàng này. Hạt điều của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu ở dạng đã bóc vỏ.

2.3.Quả họ đậu (legumes)

Tiêu dùng quả họ đậu Ở Canađa ngày càng tăng. Đây là nhóm mặt hàng có độ đạm cao, mức cho/esterol thấp và ngày càng được chấp nhận trong các bữa ăn của người Canađa. Tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố miễn cưỡng tiêu dùng do nhận thức sai như quá rẻ để đãi khách, ăn đầy bụng... nên công tác tiếp thị đối với mặt hàng này cần có thông tin về yếu tố "y tế". Trong năm 2002, nhóm hàng này có tốc độ tăng trường nhập khẩu cao là 32,6%, đạt 72,8 triệu CAD, nhưng các năm tiếp theo có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2003, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 56,9 triệu CAD và năm 2004 đạt 46,6 triệu CAD.

2.4.Gia vị, rau thơm và chiết xuất gia vị

Sản xuất thương mại của Canađa đối với nhiều loại gia vị tương đối hạn chế. Có hai loại chiết xuất gia vị cơ bản là tinh dầu (essentia/ om và dầu thực vật (oleoresins). Cả hai loại được sản xuất theo nhu cầu cụ thể như nhu cầu về tính hòa tan, hương vị, màu sắc và mùi thơm... Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu gia vị của Canađa ở mức khoảng 85,9 triệu CAD. ân Độ và Mỹ là những nhà cung cấp chính, chiếm khoảng 21% và 16% thị phần. Năm 2002, Canađa nhập khẩu 4,2 triệu CAD hạt tiêu, 1,2 triệu CAD hạt thì là, 767 ngàn CAD nghệ củ, 1,7 triệu CAD hạt nhục đậu khấu, 2 triệu CAD đậu vâm, 3,4 triệu CAD quế, 6 triệu CAD gừng... Cũng như mặt hàng hạt điều, mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường Canađa rất nhanh, hiện chiếm 30% thị phần và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu số 1 mặt hàng hạt tiêu đen vào Canađa với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,7 triệu USD trên tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Canađa là 12,1 triệu USĐ .


3.Rau và hoa quả tươi


Bình quân mỗi người Canađa tiêu đùng 77kg rau tươi mỗi năm. Gần 112 số lượng này là khoai tây, rau diếp, cà rết, hành và cà chua. Những loại rau mới cũng liên tục được đưa vào chế độ ăn của người Canađa. Ví dụ: mỗi năm một người Canađa tiêu dùng 500gam cải Trung Quốc. Tiêu thụ hoa quả tươi cũng tương đối cao, với ít nhất 40% người Canađa ăn một lượng tối thiểu hoa quả tươi mỗi tuần so với 28% ở người Mỹ. Chuối, táo, cam là những loại hoa quả chính. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều loại hoa quả nhiệt đới được tiêu dùng. Ví dụ mức tiêu thụ dứa tăng gấp 3 lần trong vòng 10 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, nhu cầu về thực phẩm tiện dụng cũng tăng nên nhà nhập khẩu hiện nay không chỉ nhập khẩu đồ tươi cho thị trường mà còn cung cấp cho các nhà chế biến thực phẩm.

Theo Hiệp hội Marketing Rau quả Canađa (CPMA), cứ 4 CAD rau quả tươi thì có 3 CAD là nhập khẩu. Tuy nhiên về mùa hè và mùa thu, các nhà sản xuất Canađa cung cấp tới 65-75% cho nhu cầu thị trường. Mùa thu hoạch của Canađa từ tháng 7 đến tháng 10. Thời kỳ nhập khẩu chính là từ tháng 1 1 đến tháng 6.

Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu hoa quả tươi của Canađa là 2,6 tỷ CAD. Các nước xuất khẩu chính vào Canađa là: Mỹ (1,4 tỷ CAD), Chi Lê (238 triệu CAD), Mê-hi-cô (144 triệu CAD) tiếp theo là các nước Costa Rica (135 CAD), Nam Phi (70 triệu CAD), Co/ômbia (66 triệu CAD), Guatemala (59 triệu CAD), Ecuado (53 triệu CAD), Trung Quốc (52 triệu CAĐ) và Morocco (39 triệu CAD).

Kim ngạch nhập khẩu rau tươi năm 2004 của Canađa là 1,8 tỷ CAD. Các nước xuất khẩu chính là Mỹ (1,362 tỷ CAD), Mê-hi-cô (253 triệu CAD) và Trung Quốc (41 triệu CAD). Nguồn nhập khẩu từ Hà Lan, Peru, Tây Ban Nha, Israel cũng đang gia tăng. Một số mặt hàng rau quả tươi nhập khẩu chính vào Canađa bao gồm:



  • Măng tây: được nhập khẩu quanh năm, kim ngạch nhập khẩu năm 2004 là 55 triệu CAD. Mỹ, Mê-hi-cô và Pêru là những nước cung cấp chính. Quả bơ. nhu cầu Ở Canađa là quanh năm, mức nhập khẩu tương đối ổn định, thấp nhất từ tháng 5 đến tháng 7. Mặt hàng này thường được vận chuyển đến Canađa bằng thùng chuồn hay thùng gỗ chứa 1 hoặc 2 khay, trong điều kiện đã chín và chắc. Khay nhựa đóng khuôn được dùng để giữ cho quả không bị va đập, hỏng. Mỗi hộp chứa 24, 28, 32, 36 hay 40 quả có trọng lượng 1 1 - 1 3 kg. Nà m 2004, kim ngạch nhập khẩu loại quả này của Canađa đạt 30 triệu CAD.

  • Dâu: là những mặt hàng để bị thối hỏng. Mê-hi-cô, Costa Rica, Chi Lê, Guatemala là những nước cung cấp chính. Kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng này vào Canađa năm 2004 là 500 triệu CAD.

  • Sắn: kim ngạch nhập khẩu tăng lên 1,4 triệu CAD trong năm 2004 với các nguồn cung cấp chính từ Costa Rica và Philippines.

  • Quả họ cam quýt (Citrus fruits): nhu cầu tiêu dùng ở Canađa là quanh năm với kim ngạch nhập khẩu năm 2004 là 368 triệu CAD. Các loại quả phổ biến là cam, quýt, chanh. . .

  • Tỏi: Canađa nhập tỏi quanh năm, chủ yếu tỏi trắng. Mặt hàng này được vận chuyển trong thùng chuồn hoặc thùng gỗ trọng lượng khoảng 10 kg. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu tỏi vào Canađa là 14,6 triệu CAD, với khoảng 38% số tượng được mua từ Phillippines.

  • Ổi: năm 2004 Canađa nhập khoảng 47 triệu CAD, chủ yếu từ Mê-hi-cô, Braxin, Pêru và Phillipines.

  • Xoài: nhu cầu của Canađa đang tăng trong những năm gần đây. Thời điểm cung cao điểm từ Florida (Mỹ) và Mê-hi-cô là từ tháng 5 đến tháng 8. Mức cung bị giảm từ tháng 11 đến tháng 3.

  • Dưa: nhu cầu dưa đỏ và dưa ngọt có quanh năm, dưa hấu phổ biến vào mùa hè. Nhập khẩu dưa đỏ cao điểm từ tháng 4 đến tháng 8 và thấp từ tháng 11 đến tháng 2. Kim ngạch nhập khẩu các loại dưa năm 2004 của Canađa là 70 triệu CAD. Mặt hàng này thường được vận chuyển bằng đường hàng không.

  • Ớt: ớt ngọt được sản xuất thương mại ở Canađa. Loại ớt California Wonder là loại được ưa chuộng ở Canađa. ớt cay cũng được sản xuất thương mại nhưng với quy mô rất nhỏ. Nhu cầu ớt cay và ớt ngọt ở Canađa có quanh năm và kim ngạch nhập khẩu tăng từ 170 triệu CAD năm 2003 tên 184 triệu năm 2004. Thời điểm thích hợp nhất để xuất khẩu ớt ngọt sang Canađa là vào mùa đông từ tháng 11 dấn tháng 2 năm sau. ớt cay được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Mê-hi-cô và Hà Lan.

  • Dứa: kim ngạch nhập khẩu tăng từ 72 triệu CAD năm 2003 lên 85 triệu CAD năm 2004 (kim ngạch nhập khẩu năm 2000 là 39 triệu CAD). Nguồn cung chủ yếu là từ Costa Rích, Mỹ và Ecuado. Nhu cầu về mặt hàng này ở Canađa có quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 6. Nguồn cung giảm trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là cơ hội tết đối với các nhà xuất khẩu mới thâm nhập thị trường.

Bên cạnh các mặt hàng nêu trên còn có các mặt hàng khác như mướp tây, đu đủ, đậu, plaintain (một loại quả giống như chuối), khoai lang, chuối đỏ, chôm chôm... cũng được tiêu thụ nhiều tại Canađa.
Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương