CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI


II.THỊ TRƯỜNG HÀNG GIÀY DÉP CANAĐA



tải về 0.92 Mb.
trang12/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

II.THỊ TRƯỜNG HÀNG GIÀY DÉP CANAĐA

1.Giới thiệu chung


Thị trường giày dép Canađa không ổn định trong 10 năm qua, mức tiêu thụ dao động trong khoảng 1,4 tỷ CAD năm 1992, 1,74 tỷ CAD năm 1998 và 2,0 tỷ CAD trong năm 2004. Hiện tại, Canađa có 243 nhà sản xuất giầy dép trong đó các công ty lớn nằm chủ yếu tại Ontario, Québec. Mặt hàng được sản xuất chủ yếu tại Canađa là giày đa, giày giả đa và ủng mùa đông. Các công ty lớn gồm Acton International Inc, (Québec), Baffin Inc (Ontario), Brown Shoes Company of Canađa Lia (Ontario), Chaussures Regenl (Québec), STC Footwear Inc (Ontario), Genefoot Inc (Québec).

Canađa phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu nội địa. Năm 2003, Canađa nhập khẩu 1,55 tỷ CAD giá trị giày dép. Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, ltalia, việt Nam, Braxin, Mỹ, Indonesia, Tây Ban Nha, Rumani, Thái Lan. SỐ lượng nhập khẩu theo từng loại trong năm 2003 như sau:



  • Giầy da (là loại có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất): 838 triệu CAD.

  • Giầy nhựa /cao su: 357 triệu CAD.

  • Giầy mũi vải: 137 triệu CAD.

  • Giầy nhựa 1 cao su không thấm nước: 7,6 triệu CAD.

Mặt hàng giầy dép tại Canađa chịu sự điều chỉnh của các tiêu chuẩn ban hành bởi Cục Tiêu chuẩn Quốc tế Canađa (CSA Intemational), Ban Tiêu chuẩn Chung Canađa, Đạo luật và các Quy đinh về Bao gói và Nhãn mác Hàng Tiêu dùng, Luật Hải quan... Riêng Québec có qui định riêng về nhãn mác bằng tiếng Pháp.

Dân số Canađa đa dạng về sắc tộc nên có tác động đáng kể đến ngành dép bằng nhiều cách. Mặc dù một số người Canađa có đủ khả năng tài chính cho những đôi giày dép tết nhất, sản xuất từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, tuy nhiên đại đa số dân số mua giày dép giá thấp. Nhân tố mùa vụ hay khí hậu luôn được cân nhắc đến trong lĩnh vực kinh doanh giày dép ở Canađa, đặc biệt là ở những vùng dân cư chính (ở biên giới phía Nam giáp với Mỹ) có khí hậu mùa đông lạnh và đầy tuyết, mùa hè nóng, mùa xuân và thu nhiều mưa. Sự đa dạng về khí hậu ở Canađa kích thích sức mua giày. Mùa xuân (tháng 2-4) nảy sinh nhu cầu giày mất (đress shoes) (do có Lễ hội Phục sinh) và bắt đầu thời điểm kinh doanh sandal. Mùa hè (tháng 5-7) là mùa sandal. Cuối mùa hè và đầu mùa thu (tháng 8-9) khởi động mùa 'Đến trường: Back-to-School. Kinh doanh cuối thu (tháng 10- 12) bị chi phối bởi nhu cầu ủng mùa đông không thấm nước. Dịp Giáng sinh/năm mới là thời điểm tốt để bán các loại giày mốt và giày lễ hội.


2.Nhà nhập khẩu


Việc tìm kiếm nhà nhập khẩu Canađa đòi hỏi sự kiên trì và cam kết nghiêm túc về thời gian, nỗ lực và chi phí. Nhà xuất khẩu nên lưu ý các điểm sau:

  • Đăng quảng cáo trên các ấn phẩm xúc tiến thương mại;

  • Thiết lập kênh thông tin dễ tìm kiếm trên mạng Intemet;

  • Liên hệ với cơ quan thương vụ của hai nước;

  • Tận dụng các công ty thương mại và đại lý;

  • Tham dự hội chợ thương mại lớn của Canađa và quốc tế.

3.Một số đặc điểm thị trường chính


3.1. Tính cạnh tranh

Nhà xuất khẩu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường giày dép Canađa, phải đưa ra được sản phẩm mới hoàn toàn hoặc phải đảm bảo rằng mình là nhà cung cấp các mặt hàng hấp dẫn hơn về kiểu dáng, chất lượng, giá cả hay dịch vụ. Chiến lược tiếp thị cần tính đến:



  • Giao hàng đúng hạn, đúng qui cách đã thỏa thuận;

  • Bảo đảm chất lượng cao Ở mức giá phải chăng;

  • Có phương tiện lưu kho và làm hàng thích hợp;

  • Vật liệu bao gói phù hợp cho vận chuyển quốc tế;

  • Khuyến mại, đặc biệt trong trường hợp bán sản phẩm mới;

  • Có kiến thức về thanh toán quốc tế,

  • Đảm bảo cung cấp hàng liên tục;

  • Trả lời thư từ giao dịch nhanh chóng.

    1. Tính phù hợp

Kích cỡ giày dép Canađa dựa trên khung kích cỡ của Mỹ. Kích cỡ theo tiêu chuẩn Châu âu hoàn toàn không tương thích với Canađa. Ví dụ, giày của nam giới có 9 là một trong những cỡ phổ biến nhất ở Canađa nhưng cỡ giày nam giới của Canađa không trùng khớp với cô giày ở Châu âu. Hai hệ thống cũng khác nhau về tiêu chuẩn độ rộng hay bề ngang, của Châu âu thường rộng hơn. Nhà xuất khẩu nên kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm của mình với chân người Canađa, từ đó có sự chuyển đổi kích cỡ cho phù hợp. Việc này cũng giúp cho nhà xuất khẩu đánh giá được rằng thiết bị hiện tại của mình có đáp ứng được nhu cầu tiềm năng của khách hàng Canađa hay không.

4.Chất lượng sản phẩm


Độ bền và hình dáng bên ngoài là hai yếu tố xác đình chất lượng giày dép ở Canađa. Tất cả các bộ phận nên được thử nghiệm về độ mài mòn, độ cứng, độ dính, độ mềm dẻo, độ mất màu, và khả năng chống lại điều kiện khí hậu. Ví dụ, đế ủng mùa đông nên duy trì được độ mềm dẻo Ở nhiệt độ âm 40oC.

Khách hàng Canađa sẽ từ chối những loại giày dép kém phẩm chất mà dễ nhìn thấy từ bên ngoài. Hầu hết những bất đồng giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu nảy sinh từ chất lượng sản phẩm.

Canađa duy trì tiêu chuẩn riêng cho giày dép sử dụng trong công nghiệp. Những tiêu chuẩn này khác với hệ tiêu chuẩn quốc gia, do vậy không thể hiểu rằng giày dép được thị trường khác chấp nhận về độ an toàn thì cũng sẽ được chấp nhận ở Canađa. Để được chấp nhận, một kiểu dáng phải được thử nghiệm và thông qua bởi Hiệp hội Tiêu chuẩn Canađa (CSA) và nơi sản xuất phải được đại điện của CSA tham quan và đồng ý.

5.Giá cả


Giá cả là yếu tố quan trọng khi thâm nhập thị trường Canađa. Giá chào hàng nên là giá F.O.B vì nhà nhập khẩu thường muốn tự mình trang trải chi phí bảo hiểm và vận chuyển. Hình thức thanh toán thường là CAD hoặc bằng thư tín dụng L/C. Nhà nhập khẩu thường yêu cầu có một bên bảo lãnh trong hợp đồng để đề phòng trường hợp hàng có lỗi về chất lượng. Giá bán lẻ giày da ở Canađa xấp xỉ bằng 5 lần giá F.O.B tính theo USD. Mức thuế nhập khẩu dao động từ 0% đến 20%.

7.Nhãn hiệu giày dép


Những nhãn hiệu giày dép phổ biến như Ni ke, Reebok, hay Adidas độc chiếm phân đoạn thị trường giày thể thao ở Canađa. Nhãn hiệu Timberland có vị trí mạnh trong chủng loại giày dép ngoài trời (outdoor fuotwear), kế đến là Kodiak và Terra là nhãn hiệu giày dép sử dụng trong lao động. Sorel và Kamik là nhãn hiệu giày chống thấm nước của Canađa. Nếu nhà cung cấp kết hợp với những nhà nhập khẩu có tên tuổi, họ có thể thu lợi từ vòng quay sản xuất dài, giá mua cao, được tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm trên toàn thế giới, được bảo đảm về nguyên phụ liệu, trở thành một phần của mạng lưới các nhà sản xuất quốc tế và quan trọng hơn là nâng cao được sản phẩm của chính mình trên thị trường nội địa.

8.Bao bì


Yêu cầu về bao gói và nhãn mác hàng giày dép nhập khẩu vào Canađa rất chặt chẽ. Những lỗi về nhãn mác phải được sửa đổi trước khi hàng được đưa vào Canađa. Tất cả ngôn ngữ trên hộp đựng giày đều cần ghi bàng tiếng Anh và tiếng Pháp và ngôn ngữ gốc. Nhãn cũng phải được đánh dấu, dán, đóng đấu hay đóng nhãn trên giày ở vị trí dễ thấy, không bị che lấp bởi những thứ đi kèm. Chi tiết cần tham khảo người mua trước khi xuất khẩu.

9.Kênh phân phối


Có rất ít các nhà bán lẻ quy mô lớn ở Canađa. Các nhà bán lẻ này thường sau vài năm lại ‘định vị lại’ và do đó phải tìm kiếm nguồn cung mới. ‘Định vị lại’ có thể có nghĩa là thay đổi giá, chuyển từ nhãn hiệu tư nhân sang nhãn hiệu nổi tiếng hay loại bỏ những chủng loại không còn phù hợp. Người mua thường đòi hỏi đơn đặt hàng nhỏ và bổ sung hàng hóa một cách tự động trong suốt mùa. Nếu không có nhà bán buôn hay đối tượng trung gian thì khó có đối tượng nào sẵn sàng và có thể ôm hàng tồn. Có 3 kênh phân phối giày dép chính ở Canađa bao gồm:

Từ nhà sản xuất trực tiếp đến người bán lẻ:

Đây là cách đỡ tốn kém nhất đối với người bán lẻ Canađa, tuy nhiên khó duy trì, ngoại trừ trường hợp kinh doanh số lượng nhiều, hàng cao cấp và nguồn cung từ cơ sở xuất khẩu có qui mô nhỏ. Người mua cố gắng thiết lập khu vực đặc quyền hàng nhập khẩu của họ, điều này loại bỏ cạnh tranh tốn kém và sự mâu thuẫn. Tuy nhiên, sự đặc quyền cũng có thể đưa đến một mối quan hệ kính doanh trì trệ, không vì lợi ích của nhà xuất khẩu. Lựa chọn sai khách hàng đặc quyền có thể gây tốn kém, mất thời gian và quan trọng hơn là mất thị phần.



Thông qua văn phòng đại diện:

Một số nhà xuất khẩu thâm nhập thị trường Canađa bằng cách thiết lập văn phòng đại diện. Những nhà xuất khẩu có chiến lược dài hạn, có đủ năng lực tài chính và sự kiên nhẫn mới có thể cân nhắc phương thức này. Mặc dù người tiêu dùng ưa thích phương thức đặt hàng qua bưu điện, mua hàng qua cata-logue, qua mạng Intemet, nhưng đây vẫn không phải là những kênh phân phối phổ biến về giày dép ở Canađa.


9.Một số địa chỉ hữu ích


  • Thông tin thị trường giày dép Toronto

Toronto Fashion Footwear Market

Tel: 416-444 0005

Fax: 416-391 2928


  • Hiệp hội các Nhà Nhập khẩu Giày dép Canađa

Canadian Association of Footwear Importers

www.imnorters.ca

Cung cấp thông tin về các sự kiện thương mại trong lĩnh vực giày dép.



  • Tạp chí Giày dép Canađa

Canadian Footwear Joumal

Tel: 514-744 5858

Fax: 514-744 6377

Email: footwear@total.net



II.THỊ TRƯỜNG HÀNG THỦY SẢN CANAĐA

1.Giới thiệu chung


Đất nước Canađa được bao bọc bởi 3 vùng đại dương: Thái Bình Đương, Đại Tây Dương và Đại Dương Bắc Cực, đồng thời Canađa cũng là lãnh thổ của những hồ lớn. Điều này làm cho Canađa trở thành quốc gia có ngành hàng hải phát triển. Ngành thủy sản Canađa bao trùm trên 3 khu vực rộng:

  • Vùng Đại Tây Dương: chiếm 82% tổng khu vực thủy sản của Canađa. Mặt hàng có giá trị cao nhất là tôm hùm, cua, tôm và cá tuyết.

  • Vùng Thái Bình Dương: chiếm 14% tổng diện tích khai thác thủy sản, chủ yếu khai thác mặt hàng cá trúng, cá đá, tôm, cá bơn và cá hồi.

  • Vùng nước ngọt: chiếm khoảng 4% tổng diện tích thủy sản Canađa, là nơi cư ngụ của cá chó đen, cá rô vàng, cá xám bạc, cá chó miền Bắc và cá hồi. Canađa là một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới về cá hồi nuôi, chủ yếu được nuôi tại bang Bristish Columbia và New Brunswick.

Canađa xuất khẩu khoảng 85% hàng thủy sản tới 80 quốc gia trên thế giới. Mặc dù là nước xuất khẩu thủy sản ròng, nhưng ngành thủy sản Canađa vẫn không thể đáp ứng nổi nhu cầu trong nước. Theo một báo cáo về nghiên cứu thị trường, 30% người Canađa là những người ưa thích thủy sản, 20% không thích thủy sản và 50% còn lại ăn thủy sản không thường xuyên. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Canađa cũng muốn đùng nhiều gia vị, khẩu phần ăn ít chất béo hơn và tiện dụng hơn. Các công ty Canađa đáp ứng sự thay đổi này bằng cách đưa ra những khẩu phần ăn chứa salad hỗn hợp (chanh, hạt tiêu, và gia vị khô ) và nhiều vị cá mới, dinh dường hơn và tiện sử đụng hơn.

Ngày càng nhiều các loại thủy sản sống xuất hiện trong các nhà hàng, quầy thực phẩm Ở Canađa, thông thường nhất là các loại cá bơn, cá mú, cá chỉ vàng mầu đỏ, cá tilapia và cá kiếm. Một trong những nguyên nhân chính về sự phổ biến thủy sản là người tiêu dùng Canađa quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, anh đường và văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác như người Canađa gốc Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Theo đánh giá của tạp chí Thực phẩm ở Canađa thì giá trị dinh dưỡng của hải sản sẽ định hướng nhu cầu tiêu dùng trong 5 năm tới. Người tiêu đùng ngày càng nhận thấy rằng hải sản có lợi cho sức khỏe do có chứa hàm lượng ô-mê-ga 3, glucosamine, chất kitin và kitosa. Rất nhiều sản phẩm sử dụng các chất chiết suất từ hải sản để điều trị các loại bệnh phổ biến như loãng xương, huyết áp cao, bệnh về não...


2.Đặc điểm cạnh tranh của thị trường


Canađa được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu thủy sản cao trên bình quân đầu người. Các nhà xuất khẩu từ khắp nơi trên thế giới đều có mặt ở đây, cạnh tranh mạnh mẽ và liên tục nhằm giành giật một phần thị trường hấp dẫn này. Do lượng cung cao nên Canađa không bị thiếu sản phẩm thủy sản tiêu đùng. Để thâm nhập thị trường Canađa, nhà xuất khẩu phải đưa ra được một sản phẩm mới hoàn toàn hoặc loại bỏ một nhà cung cấp hiện tại bằng cách đưa ra một bản chào hàng mới hấp dẫn hơn về chất lượng, dịch vụ, giá, bao gói và nhãn mác. Để khai thác thị trường Canađa thành công, cần có một chiến lược tiếp thị có tổ chức, ưu tiên đến các việc sau:

    • Cung ứng nhanh mẫu hàng;

    • Trả lời trong ngày (bằng email, fax, hay điện thoại) bất kỳ giao địch nào;

    • Giao hàng đúng hạn, việc trì hoãn chỉ được chấp nhận nếu có giao ước trước;

    • Giao hàng đúng theo hợp đồng, bất kỳ sự thay đổi nào đều phải có thỏa thuận từ trước;

    • Cung cấp hàng đều đặn;

    • Duy trì chất lượng cao, đáp ứng đúng mức hoặc cao hơn qui định của Canađa, giá cả cạnh tranh;

    • Vật liệu bao gói thích hợp cho vận chuyển quốc tế;

    • Qui trình làm hàng và lưu kho đúng cách;

    • Khuyến mại, đặc biệt đối với sản phẩm mới;

    • Người đại diện liên lạc với bên mua hàng cần thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, tùy thuộc đối tượng giao dịch ưa thích sử dụng ngôn ngữ nào.

3.Nhà nhập khẩu


Thâm nhập thị trường mới có thể rất khó khăn, tuy nhiên nhà xuất khẩu luôn có ít nhất một cơ hội tạo ấn tượng với nhà nhập khẩu. Những thông tin ban đầu về công ty của nhà xuất khẩu kể cả hình ảnh, giá cả, quy cách phẩm chất hàng hóa là rất quan trọng. Nhà xuất khẩu có thể sử dụng các công cụ sau để tiếp cận với người mua Canađa:

  • Tham gia hội chợ thương mại (đặc biệt là các hội chợ thương mại quốc tế) ở nước xuất khẩu hoặc khu vực phụ cận, nơi các nhà nhập khẩu thường lui tới. Không nên cố gắng bán hàng tại hội chợ, thay vào đó là thiết lập các buổi gặp gỡ với nhà nhập khẩu tiềm năng.

  • Tham vấn cơ quan đại diện thương mại tại Canađa.

  • Đón bắt các chuyến thăm cá nhân của nhà nhập khẩu tại nước mình.

  • Nắm bắt danh mục các nhà nhập khẩu đang có quan hệ làm ăn với nước mình, liên hệ với họ và chào hàng.

  • Nhà xuất khẩu nên thiết lập website và kết nối với một công cụ tìm kiếm thông dụng trên Intemet. Điều này không chỉ tạo lòng tin cho nhà xuất khẩu về doanh nghiệp của mình mà còn tạo thuận lợi cho quá trình liên lạc.

  • Sử dụng kênh các công ty hay đại lý thương mại Ở Canađa.

Hầu hết các nhà nhập khẩu hay đại lý của họ đều muốn đến tận cơ sở sản xuất; kinh doanh của nhà xuất khẩu để đánh giá thực tế năng lực của nhà cung cấp, chất lượng của phương tiện sản xuất để từ đó xét xem có thể thiết lập mối quan hệ thương mại lâu dài được hay không. Nhà cung cấp cần giữ mối liên lạc tết với người mua trong suất quá trình bán hàng và sau bán hàng. Thực tế cho thấy, nhiều nhà cung cấp thường băn khoăn rằng đơn đặt hàng từ nhà nhập khẩu Canađa thường nhỏ, không thực tế xét về quy mô thị trường Canađa. Tuy nhiên nhà xuất khẩu cần ghi nhớ rằng thí trường Canađa chỉ bằng 10% thị trường Mỹ và do đó họ cần sẵn sằng phục vụ các đơn đặt hàng nhỏ.

Thông thường nhà nhập khẩu Canađa đòi hỏi nhà xuất khẩu phải cung cấp mẫu hàng, kèm theo giấy chứng nhận phân tích của một cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu. Thủy sản vào Canađa được đánh giá về mặt an toàn, bổ dưỡng, thành phần, bao gói và nhãn mác. Hải sản nhập khẩu thông thường bị tạm giữ cho đến khi có sự chấp thuận cho phép nhập khẩu từ Cục Kiểm tra Thực phẩm Canađa (CFIA). Khi mẫu hàng đã được thỏa mãn, một đơn đặt hàng thử sẽ được tiến hành. Nhà nhập khẩu cũng thường tư vấn cho nhà xuất khẩu về những mặt hàng bán chạy nhất ở Canađa và điều kiện nhập khẩu hàng vào Canađa. Nhãn hàng hóa cá biệt là văn hóa kinh doanh thường thấy ở Canađa, do vậy trong cùng một khu vực, nhà xuất khẩu có thể là nhà cung cấp của nhiều nhà nhập khẩu.



Giá chào bán cho đối tác nhập khẩu thủy sản ở Canađa thường là giá F.O.B, bao gồm cả chi phí bao gói, tuy nhiên cũng có thể là giá C.l.F ở một cảng chỉ định. Phương thức thanh toán thường là CAD hoặc thư tín đụng giáp lưng không hủy ngang. Tín dụng thư thường qui định rõ: hàng hóa phải được kiểm tra kỹ ở nước xuất khẩu bởi nhà nhập khẩu hoặc đại lý của họ trước khi vận chuyển. Nhà nhập khẩu cũng thường đòi hỏi một khoản bảo lãnh đối với những khuyết tật chất lượng ẩn. Toàn bộ giá trị chuyến hàng sẽ chưa được thanh toán cho đến khi hàng hóa được hoàn tất kiểm tra chất lượng ở Canađa. Khi đã có mối quan hệ tết, hình thức thanh toán bằng mở tài khoản cũng có thể được sử dụng. Với hàng thủy sản tươi sống, nhà xuất khẩu nên cung cấp cho khách hàng Canađa thông tín về cách chuẩn bị và/hoặc làm sản phẩm đó.

4.Chất lượng hàng hóa


Hàng hải sản nhập khẩu vào Canađa phải vượt qua các khâu:

  • Phân tích tiêu chuẩn: việc kiểm tra về bao gói, nhãn mác và bản thân sản phẩm có tuân thủ các yêu cầu của Canađa về mã vạch, bao gói, nhãn mác, trọng lượng tịnh, khuyết tật sản xuất hay không?

  • Phân tích chuyên biệt: phân tích về mặt hóa chất và vi sinh học để thẩm định tính an toàn và cấu thành của sản phẩm. Kiểm tra về vật lý và giác quan để xác định tính tương thích tiêu chuẩn về mùi, sự phân hủy, sự xuất hiện của chất lạ, các thành phần không mong muốn...

Nguyên nhân chính khiến hàng hóa bị lưu giữ là do hàng nhập khẩu bao gói kém hoặc nhãn mác không đúng yêu cầu. Điều này có thể làm cho việc giao hàng bị chậm trễ, trường hợp xấu thì hàng hóa có thể bị hủy bỏ hoặc phải di dời khỏi Canađa. Tất cả các chuyến hàng bị lấy mẫu và kiểm tra đều bị giữ lại và chỉ được giải phóng khi chúng đáp ứng Qui định Kiểm tra Cá và các yêu cầu khác của Chính quyền Liên bang.

5.An ninh và an toàn thực phẩm


Cục Kiểm tra Thực phẩm Canađa (CFIA) áp dụng hệ thống HACCP để kiểm soát dư lượng chất độc hại trên thực phẩm nhập khẩu. CFIA khuyến cáo các nhà xuất khẩu cần lưu ý các điểm sau:

  • Rà soát thủ tục của công ty, thủ tục kinh doanh, cơ sở vật chất, qui trình chế biến, vận chuyển và phân phối. Từ đó xác định danh mục các khu vực dễ nhạy cảm với tấn công khủng bố để có biện pháp kiểm soát riêng cho một khu vực này.

  • Có qui trình thủ tục đảm bảo tính thống nhất và cấu thành của nguyên liệu thô và vật liệu bao bì tại mỗi cơ sở sản xuất.

  • Xây dựng thủ tục đảm bảo tính thống nhất và an toàn của thiết bị sản xuất, nước sử dụng cho quá trình sản xuất.

  • Xây dựng kế hoạch hành động đối với ềnh huống khẩn cấp.

  • Đảm bảo rằng mọi hóa chất độc hại và côn trùng không có trong quá trình chế biến và làm hàng thực phẩm, đồng thời chúng được liệt kê trong bản an toàn thực phẩm ở mỗi nơi.

Những nhà cung cấp có quá trình tuân thủ tết qui định của CFIA sẽ được CFIA liệt kê vào danh sách A (List A). Những nhà cung cấp này ít bị kiểm tra thường xuyên hơn, do đó đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn. Nếu không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của CFIA, nhà cung cấp sẽ bị loại khỏi danh sách A và bị đưa vào Danh mục Cảnh báo Nhập khẩu (Import Alert List). Mọi chuyến hàng của các nhà cung cấp thuộc danh mục này đều bị kiểm tra.

Thời gian gần đây, một công ty Canađa đã áp dụng phương pháp tiệt trùng trên cua và tôm, qui trình này giúp bảo quản được chất lượng thủy sản và tăng thời gian lưu trữ từ vài ngày đến 3 tháng. Việc này cho phép người bán lẻ có thể tích trứ cua và tôm trong những thời kỳ cầu cao như dịp lễ, tết mà không áng phí hay hư hỏng.


6.Chứng từ


Nhà nhập khẩu phải lưu giữ văn bản của tất cả các đợt thu hồi và khiếu nại về thực phẩm, cũng như giấy tờ và bằng chứng về quá trình chế biến hợp lý hải sản đóng hộp và ăn liền. Những giấy tờ này cho mỗi sản phẩm phải được gửi trước hoặc đi kèm với chuyến hàng đầu tiên từ nhà cung cấp và bản sao các loại giấy tờ này cũng phải được nhà nhập khẩu lưu giữ tại Canađa để Cục kiểm tra thực phẩm (CFIA) kiểm tra sau đó. Giấy tờ phải minh chứng được các qui trình và việc áp dụng chính xác qui trình để loại bỏ, giảm bớt và/hoặc kiểm soát vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, giấy tờ cần có các thông tin sau:

  • Tên cơ sở chế biến;

  • Mô tả quá trình chế biến;

  • Thông số về sản phẩm như: công thức, độ pa, ruộng muối, điều kiện lưu trữ;

  • Chi tiết về bao gói, đối với các sản phẩm có độ rủi ro cao (như đóng hộp và dùng ngay) nhà nhập khẩu phải cung cấp danh mục chỉ rõ nơi chế biến và số lượng thùng/hộp cho mỗi mã sản xuất.

7.Bao gói


Hàng nhập khẩu vào Canađa chủ yếu qua đường biển, các kiện hàng phải được dán mác bằng tiếng Anh và tiếng Pháp với các thông tin sau:

  • Tên và loại sản phẩm;

  • Trọng lượng kiện tính bằng pounđ hoặc ki/ôgram và số lượng mặt hàng trong một kiện;

  • Tên và địa chỉ nhà sản xuất hay xuất khẩu;

  • Ngày, tháng, năm đóng gói;

  • Nước và vùng xuất xứ;

  • UPC hoặc mã vạch khác;

  • Kích cỡ thùng/hộp;

  • Số hiệu lô.

Container vận chuyển phải được đóng dấu tối thiểu ở hai mặt với đầy đủ ký mã hiệu và bằng mực không phai màu. Nhà xuất khẩu cần thận trọng với loại vật liệu bao gói dùng nhiều lần, chúng có thể gây suy giảm chất lượng hàng hóa hay tạo ra các mối quan ngại về môi trường, suy giảm uy tín kinh doanh.

Bao gói bằng thùng gỗ đùng để ngăn chặn sự lây lan của các loại côn trùng gây hại vào Canađa như: con nhậy, ong Châu á... Tất cả các loại gỗ chưa chế biến được dùng làm bàn đổ, pallet, thùng gỗ hay vật liệu bao gói khác phải được xử lý nhiệt, hun khói hay sử dụng các chất bảo quản. Gỗ và mảnh gỗ qua chế biến như mùn cưa, vỏ bào không phải tuân thủ qui định này. Tất cả các chuyến hàng có sự đụng thùng gỗ đặc phải có Giấy Chứng nhận Xử lý hay Vệ sinh Dịch tễ chính thức từ Cơ quan Bảo vệ Thực vật của nước xuất khẩu, xác nhận rằng gỗ đã được xử lý. Những chuyến hàng không chứa thùng gỗ đặc thì phải được nêu rõ trong giấy tờ đi kèm.


8.Nhãn mác


Nhà xuất khẩu cần tham vấn người mua về tất cả các thông tin đòi hỏi trên nhãn mác và cần có sự nhất trí của người mua trước khi đi in. Nhãn mác cần được gửi đến Cục Kiểm tra Thực phẩm (CFIA) để thẩm định với một khoản phí nhỏ. Bất kỳ một yêu cầu nào trong qui định về nhãn mác của Canađa mà thiếu thì hàng hóa đó sẽ không được phép đem ra bán. Chữ và số viết phải rõ ràng, ít nhất phải to bằng kích cỡ tối thiểu theo qui định. Những thông tin sau đây phải được chỉ rõ bằng tiếng Anh và tiếng Pháp:

  • Tên và địa chỉ chính của nhà sản xuất/người kinh doanh hàng hóa đó tại Canađa;

  • Tên hay mô tả nội dung bên trong bao gồm cả thành phần, chất phụ gia và chất bảo quản;

  • Nơi xuất xứ;

  • Mã mạch;

  • Số lượng tính theo trọng lượng và đơn vị đó của Canađa (mét tấn);

  • Ngày hết hạn sử dụng.

Nhãn mác có hình ảnh đẹp, kèm theo gợi ý cách dùng sản phẩm bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp sẽ tạo ấn tượng với khách hàng. Những thành phần không có trong sản phẩm nhất định không được nêu trên nhãn hàng.

Khuyến cáo về sức khỏe liên quan đến chế độ ăn kiêng: thông tin này có thể được đưa vào 'ô thông tín thực tế về dinh dưỡng' vì ngày càng nhiều người Canađa quan tâm đến chế độ ăn kiêng phòng ung thư, bệnh tim, cao huyết áp.

Dị ứng: các thành phần có khả năng gây dị ứng như đậu nành, muối của axit sunfurơ... luôn phải được liệt kê trong danh mục thành phần thực phẩm.

Lưu ý: Québec có các yêu cầu thêm về việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Pháp trên tất cả các sản phẩm lưu hành ở bang này.

9.Sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu


Các loại nhuyễn thể hai mảnh đông lạnh và/hoặc tươi, thô, sống như: con sò, trai chỉ được phép nhập khẩu từ các nước có chương trình kiểm soát vệ sính dịch tễ của Cục Kiểm tra Thực phẩm (CFIA). Giấy chứng nhận có đóng dấu của Trung tâm Dịch vụ Nhập khẩu trực thuộc CFIA là điều kiện bắt buộc với một chuyến hàng này. Thịt con điệp (scal1op) và các sản phẩm từ trai, sò, vẹm, cua, tôm 'đã nấu chín không chịu sự điều chỉnh của qui định này. Bất kỳ loài cá có họ với loài Tretraodontiđae hay tôm có họ với loài Eriocheir đều bị cấm nhập khẩu vào Canađa.

10. Qui định về nhập khẩu


10.1 Giấy phép nhập khẩu

Nhà cung cấp cần chắc chắn rằng nhà nhập khẩu có một trong 3 loại giấy phép có hiệu lực do Cục Kiểm tra Thực phẩm (CFIA) cấp. Mỗi loại thường có hiệu lực trong 12 tháng.



  • Giấy phép nhập khẩu cá: cấp cho các nhà nhập khẩu đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thu hồi, khiếu nại và kiểm soát qui trình nhập khẩu.

  • Giấy phép cho nhà nhập khẩu theo QPMI: dành cho nhà nhập khẩu theo Chương trình Quản lý Chất lượng (QPMI). Nhà nhập khẩu tiến hành phân tích tiêu chuẩn hàng nhập khẩu và đệ trình kết quả cho CFIA.

  • Giấy phép cho nhà nhập khẩu theo QPMI nâng cao: Nhà nhập khẩu tiến hành cả phân tích tiêu chuẩn và một vài phân tích chuyên sâu hàng nhập khẩu và đệ trình cho CFIA.

    1. Kiểm tra hàng nhập khẩu

Nhà nhập khẩu phải thông báo cho CFIA, trước hoặc trong vòng 48 giờ sau khi nhập khẩu về loại hàng, số lượng, tên nhà sản xuất, nước xuất xứ, địa điểm lưu trữ mỗi sản phẩm trong chuyến hàng. Đối với sản phẩm đóng hộp phải cung cấp danh sách nơi chế biến và số lượng kiện cho mỗi mã sản xuất. Hàng nhập khẩu không được di chuyển khi chưa được kiểm tra và thanh toán phí kiểm tra. Thông tin chi tiết về yêu cầu kiểm tra có thể ôm thấy trong cuốn "Hướng dẫn về các Yêu cầu Pháp qui Canađa" và thủ tục kiểm tra đối với cá nhập khẩu trên trang web: www.inspection.gc.ca

    1. Thuế nhập khẩu

Canađa có một hệ thống thuế khá phức tạp do ảnh hưởng của các thỏa thuận thương mại tự do và những thay đổi theo yêu cầu trong nước . Mức thuế cụ thể cho từng sản phẩm cụ thể có thể tìm thấy trên trang web của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA): www.cbsa-asfc.gc.ca . Trang web này cũng cung cấp thông tin về quí tắc xuất xứ, giấy chứng nhận xuất xứ, qui định liên quan đến các hiệp đình thương mại tự do, qui tắc xuất xứ liên quan đến chế độ tối huệ quốc, chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập, thuế quan cho các nước kém phát triển nhất và các yêu cầu về giấy tờ nhập khẩu khác.

    1. Luật và qui định của Canađa có liên quan

Tùy thuộc vào sản phẩm, một hoặc nhiều văn bản dưới đây sẽ có liên quan đến các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Canađa:

  • Đạo luật và các Qui định về Kiểm tra Cá;

  • Đạo luật và các Qui định về Thực phẩm và Thuốc;

  • Đạo luật và các Quí định về Bao gói và Nhãn mác Hàng Tiêu đùng,

  • Đạo luật Thuế Hải quan.

11. Kênh phân phối


Khu vực thị trường chính Ở Canađa là thành phố Toronto, Montreal và Vancouver. Đặc điểm chung của kênh phân phối là hàng được tập trung về 3 thành phố chính này. Hàng được giao từ nhà sản xuấưngười xuất khẩu tới nhà nhập khẩu/đại lý tới nhà bán buôn/đối tượng sử dụng công nghiệp, rồi đến nhà bán lẻ.

  • Nhà nhập khẩu và đại lý:

Một khì nhà xuất khẩu đã gây được sự chú ý đến nhà nhập khẩu và các đại lý thì nhà xuất khẩu cần tiếp tục thúc đẩy hơn nữa để gây dựng mối quan hệ kinh doanh. Nhà nhập khẩu và các đại lý thường có kiến thức rộng về mạng lưới thương mại và phân phối một tỷ lệ lớn hàng nhập khẩu. Họ thường rất thận trọng, nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro khì giao thiệp với nhà cung cấp mới. Họ luôn muốn tìm hiểu về kinh nghiệm xuất khẩu, khả năng tài chính... của nhà cung cấp. Nhà cung cấp không nên đưa ra những thông tin không cần thiết. Trong một vài trường hợp nhà nhập khẩu sẵn sàng dành cho nhà cung cấp bảo lãnh đơn hàng sản xuất, từ đó nhà cung cấp có thể lên kế hoạch về lao động và nguyên vật liệu. Hiệp hội các Nhà sản xuất có thể là đại diện tết trong việc thiết lập mối làm ăn ở thị trường Canađa vì hiệp hội này có thể giúp các nhà sản xuất:

  • Làm việc với nhau để nâng cao năng lực làm hàng và phân phối;

  • Thiết lập cơ sở chế biến, đóng gói và lưu kho;

  • Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng;

  • Tiếp cận phương thức vận chuyển;

  • Xây dựng nhãn hiệu hay thương hiệu.

Ban đầu nhà cung cấp nên tập trung vào xuất khẩu mặt hàng mình có lợi thế cạnh tranh, có tiềm năng thì trường tết nhất. Khi đã có kinh nghiệm và có các điều kiện thị trường được đảm bảo thì mới nên mở rộng dòng sản phẩm. Đây cũng là cách thức giúp hình thành vị trí vững mạnh trên thị trường Canađa. Tuy nhiên, khi nhiều nhà sản xuất nhỏ phối hợp không tốt sẽ gây ảnh hường tiêu cực và các nhà nhập khẩu Canađa rất thận trọng với hình thức hợp tác với nhiều nhà sản xuất nhỏ vì các chuyên hàng giao thường ít đồng nhất về chất lượng.

    • Nhà bán buôn/người sử dụng công nghiệp:

Một đặc điểm quan trọng trong kênh phân phối là nhà bán buôn phân phối và đôi khi tổ chức hoạt động khuyến mãi tới nhiều mạng lưới cửa hàng tổng hợp, cửa hàng chuyên biệt và các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm cho các cơ quan, khách sạn, nhà hàng. Các cơ sở tái chế biến ở Canađa có thể làm công đoạn hoàn thiện sản phẩm sơ chế, chuyển thành sản phẩm phù hợp cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Canađa. Họ cũng có thể bao gói và dán nhãn lại sản phẩm nhập khẩu với khối lượng lớn để đem ra bán lẻ.

    • Hệ thống cửa hàng (siêu thị):

Nhiều người tiêu dùng Canađa mua hải sản từ các siêu thí lớn. Những cửa hàng này có một loạt các sản phẩm, kể cả những sản phẩm hải sản chế biến và tươi sống. Những cửa hàng này thường đặt ở các khu vực có mật độ dân số lớn. Một số hệ thống cửa hàng mua trực tiếp từ nhà xuất khẩu nhưng nhiều hệ thống không muốn làm như vậy vì không tin tưởng vào chất lượng và khả năng giao hàng từ nhà cung cấp. Vì lý do này, phần lớn họ muốn làm ăn với nhà nhập khẩu Canađa.

  • Hệ thống cửa hàng chuyên biệt và độc lập:

Những cửa hàng này có thể chuyên về hàng hải sản và chiếm một doanh số lớn. Doanh số bán ra Ở những cửa hàng này có thể tăng nhanh và họ thường mua hàng qua nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn.

12. Một số địa chỉ hữu ích

  • Cục Kiểm tra Thực phẩm Canađa (CFIA)

Canadian Food Inspection Agency

www.insdection.gc.ca.

  • Food Net

http://foodnet.fic.ca

  • Hội chợ Triển lãm Thực phẩm và Đồ uống Quốc tế / Canađa

Canadian/internationa/ Food & Beverage Show

www.fbshow.com

  • Hiệp hội các Nhà Xuất Nhập khẩu Canađa

Canadian Association of Importers and Exporters


Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương