CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI



tải về 0.92 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

VI.ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI


Canađa vừa đóng vai trò là nước tiến hành đầu tư vừa là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do đó tỉ lệ các doanh nghiệp xuất khẩu của Canađa rất cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những nội dung chủ yếu trong chính sách kt cuar nc ngoaif laf mootj trong những nội dung chủ yếu trong chính sách kinh tế của Canađa. Năm 2002, lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Canađa đạt tới 248.13 tỷ USD, tăng 78% so với năm 1997. Vốn đầu tư vào trong nước đạt 204,48 tỷ USD, tăng 65% so với năm 1997.

Phần lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Canađa tập trung ở lĩnh vực khai thác tài nguyên (chủ yếu là năng lượng), lĩnh vực dịch vụ (chủ yếu là dịch vụ tài chính), phương tiện vận tải, sản phẩm dược, sản phẩm may mặc, thực phẩm và sản phẩm điện, điện tử.


VII.QUAN HỆ QUỐC TẾ

1.Quan bệ với các quốc gia láng giềng


Canađa có mối quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng Mỹ và Mê-hi-cô. Canađa và Mỹ đều là thành viên NAFTA và Liên minh Quốc phòng NORAD. Một trong những mục tiêu chính của Canađa trong Hội nghị Thượng đỉnh America (tổ chức vào tháng 4/2001 tại Québec) là hướng tới Khu vực Thương mại Tự do Americas (FTAA) vào năm 2005.

2.Quan hệ với cộng đồng quốc tế


Canađa là nước ủng hộ mạnh mẽ cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các khu vực thương mại tự do mở rộng. Một phần trong chính sách đối ngoại của Canađa là xúc tiến hòa bình và an ninh quốc tế thông qua các cơ quan hợp tác đa biên và tôn trọng nhân quyền 1 an ninh nhân loại.

3.Tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực


Canađa tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực sau: ACCT, ADB, APEC, ARF, ASDB, ASEAN (tư cách đối tác đối thoại), Australia Giống, BIS, C, CĐB, CE (tư cách quan sát viên), EAPC, EBRD, ESA (tư cách hợp tác), FAO, G-7, G-8, G-10, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCT, ICFTU, ICRM, IĐA, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, MIGA, MINUSTAH, MONUC, NAM (tư cách khách mời), NATO, NEA, NSG, OAS, OECD, OPCW, OSCE, Paris Club, PCA, UN, UNAMSIL, UNCTAD, UNDOF, UNESCO, UNFICYP, UNHCR, UNMOVIC, UNTSO, UPU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTOO, WTO, ZC...


CHƯƠNG III

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – CANAĐA

Việt Nam và Canađa chính thức ký Hiệp định Thương mại vào tháng 11/1995. Từ khi có Hiệp định Thương mại, quan hệ thương mại hai chiều phát triển mạnh. Trước năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hai chiều đạt khoảng từ 20 đến 35 triệu USD/năm, trong đó mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Canađa là thủy sản và nhập khẩu chủ yếu là tân dược. Đến năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đã đạt 75 triệu USD, cơ cấu mặt hàng cũng được mở rộng. Việt Nam xuất khẩu sang Canađa gồm giầy dép, thủy sản, cà phê, hàng may mặc và nhập khẩu từ Canađa gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tân dược và lúa mỳ.



Trong thời gian, qua mặc dù tình hình chính trị và kinh tế thế giới có những biến động nhưng quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Canađa vẫn tăng trưởng tương đối ổn định, đạt khoảng từ 15 đến 18%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu. Cụ thể trong năm 1995, Việt Nam xuất khẩu sang Canađa gần 55,4 triệu USD. Đến năm 2004 con sô này đã lên toái 345,7 triệu USD, tăng gấp 6 lần. Nhập khẩu từ Canađa trong cùng thời gian tăng gấp 3 lần, từ 25,4 triệu USD năm 1995 lên 84,2 triệu USD năm 2004. Càng những năm về sau tốc độ tăng trưởng càng nhanh, đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 44 trong số các nước xuất khẩu sang Canađa. Theo cơ quan Thống kê Canađa, xuất khẩu của Việt Nam sang Canađa 7 tháng đầu năm 2005 tăng 33,4%, đạt 237,75 triệu USD, nhập khẩu tăng 182,2%, đạt 109,3 triệu USD. Điều này cho thấy, càng ngày các doanh nghiệp của hai nước càng quan tâm và đánh giá đúng tiềm năng của nhau hơn.

Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng của Việt Nam sang Canađa 2004


Đvt: triệu USD

TT
Nhóm hàng chính

Tổng kim ngạch NK của Canađa (1)

Kim ngạch XK của Việt Nam sang Canađa (2)

Tỷ lệ % (2)(1)

1

Giầy dép

1.120,8

75,145

6,7

2

Hàng dệt may

9.048,8

58,933

0,65

3

Thủy sản

1.139

46,763

4,1

4

Xe đạp và phụ tùng xe đạp

136,6

25,4

20,5

5

Đồ gỗ nội thất

5.027

21,122

0,42

6

Cà phê

400,6

17,107

4,27

7

Hạt điều (tươi và khô)

51,66

21,256

41,1

8

Các sản phẩm chế biến thịt, cá hoặc động vật giáp xác

593,55

8,655

1,45

9

Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy công cụ, trang thiết bị cơ khí

44,928

4,571

0,01

10

Sản phẩm bằng da thuộc, túi sách các loại

751,25

12,779

1,7

11

Đồ gốm sứ các loại

751,2

5,503

0,73

12

Cao su và các sản phẩm từ cao su

4.028,17

4,808

0,11

13

Nhựa và các sản phẩm từ nhựa

9.756

3,691

0,03

14

Máy móc thiết bị điện và linh kiện

28.105

3,504

0,012

15

Hạt điều

12,18

3,478

28,5

16

Các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột, sữa và các sản phẩm từ sữa

1.226,3

2,143

0,17

17

Đồ chơi, dụng cụ dùng cho giải trí, thể dục, thể thao và linh phụ kiện đi kèm

2.848

1,739

0.06

18

Mũ, khăn, mạng đội đầu và các bộ phận của các sản phẩm trên

171,08

1,6

0,93

19

Các sản phẩm từ sắt thép

5.567,4

1,136

0,02

20

Động vật sống

87,07

1,106

1,2

21

Chè

98,16

0,375

0,38




Tổng cộng

272.955,2

345,778

0,12

(Nguồn: Statistic Canađa)

Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và kim ngạch của từng nhóm hàng cụ thể nói riêng hiện chiếm thị phần rất nhỏ so với tổng lượng nhập khẩu của Canađa. Nguyên nhân này xuất phát từ hai phía, đó là:



  • Canađa tập trung buôn bán với một số đối tác lớn. Theo số liệu năm 2004, 81,8% kim ngạch xuất khẩu của Canađa sang Mỹ, 6,3% sang EU, 2,4% sang Nhật Bản, 3,3% sang các nước OCED khác, và 6,3% sang các nước còn lại. Về nhập khẩu, năm 2004 Canađa nhập khẩu 68,9% từ Mỹ, 10% từ EU, 2,8% từ Nhật Bản, 6,1% từ các nước OCED khác, và 12,2% từ các nước còn lại. Tuy nhiên hiện nay Canađa chủ trương đa dạng hóa quan hệ do nhận thức được sự bất lợi trong việc quá tập trung buôn bán với Mỹ nên tỷ trọng kim ngạch buôn bán hai chiều với Mỹ ngày càng có xu hướng giảm.

  • Các doanh nghiệp Canađa ít quan tâm đến thị trường Việt Nam. Ở Châu Á, ngoài Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, họ quan tâm đến một số thị trường như Thái Lan, Indonesia, Phi11ippines và Singapore...

  • Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng ít chú trọng đến thị trường Canađa và chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường Mỹ, đồng thời chưa thấy hết được tính thống nhất của thị trường Bắc Mỹ nói chung.

  • Hệ thống luật thương mại của Canađa tương đối phức tạp. Hàng nhập khẩu vào Canađa phải chịu sự điều tiết của luật liên bang và luật nội bang. Các luật này nhiều khi không thống nhất (nhất là đối với bang Québec). Trong khi đó sự am hiểu về luật của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế.

  • Canađa là một trong số những nước có hệ thống kiểm soát chất lượng vào loại chặt chẽ nhất trên thế giới, đặc biệt là đối với hàng thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài yêu cầu về chất lượng nói chung, yêu cầu về bao bì đóng gói, ký mã hiệu, ngôn ngữ ghì trên bao bì... cũng hết sức nghiêm ngặt.

  • Cho đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa tiếp cận được các kênh phân phối lớn của Canađa, rất nhiều mặt hàng đã có mặt tại Canađa nhưng phải qua công ty trung gian của nước thứ 3.

  • Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canađa thường gặp những trở ngại trong khâu thanh toán. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường yêu cầu thanh toán theo phương thức tín dụng L/C không hủy ngang, thanh toán ngay khi chuyển giao xong đầy đủ bộ chứng từ. Tuy nhiên các doanh nghiệp Canađa thích sử đụng phương thức thanh toán khác như D/P, D/A... để đỡ tốn kém và ít rủi ro hơn. Đây là thói quen thanh toán của các doanh nghiệp Bắc Mỹ nói chung, nhất là đối với hàng thực phẩm, các doanh nghiệp Canađa chỉ chấp nhận thanh toán khi có sự đồng ý cho phép nhập khẩu của Cục Kiểm tra Thực phẩm Canađa (CFIA).

  • Tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Canađa chưa cao do các yếu tố về giá cả, mẫu mã, chất lượng và khoảng cách địa lý. Cho đến nay, Việt Nam và Canađa chưa có tuyến vận tải đường biển cũng như hàng không trực tiếp, hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước đều phải chuyển tải qua nước thứ 3. Do vậy, giá cước vận tải hàng hóa giữa hai nước bao giờ cũng cao hơn, thời gian vận chuyển lâu hơn so với nhiều nước khác trong khu vực.

Để đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước, cần tập trung xem xét các vấn đề sau:

  • Canađa là thành viên của Khối Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), có nhiều tập đoàn bán buôn và bán lẻ với hệ thống phân phối trên toàn Bắc Mỹ. Do vậy, hàng hóa đưa vào các kênh phân phối của Canađa cũng được coi như đưa vào hệ thống phân phối của toàn khu vực. Đây là đặc điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý, không nên chỉ nhìn vào số dân 32 triệu người của Canađa để đánh giá thị trường này nhỏ.

  • Canađa là đất nước rất đa dạng về chủng tộc và văn hóa dẫn đến đa dạng về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần kết hợp tốt với các cơ quan xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Canađa để tiến hành nghiên cứu thị trường, lựa chọn những mặt hàng tiềm năng phù hợp với năng lực của mình, trên cơ sở đó xác định chiến lược kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường, tìm ra phương thức xúc tiến thương mại phù hợp nhât với ngành hàng, mặt hàng cụ thể của mình.

  • Như đã nêu ở trên, các doanh nghiệp Canađa ít quan tâm đến thị trường Việt Nam, đa số họ chưa hiểu Việt Nam có thế mạnh về những ngành hàng nào, có những lợi thế so sánh gì. Do vậy, công tác thông tin, quảng bá hình ảnh về một đất nước Việt Nam đổi mới, mở cửa, có những thế mạnh về các chùng loại hàng hóa hấp dẫn và phù hợp với thị trường Canađa là một việc hết sức quan trọng.

  • Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất manh mún, khả năng liên kết kém nên khó có thể đáp ứng được những đơn hàng lớn, khả năng giao hàng theo từng thời vụ mà thị trường Canađa yêu cầu. Do vậy, các doanh nghiệp cần có sự phối kết hợp chặt chẽ cả trong khâu sản xuất cho đến khâu xuất khẩu sang thị trường Canađa.

  • Hiện nay Canađa chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Việt Nam chưa phải là thành viên WTO nên luôn chịu những sức ép và thua thiệt trong các vụ tranh chấp thương mại, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá, một biện pháp bảo hộ thị trường trá hình mà các nước công nghiệp phát triển trong đó có Canađa thường hay áp dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng những chiến lược thâm nhập thị trường khôn khéo để tránh rơi vào các tranh chấp, khiếu kiện.



Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương