CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI


III.CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CANAĐA



tải về 0.92 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

III.CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CANAĐA

1.Thuế quan


Chỉ có Chính quyền Liên bang mới có quyền áp đặt thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Canađa. Tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Canađa phải báo cáo với Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA), là cơ quan liên bang chính chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các qui định pháp lý thương mại, biên giới và thuế.

Thuế hải quan căn cứ trên Hệ thống Ký mã hiệu và MÔ tả Hàng hóa Hài hòa (gọi tắt là HS). HS được xây dựng và phát triển bởi TỔ chức Hải quan Thế giới (WCO) - một tổ chức liên chính phủ độc lập với hơn 160 nước thành viên, có trụ sở tại Brussel, Bỉ. Canađa đã chấp nhận hệ thống biểu thuế quan này thay thế cho "Biểu thuế Hải quan ", "Phân loại Thương mại Quốc tế của Canađa" và "Phân loại Hàng Xuất khẩu'.

Biểu thuế HS được chia thành 21 phần theo các nhóm hàng được sản xuất trong cùng một lĩnh vực kinh tế. Mỗi phần gồm một hoặc một vài chương trong tổng số 97 chương. Từ phần I đến XV (ngoại trừ phần XII), các nhóm mặt hàng được phân loại dựa theo nguyên liệu cơ bản của chúng hay theo hai cách như sau:


  • theo hàng ngang. nhóm mặt hàng được phân loại dựa theo chất liệu cơ bản của chúng, không có trật tự rõ ràng từ cao xuống thấp (thí dụ: Chương 39: Nhựa và các sản phẩm nhựa; Chương 44: Gỗ và các sản phẩm gỗ);

  • theo hàng dọc: nhóm mặt hàng được phân loại theo chất liệu thô và theo mức độ chế biến.

Canađa hiện vẫn áp đụng mã HS 6 số làm nền tảng cơ bản, gồm 5.000 nhóm và phân nhóm mô tả tất cả các mặt hàng thương mại. Mã HS 6 số chia làm 3 phần:

Hai số đầu cho biết Chương mà hàng hóa đó được xếp vào: Ví dụ: 07: Rau, gốc rễ, củ có thể ăn được;

Hai số tiếp theo cho biết nhóm hàng hóa trong Chương. Ví dụ: 07.06: Cà rốt, củ cải, củ cải đỏ làm rau trộn (sa-lát), cần củ, điệp củ, củ cải ri và các loại rễ ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh;

Hai số tiếp theo cho biết chi tiết về hàng hóa. Ví dụ: 07.06.10: cà rốt và củ cải.

HS 6 số là hệ thống nền tảng, từ đó các nước có thể thêm số để chi tiết hóa hơn nữa. Canađa sử dụng hai số tiếp theo mô tả hàng xuất khẩu và 4 số tiếp theo cho hàng nhập khẩu. Ví dụ: HS 07.06./O.10: cà rết, tươi hoặc ướp lạnh.

Thuế nhập khẩu vào Canađa được tính theo nhiều cách:



  • Tính thuế theo giá trị hàng hóa:

Đây là phương pháp tính phổ biến, theo đó thuế đối với hàng nhập khẩu được đánh theo một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng hóa giao dịch.

  • Tính thuế theophươngpháp tuyệt đối:

Đối với một số loại hàng hóa, Canađa áp dụng cách tính thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng hay thể tích của hàng hóa đó.

  • Tính thuế theophương pháp gộp:

Áp dụng đối với một số ít mặt hàng, tức là những mặt hàng này phải chịu gộp cả thuế tính theo giá trị và tính theo phương pháp tuyệt đối.


  • Thuế hạn ngạch:

Được áp dụng cho những mặt hàng thuộc diện quản lý theo hạn ngạch thuế quan. Những mặt hàng nhập khẩu nằm trong diện hạn ngạch cho phép sẽ được hường mức thuế thấp hơn so với những mặt hàng không nằm trong hạn ngạch. Thuế hạn ngạch hiện được áp dụng đối với một số mặt hàng nông sản như: trứng gà, bơ, sữa...Giống như Việt Nam, Biểu thuế Nhập khẩu hiện hành của Canađa gồm ba cột thuế chính là : thuế tối huệ quốc (MFN), thuế phi tối huệ quốc và thuế ưu đãi:

  • Thuế tối huệ quốc (MFN):

Đây là mức thuế dành cho các quốc gia có quan hệ thương mại bình thường với Canađa. Mức thuế này hiện áp dụng cho tất cả các nước là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và những quốc gia đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Canađa.

  • Thuế phi tối huệ quốc (NON-MFN):

Hiện được áp đụng cho các nước chưa phải là thành viên của WTO hoặc chưa có hiệp định thương mại song phương với Canađa hoặc đang chịu lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc như: CHDCND Bắc Triều Tiên, Myanmar.

  • Thuế ưu đãi:

Áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Mức thuế quan dành cho các nước vùng Ca-ri-bê thuộc Khối Thịnh vượng Chung (CCC);

  • Mức thuế quan dành cho các ước kém phát triển nhất (LLDC): hầu hết các mặt hàng có thuế suất 0% trừ một số nhóm hàng nông sản thuộc loại quản lý nguồn cung như sữa, gia cầm, trứng.

  • Mức thuế quan ưu đãi Anh quốc dành cho tất cả các thành viên thuộc Khối Thịnh vượng Chung, ngoại trừ Anh quốc hay Bắc Ai-len.

  • Mức thuế quan úc.

  • Mức thuế quan New Zealand.

  • Mức thuế quan ưu đãi theo Thỏa thuận NAFTA, Thỏa thuận Thương mại Tự do Canađa-chi Lê, Canađa-israel.

  • Mức thuế quan ưu đãi phổ cập (GPT): dành cho các nước không thuộc bất kì loại nào được hệt kê Ở trên. Đa số các mặt hàng thuộc loại này có thuế suất 0%, trừ các mặt hàng thuộc nhóm phải quản lý nguồn cung và một số nhóm hàng như đường tinh chế, phần lớn các mặt hàng thuộc nhóm may mặc, giầy dép. Hiện nay Việt Nam đang được hưởng mức thuế này.

Canađa áp dụng các mức thuế suất khác nhau tùy thuộc mức độ đối xử thuế quan dành cho hàng nhập khẩu từ từng nước xuất xứ của mặt hàng đó.

Một số nước có thể được hưởng nhiều chế độ thuế quan, ví dụ: một số nước kém phát triển nhất vừa được hưởng LLDC, vừa được hưởng GPT. Để được hưởng mức thuế GPT, hàng nhập khẩu phải tới từ một nước đủ điều kiện và nhà xuất khẩu phải xuất kinh giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (form A) do một tổ chức được chỉ định cấp. Nếu hàng nhập khẩu quá cảnh qua một nước thứ ba và có trải qua một quá trình chế biến tại đây thì sẽ không được hường GPT. Mức thuế chi tiết áp cho từng sản phẩm nhập khẩu cụ thể và của mỗi quốc gia cụ thể có thể thấy trên trang web của CƠ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (www.cbsa-asfc.gc.ca/menu-e.html).

Bên cạnh đó, Chính phủ Liên bang hiện đánh 7% thuế dịch vụ và hàng hóa (GST) với hầu hết các mặt hàng và dịch vụ bán tại thị trường Canađa. Chỉ có thực phẩm, địch vụ y tế, nha sỹ và một vài dịch vụ, hàng hóa khác được miễn loại thuế này. Thuế tiêu thụ đặc biệt của Liên bang đánh vào một số mặt hàng nhất định như đồ trang sức, thuốc lá, đồ uống có cồn và xăng. Thuế bán lẻ nội bang (8% PST) đánh vào giao dịch bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và chủ yếu tác động đến giá bán lẻ, không tác động trực tiếp đến hàng nhập khẩu.

2.Trị giá hải quan


Theo qui định tại Phần 48 của Đạo luật Hải quan Canađa, trước khi xác định trị giá hải quan (hay còn gọi là trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu), 4 yêu cầu sau phải được thỏa mãn:

  • Hàng nhập khẩu đã được bán (hay chuyển sở hữu);

  • Giao địch mua bán là để xuất khẩu vào thị trường Canađa;

  • Người mua Ở Canađa;

  • Giá hàng hóa đã trả hoặc phải trả có thể xác định được.

Những chi phí sau đây (nếu có và chưa nằm trong giá mà người mua đã trả hoặc sẽ phải trả cho người bán) sẽ được cộng vào trị giá giao dịch để tính thuế nhập khẩu:



  • Phí môi giới và hoa hồng;

  • Tất cả các chi phí và phụ phí bao gói hàng hóa;

  • Giá trị của những mặt hàng và/hoặc dịch vụ nhất định được cung cấp miễn phí hoặc ở mức phí thấp bởi người mua để sử dụng trong sản xuất hàng nhập khẩu;

  • Chi phí giao dịch, phí đăng ký bản quyền hay phí cấp phép;

  • Các khoản tiền phải trả cho người bán xuất phát từ việc bán lại, hủy bỏ hay sử đụng hàng nhập khẩu;

  • Chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc di chuyển hàng hóa tới Canađa và tại nơi hàng hóa được vận chuyển trực tiếp đến Canađa.

3.Thủ tục hải quan


Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA) là cơ quan chịu trách nhiệm chính về hoạt động hải quan. Các công ty vận tải phải báo cáo tất cả các chuyến hàng vận chuyển thông qua những mẫu văn bản kiểm soát hàng hóa hoặc thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI. Bất kỳ chuyến hàng nào cũng có thể bị kiểm tra, tần số kiểm tra phụ thuộc vào tiểu sử tuân thủ thủ tục hải quan của nhà nhập khẩu, cũng như loại hàng hóa nhập khẩu. Những mặt hàng thường bị kiểm tra một cách có hệ thống là:

  • Sản phẩm thực phẩm có khả năng chứa mầm bệnh (thí dụ: bệnh lở mồm, long móng),

  • Sản phẩm độc hại hoặc phế thải,

  • Chất nổ,

  • Hóa chất,

  • Hàng hóa có tính chất hạt nhân hoặc có nguồn gốc sinh học và,

  • Hàng hóa thuộc diện cần quản lý nguồn cung như sữa, gia cầm, trứng...

Chứng từ và thủ tục thông quan hàng nhập khẩu vào Canađa

Hàng hóa nhập khẩu vào Canađa theo bất kỳ hình thức nào (bằng đường biển, đường bộ, đường bưu điện hay đường hàng không) đều có một qui định thông quan chung. Nhà xuất khẩu cần xuất trình cho cơ quan hải quan hoặc nhà nhập khẩu các giấy tờ sau:



  • Biên lai hoặc hóa đơn bán hàng: mô tả chi tiết hàng hóa, đơn giá bán, số lượng đơn vị hàng hóa , tổng trọng lượng . . . ;

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mẫu A) vì hàng hóa có thể thuộc diện được hưởng các ưu đãi theo thỏa thuận thương mại song phương và đa phương;

  • Vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không;

  • Bảng kê khai chi tiết hàng hóa;

  • Giấy chứng nhận kiểm tra như giấy chứng nhận kiểm tra vệ sinh dịch tễ thường dùng cho động thực vật nhập khẩu, dược phẩm, thịt, thực phẩm...

Hầu hết các chuyến hàng nhập khẩu được làm thủ tục hải quan ngay tại cửa khẩu hải quan biên giới. Tuy nhiên, nếu tại cửa khẩu biên giới không có văn phòng hải quan thì nhà nhập khẩu có thể lựa chọn một văn phòng trong nội địa để làm thủ tục hải quan. Người vận chuyển cung cấp cho hải quan các giấy tờ hợp lý báo cáo về việc chuyến hàng đến. Tùy theo hình thức vận tải mà xác định loại giấy tờ vận tải phải xuất trình. Nhà nhập khẩu có thể tự xuất trình những chứng từ liên quan hoặc thuê người môi giới hải quan làm giúp. Bộ chứng từ liên quan gồm:

  • 2 bản sao chứng từ kiểm soát hàng hóa (CCD);

  • 2 bản sao hóa đơn;

  • 2 bản sao mẫu B3 (biểu mẫu mã hải quan Canađa);bất kỳ giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận y tế hay mẫu chứng từ nào do cơ quan liên bang yêu cầu;

  • Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (nếu cần).

Một công ty môi giới hải quan có thể giúp thông quan hàng hóa, trả thuế, thu thập, chuyển và lưu trữ dữ liệu, chứng từ, đáp ứng yêu cầu của CBSA.

Trước khi hàng đến cửa khẩu hải quan, nhà nhập khẩu / xuất khẩu nên mô tả toàn diện về hàng hóa, cho hải quan biết về giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ hải quan. Hải quan sẽ tham vấn cho biết cách thức tính thuế, mức thuế và các ưu đãi thuế quan (nếu có). Tất cả các mặt hàng thương mại mang vào Canađa đều phải chịu thuế nhập khẩu và thuế GST (thuế hàng hóa và địch vụ), ngoại trừ trường hợp được miễn thuế. Thuế phải được thanh toán bằng đồng đô la Canađa (CAD). Tùy thuộc vào loại hàng hóa hay giá trị của nó mà một vài loại thuế hoặc phí khác có thể được áp thêm như: thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, đồ trang sức.

Nhà nhập khẩu có thể thuê lưu hàng trong kho tại cửa khẩu. Những kho hàng này thường do các công ty tư nhân vận hành. Hàng lưu tại đây trong thời gian chờ thông quan tối đa là 40 ngày và nhà nhập khẩu phải chịu chi phí lưu kho và làm hàng. Nếu sau 40 ngày, nhà nhập khẩu không có khiếu nại gì về hàng hóa thì hàng sẽ được chuyển sang nơi lưu giữ an toàn (safekeeping place). Sau 30 ngày kể từ ngày hải quan thông báo về việc hàng không được thông quan và chuyển sang kho lưu giữ thì hàng hóa sẽ bị phạt và xử lý, mọi chi phí hợp lý sẽ do chủ hàng chịu.

Tất cả các mặt hàng quà tặng có giá trị từ 60 CAD trở xuống hoặc hàng hóa có giá trị từ 20 CAD trở xuống đều được miễn thuế nhập khẩu khi gửi qua đường bưu điện. Bất kỳ mặt hàng nào gửi qua đường bưu điện vào Canađa không thuộc diện trên sẽ phải chịu thuế. Có nhiều qui định khác nhau để đánh giá mức thuế áp cho hàng hóa vận chuyển qua đường bưu điện dựa trên cơ sở:



  • Liệu hàng hóa đó là bưu kiện cá nhân hay bưu kiện nhập khẩu thương mại;

  • Giá trị của hàng bưu kiện tính bằng đô la Canađa;

  • Là loại hàng bưu kiện (thuộc diện bị kiểm soát hay cấm nhập khẩu).

Kiểm hóa hàng nhập khẩu

Hàng hóa có thể không bị kiểm hóa hoặc không bị kiểm tra toàn bộ lô hàng.

Tuy nhiên, hải quan Canađa có quyền lựa chọn ngẫu nhiên chuyến hàng để kiểm tra. Tần suất kiểm tra phụ thuộc vào tiểu sử nhập khẩu. Hải quan có thể kiểm tra vì lý do hàng cấm nhập khẩu, hàng buôn lậu, hàng nhập khẩu không tuân thủ các qui định của Liên bang (như qui định về thịt), hàng nhập khẩu không tuân thủ các qui định của hải quan như mô tả hàng hóa, giá trị hàng hóa....

4.Kho ngoại quan


Hàng nhập khẩu và hàng nội địa đều có thể đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu 1 tái xuất trong thời hạn 4 năm. Mọi loại thuế, kể cả thuế GST đều bị hoãn thanh toán khi hàng hóa Ở trong kho ngoại quan. Thuế chỉ đánh trên số/ượng hàng hóa được đưa vào Canađa. Hàng hóa trong kho ngoại quan có thể được gia tăng giá trị bằng cách:

  • Dán nhãn và đóng dấu hàng hóa;

  • Bao gói và tái bao gói;

  • Kiểm tra và loại bô khuyết tật;

  • Cắt, chia, gọt, xếp, pha chế...;

  • Tháo dời hoặc lắp lại.

5.Các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu


Cục Kiểm soát Xuất Nhập khẩu Canađa (EICB) chịu trách nhiệm thực thì Đạo luật về Giấy phép Xuất Nhập khẩu (Export and Import License Act). Cục này đưa ra các qui định chung về thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu đối với các loại mặt hàng nằm trong danh mục kiểm soát xuất nhập khẩu. Hầu hết các mặt hàng bị kiểm soát đòi hỏi phải có giấy phép riêng lẻ, chỉ có một vài mặt hàng được cấp giấy phép chung. Giấy phép chung thường dùng để ủy quyền trước việc nhập khẩu mặt hàng hợp pháp nhất định từ một số quốc gia nhất định. Giấy phép được cấp khi có đơn hợp lệ được xuất trình cho EICB. Danh mục hàng bị kiểm soát nhập khẩu do Bộ Thương mại Quốc tế Canađa ban hành, gồm các chủng loại mặt hàng bao gồm:

  • Hàng dệt may: sợi các loại, bông, vải, ga trải giương, vỏ gối, khăn bằng vải bông, ga làm từ bông hoặc từ sợi nhân tạo, vải làm từ bông và sợi;

  • Quần áo và phụ liệu: hàng dệt kim, quần lót, áo bờ-lu, đồ ngủ, áo choàng đùng khi tắm, áo đi mưa, quần áo complê, túi sách tay, áo cộc tay, áo nịt, áo sơ mi nam và trẻ em, áo lên, áo chui đầu, áo sơ mi nữ, quần áo thể thao, găng tay bảo hộ, quần áo mặc ngoài trời, áo jacket, các loại đồ thêu;

  • Hàng nông sản: thịt bò, thịt bê, lúa mỹ, lúa mạch;

  • Sữa và các sản phẩm sữa: bơ, váng sữa, pho mát, tất cả các dạng sản phẩm từ sữa, hỗn hợp sữa, sữa chua, cazein khô và sản phẩm làm từ cazein;

  • Động vật và các sản phẩm từ động vật: gà tây, gà con, trứng, gà thịt;

  • Các mặt hàng khác: vũ khí, chất nổ, gang, các loại sản phẩm thép, gỗ thịt, các loại gia vị có khả năng gây nguy hại.

Ngoài ra Canađa còn có qui định về cấm nhập khẩu một số mặt hàng là các loại thịt chưa được kiểm dịch hoặc được xuất khẩu từ vùng có địch, một số loại máy bay đã qua sử dụng, một số chủng loại vũ khí.

Để xác định chính xác mặt hàng của mình có thuộc diện phải xin giấy phép hay không, nhà xuất khẩu cần liên hệ với EICB hoặc tham khảo trang web của EICB tại địa chỉ: www.dfait-maeci.gc.ca/eicb trong đó có danh mục chi tiết những mặt hàng chịu sự kiểm soát nhập khẩu.


Đối với hàng xuất khẩu cũng có một danh mục tương tự như hàng nhập khẩu, chủ yếu là vũ khí, đạn dược, chất nổ, động thực vật và hóa chất.

6.Hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan


Canađa áp dụng hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm nông nghiệp và hàng dệt may. Việc sản suất các sản phẩm sữa, gà, gà tây, trứng hiện bị quản lý về nguồn cung, mục đích chính là để hài hòa tổng cung với nhu cầu trong nước hay thực thi nghĩa vụ trong cam kết quốc tế. Các nhà sản xuất phải mua hạn ngạch sản xuất để tham gia vào thị trường nội địa. Những sản phẩm bị quản lý nguồn cung này chiếm khoảng 25% tổng thu từ nông nghiệp. Tính hiệu lực của hệ thống quản lý này tùy thuộc vào những biện pháp hạn chế nhập khẩu, trong đó chủ yếu là hạn ngạch thuế quan.

Theo cơ chế hạn ngạch thuế quan thì mức thuế thấp sẽ áp đặt cho lượng hàng nhập khẩu trong phạm vi hạn ngạch. Theo cam kết của Canađa với WTO, hiện có 21 hạn ngạch thuế quan được áp dụng cho những mặt hàng bị quản lý nguồn cung, cụ thể là: kem/sữa cô đặc, sản phẩm có sữa, sữa chua, sữa bột, bơ, pho mát, kem, thịt bò, thịt bê, trứng và sản phẩm trứng, gà, gà tây (kể cả dạng thịt hoặc sản phẩm), bột mì, lúa mì, lúa mạch, ma-ga-rin, kem sô-cô-la (kể cả dạng trộn)...

Kể từ năm 2000, mức thuế MFN ngoài hạn ngạch thuế quan đã giảm đối với 60 dòng thuế, chủ yếu là sản phẩm liên quan đến ngũ cốc (Hsi9, 22 và 23). Tuy nhiên, mức thuế 200-300% vẫn áp dụng cho hầu hết các sản phẩm sữa. Đối với những sản phẩm có mức thuế ngoài hạn ngạch cao thì một số đối tác thương mại được ưu đãi về thuế (theo thỏa thuận thương mại với Canađa) là Chi Lê, Mê-hi-cô, Mỹ. Những đối tác này được miễn thuế xuất khẩu vào Canađa với số lượng không hạn chế. Ví dụ : thịt bò từ Chi Lê, các nước thuộc Khối Thịnh vượng Chung vùng Ca-ri-bê, Costa Rica, Mê-hi-cô và Mỹ được miễn thuế nhập khẩu, trong khi mức thuế MFN là 27%. Tất cả các mặt hàng ma-ga-rin nhập khẩu từ Chí Lê, Mê-hi-cô được miễn thuế nhập khẩu, trong khi mức thuế MFN là 2 1 8 % không phải có mức giá nhập khẩu không quá 2,47 Cad/kg.

Trong hầu hết các trường hợp, khối lượng hạn ngạch thiết lập theo Hiệp định WTO về nông nghiệp đều là nhỏ. Ngoài ra, đối với một số sản phẩm sữa như sữa bột, Canađa không có cam kết về hạn ngạch thuế quan, nghĩa là Canađa xác định cụ thể mức thuế trong và ngoài hạn ngạch nhưng không xác định mức hạn ngạch. Trên thực tế, những sản phẩm này khi nhập khẩu vào Canađa ở mức thuế trong hạn ngạch thường phải có giấy phép nhập khẩu bổ sung, được áp đụng khí có sự thiếu hụt lượng cung tạm thời trong nước, hoặc nhập khẩu để tái xuất.

Từ năm 2000, cơ chế quản lý hạn ngạch thuế quan của Canađa không có thay đổi lớn. Hạn ngạch được điều tiết theo nhiều cách thức. Giấy phép nhập khẩu đối với các mặt hàng chịu sự quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch được cấp theo yêu cầu và căn cứ trên cơ sở năng lực thực hiện trước đây và thị phần của nhà nhập khẩu.

7.Tiêu chuẩn và các qui định về kỹ thuật


Hội đồng Tiêu chuẩn Canađa (SCC) là cơ quan đầu mối về vấn đề tiêu chuẩn hóa và đánh giá tính hợp chuẩn ở Canađa, đồng thời điều hành Cơ quan Hỏi đáp về vấn đề này theo qui định của Hiệp định WTO về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) và Hiệp định về Vệ sinh Dịch tễ (SPS). Hệ thống tiêu chuẩn của Canađa bao gồm: tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn địa phương(2). Các qui định kỹ thuật và tiêu chuẩn vẫn còn khác nhau giữa các bang và khu vực lãnh thổ, mặc dù chính quyền trung ương liên tục cố gắng thúc đẩy vấn đề hài hòa hóa các hệ tiêu chuẩn.

Có 4 loại tiêu chuẩn:



  • Tiêu chuẩn thực thi: áp dụng cho vấn đề an toàn thực phẩm, lĩnh vực nhiên liệu và thiết kế bao bì để vận chuyển hàng độc hại.

  • Tiêu chuẩn mô tả: tiêu chuẩn này nhận dạng đặc điểm sản phẩm như độ dày, loại và kích cỡ vật liệu.

  • Tiêu chuẩn thiết kế: tiêu chuẩn này nhận dạng các đặc điểm kỹ thuật hay thiết kế của một sản phẩm, ví dụ: ống dẫn dầu.

  • Tiêu chuẩn quản lý: là bộ tiêu chuẩn về vấn đề hệ thống quản lý môi trường và chất lượng, ví dụ: ISO 9000 và ISO 14000.

Canađa duy trì các qui định kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng, hóa chất, dược phẩm, năng lượng, thực phẩm, thiết bị vận tải, viễn thông, môi trường… Tuy nhiên, do không phân loại qui định theo mã số hàng hóa (mã HS) nên một qui định thường có tác động lên nhiều loại sản phẩm.
Các qui đinh kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ

Lĩnh vực

Cơ quan chủ quản

Qui định liên quan

Hóa chất

Cơ quan Y tế Canađa (cục An toàn Sản phẩm, cơ quan Bảo vệ Y tế), cơ quan môi trường Canađa, cơ quan Quản lý về Côn trùng

Luật sản phẩm Độc hại, Luật về sản phẩm Kiểm soát Côn trùng, Luật Kiểm soát Năng lượng Hạt nhân, Luật Bảo vệ Môi trường

Hàng tiêu dùng không phải là thực phẩm

Cơ quan công nghiệp Canađa, cơ quan Y tế cd

Luật và Qui định về Bao gói và Nhãn mác Hàng tiêu dùng, Luật sản phẩm Độc hại, Luật và Qui định về Ký mã hiệu Kim loại màu, Luật Dán nhãn Hàng dệt, Qui định về Quảng cáo Hàng dệt

Thực phẩm

Cục Kiểm tra Thực phẩm Canađa, Cơ quan Y tế cd

Luật về Thực phẩm và Thuốc, và các luật khác như Luật về Nông sản Canađa, Luật và Qui định về Bao gói và Nhãn mác Hàng tiêu dùng, Luật phân bón, Luật Thức ăn Chăn nuôi, Luật Kiểm tra Thủy sản, Luật Kiểm tra Mặt hàng thịt, Luật về Hạt giống và các qui định của chính quyền địa phương

Dược phẩm

Cơ quan Y tế Canađa

Luật và các Qui định về Thực phẩm và Thuốc, Luật và các Qui định về Kiểm soát Ma túy Quốc gia

Môi trường

Cơ quan Môi trường Canađa, Co quan Y tế Canađa, Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm Canađa và các cơ quan địa phương

Các Luật và các Qui định của trung ương và địa phương liên quan đến Bảo vệ Môi trường, Ô nhiễm, Bảo tồn Đời sống Hoang dã và Đánh giá Môi trường

Xây dựng

Cơ quan địa phương

Qui định của địa phương dựa trên mã số quốc gia (Mã xây dựng Quộc gia,

Mã Cháy Quốc gia, Mã Bơm nước Quốc gia, Mã Năng lượng Quốc gia)



Thiết bị đo lường

Cơ quan công nghiệp Canađa

Luật về kiểm tra Gas và Điện, Luật về đơn vị Đo và Trọng lượng

Thiết bị y tế

Cơ quan công nghiệp Canađa

Luật Viến thông, Luật về Truyền thông Radio, và các Qui định về Thiết bị Truyền phát

Năng lượng

Cơ quan Nguồn lực Tự nhiên và các cơ quan địa phương

Luật và Qui định về tính HIệu suất của Năng lượng, các qui định của địa phương dựa trên tiêu chuẩn quốc gia

Thiết bị vận tải

Cơ quan Vận tải Canađa, và các quan địa phương

Luật và các Qui định về An toàn Phương tiện Cơ giới, và các qui định khác của địa phương

(Nguồn : Các cơ quan hữu trách Canađa)

Ví dụ, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2003, Canađa đã trình 64 bản thông báo cho WTO về những qui định kỹ thuật mới, phần lớn là các biện pháp liên quan đến an toàn, sức khỏe, y tế, môi trường của các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm, thuốc lá, hóa chất, phương tiện vận tải, thiết bị viễn thông và dịch vụ.

Về lĩnh vực môi trường, Luật Bảo vệ môi trường Canađa là văn bản chính trong lĩnh vực này, bên cạnh đó còn có : Luật Nước Canađa, Luật về Đời sống Hoang dã Canađa, Luật Bảo vệ Cây trồng và Động vật Hoang dã. Đây là những văn bản pháp qui chính cho phép chính quyền trung ương, địa phương và công dân Canađa xây dựng khuôn khổ hợp tác và phối hợp, cũng như khiếu kiện khi có những hành vi gây ra thiệt hại về môi trường. Việc nhập khẩu hay sản xuất bất kỳ vật chất mới nào đều phải tuân theo thủ tục về thông báo và đánh gía được qui định chi tiết trong Qui định về thông báo Vật chất mới (NSN). Qui định NSN áp dụng cho hóa chất, pô-ly-me và sản phẩm công nghệ sinh học. Nội dung thông báo phải bao gồm các dữ liệu thử nghiệm về sinh hóa, môi trường và/hoặc độ độc hại.

Các Qui định và Luật về Thực phẩm và Thuốc là công cụ pháp lý cứ điều chỉnh các vấn đề về an toàn thực phẩm của Canađa. Luật về Sức Động vật và Luật Bảo vệ Cây trồng và Động vật hoang dã và các du liên quan là khung pháp lý chính điều chỉnh các vấn đề liên quan đẻ khỏe động thực vật ở Canađa. Cơ quan Y tế Canađa chịu trách nhiệm về ban hành chính sách, tiêu chuẩn về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Đồng thời các cơ quan này cũng có trách nhiệm đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm nghiên cứu, xem xét và đánh giá trước khi đưa sản phẩm thực phẩm ra thị trường, giám sát loại bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm và nguồn nước. Cục Kiểm tra Thực phẩm Canađa (CFIA) chịu trách nhiệm ngăn chặn việc đưa vào thị trường Canađa những sản phẩm thực phẩm được coi là không an toàn, động thực vật bị bệnh. Mặc dù hiện nay Canađa cho phép nhập khẩu hầu hết động thực vật sống cũng như sản phẩm động thực vật, nhưng Canađa vẫn kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ các sản phẩm biến đổi đen, sản phẩm xuất xứ từ nơi có mầm bệnh, đồng thời yêu cầu sản phẩm phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ.

Trong thời gian gần đây, CFIA phát hiện nhiều loại thành phần dược phẩm không được phép sử dụng, đặc biệt là khoáng chất xanh malachit (malachite green) trong một số mẫu sản phẩm nội địa và nhập khẩu.

Tất cả các loại cá và sản phẩm cá sản xuất hay nhập khẩu vào Canađa phải đáp ứng tiêu chuẩn của Canađa và không được sử dụng những chất như khoáng chất xanh maiachit. Nếu khoáng chất xanh maiachit và metabolite leucomalachite green còn trong mô cá thì vẫn có thể bị phát hiện kể cả sau một thời gian sử dụng lâu dài.

Đối với các nhà nhập khẩu, cần áp dụng các bước cần thiết để bảo đảm rằng sản phẩm mang vào Canađa thỏa mãn yêu cầu của Canađa và không chứa các loại chất bị cấm sử dụng và không được phê chuẩn như khoáng chất xanh maiachit, ch/oramphenicol hay nitrofurans.

Bộ Thủy sản và Đại dương Canađa (DFO) là cơ quan liên bang chính chịu trách nhiệm quản lý thủy sản ở Canađa, cung cấp danh mục những hóa chất được chấp nhận bởi Bộ phận Thuốc Động vật thuộc Bộ Y tế Canađa (HD - VDD) để sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong các phương tiện sản xuất cá làm thực phẩm. Cục Kiểm tra Thực phẩm Canađa (CFIA) chịu trách nhiệm giám sát để đảm bảo rằng cá và sản phẩm cá đáp ứng yêu cầu của Đạo luật Kiểm tra Thủy sản và Đạo luật Thực phẩm và Thuốc.

Các loại hóa chất thú y được chấp nhận:

Paraslte-s: là giải pháp dựa trên cơ sở formalin sử dụng methanol để ngăn chặn sự hình thành paraformaldehyde có hại cho cá. Nó được sử dụng để kiểm soát ký sinh ngoại lai trên da, mang, vây và bề mặt trứng cá. Nó chuyển thành a-xít formic vô hại trong môi trường.

Sa" Solutions: Ở mức nồng độ muối cao có thể làm chết các ký sinh và gây lây nhiễm nấm. Cá được xử lý có thể thải ra thêm chất nhầy từ da và mang, giúp loại bỏ những ký sính ngoại lai.

Pyceze (Bronopol): là một chất chống vi trùng được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe, các chất liệu tiếp xúc với thực phẩm và trong mỹ phẩm cũng như điều trị chống nấm cho trứng cá hồi. Chất này không được phép sử dụng trong các lồng nuôi cá ở Canađa, chỉ khi có trường hợp khẩn cấp và phải thông qua Bộ Y tế Canađa. Sử dụng chất này nên có sự tham vấn của bác sỹ thú y về thủy sản.

Perox-Aid: là chất chống nấm sử dụng cho trứng cá. Tại Canađa chỉ có một sản phẩm chống nấm được chính thức cho phép sử dụng đối với thủy sản.

Ovadine: đang được xem xét bởi Bộ phận Thuốc Động vật thuộc Bộ Y tế Canađa (HD-VDD) để được chấp nhận là chất không gây hại cho trứng cá. Cho đến khì được chấp nhận, nó chỉ được sử dụng với sự chỉ 1 dẫn của bác sỹ thú y được cấp phép.

(Ghi chú: sử dụng bất kỳ hóa chất nào khác để sản xuất thủy sản đều lù bất hợp pháp).

Kể từ ngày 1/612005, tất cả các nhà nhập khẩu phải cung cấp mô tả cụ thể về mỗi loại cá gồm tên khoa học và hình thức đánh bắt (tự nhiên hay nuôi trồng).

Ví dụ: đối với chuyến hàng nhập khẩu cá pollock phải nêu tên thông thường được chấp nhận của nó (như: Pol1ock) và tên khoa học đối với loài cá này tổng hợp này là: Pollachius virens, hoặc trong trường hợp cá Pol1ock thuộc vùng Alaska, thì là Theragra chalcogramma).

Danh mục tên thông thường và tên khoa học của cá có từ nhiều nguồn, hoặc có thể tham khảo Danh mục cá của CFIA tại địa chỉ: http://www.inspection.gc.caleng/18h/anima/fishpoi/fishlist/Canađahomee.shtml

Ngoài ra, Hiệp hội Tiêu chuẩn Canađa (CSA) cũng có vai trò nhất định trong việc chứng thực chất lượng sản phẩm, ví dụ: tất cả các thiết bị điện và dụng cụ điện muốn bán ra trên thị trường Canađa đều phải được CSA chứng nhận mặt tiêu chuẩn.

8.Qui định về bao gói và nhãn mác hàng hóa


Theo qui định của Đạo luật về Bao gói và Nhãn mác Hàng Tiêu dùng, tất cả bao gói sản phẩm phải được trình bày sao cho người tiêu dùng không bị hiểu sai về chất lượng hay số lượng sản phẩm bên trong. Tiêu chuẩn kích cỡ bao gói là bắt buộc đối với một số loại sản phẩm được bao gói sẵn và với một vài loại thực phẩm được bán theo trọng lượng hay dung lượng. Trên tất cả các mặt hàng được bao gói sẵn phải được dán nhãn bắt buộc bằng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp. Thông thường, bao bì phải được dán nhãn có chứa các thông tin chung sau:

  • Tên sản phẩm và kiểu dáng;

  • Màu sắc sản phẩm (nếu áp dụng);

  • Trọng lượng theo đơn vị pound hoặc ki/ôgram hoặc số lượng đơn vị tỉ

  • Mỗi bao kiện;

  • Kích cỡ bao bì;

  • Nước và khu vực xuất xứ;

  • Tên và địa chỉ nhà sản xuất hay xuất khẩu.

Tuy nhiên, nhà xuất khẩu nên đề nghị nhà nhập khẩu cung cấp tất cả các thông tin về nhãn hàng hóa trước khi in trên bao bì.

Ngoài ra, theo Đạo luật Dán nhãn Hàng dệt thì hầu như tất cả các mặt hàng may mặc tiêu dùng nhập khẩu phải có nhãn bằng tiếng Anh và tiếng Pháp với tên và địa chỉ trụ sở chính hay số đăng ký nhận diện của thương nhân (số giấy phép CA hay CSS), xuất xứ sản phẩm và hàm lượng sợi (đặc biệt đối với vải lót trong). Đạo luật và các qui định về Thực phẩm và Thuốc qui định chặt chế việc dán nhãn, quảng cáo đối với thực phẩm, dược phẩm, hàng mỹ phẩm và dụng cụ vật lý trị liệu. Đối với thực phẩm bao gói sẵn thì nhãn phải có thông tin sau:



  • Tên chung hay yếu tố di truyền học của sản phẩm;

  • Số lượng tịnh và đanh mục thành phần sản phẩm;

  • Tên và địa chỉ nhà phân phối/kinh doanh;

  • Số lượng và định mức sử đụng;

  • Hạn sử dụng, ngoại trừ rau và hoa quả tươi.

9.Qui định địa phương


Một số ít mặt hàng còn phải chịu thêm các qui định của chính quyền bang, khu vực lãnh thổ và địa phương, ví dụ: nhập khẩu mặt hàng rượu, đồ uống có cồn và bia phải có sự ủy quyền trước từ hội đồng đồ uống có cồn của bang trước khi được hải quan thông quan hàng hóa.


Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương