Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ



tải về 1.27 Mb.
trang8/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33

Các quyền liên quan


2.202 Còn có những quyền liên quan tới, hoặc “kề cận” với quyền tác giả. Những quyền này thường được gọi tắt là “các quyền liên quan” (hay “quyền kề cận”).

2.203 Người ta thường hiểu rằng có ba loại quyền liên quan, đó là: quyền của nghệ sỹ biểu diễn đối với chương trình biểu diễn của họ, quyền của nhà sản xuất chương trình ghi âm đối với bản ghi âm của họ, quyền của các tổ chức phát sóng đối với các chương trình phát thanh và truyền hình của họ. Việc bảo hộ những người giúp cho sản phẩm trí tuệ của các tác giả được truyền bá và phổ biến tới đông đảo công chúng được thực hiện thông qua các quyền liên quan.

2.204 Các tác phẩm trí tuệ được sáng tạo để được phổ biến tới công chúng càng rộng càng tốt. Nhìn chung công việc này không thể do bản thân tác giả đảm đương bởi nó đòi hỏi những người trung gian có năng lực chuyên nghiệp đem lại cho tác phẩm các hình thức trình bày thích hợp để có thể được đông đảo quần chúng tiếp cận. Chẳng hạn, một vở kịch cần được biểu diễn trên sân khấu, một bài hát phải được các nghệ sỹ trình diễn phải được tái tạo, nhân bản dưới hình thức bản ghi âm hoặc truyền đi bằng các phương tiện truyền thanh. Tất cả những ai sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học để các tác phẩm này có thể được công chúng tiếp cận cũng phải có được sự bảo hộ dành riêng cho họ nhằm chống lại việc sử dụng bất hợp pháp đối với những đóng góp của họ trong quá trình truyền tải tác phẩm tới công chúng.

2.205 Chúng ta hãy xem xét tại sao việc bảo hộ như vậy dành cho những người hỗ trợ các nhà sáng tạo trí tuệ lại cần thiết và việc bảo hộ này được thực hiện như thế nào. Việc bảo hộ lợi ích của các tác giả không chỉ đơn thuần bao gồm ngăn chặn việc sử dụng những sáng tạo của họ và cũng không thể giới hạn trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm những quyền mà luật pháp dành cho tác giả. Các tác phẩm của họ được sử dụng nhằm mục đích phổ biến tới đông đảo quần chúng. Mỗi hình thức tác phẩm khác nhau được đưa đến công chúng theo các cách khác nhau. Một nhà xuất bản sao chép một bản thảo ở hình thức cuối cùng của bản thảo đó mà không bổ sung thêm vào hình thức thể hiện tác phẩm của tác giả. Quyền lợi của nhà xuất bản sách được bảo hộ bằng chính luật bản quyền và pháp luật đã công nhận rằng bản quyền chính là sự khuyến khích quan trọng nhất đối với việc sáng tạo cũng như cơ sở kinh tế cho hoạt động xuất bản.

2.206 Vấn đề trên sẽ hơi khác đối với tác phẩm sân khấu và nhạc kịch, kịch câm hoặc các thể loại tác phẩm sáng tạo khác nhằm tới sự thưởng ngoạn bằng thị giác hay thính giác. Khi những tác phẩm này được truyền đạt tới công chúng, chúng được những người biểu diễn tái hiện hoặc trình diễn hoặc diễn xướng. Trong những trường hợp này, cần phải tính đến lợi ích của chính những người biểu diễn đối với việc sử dụng diễn xuất của riêng họ trong việc trình diễn tác phẩm.

2.207 Vấn đề đặt ra đối với nhóm người trung gian này ngày càng trở nên gay gắt cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Vào đầu thế kỷ 20, khi mà buổi biểu diễn của các nghệ sỹ trình diễn, diễn viên kịch hay của các nhạc công sẽ chấm dứt cùng với vở diễn hay buổi hòa tấu đó, thì nay, với đĩa hát, rađio, phim ảnh, truyền hình, video và vệ tinh, điều này không còn nữa.

2.208 Sự phát triển của các công nghệ này đã tạo ra khả năng ghi lưu, định hình các buổi biểu diễn dưới những phương tiện đa dạng như đĩa hát, băng cát sét, băng từ, phim… Nếu trước đây một buổi biểu diễn được tổ chức tại một hội trường với một lượng khán giả hạn chế vốn mang tính riêng biệt tại chỗ và trực tiếp thì ngày nay không còn các giới hạn này nữa và ngày càng có khả năng được tái hiện lặp đi lặp lại với số lần không hạn chế và trình diễn cho một lượng khán giả không hạn chế vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Sự phát triển của hoạt động phát thanh và truyền hình giai đoạn vừa qua cũng đã đưa đến những kết quả tương tự.

2.209 Những tiến bộ công nghệ này, đưa đến khả năng làm cho việc tái hiện từng buổi biểu diễn của những nghệ sỹ biểu diễn là hoàn toàn có thể và sử dụng chúng mà không cần sự có mặt của các nghệ sỹ, người sử dụng cũng không buộc phải thỏa thuận với họ, đã khiến cho số lượng các buổi biểu diễn trực tiếp ngày càng giảm đi. Điều này gây nên tình trạng thất nghiệp đối với các nghệ sỹ chuyên nghiệp, vì vậy cần phải xem xét và mở rộng phạm vi bảo hộ cho quyền lợi của những người biểu diễn.

2.210 Cũng vì những lý do như trên, sự phát triển công nghệ không ngừng của công nghệ ghi âm, đĩa hát và băng cát sét, mà gần đây là đĩa compact (CD) và sự phát triển nhanh chóng của chúng đã cho thấy nhu cầu bảo hộ các nhà sản xuất chương trình ghi âm. Sức hấp dẫn của chương trình ghi âm cũng như sự sẵn có trên thị trường của các phương tiện ghi âm tinh vi đã đưa đến vấn đề sao chép trái phép ngày càng gia tăng mà hiện đã trở thành một vấn nạn toàn cầu. Thêm vào đó là việc sử dụng băng đĩa ngày càng nhiều của các tổ chức phát thanh truyền hình, trong khi việc sử dụng những sản phẩm này sẽ quảng cáo cho các chương trình ghi âm và nhà sản xuất các chương trình đó thì ngược lại các chương trình này sẽ trở thành một phần quan trọng trong các chương trình hàng ngày của những tổ chức phát sóng. Kết quả là cũng như những người biểu diễn tìm kiếm sự bảo hộ cho riêng họ, các nhà sản xuất chương trình ghi âm bắt đầu vận động để được bảo hộ chống lại việc sao chép trái phép các chương trình ghi âm của họ cũng như việc trả tiền thù lao đối với việc sử dụng các chương trình ghi âm của họ vào mục đích phát thanh, truyền hình hay hình thức truyền tải khác tới công chúng.

2.211 Cuối cùng là lợi ích của các tổ chức phát sóng đối với chính những chương trình của họ, do họ biên tập, làm ra. Các tổ chức phát sóng yêu cầu có sự bảo hộ dành riêng cho các chương trình này cũng như chống lại việc các tổ chức đồng nghiệp khác phát lại các chương trình của họ.

2.212 Vì thế, nhu cầu được xác định là cần có sự bảo hộ đặc biệt đối với những người biểu diễn, nhà sản xuất các chương trình ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình. Các diễn viên thông qua tổ chức của họ ở cấp độ quốc tế cố gắng tìm ra một giải pháp bảo hộ hữu hiệu cho mình. Trong khi một diễn viên chỉ được trả tiền một lần cho việc ghi lại chương trình biểu diễn, và chương trình biểu diễn được ghi lại đó có thể được phát đi phát lại để đem lại lợi nhuận cho bên thứ ba, các diễn viên thấy rằng họ không chỉ không nhận được bất kỳ một khoản thu nhập nào từ việc sử dụng thứ cấp đối với chương trình biểu diễn của họ mà còn bị đặt vào tình thế khó khăn khi phải cạnh tranh với chính những người sở hữu bản ghi âm chương trình của họ trong khi mưu cầu công ăn việc làm trong các buổi biểu diễn trực tiếp ở nhà hát, nhà hàng, quán cà phê…

2.213 Không như hầu hết các công ước quốc tế chỉ là sự tiếp nối của luật pháp quốc gia và tổng hợp luật pháp hiện hành, thì Công ước Rome đã đặt ra những quy định quốc tế trong một lĩnh vực mới mà luật pháp của ít quốc gia đề cập tới. Có nghĩa là hầu hết các quốc gia sẽ phải dự thảo và thông qua các đạo luật trước khi gia nhập Công ước. Từ khi thông qua Công ước vào năm 1961, đã có rất nhiều quốc gia ban hành các văn bản pháp luật về các lĩnh vực liên quan của Công ước, và rất nhiều quốc gia khác đang xem xét.

2.214 Khái niệm quyền liên quan được hiểu là những quyền mà ngày càng nhiều quốc gia quy định nhằm bảo hộ lợi ích của người biểu diễn, nhà sản xuất các chương trình ghi âm và tổ chức phát thanh truyền hình đối với các hoạt động của họ liên quan tới việc sử dụng trước công chúng các tác phẩm của các tác giả, tất cả các hình thức trình diễn của các nghệ sỹ hoặc việc truyền đạt tới công chúng bất kỳ sự kiện, thông tin hay hình ảnh và âm thanh. Những phạm trù quan trọng nhất là: quyền của người biểu diễn ngăn cấm việc thu, ghi, định hình, phát sóng trực tiếp hay truyền tới công chúng buổi biểu diễn của họ mà không được họ cho phép, quyền của các nhà sản xuất chương trình ghi âm cho phép hoặc không cho phép sao chép các chương trình của họ và nhập khẩu, phân phối các phiên bản chương trình đượepsao chép bất hợp pháp, quyền của các tổ chức phát thanh truyền hình cho phép hoặc không cho phép phát lại, định hình và làm bản sao chương trình phát thanh truyền hình của họ. Ngày càng nhiều quốc gia bảo hộ các quyền này bằng những nguyên tắc thích hợp, pháp điển hóa chủ yếu trong khuôn khổ luật bản quyền. Nhiều quốc gia cũng dành cho người biểu diễn các quyền nhân thân để chống lại việc bóp méo các buổi biểu diễn của họ và dành cho họ quyền được nêu tên đối với các buổi biểu diễn. Một số quốc gia cũng bảo hộ lợi ích của các tổ chức phát thanh truyền hình bằng cách ngăn chặn việc truyền phát trên hoặc từ lãnh thổ của họ bất kỳ tín hiệu mang chương trình nào được phát đi hoặc truyền qua vệ tinh bởi các nhà truyền phát tới những người nhận mà thực ra tín hiệu không được dự định tới họ. Tuy nhiên, không thể có bất kỳ một sự bảo hộ bất kỳ quyền liên quan nào được diễn giải theo cách hạn chế hay gây thiệt hại tới việc bảo hộ dành cho các tác giả hoặc những người được hưởng các quyền liên quan khác theo quy định của luật pháp quốc gia hay công ước quốc tế.

2.215 Quy định bảo hộ người biểu diễn nhằm đảm bảo lợi ích của các diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công hay người tham gia biểu diễn, hát, xướng, đọc, bình luận hay nhập vai, biểu diễn các tác phẩm văn học nghệ thuật, kể cả các tác phẩm dân gian, chống lại việc sử dụng bất hợp pháp việc trình diễn của họ. Thuật ngữ “nhà sản xuất chương trình ghi âm” có nghĩa là một cá nhân hay một pháp nhân đầu tiên ghi âm một tiết mục biểu diễn hoặc các âm thanh khác. Một chương trình được ghi âm là bản ghi âm bất kỳ buổi biểu diễn hay các âm thanh khác. Một bản sao của chương trình được ghi âm là vật phẩm bất kỳ mang chứa âm thanh thu trực tiếp hoặc gián tiếp từ một chương trình được ghi âm và thể hiện tất cả hay một phần cơ bản các âm thanh được ghi trong chương trình đó. Các đĩa ghi âm (đĩa), băng từ, cassette từ, và đĩa compact là những phiên bản sao chép chương trình ghi âm. Phát sóng thường được hiểu là hình thức truyền âm thanh và/hoặc hình ảnh bằng sóng radio tới công chúng. Một chương trình phát sóng là bất kỳ chương trình nào được truyền bằng hình thức phát sóng, hay nói cách khác truyền qua các phương tiện vô tuyến (kể cả truyền tín hiệu vệ tinh...) để công chúng thu nhận âm thanh và hình ảnh.

2.216 Việc truyền tới công chúng bằng phương tiện hữu tuyến thường được hiểu là việc truyền đi một tác phẩm, một buổi biểu diễn, một chương trình thu thanh hay phát sóng âm thanh hoặc hình ảnh thông qua mạng lưới cáp tới các máy thu, không giới hạn vào những cá nhân cụ thể thuộc một nhóm riêng biệt nào.

2.217 Bản ghi âm đầu tiên có nghĩa là sự hiện thân nguyên bản dưới dạng vật chất âm thanh của một buổi biểu diễn trực tiếp hay bất kỳ âm thanh nào khác mà không được lấy lại từ một bản ghi âm đã có trước, dưới hình thức là những chất liệu bền vững như băng, đĩa hay bất kỳ phương tiện phù hợp nào khác cho phép ta có thể được thưởng thức, sao chép hay truyền tải lặp đi lặp lại. Bản ghi âm đầu tiên khác với việc xuất bản chương trình ghi âm lần đầu tiên.

2.218 Một khái niệm khác, việc phát lại, là việc hoặc phát sóng đồng thời một chương trình đang được thu từ một nguồn khác, hay việc phát một chương trình đã được ghi lại từ một chương trình đã được phát thu được từ trước nhưng nay mới phát lại.

2.219 Cuối cùng, cần phải chỉ ra rằng trong đời sống văn hoá của các nước, kể cả các nước đang phát triển, di sản văn hoá nghệ thuật được nhìn nhận là có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó việc bảo hộ quyền liên quan dành sự bảo hộ cho những người đã đóng góp vào việc thể hiện, trình diễn và phổ biến di sản đó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển nơi có truyền thống chủ yếu là truyền miệng và tác giả cũng thường đồng thời là người biểu diễn. Trong bối cảnh này, vị trí của tác phẩm văn hóa dân gian luôn phải được xem xét đánh giá đúng mức, và quyền lợi của các nghệ sỹ trình diễn, và thông qua sự trình diễn của họ thực hiện lưu giữ vốn văn hóa dân gian, phải được bảo vệ mỗi khi có việc sử dụng, khai thác việc trình diễn này. Và cũng thông qua việc bảo hộ người sản xuất các chương trình thu thanh, đặc biệt tại các nước đang phát triển, cơ sở cho việc hình thành một nền công nghiệp dịch vụ của nền kinh tế cũng được bảo đảm. Một nền công nghiệp như thế, ngoài việc đảm bảo phổ biến nền văn hoá dân tộc cả ở trong nước và trên thế giới còn có thể tạo thêm một nguồn thu đáng kể cho kinh tế và khi những hoạt động mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia có thể đem lại một nguồn thu nhập ngoại tệ. Phần đóng góp của các tổ chức phát thanh truyền hình tại các nước đang phát triển là không thể bỏ qua và cũng như không thể coi nhẹ quyền lợi của các tổ chức này khi bảo hộ các chương trình của họ chống lại việc phát lại, sao chép và truyền tải tới công chúng.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương