Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ


Soạn thảo và nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế



tải về 1.27 Mb.
trang2/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

Soạn thảo và nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế

Xác định sáng chế


2.38 Nhiệm vụ đầu tiên khi soạn thảo một đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế là việc xác định sáng chế. Việc này bao gồm:

  • Tóm lược tất cả những đặc điểm cần thiết để khi kết hợp với nhau sẽ giải quyết một vấn đề kỹ thuật cụ thể; và

  • Xem xét cụ thể sự kết hợp này để xác định liệu nó có thể, theo đánh giá chủ quan, đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế, đặc biệt đối với tính sáng tạo.

2.39 Chính trong quá trình này chúng ta mới nhận thức được đầy đủ về bản chất của sáng chế và điều này có ý nghĩa quan trọng giúp việc soạn thảo phần mô tả và yêu cầu bảo hộ.

2.40 Thông thường sáng chế bao gồm nhiều đặc điểm mới. Điều cơ bản là phải xác định điểm hoặc những đặc điểm có tầm quan trọng quyết định và giải thích được tại sao chúng góp phần giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu. Có hai lý do quan trọng cho điều này. Trước tiên, yêu cầu bảo hộ phải rộng nhất nếu có thể; yêu cầu rộng nhất là yêu cầu được giới hạn bởi một số ít nhất các đặc điểm. Thứ hai, sau khi xác định những đặc điểm có tầm quan trọng quyết định và kết quả tác dụng của đặc điểm đó cần phải đặt câu hỏi rằng liệu có thể đạt được cùng kết quả này bằng cách khác nào nữa không, nghĩa là những đặc điểm cụ thể này có thể được thay thế hay thay đổi lẫn cho nhau mà vẫn có thể đạt được kết quả cuối cùng. Điều này không chỉ quan trọng trong việc soạn thảo yêu cầu bảo hộ sao cho yêu cầu cần đủ rộng để bao hàm được những phương án thay thế hay thay đổi mà còn quan trọng cho việc soạn thảo mô tả sáng chế để sao cho chứa đựng đủ chi tiết về những phần thay thế hay thay đổi để bản mô tả có thể chứng minh cho một yêu cầu bảo hộ rộng.


Các khía cạnh thực tiễn của việc soạn thảo đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế


2.41 Thực tiễn và các yêu cầu trong việc soạn thảo tại mỗi quốc gia là khác nhau. Tuy nhiên, có ba yêu cầu cơ bản tiêu biểu, mà việc soạn thảo đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế phải tuân thủ.

2.42 Yêu cầu thứ nhất là đơn yêu cầu bảo hộ chỉ nên đề cập tới duy nhất một sáng chế, hoặc một nhóm các sáng chế kết nối với nhau tới mức tạo thành một ý niệm tính sáng tạo chung độc nhất. Yêu cầu này, thường được gọi là “tính thống nhất của sáng chế”, đặc biệt quan trọng khi yêu cầu bảo hộ được soạn thảo.

2.43 Thứ hai, phần mô tả phải bộc lộ sáng chế một cách rõ ràng và đầy đủ để có thể đánh giá được sáng chế, và để một người có trình độ kỹ thuật trung bình cũng có thể thực hiện được sáng chế đó. Đây là điều tối quan trọng, bởi vì một trong các chức năng chính của bản mô tả là cung cấp những thông tin kỹ thuật mới cho các bên thứ ba. Một khái niệm quan trọng cần lưu ý trong yêu cầu này là “một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng”. Điều này cho phép đơn giản hoá bản mô tả bởi sự giả định rằng người đọc tài liệu là người có kiến thức, hiểu biết, do vậy sẽ không cần thiết phải mô tả mọi chi tiết cơ sở của sáng chế.

2.44 Thứ ba, để được tiến hành, đơn yêu cầu bảo hộ phải bao gồm các yêu cầu bảo hộ để xác định rõ phạm vi bảo hộ. Yêu cầu bảo hộ phải rõ ràng và súc tích và được phần mô tả chứng minh đầy đủ. Yêu cầu cơ bản thứ ba này cũng rất quan trọng vì các yêu cầu bảo hộ chính là cơ sở để diễn giải phạm vi bảo hộ sáng chế. Chính qua việc căn cứ vào những yêu cầu bảo hộ mà các bên thứ ba có thể biết họ có thể và không được làm gì. Yêu cầu bảo hộ không được mở rộng hơn hoặc khác với những gì đã được mô tả.

2.45 Phần đầu của bản mô tả tiêu biểu bao gồm hai yếu tố, đó là, tên gọi của sáng chế và trình bày vắn tắt về lĩnh vực kỹ thuật mà sáng chế thuộc về. Phần này thường ở dạng một đoạn giới thiệu ngắn bắt đầu với cụm từ “ Sáng chế này thuộc.....”.

2.46 Bối cảnh của sáng chế được mô tả trong phần thứ hai. Khi soạn thảo phần này, người đại diện sở hữu công nghiệp thường nêu ra những vấn đề tồn tại hay các khó khăn mà sáng chế đã giải quyết. Những giải pháp trước kia đối với vấn đề hay các khó khăn cũng cần được nêu rõ, tốt hơn cả là nêu bật sự khác biệt giữa giải pháp hiện thời và các giải pháp trước đó. Phần này cũng có thể đề cập tới mục tiêu của sáng chế, đó là, những gì mà sáng chế dự định đạt được. Phần thứ hai của bản mô tả có vị trí quan trọng trong việc cung cấp một sự hiểu biết đầy đủ về sáng chế và đặt nó vào một bối cảnh khác hẳn với tình trạng kỹ thuật đã biết.

2.47 Phần thứ ba của bản mô tả là tóm tắt sáng chế với những thuật ngữ sao cho dễ hiểu. Người đại diện sở hữu công nghiệp thường sẽ mô tả sáng chế bằng các thuật ngữ khái quát tương ứng với những gì mà họ dự định sử dụng trong yêu cầu bảo hộ chính. Khi áp dụng kỹ thuật này, họ sẽ tránh được những tranh chấp, xung đột có thể phát sinh trên cơ sở khác biệt giữa sáng chế được mô tả và sáng chế được xác định theo yêu cầu bảo hộ. Phần mô tả sáng chế bằng các thuật ngữ khái quát luôn được kèm theo sau bằng các đoạn để nêu các đặc điểm được ưa thích khác nhau của sáng chế. Các đoạn này thường tạo nên cơ sở cho các yêu cầu bảo hộ độc lập bên cạnh yêu cầu chung.

2.48 Trong phần thứ tư của bản mô tả, thường có hai yếu tố, đó là mô tả vắn tắt các hình vẽ, nếu hình vẽ là cần thiết, và phần miêu tả chi tiết của một hoặc nhiều phương án thực hiện sáng chế ví dụ nếu sáng chế liên quan tới một số đối tượng kỹ thuật, có thể sử dụng các hình chiếu, mặt cắt, phối cảnh sơ đồ các bộ phận máy của đối tượng. Các yếu tố của hình vẽ được mô tả phải được đánh số trong hình vẽ và các con số này được sử dụng trong phần mô tả phương án thực hiện.

2.49 Khi sáng chế liên quan đến một mạch điện, hình vẽ có thể được sử dụng một cách hiệu quả để chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố hay bộ phận của mạch điện. Những yếu tố hay bộ phận này phải được đánh số để tiện tham khảo. Thông thường, các hình vẽ không được có nội dung viết. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ khi từ ngữ miêu tả có thể được sử dụng khi chúng không chèn trên các nét vẽ. Vì vậy, trong các hình mô tả mạch điện, chẳng hạn như các linh kiện tiêu chuẩn có thể được thể hiện trong các hộp có ghi chú. Tương tự như vậy, khi sáng chế liên quan tới một quy trình, các hình vẽ có thể thể hiện dưới dạng sơ đồ khối, biểu đồ hay biểu đồ quá trình sản xuất, và các hình khối, hộp, hay khung trong hình vẽ có thể được ghi chú tương xứng.

2.50 Khi sáng chế thuộc lĩnh vực hóa học, hình vẽ có thể là công thức hóa học của một hoặc nhiều hợp chất. Đối với sáng chế thuộc về lĩnh vực luyện kim, hình vẽ có thể là một biểu đồ ví dụ như một biểu đồ pha của các phần hợp thành.

2.51 Bản mô tả của phương án thực hiện thường bao gồm một đoạn mô tả vắn tắt cách vận hành sáng chế trên thực tế. Chẳng hạn nếu thiết bị là một loại máy hay một mạch điện, thì cách hoạt động của loại máy hay mạch điện đó sẽ rất hữu ích để hiểu rõ về sáng chế.

2.52 Các yêu cầu bảo hộ là phần trung tâm hay phần cốt lõi của bất kỳ sáng chế nào bởi vì chúng xác định sự bảo hộ - mục đích của một sáng chế, đó là, xác định rõ phạm vi độc quyền mà bằng độc quyền sáng chế đem lại. Vì vậy, đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của người đại diện sở hữu công nghiệp khi chuẩn bị đơn, sử dụng các từ ngữ và soạn thảo yêu cầu bảo hộ trong đó xác định sáng chế bằng các thuật ngữ chỉ ra đặc điểm kỹ thuật được bộc lộ trong bản mô tả mà không đề cập đến các ưu thế thương mại.

2.53 Các yêu cầu bảo hộ do người đại diện sở hữu công nghiệp soạn thảo thường bắt đầu với phần yêu cầu bảo hộ chính, khái quát kèm theo sau là các yêu cầu bảo hộ ở phạm vi hẹp hơn. Phần yêu cầu khái quát được thảo ra sao cho tránh không trùng với tình trạng kỹ thuật đã biết vào thời điểm chuẩn bị đơn. Người đại diện sở hữu công nghiệp phải soạn thảo các yêu cầu bảo hộ tiếp theo với phạm vi thu hẹp hơn và hy vọng rằng sẽ có được các yêu cầu bảo hộ vững chắc hơn để có thể chống chọi lại với tình trạng kỹ thuật thích hợp bất kỳ do Cơ quan Sáng chế đưa ra trong khi xét nghiệm, hay do bên thứ ba đưa ra trong giai đoạn phản đối hay làm mất hiệu lực. Cần nhấn mạnh rằng để yêu cầu bảo hộ vững chắc hơn, trong mỗi yêu cầu bảo hộ đi kèm theo sau yêu cầu bảo hộ chính cần phải có một số yếu tố của sáng chế bổ sung.

2.54 Những yêu cầu bảo hộ phạm vi hẹp hơn kèm theo sau yêu cầu chính thường dẫn chiếu tới một hoặc các yêu cầu trước đó. Chính vì vậy, người ta thường gọi chúng là các yêu cầu bảo hộ phụ thuộc. Những đặc điểm trong mỗi yêu cầu bảo hộ phụ thuộc phải được minh chứng với các cơ sở trong bản mô tả. Điều này thường được lý giải rằng đây là những đặc điểm được ưa thích tạo ra cách thực hiện kỹ thuật tốt hơn của sáng chế.

2.55 Yếu tố cuối cùng của một sáng chế là phần tóm tắt. Phần tóm tắt đưa ra một tóm tắt ngắn gọn về bản mô tả và các yêu cầu bảo hộ. Phần này giúp cho bên thứ ba có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng về nội dung cơ bản của sáng chế. Cần nhấn mạnh rằng phần này thường không được dùng để diễn giải phạm vi bảo hộ.

2.56 Nguyên tắc chỉ đạo là phần tóm tắt cần soạn thảo sao cho có thể dùng để đáp ứng một cách hữu hiệu như là một công cụ tìm kiếm cho mục đích tra cứu thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật cụ thể. Do vậy, phần tóm tắt phải ngắn gọn vừa đủ để bộc lộ. Nói chung phần này thường gồm từ 50 đến 150 từ.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương