Trung tâm phát triển nông thôN



tải về 2.87 Mb.
trang1/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

------------------------------

Báo cáo kết quả khảo sát:

THU CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUỜI DÂN NÔNG THÔN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH KHOAN SỨC DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

Đơn vị tổng hợp:

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Phần 1: Mục đích và nội dung khảo sát.

I.1 Mục đích khảo sát.

Mục đích của chuyến khảo sát là:



        1. Khảo sát tình hình thu chi ngân sách xã. Các chính sách “khoan dân” với các chính sách liên quan bao gồm: giảm khối lượng đóng góp của các khoản phí; miễn cho một số đối tượng như: chính sách, nghèo đói...; hoặc lộ trình bãi bỏ các khoản đóng góp này cho người dân.

        2. Khảo sát tình hình sản xuất và thu nhập của hộ nông dân, cân đối thu chi của hộ nông dân, sự khác biệt giữa người nghèo, người giầu. Các khoản đóng góp này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của hộ gia đình

        3. Khảo sát bức xúc, nhu cầu của địa phương và hộ nông dân trong tình hình hiện nay.

        4. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với sự nghiệp CNH-HĐH NNNT và xây dựng nông thôn mới

I.2 Lịch trình và phương pháp khảo sát:

Chuyến công tác tại địa tại 8 tỉnh được thực hiện trong 4 ngày kể từ ngày 4 đến hết ngày 7 tháng 3, được phối hợp bởi các đoàn thực hiện và làm việc tại các địa phương cụ thể như sau:



Nhóm thực hiện

Địa điểm thực hiện

Tỉnh

Huyện



Lê Đức Thịnh

Long An

Tân Thạnh

Hậu Thành Đông

Nhơn Hòa


Ngô Vi Dũng

Bình Thuận

Hàm Thuận Nam

Hàm Minh

Hàm Thạnh



Ngô Văn Hải

Quảng Ngãi

Tư Nghĩa

Nghĩa Hoà

Nghĩa Thọ



Trần Thị Thanh Nhàn

Đắc Lắk

Krông Pắc

Ea Yieng

TT.Phước An



Chu Sỹ Huân

Hòa Bình

Kỳ Sơn

Hợp Thịnh

Độc Lập


Đào Đức Huấn

Thái Bình

Đông Hưng

Đông Xuân

Hoa Nam


Nguyễn Ngọc Luân

Hà Tĩnh

Đức Thọ

Trường Sơn

Đức Châu


Nguyễn Mạnh Cường

Hải Dương

Nam Sách

Hợp Tiến

An Sơn


Nguyễn Tiến Định

Bắc Kạn

Ba Bể

Yến Dương

Hà Hiệu


I.3 Nội dung khảo sát.

  1. Thông tin cấp tỉnh:

  • Phân loại các huyện, thị trong tỉnh theo tiêu chí nhóm huyện nghèo, trung bình, khá. Đặc điểm của các hộ này, đặc thù trong các điều kiện kinh tế - xã hội hình thành nên đời sống kinh tế của người dân.

  • Phân loại các kiểu hộ nông dân trong tỉnh theo tiêu chí giầu, nghèo, những kiểu hộ này có bao gồm những loại hình sản xuất nào, đặc điểm chính của các kiểu hộ này (thu nhập bình quân đầu người, nguồn thu nhập chính...)




  1. Thông tin cấp huyện: 1 huyện trung bình của tỉnh

  • Đặc điểm kinh tế- xã hội của huyện, những đặc thù tạo lên sự thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển KT-XH của địa phương

  • Phân loại xã: theo tiêu chí giầu, nghèo; đặc điểm của các xã này về đời sống của dân (thu nhập bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng nông thôn...), về hoạt động phát triển kinh tế...

  • Phân loại các kiểu hộ nông dân trong tỉnh theo tiêu chí giầu, nghèo, những kiểu hộ này có bao gồm những loại hình sản xuất nào, đặc điểm chính của các kiểu hộ này (thu nhập bình quân đầu người, nguồn thu nhập chính...)




  1. Thông tin cấp xã: 1 xã nghèo và1 xã khá của huyện

  • Đặc điểm kinh tế- xã hội của xã, những đặc thù tạo lên sự thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển KT-XH của địa phương

  • Đời sống của người dân: đói nghèo, đời sống xã hội, giáo dục, y tế...

  • Thu chi ngân sách của địa phương trong 3 năm

  • Các nguồn thu chính: thường xuyên và không thường xuyên

  • Các khoản phí, lệ phí mà dân phải đóng góp cho UBND xã, HTX, các đoàn thể... Các giải pháp mà xã đã thực hiện nhằm giảm bới sự đóng góp của dân: ví dụ như: đấu thầu đất 5%, bán đất để đầu tư cơ sở hạ tầng...

  • Những bức xúc của chính quyền địa phương về các chính sách của nhà nước

  • Đề xuất chính sách của địa phương:

+ Miễn, giảm, bỏ các khoản đóng góp của dân, vì sao? nếu miễn, giảm, bỏ thì thực hiện trên những khoản nào? hoặc được thực hiện như thế nào (vi dụ như tư nhân hóa dịch vụ...), thay đổi cách thức thực hiện... Sự thay đổi này có ảnh hưởng đến ngân sách của địa phương hay không? Vì sao? Nếu thực hiện việc bỏ thì yêu cầu nhà nước hỗ trợ như thế nào?

+ Nhà nước cần hỗ trợ gì để thúc đẩy kinh tế, tiếp sức cho dân phát triển đời sống kinh tế, xã hội nông thôn

+ Chính sách khác?


  1. Thông tin hộ nông dân: 3 hộ khá và 3 hộ nghèo của xã

  • Nguồn lực sản xuất của hộ gia đình: lao động, đất đai, mặt nước...

  • Cơ cấu nguồn thu nhập trong năm của hộ: từ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, lương, tiền gửi... Thời gian thu trong năm

  • Các khoản chi của hộ:

+ Chi thường xuyên (chi tiêu hàng ngày)

+ Chi đột xuất: bao gồm những khoản nào? bao nhiêu trong 3 năm qua

+ Chi các khoản đóng góp cho địa phương, HTX, đoàn thể, làng xóm..., khối lượng chi, thường xuyên hay không thường xuyên...


  • ý kiến của người dân về các khoản đóng góp này, về điều kiện phát triển kinh tế, mong muốn của họ là gì, họ cần sự hỗ trợ gì từ nhà nước

  • Bức xúc của dân về các vấn đề: giáo dục, y tế, việc làm, đất đai, tín dụng, trợ giúp pháp lý của nhà nước (sự phổ biến và trợ giúp)...

Phần 2. Kết quả nghiên cứu tại các tỉnh

I. Tỉnh Hải dương

I.1 Khái quát chung

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hải Dương là tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp, cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Phía Bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua, nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.

Hải Dương bao gồm 11 huyện thị và 1 thành phố với tổng diện tích tự nhiên 1.651,1 km2, diện tích đất nông nghiệp chiếm 66,2%. Tổng dân số 1.711.522 người, trong đó dân số nông thôn chiếm 84%.

Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, đây là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.300 - 1.700 mm, nhiệt độ trung bình 23,3 0 C, độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87% thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.

Mặt khác, một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bình Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành có đường QL5 chạy qua, là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

I.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nam Sách – Hải Dương

Nam Sách là huyện đồng bằng, nằm giữa châu thổ sông Hồng, ở phía Bắc của tỉnh Hải Dương. Phía Bắc huyện giáp huyện Chí Linh, phía Nam giáp thành phố Hải Dương và huyện Thanh Hà, phía Đông giáp huyện Kim Thành và huyện Kinh Môn, phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh).

Diện tích tự nhiên của huyện là 132,8km2, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Nằm trong vùng trọng điểm phía Bắc - một trong 3 vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần thành phố Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long nên Nam Sách có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật-Huyện được bao bọc bởi 3 con sông lớn là sông Thái Bình, sông Kinh Thầy và Hữu sông Lai Vu. Nam Sách có các trục đường Quốc lộ 5A, 183 và tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, cùng với các tuyến đường sông cho phép huyện có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế với bên ngoài. Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông, ít chịu ảnh hưởng của bão, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung. Khí hậu và số giờ nắng trong năm trên địa bàn huyện tương đối thích hợp, cùng với đặc điểm đất đai phì nhiêu, địa hình khá bằng phẳng nên rất có điều kiện thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau màu thực phẩm khác.

Huyện Nam Sách có 22 xã thị trấn trong đó Thị trấn Nam Sách vừa là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của huyện, các xã khác với những thế mạnh riêng của mình tạo nên sự phong phú, đa dạng sản xuất và ngành hàng

Xã Ái Quốc, Đồng Lạc, Quốc Tuấn, Thanh Quang, Nam Trung, Nam Hưng, An Lâm, Hợp Tiến… phát triển mạnh về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ do có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông. Đây là các ngành kinh tế quan trọng nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Bên cạnh các nghề và sản phẩm truyền thống như sản xuất gạch nung, gạch không nung, khai thác cát, huyện đã chú trọng khôi phục lại nghề gốm Chu Đậu và hình thành một số nghề mới như chế biến nông sản, mây, giang, làm hương, cán thép, đóng tàu thuyền.

Xã Cộng Hòa, Nam Tân, Thượng Đạt, Hiệp Cát …phát triển mạnh về chăn nuôi bò thịt, lợn, gia cầm … với chính sách chuyển đổi đất bãi trũng, cấy lúa năng xuất thấp sang đào ao, làm trang trại, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều trang trại tập trung, quy mô lớn, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Cung cấp lượng thịt đáng kể cho địa phương và các thị trường lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh…

Ngoài ra trên địa bàn còn phát triển mạnh một số cây vụ đông cho giá trị kinh tế cao như hành, tỏi ở xã Nam Trung…

Kết quả, nền kinh tế của huyện Nam Sách đã có bước tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11,9% trong đó dịch vụ đạt 22,8%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 15,8%. Nông nghiệp đạt 8,7%.

Cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, đường, trường, trạm cũng được xây dựng nâng cấp, thay đổi đáng kể. Trong đó, đã hoàn thành xây dựng trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND, UBND và các cơ quan, phòng ban, đoàn thể huyện; xây dựng kiên cố 74,4% số phòng học, kiên cố hoá 11,4% số kênh mương, 70% đường bê tông thôn, xóm; 100% số hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt, tỷ lệ số máy điện thoại đến tháng 6/2003 đạt 3,4 máy/100 dân.

Toàn huyện hiện có 76 trường; trong đó có 24 trường mầm non, 23 trường Tiểu học, 24 trường THCS, 3 trường THPT, 01 Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Đa số các trường học đều đảm bảo tiêu chuẩn, 74,4% phòng học được xây dựng kiên cố (Tỷ lệ các trường THPT, THCS, Tiểu học kiên cố cao tầng là 81,6%); 100% số trường THCS có phòng thí nghiệm, 35% số trường có máy vi tính; 81% thư viện đạt loại khá. Đến nay đã có 6 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thường xuyên được quan tâm thực hiện tốt. Đến nay, Trung tâm y tê huyện có 30 bác sỹ, trong đó có 9 bác sỹ chuyên khoa cấp 1; 14/23 xã, thị trấn có bác sỹ trực tiếp khám chữa bệnh cho nhân dân, 19 xã khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoại trú, 100% xã có nữ hộ sinh trung học hoặc dược sỹ sản nhi, 20 xã có dược tá kiêm nhiệm và 15 xã có cán bộ đông y hoạt động kiêm nhiệm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác khám chữa bệnh không ngừng được đầu tư.

Về thực hiện chính sách xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động: Toàn huyện hiện có 176 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 3.450 liệt sỹ, trên 1.800 thương binh, bệnh binh. Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Sách thường xuyên quan tâm chăm lo thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với các đối tượng chính sách; quản lí và chi trả kịp thời, chính xác chế độ phụ cấp, trợ cấp ưu đãi; làm tốt việc thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp khó khăn, khen thưởng cho các đối tượng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh; trong đó đã hoàn thành xoá nhà tranh tre cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách; tích cực quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; quan tâm chăm lo đến người già không nơi nương tựa, trẻ em tàn tật, mồ côi, bị nhiễm chất độc hoá học...

Cùng với chăm lo thực hiện tốt các chính sách xã hội, huyện luôn quan tâm đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm cho người lao động. Hàng năm, giải quyết việc làm mới cho từ 2.000 - 2.500 lao động, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân và hạ tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện đến nay xuống còn 7,4%.

I.3 Đặc điểm của các xã lựa chọn nghiên cứu

1. Xã Hợp Tiến

Xã Hợp Tiến có vị trí địa lý nằm ở phía tây bắc của huyện Nam Sách. Phía bắc giáp xã Nam Hưng, Nam Tân; phía tây giáp xã Hiệp Cát; phía đông giáp xã Thanh Quang và phía nam giáp xã Quốc Tuấn. Cách QL 183 2km và cách Trung tâm thị trấn Nam Sách 7 km.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 643.08ha trong đó đất nông nghiệp 376.26ha, chiếm 58.51%. Tổng dân số 7407 người, số người đang ở độ tuổi lao động là 3629 người, chiếm 48.99% tập trung chủ yếu là lao động trong nông nghiệp (64.98%), ngoài ra còn có lao động trong các lĩnh vựa khác như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ (28.14%), lao động nước ngoài (6.89%).

Quản lý hành chính trên địa bàn xã được chia làm 5 thôn với tổng số 1998 hộ. Năm 2006 cơ cấu sản xuất của hộ đã có sự chuyển biến đáng kể. Số hộ sản xuất nông nghiệp 1359 hộ chiếm 68.02% giãm so với 82.01% năm 2004 và 69.98% năm 2005. Số hộ sản xuất phi nông nghiệp tăng từ 223 hộ năm 2004 đến năm 2006 là 538 hộ chiếm 26.93% tổng số hộ. Xuất phát từ sự chuyển dịch này tỷ lệ số hộ nghèo trong 3 năm qua cũng có những thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2004 số hộ nghèo trên địa bàn chiếm 24% (theo tiêu chí cũ) thì năm 2006 số hộ nghèo chỉ còn 16% (theo tiêu chí mới).

Theo đánh giá của lãnh đạo địa phương và kết quả khảo sát, chủ yếu các hộ nghèo hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào các hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý 2 vụ lúa/năm, ít lao động, không có điều kiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi…thu nhập bình quân 0.7 triệu đồng/hộ/năm. Các hộ giầu chủ yếu tập chung vào các hộ chuyển đổi cây trồng vật nuôi như phát triển trang trại, phát triển cây vụ đông và đặc biệt là các hộ làm tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, hơn nữa trên địa bàn xã trong những năm qua số lao động nước ngoài đã tăng đáng kể một phần nâng cao số lượng hộ giầu trên địa bàn, thu nhập bình quân đạt 80 triệu/hộ/năm.

Tình hình phát triển kinh tế của xã

Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn xã là 12.7%. Sản lượng lương thực đạt 545 kg/người. Thu nhập bình quân đầu người 6.6 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân/ha canh tác đạt 44 triệu đồng.



Sản xuất nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 của xã đạt 16.28 tỷ đồng trong đó trồng trọt đạt 15.67 tỷ, chăn nuôi đạt 7.22 tỷ và nuôi trồng thuỷ sản 2.61 tỷ.

Đối với trồng trọt, ngoài vệc gieo cấy lúa 2 vụ/năm xã khuyến khích và đẩy mạnh phát triển các loại cây vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao như như mủa, hành, khoai tây, cải bắp…

Đối với chăn nuôi, xã đã có chính sách chuyển đổi vùng đất trũng kém năng xuất sang làm trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Tổng đàn lợn năm 2006 là 6.736 con, 635 con bò và 24.600 con gia cầm



Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Năm 2006, tổng giá trị sản xuất từ dịch vụ của xã đạt 12.01 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào dịch vụ vận tải, sữa chữa, tạp hoá, điện, dịch vụ nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi. Trên địa bàn xã hiện có 32 hộ làm dịch vụ vận tải (ôtô, công nông, xe bò xe ngựa…), 57 hộ làm dịch vụ bán hàng tạp hoá, 15 hộ buôn bán kinh doanh thức ăn gia súc, 10 hộ kinh doanh nhà ăn, 10 hộ sữa chữa xe máy xe đạp…

Tổng giá trị sản xuất từ tiểu thủ công nghiệp cũng đạt 11.95 tỷ đồng trong đó làm cơ khí 11 hộ, đan lát 70 hộ, xấy hành mủa 63 hộ, xay sát 46 hộ, làm mộc 16 hộ, mổ lợn 10 hộ …

Công tác giao thông, thuỷ lợi và xây dựng trên địa bàn xã

Về giao thông, Năm 2006 xã đã hoàn thiện cơ bản việc bê tông hoá đường làng ngõ xóm cho toàn bộ các thôn trong xã

Thuỷ lợi, Xã đã kiên cố hoá 1.423,4 m kênh mương đảm bảo tưới tiêu cho các hộ sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng cơ bản, Hiện xã đã nghiệm thu bốn phòng cấp 4 trạm y tế của xã và hiện đang triển khai thi công Trường tiểu học 3 tầng theo chuẩn quốc gia.

Y tế giáo dục và văn hoá xã hội

Toàn xã có 1 trường THPT, 1 trường THCS, 1 trường tiểu học và hiện đang triển khai xây dựng trường tiểu học cao tầng theo tiêu chuẩn quốc gia. Bậc mầm non cũng đã làm tốt công tác chăn sóc cho các cháu với đầy đủ trang thiết bị phụ vụ cho việc vui chơi và phát triển của trẻ. Hiện đã có 4 thôn tổ chức ăn bán trú cho các cháu được các bậc phụ huynh tin tưởng và ủng hộ.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng được chính quyền địa phương quan tâm đẩy mạnh. Hiện xã đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng trạm y tế của xã theo chuẩn của huyện. Các chương trình y tế cộng động và hoạt động dự phòng cũng được đảm bảo. Đã tổ chức khám và cấp thuốc cho 4.650 lượt người, trong đó khám bảo hiểm 3.420 lượt, khám cho nhân dân 1.230 lượt. Đã tổ chức tiêm phòng đủ 6 mũi cho 101 cháu trong độ tuổi, tổ chức khám bệnh miễn phí cho 256 cháu ở độ tuổi mẫu giáo, tiêm sởi cho 103 chau học sinh lớp 1, tiêm AT cho 152 cháu gái học sinh lớp 9…

Hoạt động văn hoá – văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, xây dựng các làng văn hoá theo tiêu chí văn minh, lịch sự và phát triển.



2. Xã An Sơn

An Sơn là một trong những xã nghèo, nằm ở phía tây bắc của huyện Nam Sách. Phía bắc xã giáp với xã Nam Chính; phía đông và đông nam giáp xã Nam Trung, Nam Hưng; phía nam giáp xã Thái Tân, Hồng Phong; phía tây giáp Sông Thái Bình.

Xã nằm cách trung tâm Thị trấn Nam Sách 4 km tuy nhiên không gần các đường giao thông chính, khó khăn trong việc phát triển thương mại dịch vụ. Sản xuất trên địa bàn xã chủ yếu tập trung vào trồng lúa, rau vụ đông và chuyển đổi phát triển chăn nuôi.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 538.12 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 367.79 ha, chiếm 68.37% chủ yếu là diện tích đất cây hàng năm 310.3 ha chiếm 84.37% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất chuyên dùng 94.62 ha chiếm 17.58% diện tích đất tự nhiên. Đất khu dân cư 38.9 ha; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 35.9ha.

Tổng dân số toàn xã năm 2006 là 5605 người trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2999 người, chiếm 53.51% dân số. Cơ cấu lao động trong địa bàn xã chủ yếu là lao động trong nông nghiệp với 2249 lao động, chiếm 74.99%. Lao động trong các lĩnh vực khác như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, công nhân…chiếm một tỷ lệ tương đối ít 24.75%. Số lao động đi lao động tại nước ngoài là 7 người, chiếm 0.23% tổng lao động toàn xã.

Tổng số hộ dân cư trên địa bàn xã năm 2006 là 1420 hộ tập trung tại 5 thôn: thôn Cõi, thôn Quan Sơn, thôn An Giới, thôn Nhuế Sơn và thôn An sơn. Đặc thù sản xuất nông nghiệp của thôn Quan Sơn là trồng rau vụ Đông và chế biến nông sản, thôn An Giới và thôn Cõi chủ yếu là chuyển đổi chăn nuôi gia súc, gia cầm

Trong 3 năm trở lại đây, cơ cấu sản xuất của hộ có sự thay đổi tuy nhiên không đáng kể. Năm 2004 toàn xã có 1269 số hộ sản xuất nông nghiệp, chiếm 91.82% đến năm 2006 số hộ sản xuất nông nghiệp là 1217 hộ, chiếm 85.70%. Số hộ sản xuất phi nông nghiệp là 175 hộ chiếm 12.32%, tăng 5.8% so với năm 2004. Tỷ lệ hộ giầu nghèo trong xã cũng có sự thay đổi đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo ở An Sơn năm 2006 theo tiêu chí mới là 18%, giãm 10 % so với năm 2004 (tiêu chí cũ). Thu nhập bình quân/hộ/năm là 0.9 triệu đồng. Số hộ giầu trên địa bàn xã là 20%, tăng 10% so với năm 2004, Thu nhập bình quân 10 triệu/hộ/năm. Đây có thể coi là kết quả đáng mừng đối với một xã thuần nông như An Sơn.

Nhìn chung, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã vẫn còn ở mức cao, đây chủ yếu là các hộ ít ruộng, sản xuất nông nghiệp thuần tuý, đông con nên chi phí cao nhất là chi phí về giáo dục.

Các hộ giầu trên địa bàn một phần là các hộ kinh doanh, dịch vụ. Phần khác là các hộ có thu nhập cao từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây vụ đông năng xuất cao.

Tình hình phát triển kinh tế của xã

Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 10.4% năm, trong đó sản xuất nông nghiệp 5.5%; Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 16.5%; Dịch vụ tăng 17.8%.

Tổng giá trị thu nhập 28.385 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 5.1 triệu đồng/người/năm. Bình quân lương thực đầu người 665kg/người/năm. Thu nhập bình quân/ha canh tác 37 triệu đồng.

Sản xuất nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2006 đạt 15.5 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 8.48 tỷ chiếm 54.71%, chăn nuôi đạt 5.46 tỷ chiếm 35.23%, nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.56 tỷ chiếm 10.06%.

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giãm so với năm 2005 do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết làm cho diện tích cây vụ đông giãm xuống. Tổng diện tích cây vụ đông của xã là 124 ha, giãm 6 ha so với năm 2005. Trong đó ngô 15 ha; hành tỏi 55 ha; khoai tây 20 ha; rau các loại 34 ha.

Ngoài ra năm 2006 xã đã chuyển được 0.15 ha diện tích đất trũng trồng lúa năng xuất kém sang mô hình lúa - cá, đào ao, chăn nuôi trang trại …cho năng xuất cao.

Về chăn nuôi, xã tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay trên địa bàn xã có 20 hộ chăn nuôi gia cầm từ 200 con đến 1000 con. 80 hộ nuôi lợn từ 10 đến 80 con. Tổng đàn trâu bò trong xã là 760 con.

Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Tổng giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp- xây dựng là 5.7 tỷ đồng, chủ yếu tập trung và phát triển các nghề sẳn có tại địa phương như cơ khí, mộc, xây dựng, đúc xoong, chế biến nông sản, xấy hành tỏi, đóng gạch…



Hoạt động dịch vụ

Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 7.185 tỷ. Hiện trên toàn xã có 30 hộ kinh doanh vận tải, 40 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại, vật tư nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương