Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ



tải về 1.27 Mb.
trang6/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

Bảo hộ quyền tác giả


2.165 Bảo hộ quyền tác giả là một công cụ hữu hiệu nhất nhằm khuyến khích, làm giàu và phổ biến di sản văn hoá quốc gia. Sự phát triển của một đất nước phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sáng tạo của người dân và việc khuyến khích sáng tạo cá nhân, phổ biến các sáng tạo đó là điều kiện thiết yếu đối với quá trình phát triển.

2.166 Bản quyền là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển. Thực tế đã chỉ ra rằng việc làm giàu và phổ biến di sản văn hoá quốc gia phụ thuộc trực tiếp vào mức độ bảo hộ đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Số lượng sáng tạo trí tuệ của một quốc gia càng nhiều thì quốc gia đó càng rạng danh; số lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật càng nhiều thì lực lượng những người hiệp đồng hỗ trợ (nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất chương trình ghi âm, tổ chức phát thanh truyền hình) trong ngành công nghiệp sách báo, băng hình, đĩa nhạc và giải trí càng nhiều, và cuối cùng thì việc khuyến khích sáng tạo trí tuệ là một trong những điều kiện tiên quyết cơ bản của quá trình phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.

2.167 Luật pháp có thể quy định sự bảo hộ không chỉ cho những người sáng tạo các tác phẩm trí tuệ mà còn cho cả quyền lợi của những người hỗ trợ khác, những người giúp phổ biến các tác phẩm đó. Việc bảo hộ những người hỗ trợ cho người sáng tạo trí tuệ ở các nước đang phát triển cũng quan trọng vì thành tựu văn hoá của những nước này bao gồm, không chỉ trên phạm vi nhỏ, các buổi biểu diễn, các chương trình ghi âm, việc phát thanh truyền hình các tác phẩm dân gian. Nếu các nước đang phát triển thường có nhu cầu về sách báo nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục và nghiên cứu, thì ngược lại các nước này có thể phổ biến di sản văn hoá dân tộc phong phú của mình tới thế giới, những di sản được bảo hộ trong khuôn khổ pháp luật về bản quyền thông qua sự bảo hộ quyền của những người hỗ trợ hay như còn được gọi là các quyền liên quan (quyền kề cận).

2.168 Bước đầu tiên là thông qua luật. Giá trị thực tiễn của pháp luật phụ thuộc vào hiệu lực và sự áp dụng hiệu quả luật pháp đó. Có thể đạt được điều này bằng cách thiết lập các tổ chức của tác giả để thu và phân bổ lệ phí tác giả. Quyền tác giả, nếu được thực thi một cách hiệu quả, sẽ là sự khích lệ đối với các tác giả và những người được chuyển nhượng (các nhà xuất bản) để sáng tạo và phổ biến kiến thức. Xã hội cần phải chấp nhận điều đó nếu muốn khuyến khích sáng tạo trí tuệ, đảm bảo cho sự phát triển của khoa học, nghệ thuật và kiến thức nói chung, để thúc đẩy nền công nghiệp sử dụng tác phẩm của các tác giả và để có thể phân phối tác phẩm theo một cách có tổ chức tới nhóm người có liên quan một cách rộng rãi nhất.

2.169 Theo quan điểm của người sáng tạo tác phẩm thì bảo hộ quyền tác giả chỉ có ý nghĩa nếu người sáng tạo thực sự được hưởng lợi từ tác phẩm đó và điều này không thể xảy ra nếu không có việc công bố, phổ biến tác phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến đó. Đây là vai trò cơ bản của luật bản quyền tại các nước đang phát triển.

2.170 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sáng tạo trí tuệ tại các nước đang phát triển, bên cạnh hoàn cảnh cần được hỗ trợ vật chất của hầu hết các tác giả và người sáng tạo, những người cần tài trợ và biện pháp khuyến khích vật chất. Các quốc gia này thiếu giấy dùng trong xuất bản sách giáo khoa cho giáo dục thường xuyên (cả chính thức và không chính thức), thiếu giấy để xuất bản sách thuộc loại bắt buộc và sách tham khảo và cũng như sách phổ cập kiến thức chung, đây là những quyển sách mà một độc giả bình thường của các quốc gia đó cần phải có.

2.171 Vai trò của chính phủ trong hoạt động này có thể gồm cả trợ giúp về mặt tài chính trong việc sáng tạo và xuất bản sách giáo khoa và các tài liệu giáo dục khác, đầu vào cho giáo dục đào tạo, cũng như giúp đỡ phát triển hệ thống thư viện, thư viện lưu động để phục vụ các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa... Vì vậy, trong toàn bộ dây chuyền này, những mối liên hệ khác nhau, đó là sáng tác của tác giả, xuất bản, phân phối và nâng cấp hệ thống thư viện trên quy mô rộng không thể bị xem nhẹ mà cần phải được thúc đẩy và phối hợp tiến hành.

2.172 Cuối thế kỷ XIX và XX, một mặt do những thay đổi đáng kể về kinh tế, xã hội và chính trị, và mặt khác với những tiến bộ nhanh chóng do phát triển công nghệ đã đem lại những thay đổi quan trọng về quan điểm đối với bản quyền. Tự do và phát triển của báo chí, sự suy tàn của trật tự phong kiến, sự phát triển của việc đào tạo người trưởng thành và các kế hoạch giáo dục phổ cập, việc nâng cao các tiêu chuẩn trong giáo dục ở cấp cao hơn, số lượng các trường đại học, các học viện và các thư viện ngày càng tăng, việc chú trọng sử dụng ngôn ngữ quốc gia, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi trên bản đồ thế giới với sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập đang phát triển - tất cả những yếu tố này dẫn tới những thay đổi về mặt quan niệm.

2.173 Thách thức nảy sinh trong hoàn cảnh mới này là duy trì sự cân bằng giữa việc đền đáp thích đáng cho người sáng tạo tác phẩm và đảm bảo rằng những đền đáp như vậy là phù hợp với lợi ích công cộng và nhu cầu của xã hội hiện đại.

Đối tượng được bảo hộ bản quyền


2.174 Đối tượng bảo hộ bản quyền bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học dưới bất kỳ hình thức và cách thức thể hiện nào. Tuy nhiên, một tác phẩm muốn được bảo hộ phải là một nguyên tác. Ý tưởng được thể hiện trong tác phẩm không cần phải mới song hình thức thể hiện, cho dù là tác phẩm văn học hay nghệ thuật, phải là sự sáng tạo nguyên gốc của tác giả. Và cuối cùng, việc bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng hoặc giá trị của tác phẩm, tác phẩm đó sẽ được bảo hộ cho dù nó được đánh giá là hay hoặc dở - và cả mục đích mà tác phẩm hướng tới, bởi vì việc bảo hộ tác phẩm không liên quan tới việc sử dụng tác phẩm như thế nào.

2.175 Về nguyên tắc, các tác phẩm được hưởng sự bảo hộ bản quyền là tất cả các sáng tạo trí tuệ nguyên gốc. Một điều khoản liệt kê, mang tính minh họa và không đầy đủ với ý nghĩa giới hạn, các đối tượng được bảo hộ được luật pháp từng quốc gia về bản quyền quy định. Để được luật bản quyền bảo hộ, tác phẩm của một tác giả phải có nguồn gốc từ bản thân tác giả; các tác phẩm phải bắt nguồn từ sự lao động của tác giả. Nhưng để được bảo hộ, tác phẩm đó không nhất thiết phải đáp ứng việc xem xét về tính sáng tạo và tính mới. Tác phẩm sẽ được bảo hộ bất kể chất lượng và dù chúng có ít điểm chung với các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật hay khoa học, chẳng hạn như các bản hướng dẫn kỹ thuật hoặc hình vẽ thiết kế, thậm chí là bản đồ. Những ngoại lệ đối với quy định chung trong luật bản quyền được liệt kê cụ thể; vì vậy văn bản pháp luật, các quyết định hành chính hoặc tin tức thời sự thuần tuý thường bị loại khỏi đối tượng bảo hộ của luật bản quyền.

2.176 Trên thực tế luật bản quyền của tất cả các quốc gia quy định bảo hộ đối với các loại tác phẩm sau:

Tác phẩm văn học: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, tác phẩm sân khấu và các loại văn viết khác bất kể nội dung là gì (hư cấu hay không hư cấu), độ dài, mục đích (giải trí, giáo dục, thông tin, quảng cáo, tuyên truyền...), hình thức (viết tay, đánh máy, in, sách, tờ rơi, báo, tạp chí), được xuất bản hay không xuất bản; tại hầu hết các quốc gia “các tác phẩm truyền miệng” là những tác phẩm không được viết, ghi lại cũng được luật bản quyền bảo hộ.

Tác phẩm âm nhạc: nhạc nhẹ hay nhạc bác học: bài hát, đồng ca, opera, phổ nhạc, nhạc kịch hài; giảng dạy âm nhạc, bất kể cho một nhạc cụ (solo), một nhóm nhạc cụ (sonata, nhạc thính phòng...), hoặc nhiều nhạc cụ (một ban nhạc, một dàn nhạc);

Tác phẩm nghệ thuật tạo hình: hai chiều (như bức tranh, bản vẽ, bản khắc axit, tờ in litô...) hoặc không gian ba chiều (điêu khắc, tác phẩm kiến trúc) bất kể nội dung (hiện thực hay trừu tượng...) và mục đích (“thuần tuý” nghệ thuật, quảng cáo...);

Bản đồ và các hình vẽ kỹ thuật;

Tác phẩm nhiếp ảnh: bất kể mục đích và đối tượng (chân dung, phong cảnh, sự kiện...);

Phim ảnh (“tác phẩm điện ảnh”): kể cả phim câm hoặc phim có lồng tiếng và bất kể mục đích của các bộ phim (triển lãm sân khấu, truyền hình...) thể loại (phim truyện, phim tài liệu, phim thời sự...) độ dài, phương pháp làm phim (phim “trực tiếp”, phim hoạt hình...) hay công nghệ áp dụng (phim nhựa, băng video, đĩa DVD...);

Chương trình máy tính (hoặc được bảo hộ như một tác phẩm văn học hoặc được bảo hộ như chương trình máy tính độc lập).

2.177 Luật bản quyền của một số quốc gia còn bảo hộ “các tác phẩm ứng dụng nghệ thuật” (như đồ trang sức nghệ thuật, đèn, giấy dán tường, nội thất...) và các tác phẩm vũ đạo. Chương trình ghi âm dạng đĩa, băng từ và các chương trình phát sóng cũng là các tác phẩm được bảo hộ.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương