Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp



tải về 0.57 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#15645
  1   2   3   4   5   6



Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp


Hồ sơ ngành hàng lâm sản

Nhóm chuyên gia ngành hàng
1. Tình hình sản xuất ngành lâm sản trong nước và trên thế giới

1.1. Lịch sử hình thành ngành lâm sản

1.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc 1858-1945

Theo tài liệu Lâm nghiệp Đông dương của Paul Maurand, năm 1943 diện tích rừng nước ta chiếm 14.352.000ha trên tổng diện tích lãnh thổ 33.090.000ha, đạt độ che phủ là 43,7% (ở Bắc bộ độ che phủ là 68%, Trung bộ là 44% và Nam bộ là 13%). Tuy nước ta có nhiều rừng, nhiều gỗ và lâm sản nhưng chính sách của người Pháp thời kỳ này là quản lý rừng để thu thuế và khai thác rừng ở thuộc địa đem về phục vụ chính quốc, không chú ý đến công nghiệp chế biến lâm sản.

Thời kỳ này công nghiệp chế biến gỗ ở Việt nam phát triển chậm, số cơ sở ít, quy mô nhỏ, kỹ thuật thô sơ chủ yếu là cưa xẻ bằng máy, ở Hà nội có công ty cưa máy Đông dương, ở Biên hòa có công ty BIF. Ngoài các cơ sở xẻ gỗ còn có một số nhà máy diêm ở Hà nội, Thanh hóa, Nghệ an, 2 nhà máy giấy ở Việt trì (Phú thọ) và Đáp cầu (Bắc ninh), các xưởng chế biến nhựa thông ở Quảng ninh, Nghệ an, Đà lạt. Ở nông thôn đã hình thành các làng nghề mộc như Phù khê, Đồng kỵ, Từ Sơn - Bắc ninh, La xuyên- Nam định.

1.1.2. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945-1954

Giai đoạn này đất nước đang thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này phần lớn vùng rừng núi đều thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ ta và có vai trò quan trọng với công cuộc kháng chiến. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngành chế biến gỗ chỉ hạn chế ở mức tự cung tự cấp cho nhu cầu vùng tự do. Vào những năm 50 của thế kỷ 20, ngành lâm nghiệp đã bắt đầu tổ chức khai thác gỗ, sản xuất tà vẹt phục vụ xây dựng đường sắt, cung cấp gỗ để sửa các tuyến đường giao thông.

Sau chiến dịch biên giới năm 1950, việc xuất khẩu lâm sản của nước ta sang Trung quốc và các nước ngày càng được mở rộng. Đặc biệt ngày 4/12/1954 Chính phủ đã ban hành Nghị định bãi bỏ các Sở Mậu dịch và thành lập Tổng công ty Lâm thổ sản là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên chuyên kinh doanh các mặt hàng lâm sản.

1.1.3. Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước 1954-1975

1.1.3.1 Thời kỳ phục hồi kinh tế 1954-1960

Trong thời kỳ này việc khai thác và chế biến gỗ và lâm sản chủ yếu phục vụ nhu cầu khôi phục và xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Về các cơ sở chế biến gỗ chỉ có một số xưởng chế biến gỗ của các nhà tư sản ở Hà nội, Hải phòng…sau này được cải tạo theo hình thức công tư hợp doanh. Đến năm 1957 mới hình thành một số xí nghiệp quốc doanh như K42 Hà nội (quân đội), X85 Hà bắc, xẻ mộc Bắc giang, gỗ xẻ xây dựng Hà nội… Đến năm 1959 Tiệp khắc và Trung quốc giúp đỡ, Việt nam đã xây dựng được 3 nhà máy chế biến gỗ là nhà máy gỗ dán Cầu đuống, nhà máy gỗ Vinh và nhà máy Diêm Thống nhất.

1.1.3.2. Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và chống chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965-1975)

Trong thời gian này nhiều nông trường, lâm trường đã được thành lập. Sản lượng gỗ khai thác liên tục tăng. Nhiều cơ sở chế biến gỗ được hình thành. Từ năm 1965 miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến. Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng sản xuất để cung cấp gỗ cho sản xuất và quốc phòng. Do lượng gỗ khai thác hàng năm lớn, nên cơ sở chế biến gỗ cũng phát triển, đến năm 1969 đã có 56 cơ sở.



1.1.4. Thời kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 1976-1980 và 1980-1985

Thời kỳ này công nghiệp chế biến gỗ và hệ thống cung ứng lâm sản được tổ chức lại nhằm phục vụ đắc lực việc cung ứng gỗ theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước, lúc đầu là các công ty chế biến, cung ứng lâm sản theo miền, sau đó chuyển thành các Liên hiệp chế biến, cung ứng lâm sản theo vùng. Do vậy số lượng nhà máy chế biến gỗ của ngành lâm nghiệp cũng tăng cùng với khối lượng gỗ khai thác, chế biến xuất khẩu.



1.1.5. Thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)

* Giai đoạn từ 1986-1995

Trong quá trình này thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong lâm nghiệp và chế biến gỗ, các ngành, các địa phương đã phát triển ồ ạt các xưởng chế biến gỗ để xuất khẩu, không theo quy hoạch và kế hoạch chung của ngành, dẫn đến hậu quả rừng bị tàn phá nặng nề. Để ngăn chặn nạn phá rừng Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã có các biện pháp để bảo vệ rằng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, chấn chỉnh lại việc xuất khẩu gỗ, lâm sản.

* Giai đoạn từ 1995 đến nay

Chủ trương của Nhà nước trong giai đoạn này là hạn chế chế lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên, đồng thời khuyến khích việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu, đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ cũng như sản phẩm chế biến từ rừng trồng. Nhờ các chính sách khuyến khích chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ nên công nghiệp chế biến gỗ trong giai đoạn này đã phát triẻn mạnh mẽ hướng theo xuất khẩu cả về lượng và chất và đã trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn: Năm 2000 đạt kim ngạch xuất khẩu 219 triệu USD, năm 2001 đạt 335 triệu USD, năm 2002 đạt 435 triệu USD, năm 2003 đạt 560 triệu USD, và năm 2004 đạt 1,054 tỷ USD đưa Việt nam lên hàng thứ 4 các nước xuất khẩu đồ gỗ tại khu vực Đông Nam Á (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006, cẩm nang ngành lâm nghiệp).

Về cơ sở chế biến gỗ cả nước, theo Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn đến nay có 1.200 cơ sở chế biến gỗ với tổng công suất 2 triệu/m3 gỗ tròn/năm trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 65,4%, doanh nghiệp Nhà nước Trung ương chiếm 10,3% doanh nghiệp nhà nước dịa phương chiếm 20,8%, doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 33%.

Đã thu hút được 51 Công ty nước ngoài đầu tư vào chế biến gỗ xuất khẩu. Các Công ty đầu tư nước ngoài đã tạo ra kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ 30-49% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cả nước.

Về lĩnh vực sử dụng gỗ rừng trồng, công nghiệp chế biến gỗ cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Nhiều cơ sở chế biến gỗ xuất khẩu đã sử dụng thành công các loại gỗ rừng trồng như tràm bông vàng, bạch đàn, keo, cao su, thông… thành các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu có giá trị cao.



(Nguồn: Cẩm nang ngành lâm nghiệp)

1.2. Đặc điểm sinh thái, sinh sản : thời vụ, chu kỳ phát triển, các yêu cầu đầu vào, phân bố địa lý của ngành hàng trong nước, thuận lợi, khó khăn về phân bố địa lý của ngành hàng

Nguồn lâm sản của nước ta chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên. Một vài năm trở lại đây do diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm mạnh nên nguồn khai thác này chuyển hướng sang rừng trồng.



1.2.1. Rừng tự nhiên

được chia làm nhiều kiểu hệ sinh thái

1.2.1.1. Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Những hệ sinh thái rừng thuộc kiểu thảm thực vật này rất phong phú và đa dạng, phân bố ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tây Nguyên v.v…

Những hệ sinh thái rừng thuộc kiểu thảm thực vật này có nhiều tầng,  cao từ 25 - 30 m, tán kín rậm bởi những loài cây gỗ lớn lá rộng thường xanh.Trữ lượng gỗ ở rừng nguyên sinh có thể đạt đến 400 - 500 m3/ ha, trong đó có nhiều loài gỗ quý nhiệt đới và là loài bản địa đặc hữu của Việt Nam có giá trị sử dụng cao như đinh, lim, sến, táu v.v…và đặc biệt là có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị như dược liệu quý, nhiều loài cây cho nhựa và tinh dầu v.v…Đây là đối tượng rừng khai thác trong nhiều năm qua và đã cung cấp một khối lượng lớn gỗ xây dựng, nguyên liệu công nghiệp chế biến lâm sản v.v… cho nền kinh tế quốc dân

1.2.1.2. Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới

Hệ sinh thái rừng này phân bố ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Tây Nguyên, miền đông Nam Bộ v.v…

Cấu trúc tầng thứ gồm 3 tầng cây gỗ (A1 , A2 , A3). Điển hình là hai loài cây rụng lá : Săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa ) và Sau sau (Liquidambar formosana). Ngoài ra còn có các loài cây thuộc họ Dipterocarpaceae, Meliaceae, Leguminosae, Datiscaceae, Moraceae, Anacardiaceae, Combretaceae, Lauraceae, Burseraceae, Sapindaceae v.v… Chiều cao quần thể đạt đến 40 m.

Trữ lượng rừng nguyên sinh có thể đạt đến 300 - 400 m3 / ha. Tổ thành rừng có nhiều loài cây rừng nhiệt đới có giá trị trong đó có nhiều loài cây bản địa đặc hữu của Việt Nam, có nhiều loại thực vật, động vật rừng quý hiếm và lâm sản nhiệt đới ngoài gỗ lớn như dược liệu quý, nhiều loài cây cho tinh dầu, nhựa, chất béo, ta nanh v.v…Đây cũng là đối tượng rừng khai thác gỗ xây dựng và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi.

1.2.1.3. Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi

Diện tích rừng núi đá (chủ yếu là núi đá vôi) ở Việt Nam có 1.152.200 ha, trong đó diện tích rừng che phủ 396.200 ha (34,45%),(theo Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1999). Núi đá vôi  phân bố trong 24 tỉnh  và thành phố nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có núi đá vôi là: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Hệ thực vật vùng núi đá vôi  mang tính chất pha trộn của nhiều luồng thực vật nhưng đặc trưng cơ bản là luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các luồng thực vật khác. Thảm thực vật trên núi đá vôi Việt Nam phân bố không liên tục tập trung ở vành đai 300 - 1200m so với mặt nước biển.

Về kinh tế, rừng núi đá vôi có nhiều loài cây có giá trị kinh tế như bách vàng, hoàng đàn, mun sọc, nghiến, pơ mu, kim giao, thông Pà Cò v.v…Nhiều loài động vật núi đá vôi có giá trị kinh tế và khoa học như vooc đầu trắng, vooc mông trắng, vooc gáy trắng, hươu xạ, don, vooc má trắng, dơi iô v.v… Ngoài ra, còn có nhiều loài cây làm dược liệu như: đẳng sâm (Codonopsis javanica), kim ngân (Lonicera dasystyla), củ bình vôi (Stephania rotunda), một lá (Nervilia fordii), thuỷ bồn thảo (Sedum sp), kim anh (Rosa laevigata), thổ sâm (Talinum patens) v.v… Rừng núi đá vôi còn có nhiều cây cảnh , đặc biệt là các loài phong lan như lan hoà thảo hoa vàng, vẩy rồng, hài vệ nữ v.v…và tạo nên những hòn non bộ đầy ý nghĩa nhân văn và hướng thiện. Cảnh quan rừng núi đá vôi cũng tạo nên những hang động nổi tiếng như động Hương Tích - động đẹp nhất trời Nam, động Phong Nha - Kẻ Bàng và vịnh Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới v.v…Hệ thống các hồ Caxtơ tự nhiên mà lớn nhất là hồ Ba Bể, hồ ở Thăng Hen (Cao Bằng), những hang nước ngọt lộ thiên ở Quảng Bình… cùng với nhiều vẻ đẹp hùng vĩ, rừng núi đá vôi Việt Nam đã, đang và sẽ là những nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái.

1.2.1.4. Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên



Hệ sinh thái rừng lá kim có 2 loại:

- Hệ sinh thái rừng lá kim á nhiệt đới núi thấp phân bố chủ yếu ở vùng núi như Yên Châu, Mộc Châu (Sơn La), Nghệ An, Hà Giang, Đà Lạt (Lâm Đồng) v.v…

- Hệ sinh thái rừng lá kim ôn đới núi cao trung bình phân bố chủ yếu ở Sa Pa (Lào Cai), Tuần Giáo (Lai Châu) Hà Giang, Tây Côn Lĩnh (Cao Bằng), Chư Yang Sinh (Nam Trung Bộ), Lâm Đồng v.v…

Hai loài cây có ý nghĩa kinh tế trong hệ sinh thái lá kim tự nhiên này là loài thông nhựa và thông ba lá. Chúng cung cấp gỗ, nhựa và đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi. Đây là hai loài cây đã được trồng rừng ở nhiều địa phương, thông nhựa trồng ở vùng thấp và thông ba lá trồng ở vùng cao hơn

1.2.1.5. Hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu

Rừng khộp phân bố tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai. Ngoài ra còn có ở Di Linh (Lâm Đồng) và những đám rừng khộp nhỏ phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Sông Bé, Tây Ninh v.v...

Khu hệ thực vật rừng khộp có liên quan đến khu hệ thực vật Malaixia - Inđônêxia với tổ thành loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế.  Khu hệ thực vật rừng khộp bao gồm 309 loài cây thuộc 204 chi, 68 họ, trong đó có hơn 90 loài cây gỗ với 54 loài cây gỗ lớn, gỗ trung bình.

Với diện tích khoảng hơn nửa triệu hécta. Rừng khộp là một nguồn tài nguyên rừng đặc biệt của Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. Rừng khộp có những loài cây gỗ lớn có giá trị, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ như dầu nhựa, tananh, dược liệu v.v…và tài nguyên động vật khác. Các loài cây rừng khộp có tính thích nghi cao với khô hạn và lửa rừng, khó có thể tìm ra loài cây nào khác thay thế. Đây là sản phẩm của tự nhiên đã được chọn lọc qua một quá trình lịch sử lâu dài.



1.2.1.6. Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố. Phan Nguyên Hồng (1999) đã chia vùng phân bố rừng ngập mặn Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu.

Rừng ngập mặn mang lại giá trị cho nhiều ngành kinh tế khác nhau. Ngoài nguồn tài nguyên gỗ, rừng ngập mặn còn có nhiều nguồn tài nguyên hải sản, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ có giá trị phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Những tài nguyên này, đặc biệt là nguồn tài nguyên hải sản, có thể mang lại giá trị lớn hơn nhiều so với tài nguyên gỗ lớn. Chỉ tính tài nguyên lâm sản ngoài gỗ lớn, rừng ngập mặn cung cấp: 30 loài cây cho gỗ, than, củi ; 21 loài cây làm dược liệu chữa bệnh cho người; 21 loài cây có hoa nuôi ong mật ; 14 loài cây cho tananh ; 9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ; 24 loài cây cho phân xanh cải tạo đất ; 1 loài cây cho nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn. Như vậy, ý nghĩa kinh tế của rừng ngập mặn rất đa dạng.

1.2.1.7. Hệ sinh thái rừng tràm

Hệ sinh thái này phân bố tập trung ở 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hình thành nên ba vùng sau đây:

- Vùng Đồng Tháp Mười thuộc ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.

- Vùng Tứ Giác Long Xuyên thuộc hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.

- Vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và Hậu Giang.

Trước đây, loài tràm được xác định tên khoa học là Melaleuca leucadendron. Từ năm 1993, tên khoa học loài tràm đã được xác định lại là Melaleuca cajuputi (Scott Poynton, 1993). Loài tràm ở Việt Nam có ít nhất 4 chủng (variete) là tràm cừ, tràm gió, tràm bụi và tràm bưng. Tràm cừ và tràm gió phân bố tự nhiên trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tràm bụi và tràm bưng phân bố tự nhiên ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Với diện tích hàng trăm ngàn hecta, rừng tràm mang lại lợi ích kinh tế nhiều mặt. Rừng tràm cung cấp gỗ xây dựng, đặc biệt là dùng làm cừ để đóng nền móng vùng đầm lầy, xây đập đắp đê, cung cấp củi, than, than bùn dùng làm phân bón và nhiều lâm sản ngoài gỗ lớn như tinh dầu tràm, mật ong, thú rừng, khỉ, trăn, rắn v.v… nhiều sân chim với nhiều loài sếu, cò, vạc, diệc, quắm, bồ nông v.v… và đặc biệt là nguồn tài nguyên hải sản, thuỷ sản vô cùng phong phú.



1.2.1.8. Hệ sinh thái rừng tre nứa

Việt Nam là một trong những vùng trung tâm phân bố tre nứa trên thế giới do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như chế độ nhiệt, ẩm và thổ nhưỡng. Các hệ sinh thái rừng tre nứa Việt nam rất phong phú và đa dạng, chiếm vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng cả về mặt kinh tế, môi trường và khoa học.

Tre nứa phân bố ở khắp cả nước nhưng thường tập trung nhiều ở các vùng: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam bộ và Tây Bắc.

Tre nứa ở Việt Nam có 133 loài thuộc 24 chi, tuy nhiên đây chắc chưa phải là con số đầy đủ. Trong số đã thống kê được, Việt nam có 10 loài trong số 19 loài tre ưu tiên cao để quốc tế có hành động và 6 loài trong 18 loài tre khác được quốc tế ghi nhận là quan trọng (Vũ Văn Dũng và Lê Viết Lâm, 2004; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004).

Theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng năm 1999, rừng tre nứa có diện tích 1,489 triệu ha, chiếm 4,53% diện tích toàn quốc, trữ lượng 8,4 tỷ cây. Rừng tre nứa tự nhiên 1,415 triệu ha, chiếm 15% diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng 8,3 tỷ cây; trong đó rừng tre nứa thuần loại 0,789 triệu ha, chiếm 8,36% diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng 5,863 tỷ cây; rừng hỗn giao 0,626 triệu ha, chiếm 6,63% diện tích, trữ lượng 2,441 tỷ cây.

Ở Việt Nam, tre nứa là loại lâm sản chỉ đứng sau gỗ về giá trị kinh tế. Tre nứa được dùng nhiều trong xây dựng, xuất khẩu…

Ngoài ra còn có các hệ sinh thái rừng luồng, rừng lồ ô, rừng nứa. Tuy nhiên diện tích tự nhiên của các loại rừng này còn rất ít hoặc hầu như không có mà chủ yếu là rừng trồng. Vì vậy các loại rừng này sẽ được đề cập đến trong mục vể rừng trồng.

1.2.2. Rừng trồng

1.2.2.1. Cây lấy gỗ

Tiêu chí chính để chọn cây lấy gỗ là khối lượng gỗ và chất lượng gỗ có thể lấy ra trong thời gian xác định.

Các nhóm cây lấy gỗ chính là: Gỗ nguyên liệu, gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng và gỗ đồ mộc.



- Gỗ nguyên liệu là nhóm có yêu cầu sinh trưởng nhanh, trong điều kiện thâm canh phải đạt lượng tăng trưởng hàng năm lớn hơn 15 m3/ha/năm.
Gỗ nguyên liệu được chia thành các nhóm nhỏ là gỗ làm giấy, gỗ làm ván dăm và MDF.

+ Gỗ làm giấy phải có tỷ trọng lớn hơn 0,40 (ở độ ẩm 12%), có hiệu suất bột giấy trên 47%.

+ Gỗ làm ván dăm và MDF có tỷ trọng 0,40 - 0,45, dễ băm dăm.

+ Gỗ làm ván mặt phải có thớ mịn, tỷ trọng 045- 0.50, dễ bóc hoặc dễ lạng.

- Gỗ trụ mỏ là nhóm có yêu cầu sinh trưởng nhanh, có tỷ trọng trên 0,45, không bị mục và không bị mối mọt trong điều kiện tự nhiên hoặc dễ ngâm tẩm để chống mục và chống mối mọt.

- Gỗ đồ mộc và gỗ xây dựng có màu sắc đẹp, có độ bền phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Ngoài ra, các loại gỗ này đều cần có cây thân thẳng, tương đối tròn đều và có chiều dài đoạn thân dưới cành lớn (trên 4 m).

1.2.2.2. Cây lấy lâm sản ngoài gỗ (LSNG)

Cây lấy lâm sản ngoài gỗ được chia thành các nhóm chính là:

- Lấy vỏ và các sản phẩm từ vỏ

- Lấy lá và các sản phẩm từ lá

- Lấy nhựa và các sản phẩm từ nhựa

- Lấy quả và các sản phẩm từ quả

Những nhóm cây này đều cần có tiêu chí quan trọng nhất là sản phẩm trực tiếp phải đạt mức tối thiểu theo yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, còn cần một số tiêu chí khác như:

- Cây lấy vỏ và các sản phẩm từ vỏ cần có chất lượng vỏ theo yêu cầu thị trường còn cần sinh trưởng nhanh và có đoạn thân dưới cành lớn

- Cây lấy lá và các sản phẩm từ lá chủ yếu là sinh trưởng nhanh, nhiều cành lá, có khả năng ra chồi mạnh.

- Cây lấy nhựa và các sản phẩm từ nhựa có lương nhựa và chất lượng nhựa cao nhất so với các loài cây khác trong nhóm và sinh trưởng không quá chậm.

- Cây lấy quả và các sản phẩm từ quả là nhóm cây có nhiều quả, nhiều cành nhánh, dễ ra chồi.

Hiện nay có nhiều chương trình về trồng rừng tập trung vào các loại cây cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp giấy, ván, đồ gỗ nội thất… Một số loài cây chủ yếu :

- Bạch đàn bao gồm: Bạch đàn trắng Camal, Bạch đàn liễu, Bạch đàn urô

Các loại Bạch đàn thường sinh trưởng nhanh, chịu được nhiệt độ cao lẫn nhiệt độ thấp, sống đựợc nơi cực hạn lẫn nơi sẵn nước, rễ sâu chịu ngập và chịu mặn ngắn ngày, có thể trồng để chống gió, bảo vệ đồng ruộng, hoa để nuôi ong rất tốt; có thể trồng tập trung hoặc phân tán, năng suất có thể đạt 12 - 15 m3/ha/năm hoặc hơn nữa.

Bạch đàn được trồng nhiều ở các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ, có thể trồng ở vùng  Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ.

- Giổi xanh

Giổi xanh có phân bố tự nhiên ở các tỉnh Lao Cai, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng và nam Trung Quốc. Giổi thường mọc ở vùng đồi thấp dưới 400 m, trong rừng hỗn loại lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (nguyên sinh hoặc thứ sinh), ở vĩ độ 11 - 22o Bắc, độ cao dưới 400 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1800 - 2900 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 21 - 24o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 34o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 11 - 16o C.

Giổi xanh đã được trồng để làm giầu rừng theo băng dưới tán rừng nghèo kiệt tại Kong Hà Nừng (Gia Lai), Quỳ Hợp (Nghệ An), vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) và một số nơi khác.

- Hồi

Hồi có phân bố tự nhiên ở tỉnh Lạng Sơn  của nước ta và nam Trung Quốc, ở vĩ đô 22 - 23o Bắc, độ cao 50 - 300 m  trên mặt biển, lượng mưa  hàng  năm 1500 - 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 20,8 - 21, 6o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 30 - 31o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 9,8 - 10,3o C



Hồi trồng nhiều ở vùng Đông Bắc nước ta (vùng giữa Lạng Sơn và Cao Bằng) trên đất Feralit đỏ nâu phát triển trên sa diệp thach.

- Keo: bao gồm Keo lá tràm, keo tai tượng, Keo lá liềm, Keo lai

Đây là loài sinh trưởng nhanh, sau 3-5 năm đã có thể khai thác nên hiện nay Keo được trồng trên diện rộng trên phạm vi cả nước.

- Luồng


Luồng có phân bố tự nhiên ở Thanh Hoá, một phần ở Hoà Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh, ở vĩ độ 19 - 21oC Bắc, độ cao dưới 300 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1800 - 2300 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 23 - 24oC, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 34oC, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 13,5 - 14,5oC.

Luồng hiện được trồng tập trung hoặc phân tán ở nhiều nơi trong nước, chủ yếu là các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình, Phú Thọ và các tỉnh vùng Trung tâm miền Bắc. Đất trồng luồng thích hợp là đất feralit đỏ vàng phát triển trên diệp thạch sâu hơn một mét và còn tính chất đất rừng.

- Thông: bao gồm Thông đuôi ngựa, Thông ba lá, Thông caribe, Thông nhựa

Thông là loài sinh trưởng nhanh, được trồng nhiều ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đà lạt…

- Trám trắng

Trám trắng có phân bố tự nhiên ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hoà Bình, Ninh Bình, Gia Lai, Kon Tum. Trám trắng thường mọc trong rừng thứ sinh và thường mọc lẫn với Trám đen và các loài lá rộng khác như Lim Xẹt, Xoan đào, Ngát v.v.,  ở vĩ độ 16 - 22o Bắc, độ cao 30 - 400 m trên mặt biển, nơi có lượng mưa hàng năm 1800 - 2200 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 22,5 - 24o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 27 - 32o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 13 - 15o C.

Trám trắng được trồng để lấy gỗ hoặc lấy quả ở vùng trung du các tỉnh miềm Bắc và vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

1.3. Các sản phẩm chính của ngành lâm sản

Lâm sản là nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu được sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất, là một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Lâm sản được dùng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng… Xin nêu ra một vài ví dụ: muốn sản xuất ra một tấn giấy cần 5-6m3 gỗ hoặc 2-3 tấn nứa; muốn khai thác một tấn than cần 0,05-0,06m3 gỗ trụ mỏ để chèn, chống lò; làm một km đường sắt cần 1800 thanh tà vẹt tương đương với 360m3 gỗ; căng 1km đường dây điện tín cần 20 cột có chiều cao từ 7-8m, đường kính từ 14-16cm mất khoảng 4m3 gỗ; xây dựng 1000m2 nhà gạch cần 100-130m3 gỗ để làm sườn mái, khung, cánh cửa… Ngoài ra, lâm sản còn được dùng làm văn phòng phẩm, nhạc cụ, mỹ nghệ, dụng cụ thể dục thể thao, đóng toa tầu, thùng xe, đồ dùng trong gia đình và công sở…

Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng 100 ngành dùng lâm sản làm nguyên, vật liệu, với trên 22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra trên 1 vạn loại sản phẩm.

Lâm sản bao gồm 2 mảng lớn là gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG)



1.3.1. Gỗ

Trong các văn kiện chính thức từ trước đến nay, Nhà nước ta luôn xếp gỗ (lâm sản chính) đứng hàng thứ ba sau điện và than. Gỗ có tính chất mềm dẻo, cách nhiệt, cách âm tốt, dễ phân ly bằng hoá chất đồng thời là nguyên nhiên liệu thiên nhiên chỉ cần trồng, chăm sóc và dùng máy móc đơn giản để khai thác, vận chuyển và chế biến. Trên thực tế, gỗ có thể thay thế được bông vải, tơ tằm, lông cừu, gang thép đồng thời tạo ra được nhiều sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao. Với phương pháp chế biến hoá học, 1m3 gỗ có chế tạo được 160kg tơ nhân tạo tương đương với sản lượng bông của 1/2ha trong 1 năm, bằng số tơ của 320.000 con tằm hoặc bằng sản lượng lông lấy ra từ 25-30 con cừu/năm; với công nghệ thuỷ phân, từ gỗ có thể chế tạo thành đường, rượu, làm phim, đĩa hát…; với công nghệ nhiệt phân từ gỗ có thể tạo ra các sản phẩm là than, axitaxetic, dầu gỗ…; với công nghệ ép sấy, gỗ có thể làm ván sàn, ván ốp tường có khả năng cách điện, cách nhiệt tốt…

Với tính năng đa dạng như trên, gỗ được khai thác và sử dụng rộng rãi trong hàng trăm ngành của nền kinh tế quốc dân và được chia làm 5 nhóm sản phẩm chính:

a. Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ

Bao gồm các sản phẩm có hàm lượng mỹ thuật cao được chế biến từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu, gỗ rừng trồng. Đồ gỗ mỹ nghệ thường được chế biến bằng máy móc kết hợp công nghệ thủ công như chạm khắc, khảm, sơn mài. Đồ gỗ mỹ nghệ bao gồm các loại sản phẩm sau:

- Các sản phẩm sơn mài

- Các loại tượng bằng gỗ, các sản phẩm bằng gốc và rễ cây

- Các loại tranh gỗ: tranh chạm khắc, tranh khảm trai, tranh ghép gỗ

- Các sản phẩm trang trí lưu niệm, quảng cáo như: khung tranh ảnh, mành, giá đỡ, huy hiệu, biểu tượng…

- Nhạc cụ, đồ chơi trẻ em, vợt cầu lông…

- Bàn ghế, giường tủ các loại

- Sản phẩm mỹ nghệ kết hợp với song mây, tre trúc và vật liệu khác.



  1. Nhóm đồ gỗ nội thất

Bao gồm các loại sản phẩm đồ mộc dùng trong nhà như: bàn ghế, giường tủ, giá, kệ sách, ván sàn… làm từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng và ván nhân tạo

- Nhóm đồ gỗ ngoài trời

Bao gồm các loại sản phẩm đồ mộc kiểu Châu Âu, thường dùng để ngoài vườn như: bàn ghế vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu, cầu trượt… được sản xuất từ các loại gỗ rừng trồng.

- Nhóm sản phẩm gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác

Bao gồm các sản phẩm gỗ được chế biến kết hợp với các loại vật liệu khác như: song mây, kim loại, nhựa, vải, giả da… không những làm cho sản phẩm có tính thẩm mỹ, tăng độ bền chắc mà còn có ý nghĩa tiết kiệm gỗ.

- Nhóm sản phẩm gỗ ván nhân tạo

Bao gồm các sản phẩm dạng tấm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ và vật liệu xơ xợi, được quét, tráng, trộn keo và dán ép, ghép nối trong những điều kiện nhiệt độ và thời gian nhất định. Các loại ván nhân tạo chủ yếu gồm: ván ghép thanh, ván dăm, ván sợi, ván dán.

1.3.2. Lâm sản ngoài gỗ (LSNG)

LSNG được định nghĩa là những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không phải gỗ được con người khai thác từ rừng để sử dụng.

Theo thống kê, hiện nay LSNG của Việt Nam có khoảng 11.000 loài cây, 1.000 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm lớn, 276 loài động vật, 828 loài chim, 258 loài bò sát, 82 loài lưỡng thê, 3.109 loài cá nước ngọt, 1.340 loài côn trùng được xếp vào 6 nhóm chính


  1. Tre nứa

  2. Song mây

  3. Dầu nhựa

  4. Cây thuốc

  5. Động vật hoang dã

  6. Cây, con làm cảnh

LSNG ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân và trong nền kinh tế quốc dân. LSNG không chỉ đáp ứng nhu cầu dân dụng như làm lương thực, cây dược liệu, thức ăn gia súc… mà nhiều loại đã trở thành nguyên liệu công nghiệp và hàng hoá xuất khẩu từ rất sớm. Ngay từ năm 1013, nước ta đã có quan hệ trao đổi dược liệu với Trung Quốc. Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc: Sa nhân, Hồi, Trần bì, Quế,… Từ thế kỷ 16, thương mại giữa Việt Nam và Tây phương đã phát triển. Cánh kiến trắng dưới thương hiệu “Benjoin de Siam” đã được xuất sang Châu âu từ giữa thế kỷ 16. Cũng trong thời gian này, các sản phẩm như Quế , Ngà voi, Mật ong cũng được xuất sang Châu âu với một khối lượng lớn. Đến thế kỷ 18, đã hình thành nên nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất nhân sâm, yến sào, mật ong, sáp ong, dầu rái, Trầm hương ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thuận Hoá, Nam Trung bộ…

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khi diện tích cũng như trữ lượng gỗ bị suy giảm mạnh thì LSNG bắt đầu được quan tâm khai thác và sử dụng nhiều hơn. Mỗi năm lại có thêm nhữgn phát hiện về những loài LSNG mới có giá trị. Điều đó chứng tỏ tiềm năng đa dạng LSNG của Việt Nam lớn hơn nhiều so với những hiểu biết hiện nay.

Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, để có thể đứng vững trên thị trường thế giới thì Việt Nam cần tìm ra những sản phẩm riêng, độc đáo để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay, nhà nước đang tập trung đầu tư vào một số sản phẩm cần cho một số ngành sản xuất trong nước và có giá trị xuất khẩu cao là:


  1. Nhựa thông

Nhựa thông được trích từ 2 loài Thông là Thông nhựa và Thông 3 lá nhưngThông nhựa là chủ yếu. Từ nhựa Thông có thể chiết xuất ra thành tùng hương và tinh dầu Thông là những nguyên liệu công nghiệp quan trọng dùng làm dung môi cho sơn, nguyên liệu điều chế một số loại dược phẩm, thuốc trừ sâu…

Hiện nay, có 2 xí nghiệp chế biến nhựa Thông công suất 2000-3000 tấn/năm là nhà máy Uông Bí (Quảng Ninh) và nhà máy Long Đại (Quảng Bình) có thiết bị tương đối hiện đại. Ngoài ra còn có một số xí nghiệp chế biến nhựa thông quy mô công suất 500-1000 tấn/năm với công nghệ thủ công ở Vinh (Nghệ An), Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lâm Đồng… Tổng sản lượng đạt được hàng năm khoảng 2.500 tấn tùng hương và 700-800 tấn tinh dầu thông với giá xuất khẩu khoảng 420-450USD/tấn.

Hàng năm, khối lượng nhựa Thông khai thác trên toàn thế giới là 1,2 triệu tấn, tiêu thụ 330.000 tấn tinh dầu Thông. Như vậy thị phần của Việt Nam trên thế giới về nhựa Thông chỉ chiếm khoảng 0.2%.


  1. Quế

Quế là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Quế được dùng làm thuốc trong Đông y và Tây y, ngoài ra còn có thể dùng làm gia vị.

Quế được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhưng lượng quế dùng trong nước không nhiều với giá trung bình từ 10.000-15.000VND/kg

Quế được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Hồng Kông, Singapore, Nhật, Pháp, Canada và Mỹ. Thị trường thế giới tiêu thụ hàng năm khoảng 20.000-30.000 tấn vỏ Quế/năm. Mỹ tiêu thụ nhiều nhất khoảng 7.000 tấn/năm; Nhật, Mehico, Đức mỗi nước tiêu thụ khoảng 1000 tấn/năm; Anh, Hà lan, Pháp, mỗi nước 500 tấn/năm. Trên thị trường, Quế của Indonesia chiếm thị phần 60%, còn lại là từ Trung Quốc, Việt Nam, Srilanka, với khối lượng 6000 tấn/năm. Giá Quế ở Châu Âu là 1800 EURO/tấn.


  1. Hồi

Hồi là loài cây đặc hữu của Lạng Sơn. Hồi được lưu thông trên thị trường dưới dạng quả khô là nguyên liệu để chưng cất tinh dầu. Tinh dầu Hồi được dùng trong công nghệ thực phẩm, mỹ phẩm, y học,…

Nước ta hiện nay có một cơ sở chưng cất tinh dầu Hồi được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc với công suất 250 tấn/năm.

Quả Hồi và tinh dầu Hồi được xuất sang một số nước Châu Âu (Pháp, Anh, Đức), Hồng Kông, Singapore với khối lượng 1.500 tấn quả và khoảng 80 tấn tinh dầu/năm. Thị trường Hồi trên thế giới không lớn, tiêu thụ khoảng 3.000 tấn quả với 1.400 -1.600 EURO/tấn và 100 tấn tinh dầu với giá 20.000 EURO/tấn. Như vậy có thể thấy thị phần trên thế giới của Việt Nam về Hồi chiếm khoảng 80%. Đây là một thế mạnh cần khai thác.


  1. Cánh kiến đỏ

Cánh kiến đỏ là sản phẩm của một loại côn trùng gọi là Rệp cánh kiến ký sinh trên một số loại cây chủ, hút nhựa và tiết ra. Cánh kiến đỏ được bán trên thị trường dưới 3 dạng là tổ cánh kiến, nhựa hạt và nhựa vẩy phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp hiện đại làm chất sơn phủ như điện, điện tử, máy bay…

Hiện nay sản lượng cánh kiến đỏ của nước ta không đáng kể chỉ khoảng 15-20 tấn/năm với giá bán trong nước khoảng 15.000-25.000 VND/kg và chỉ có một cơ sở sản xuất duy nhất là ở Bá Thước - Thanh Hoá.



  1. Dầu Trẩu, dầu Sở

được dùng làm nguyên liệu chế tạo sơn, vecni, sản xuất xà phòng và để xuất khẩu. Sản lượng không đồng đều lên xuống theo thị trường, chất lượng không cao nên giá thành thấp. Giá dầu Trẩu xuất khẩu khoảng 1.300-1.500 USD/tấn trong khi giá dầu Trẩu của Trung Quốc có giá 2.000-2500 USD/tấn

f. Một số loài cây dược liệu như Sa nhân, thảo quả, Sâm ngọc linh…

g. Mây tre đan

Đây là mặt hàng được quan tâm nhiều nhất và có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng hoá LSNG, thu hút 342.000 lao động tham gia sản xuất trong khoảng 100 doanh nghiệp và 713 làng nghề.

Mây tre đan được xuất khẩu nhiều sang các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Theo thống kê hiện có khoảng 150 mặt hàng mây tre đan lưu thông trên thị trường thế giới với trị giá hàng hoá từ 5-11 tỷ USD. Hàng xuất từ các nước châu á trị giá từ 2-5 tỷ USD trong đó chiếm vị trí hàng đầu là Indonesia, thứ 2 là Trung Quốc.

*Từ những kết quả đã đạt được trong các năm vừa qua trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ LSNG cho thấy LSNG ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng nhưng chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Đây là một thì trường có tiềm năng to lớn mà chúng ta cần phải có biện pháp thích hợp để phát huy một cách tối đa nhằm nâng cao mức đóng góp của LSNG vào nền kinh tế quốc dân đồng thời nâng cao mức sống cho người dân miền núi, tạo điều kiện để họ có thể tham gia, quản lý rừng bền vững.



1.4. Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng của ngành hàng trong nước theo chuỗi thời gian.

Bảng 01: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng toàn quốc (1943-2005)

Đơn vị: 1000ha



Năm

Diện tích rừng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Độ che phủ (%)

1943

14.000

14.000

0

43

1976

11.169

11.077

92

33,8

1980

10.908

10.486

422

32,1

1985

9.892

9.308

584

30

1990

9.175

8.430

745

27,2

1999

9.302

8.252

1.050

28,1

2002

10.915

9.444

1.471

33,2

2003

11.784

9.865

1.919

35,8

2004

12.094

10.004

2.090

36,1

2005

12.617

10.283

2.334

36,8

(Nguồn: Cục Kiểm lâm)

Bảng 02: Sản lượng gỗ khai thác hàng năm (1955-2005)

Đơn vị: m3



Năm

Lượng khai thác

Năm

Lượng khai thác

1955-1960

3.168.160

1990-1998

5.701.000

1961-1965

4.957.000

1999-2002

1.200.000

1966-1975

8.100.000

2003

250.000

1976-1980

7.000.000

2004

250.000

1986-1989

5.289.000

2005

200.000

(Nguồn: Dự thảo chiến lược phát triển nông nghiệp Việt nam giai đoạn

2006-2020 của Cục Lâm nghiệp)

Chắc chắn con số thống kê trên còn thấp hơn so với số lượng gỗ khai thác hàng năm rất nhiều. Theo quy định của Chính phủ, trong giai đoạn 2000-2010 giới hạn lượng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên chỉ khoảng 300.000m3 chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xây dựng trong nước (250.000m3) và sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu 50.000m3. Tuy nhiên, tình trạng khai thác trái phép gỗ rừng tự nhiên diễn ra rất phổ biến nên số lượng gỗ thực tế khai thác hàng năm từ rừng tự nhiên có thể lên tới 550.000-600.000m3.



1.5. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng ngành hàng tại một số quốc gia chính sản xuất ngành hàng trên thế giới theo chuỗi thời gian.

Bảng 03: Diễn biến diện tích rừng của một số nước sản xuất chính

Đơn vị: 1.000ha



Năm Nước

Diện tích rừng

1990

2000

2005

Nga

808,950

809,268

808,790

Canada

310,134

310,134

310,134

Hoa Kỳ

298,648

302,294

303,089

Úc

167,904

164,645

163,678

Trung Quốc

157,141

177,001

197,290

Indonesia

116,567

97,852

88,495

Thuỵ Điển

27,367

27,474

27,528

Pháp

14,538

15,351

15,554

Áo

3,776

3,838

3,862

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương