Hồ sơ ngành hàng rau quả



tải về 1.25 Mb.
trang1/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15


Hồ sơ ngành hàng rau quả


1 Tình hình sản xuất rau quả trong nước và trên thế giới: 2

1.1 Lịch sử phát triển của ngành hàng rau quả 2

1.2 Đặc điểm sinh thái, sinh sản của rau quả 5

1.3 Các sản phẩm chính của ngành hàng hoặc là nguyên liệu thô cho những sản phẩm nào 16

1.4 Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng rau quả 16

1.5 Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng rau quả của một số quốc gia chính 22

1.6 Các hình thức tổ chức sản xuất rau quả 28

2 Tình hình thị trường trong nước 28

2.1 Các kênh marketing sản phẩm rau quả 29

2.2 Số lượng cơ sở sản xuất rau quả chính 30

2.3 Sản lượng tiêu thụ rau quả nội địa 30

3 Tình hình thị trường quốc tế 38

3.1 Qui mô thị trường rau quả thế giới 38

3.2 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của các nước xuất khẩu chính 45

3.3 Thị phần sản lượng rau quả do Việt Nam sản xuất 46

3.4 Những thay đổi về thị trường xuất khẩu rau quả 52

4 Dữ liệu về chính sách phát triển ngành hàng rau quả 55

4.1 Các chính sách quốc tế liên quan đến phát triển ngành hàng rau quả 55

4.2 Chính sách trong nước liên quan đến phát triển ngành hàng rau quả 57

4.3 Lộ trình hội nhập 58

5 Nhận định chuyên gia và đề xuất 62

5.1 Cung cầu rau quả trong nước, quốc tế và dự báo 62

5.2 Các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về ngành hàng rau quả 63

5.3 Thách thức và cơ hội của ngành hàng 63

5.4 Đề xuất các cơ chế và chính sách tạo điều kiện để phát triển bền vững ngành hàng rau quả 65

6 Cơ sở dữ liệu về tình hình bệnh dịch 73

6.1 Các bệnh dịch liên quan đến ngành hàng rau quả 73

6.2 Số liệu thiệt hại do bệnh dịch gây ra 73

6.3 Chăm sóc và bảo vệ cây trồng, quản lý dịch hại và phòng trừ tổng hợp 80

6.4 Biện pháp chăm sóc khác 85

7 Các trang web và tổ chức có liên quan đến ngành hàng 87

7.1 Tên các trang web thông tin về ngành hàng 87

7.2 Tên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chuyên nghiên cứu về sản phẩm 88

7.3 Các báo cáo các hội thảo về ngành hàng trong nước và quốc tế 88





1Tình hình sản xuất rau quả trong nước và trên thế giới:

1.1Lịch sử phát triển của ngành hàng rau quả


Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 8o đến vĩ tuyến 23o, với các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới-ôn đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại rau quả.

1.1.1Lịch sử phát triển ngành trồng rau


Rau là những cơ quan của cây thân thảo được sử dụng làm thực phẩm như rễ, rễ củ, thân củ, thân, chồi non, lá, hoa, quả. Rau được chia làm hai nhóm chính: nhóm quả và nhóm sinh dưỡng. Nhóm quả có phần sử dụng được là quả và hạt gồm họ cà chua (cà chua, cà tím, ớt rau… ), họ đậu (đậu hà lan, đậu đũa… ), họ bầu bí (bí đao, mướp, bầu, bí ngô, dưa chuột… ). Nhóm sinh dưỡng gồm rau ăn củ và rễ (khoai tây, cà rốt, su hào… ), họ cải (cải trắng, cải bắp, súp lơ…), họ hành (hành, hẹ, tỏi…), rau thơm (quế, húng, thìa là…)

Phân loại rau

Giới hạn giữa cây rau và cây trồng khác rất khó phân định rõ ràng: rau muống vừa là rau ăn vừa là thức ăn gia súc; dưa hấu là rau nhưng được sử dụng như cây ăn qủa; dâu tây là cây ăn qủa nhưntg lại là cây thân thảo canh tác như cây rau; khoai tây là cây rau nhưng được canh tác trong hệ thống luân canh với cây lương thực và phương thức sản xuất cũng gần với cây lương thực hơn, nên không được xếp vào nhóm cây rau: nấm rơm nấm mèo là thực vật hạ đẳng nhưng được coi là rau...



Ở Việt Nam, bốn mùa đều có thể trồng rau xanh, mùa nào rau nấy. Rau hằng năm có bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, cà chua, đậu... Rau 2 năm có hành tây, cải bắp, cà rốt, ... Cây thân thảo lâu năm có rau muống, măng tây, măng tre, ...

1.1.1.1Nguồn gốc cây rau


Tất cả các loại cây trồng đều bắt nguồn từ loại hoang dại. Những đặc tính sinh học và nông học của chúng đã được hình thành trong quá trình tiến hoá và sự chọn lọc của con người khi canh tác. Dựa trên các dữ kiện về thực vật học, địa lý học, khảo cổ học, lịch sử học và nghiên cứu về các tập đoàn giống rau khác nhau, viện sĩ N.I. Vavilop đã phân ra 8 trung tâm khởi nguyên phần lớn các loại rau trồng như sau:

  • Trung tâm Trung Quốc: bao gồm miền núi miền trung và bắc Trung Quốc và vùng đồng bằng. Đây là nơi phát sinh của củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải trắng, cải xanh, dưa leo trái to, cà pháo, hành lá, khổ qua, mướp.

  • Trung tâm Ấn Độ: gồm phần lớn Ân Độ, Miến Điện và Banlades. Đây là vùng khởi nguyên của cà tím, dưa chuột, mướp khía, bầu (Lagenaria vulgaris), đậu rồng, xà lách (Lactuca indica).

Trong trung tâm này có một trung tâm phụ gồm bán đảo Trung Ấn và các quần đảo ngoài khơi biển đông như Philippines, Sumatra, Mã Lai. Đây là quê hương của gừng, bí đao, các loại khoai củ (Dioscorea alata, D. hispida, D. pentaphylla, D.bulbifera).

  • Trung tâm Trung Á: gồm vùng Đông Bắc Ân Độ, Apganixtan, Pakixtan và vùng Trung Á liên Xô. Đây là trung tâm khởi nguyên của dưa melon, hành tây, tỏi, bó xôi, củ cải rađi, cà rốt vàng, đậu hoà lan.

  • Trung tâm Cận Đông: gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Sirie, Irak, Iran và một phần Liên Xô.
    đây là quê hương của dưa melon, bí đỏ, dưa leo, cà rốt, ngò tây, hành boa-rô, củ dền,
    xà lách.

  • Trung tâm Địa Trung Hải: gồm các nước ở bờ biển Địa Trung Hải và Bắc Phi Châu. Nơi đây là trung tâm phát sinh của củ dền, cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, ngò tây, củ cải trắng, hành tây, hành boa rô, tỏi, cần tây, artichaud và đậu hoà lan.

  • Trung tâm biển Á Rập (Etiopia): là trung tâm nguyên thủy của hành lá, đậu hoà lan và các đậu ăn trái (Vigna sinensis, vicia faba).

  • Trung tâm Trung Mỹ và nam Mêhico: là quê hương của bí đỏ (Cucurbita ficifolia, C. moschta, C. mixta), su su, ớt cay, ớt ngọt, cà chua, bắp, đậu (Ph. vulgaris, Ph. multiforus, Ph. lunatus, Ph. acutifolius), khoai lang.

  • Trung tâm Nam Mỹ: gồm các nước như Peru, Equador, Bolivia là quê hương của
    khoai tây trồng và các loài khoai tây hoang dại, cà chua, ớt, bí đỏ (C. maxima), cà (S.
    muricatum).

Những đặc tính đầu tiên của các dạng cây trồng đã thay đổi dưới ảnh hưởng của sự tuyển lựa nhân tạo và điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng. Anh hưởng lớn nhất là sự thay đổi về kích thước, hình dạng, phẩm chất và năng suất của các bộ phận sử dụng làm thực phẩm. tuy nhiên điều kiện khí hậu của vùng khởi nguyên đã để lại dấu ấn không thể xoá nhoà trong sự sinh trưởng, phát triển, tính chống chịu môi trường và nhiều đặc tính sinh học khác của cây. Ví dụ: cà chua, ớt, cà tím và các cây trồng khác có nguồn gốc nhiệt đới cho đến nay vẫn không có khả năng chống chịu được băng giá; dưa hấu hoang dại có nguồn gốc ở vùng sa mạc phi Châu và Nam Châu Á, các giống trồng hiện nay cũng thể hiện khả năng chịu đựng khô hạn và nhu cầu cường độ ánh sáng cao; dưa leo có nguồn gốc từ các rừng ẩm ướt Ân Độ nên cây trồng dù hàng năm đã canh tác trong điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau vẫn cần ẩm độ cao và điều kiện ánh sáng tương đối yếu.

1.1.1.2Lịch sử trồng rau ở Việt Nam


Việt Nam có lịch sử trồng rau rất lâu đời. Từ đời Hùng Vương, bầu bí đã được trồng trong các vườn rau gia đình. Theo sổ sách ghi chép, rau được nhập vào nước ta từ thời nhà Lý (thế kỷ thứ 10). Năm 1721-1783 Lê Quí Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau.

Trước đây giống rau có ít, được gọi là "rau ta" như rau muống, rau cải, rau đay, rau dền,... Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự mở mang đô thị ngành trồng rau cũng được phát triển. Nhiều giống rau quí, dinh dưỡng cao được du nhập trong thời Pháp thuộc được gọi là "rau tây" như cải bắp, su hào, cải bông, hành tây, tỏi, cà rốt, cà chua,... Ngoài ra một số giống rau nhập từ Trung Quốc được gọi là "cải tàu" như cải tàu cuốn, cải bắc thảo, cải bẹ,...

Ngày nay qua chọn lọc và thuần hoá lâu đời nước ta đã có nhiều giống trồng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu từng vùng riêng biệt, nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm khá phong phú trong lĩnh vực thuần hoá, chọn và để giống các loại rau. Ở xung quanh thành phố và các thị trấn, thị xã hình thành những vùng rau tập trung như vùng rau ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, vùng rau Đà Lạt,...

1.1.1.3Nguồn gốc một số cây rau chính và giống trồng ở Việt Nam


Nguồn gốc và giống rau cải ở Việt Nam

Nguồn gốc và giống bầu bí ở Việt Nam

Nguồn gốc và giống rau họ đậu ở Việt Nam

Nguồn gốc và giống khoai củ ở Việt Nam

1.1.2Lịch sử phát triển cây ăn quả




1.1.2.1Phân loại quả


Quả có nhiều nhóm (quả hạch, quả mọng) và phân nhóm (nhiệt đới và á nhiệt đới…). Quả nhiệt đới đặc trưng là chuối có giá trị dinh dưỡng cao, dứa, xoài, đu đủ, chôm chôm, nhãn, ổi,… Quả á nhiệt đới: hồng, vải, lựu… Quả có múi á nhiệt đới: cam, chanh, quít, bưởi… Quả hạch: mận, mơ, đào… Quả nhân: lê, táo… Quả mọng: hạt lẫn lộn vào thịt như: dâu tây, thanh long…

Phân loại quả

Các nhà thực vật học Việt Nam đã liệt kê được khoảng 40 họ cây ăn trái, bao gồm khoảng 90 loài, trong đó có khoảng 80 loài thường gặp, bên cạnh đó chúng ta còn nhập khẩu nhiều giống trồng (cultivars) từ các nước láng giềng.


1.1.2.2Nguồn gốc một số quả chính và giống trồng ở Việt Nam


Nguồn gốc và giống xoài ở Việt Nam

Nguồn gốc và giống nhãn ở Việt Nam

Nguồn gốc và giống chuối ở Việt Nam

Nguồn gốc và giống dứa ở Việt Nam

Nguồn gốc và giống cam quýt ở Việt Nam

Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương