Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ



tải về 1.27 Mb.
trang10/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   33

Chế tài

Giới thiệu


2.242 Các chế tài đối với hành vi vi phạm bản quyền hoặc các quyền liên quan gồm có bồi thường dân sự, đó là khi người vi phạm bị toà án buộc phải chấm dứt việc vi phạm và thực hiện bồi thường bằng hình thức thích hợp, ví dụ như cải chính trên báo hoặc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Luật pháp một số nước cũng quy định các biện pháp hình sự dưới hình thức phạt tiền và/hoặc phạt tù. Các bản sao trái phép, lợi nhuận thu được từ việc vi phạm và bất kỳ phương tiện nào được sử dụng cho mục đích đó đều bị tịch thu.

2.243 Các biện pháp chính mà một chủ sở hữu quyền tác giả có thể áp dụng đối với việc vi phạm theo như thông luật (common-law) là thông qua lệnh của toà án để cấm việc tiếp tục vi phạm và bồi thường cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với việc làm giảm giá trị của quyền tác giả do hành vi vi phạm gây ra. Đối với ăn cắp bản quyền, do hành vi vi phạm thường được thực hiện một cách có tổ chức, hiệu lực của những biện pháp này có thể bị đe dọa vì nhiều lý do.

2.244 Trước tiên, người tổ chức sản xuất và phân phối những bản sao bất hợp pháp có thể sử dụng một số lượng lớn những cửa hàng bán lẻ có tính chất nhất thời, không thường xuyên. Chủ sở hữu tác phẩm sẽ phải đối mặt với một hoàn cảnh là chỉ có thể xác định được một số lượng nhỏ các cửa hàng mà không thể chứng minh được bất kỳ mối liên hệ nào giữa các cửa hàng hay bất kỳ nguồn cung cấp chung nào cho các cửa hàng này. Hơn nữa, khi tiến hành khởi kiện hành vi vi phạm, việc tống đạt thông báo khởi kiện tới người ăn cắp bản quyền hay những người phân phối tác phẩm sao chép trái phép có thể đẩy nhanh việc phi tang những chứng cứ quan trọng nhất về nguồn cung cấp và quy mô bán hàng. Thêm vào đó, bởi ăn cắp bản quyền thường có quy mô quốc tế, nên có thể có nguy cơ người vi phạm sẽ tẩu tán các nguồn tài chính và các tài sản khác ra khỏi lãnh thổ có thẩm quyền tài phán đang tiến hành các thủ tục pháp lý chống lại anh ta, do vậy khả năng bồi hoàn cho những thiệt hại của chủ sở hữu tác phẩm có thể sẽ bị mất đi.

2.245 Những khó khăn này đã nêu bật được nhu cầu tiến hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời, giúp việc thu thập chứng cứ chống lại người vi phạm, ngăn chặn việc phi tang các chứng cứ và tẩu tán các nguồn tài chính có thể phục vụ cho yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong những năm gần đây, pháp luật các nước thuộc hệ thống thông luật đã có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu này.


Lệnh Anton Piller


2.246 Quan trọng nhất trong số những thay đổi mới diễn ra trong các biện pháp sơ bộ tạm thời chính là lệnh Anton Piller. Lệnh Anton Piller được đặt tên sau vụ trong đó lần đầu Toà thượng thẩm Anh sử dụng lệnh này (xem án lệ giữa Anton Piller K.G.Manufacturing Proceses Ltd [1976] RPC 791), là một lệnh mà toà án cho phép kiểm tra các cơ sở có nghi vấn rằng tại đó đang thực hiện một hành vi vi phạm bản quyền của nguyên đơn. Lệnh này có nhiều đặc điểm để trở thành một giải pháp đặc biệt thích hợp đối với trường hợp ăn cắp bản quyền:

  • Thứ nhất, lệnh được ban hành đơn phương (ex parte), nghĩa là chỉ dựa theo yêu cầu và chỉ với sự có mặt của chủ sở hữu quyền tác giả mà không thông báo trước cho bị đơn. Vì vậy, lệnh này sẽ khiến bị đơn bất ngờ và ngăn chặn bị đơn tiêu huỷ hay loại bỏ những chứng cứ quan trọng.

  • Thứ hai, các điều khoản của lệnh được ban hành cho phép chủ sở hữu quyền tác giả kiểm tra cơ sở kinh doanh của bị đơn và tất cả tài liệu (bao gồm thông tin kinh doanh như hoá đơn, nguồn cung cấp và danh sách khách hàng) liên quan tới hành vi bị cho là vi phạm. Căn cứ vào các điều khoản này, chủ sở hữu quyền tác giả có được những cơ hội để có thể xác định nguồn cung cấp các tác phẩm ăn cắp bản quyền và phạm vi kinh doanh đã diễn ra, điều này sẽ hỗ trợ cho việc tính toán trị giá thiệt hại mà chủ sở hữu tác phẩm có thể được quyền đòi hỏi đền bù.

  • Thứ ba, lệnh khám xét thường đi cùng với lệnh cấm của toà án ngăn chặn bị đơn thay đổi hoặc loại bỏ các vật phẩm hoặc tài liệu chịu lệnh kiểm tra.

2.247 Lệnh Anton Piller rõ ràng đã tạo ra một vũ khí quan trọng trong việc chống lại nạn ăn cắp bản quyền. Tuy nhiên, vì lệnh này được ban hành trên cơ sở đơn phương nên cần phải thực hiện thận trọng để đảm bảo rằng quyền của những người phải chịu lệnh đó được bảo đảm thích đáng khi mà các hành vi của họ vẫn chưa bị phán xét. Đặc biệt có hai biện pháp bảo đảm do tòa án tại những nơi mà hệ thống tư pháp có lệnh Anton Piller yêu cầu. Thứ nhất, lệnh này sẽ chỉ ban hành khi nguyên đơn nhất thiết phải được kiểm tra để có thể có cơ sở đưa vụ việc giữa hai bên ra pháp luật giải quyết. Để đáp ứng tiêu chuẩn này, thông thường chủ sở hữu bản quyền tác giả sẽ phải chứng minh là có những chứng cứ rõ ràng rằng bị đơn đang nắm giữ những tài liệu để buộc tội, và các tình huống chỉ rõ khả năng thực hay nguy cơ những tài liệu để buộc tội sẽ bị tiêu huỷ hoặc giấu mất nếu bị đơn được báo trước và những thiệt hại thực sự hay tiềm tàng đối với nguyên đơn do những hành vi bị coi là sai trái của bị đơn là rất nghiêm trọng.

2.248 Hình thức bảo đảm thứ hai thường đòi hỏi phải tôn trọng các quyền của bị đơn trong việc thực thi lệnh. Đối với việc này, toà án có thể yêu cầu rằng, khi thi hành lệnh, chủ sở hữu bản quyền tác giả cần phải có luật sư của mình dành cho bị đơn cơ hội xem xét đầy đủ lệnh và không phá cửa hoặc dùng bạo lực để vào cơ sở kinh doanh của bị đơn trái với mong muốn của anh ta. Tất nhiên, nếu bị đơn không cho phép vào cơ sở kinh doanh của mình thì điều này sẽ có thể gây nên những suy đoán cực kỳ bất lợi cho bị đơn khi phiên tòa xét xử sau này.

2.249 Liên quan tới lệnh Anton Piller, điều cuối cùng cần lưu ý là hiệu lực của lệnh này đã bị đưa ra xem xét trong vụ án khi bị đơn biện hộ bằng cách viện dẫn quyền khước từ làm chứng nếu việc làm chứng có thể dẫn tới việc tự buộc tội chính mình đã thành công trong việc yêu cầu xem xét huỷ bỏ lệnh với lý do rằng lệnh này đặt anh ta trước một nguy cơ bị khởi tố thực sự trách nhiệm hình sự (xem án lệ giữa Rank Film Distributors LtdVideo Information Centre [1981] 2 All E.R.76). Để khắc phục hệ quả của quyết định này, có lẽ cần phải thông qua luật huỷ bỏ quyền khước từ làm chứng nếu việc làm chứng có thể dẫn tới việc tự buộc tội chính mình là cơ sở của việc từ chối thi hành lệnh Anton Piller, như đã thực hiện trong Đạo luật Toà án Tối cao năm 1981 tại Vương quốc Anh.

Trách nhiệm phải bộc lộ, cung cấp thông tin, bằng chứng trước khi xét xử của một bên thứ ba


2.250 Theo một số hệ thống tư pháp thông luật, một bên thứ ba vô tội song do hoàn cảnh lại trở thành một bên có liên quan tới những sai phạm của người khác phải có trách nhiệm cung cấp cho nguyên đơn chứng cứ mà anh ta có liên quan tới nội dung vụ kiện của nguyên đơn đối với người vi phạm. Quyết định này được đưa ra trong vụ kiện ở nước Anh giữa Norwics Pharmacal Co.Commissioners of Customs and Exercise ([1972] RPC 743, [1974] AC 133]), trong đó nguyên đơn, chủ sở hữu của một bằng độc quyền sáng chế về hợp chất hoá học phát hiện có nhiều người đang nhập khẩu hợp chất đó vi phạm bằng độc quyền sáng chế của họ, nhưng họ lại không thể xác định được căn cước, danh tính của người vi phạm này. Thông tin này do Tổng giám đốc Cơ quan Hải quan và Thuế vụ quản lý, vì theo quy định của hải quan người nhập khẩu buộc phải điền vào mẫu đơn nhập khẩu chỉ rõ tên người nhập khẩu và bản mô tả hàng hoá. Các cơ quan hải quan từ chối tiết lộ căn cước của người nhập khẩu với lý do là thông tin đó được cung cấp cho họ theo nguyên tắc được giữ bí mật. Tuy nhiên, người ta đã quyết định rằng bên thứ ba vô can, chẳng hạn như cơ quan hải quan, người tình cờ có liên quan trong việc làm sai phạm của người khác phải có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan về người vi phạm cho nguyên đơn. Tuy vụ kiện này liên quan đến bằng độc quyền sáng chế song việc áp dụng từng tội cũng có thể áp dụng đối với bản quyền tác giả và có hiệu quả đặc biệt cho chủ sở hữu quyền tác giả khi không thể xác định được căn cước, danh tính của người nhập khẩu các tác phẩm ăn cắp bản quyền vào một nước.

2.251 Điều 53 Luật Bản quyền của Ấn Độ năm 1957 còn quy định một thủ tục tương tự và hiệu quả hơn. Điều khoản này cho phép Cơ quan Bản quyền ra lệnh rằng những bản sao một tác phẩm được thực hiện bên ngoài Ấn Độ nếu bị coi là vi phạm bản quyền tại Ấn Độ nếu sản xuất ở Ấn Độ thì sẽ không được nhập khẩu. Quy định này cũng cho phép Cơ quan Bản quyền được vào bất kỳ con tàu, bến cảng, hay cơ sở kinh doanh nào để kiểm tra những tác phẩm bị nghi là vi phạm. Điều khoản này đã được Toà án Tối cao Ấn Độ áp dụng xét xử trong vụ vận chuyển băng cassette ăn cắp bản quyền qua lãnh thổ Ấn Độ, xem án lệ giữa Gramophone company of India LtdPanday ([1984] 2 SCC 534).



Các lệnh cấm tạm thời (Interlocutory Injunction)

2.252 Để giảm thiểu những thiệt hại do ăn cắp bản quyền gây ra, điều rất quan trọng với chủ sở hữu quyền tác giả là phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp ngăn chặn sự tiếp diễn. Vì chừng nào mà việc ăn cắp bản quyền còn tiếp diễn thì chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị tước đoạt phần thị phần đầy tiềm năng của mình và do vậy mất khả năng thu lợi ích kinh tế dành cho sự sáng tạo hoặc đầu tư của mình. Mục đích của lệnh cấm tạm thời là đáp ứng nhu cầu này bằng việc đưa ra biện pháp nhanh chóng và tạm thời trong thời gian trước khi tiến hành xét xử về hành vi vi phạm, do vậy sẽ ngăn chặn những thiệt hại không thể khắc phục được đối với quyền của nguyên đơn.

2.253 Một trong những khó khăn của thủ tục lệnh cấm tạm thời là những thủ tục này có xu hướng kéo dài điều tra trở thành gần như là việc xem xét đầy đủ các tình tiết của vụ án, dẫn đến kết quả là ý nghĩa của chúng với tư cách là các biện pháp tạm thời cũng bị tổn hại. Theo hệ thống tư pháp tại nhiều nước thuộc hệ thống thông luật, điều này dẫn tới việc xem xét lại các nguyên tắc mà theo đó các biện pháp tạm thời được quyết định, đặc biệt là tiêu chuẩn đối với chứng cứ mà nguyên đơn phải chứng minh để có được các biện pháp tạm thời.

2.254 Trước đó, nguyên đơn phải chứng minh căn cứ của vụ kiện sao cho ngay sau khi nghe các chứng cứ ban đầu đã thấy có cơ sở rằng quyền tác giả của nguyên đơn bị vi phạm, nghĩa là, xác định trên cơ sở cân nhắc khả năng là vụ án của nguyên đơn có thể được chấp nhận thụ lý (không bị bác đơn). Để tránh được những trì hoãn và các vụ kiện kéo dài do tiêu chuẩn đối với chứng cứ, nhiều hệ thống tư pháp hiện nay chỉ đòi hỏi nguyên đơn chứng minh rằng có một “vấn đề nghiêm trọng” cần được xét xử. Nói cách khác, nội dung pháp lý liên quan tới vụ án ở giai đoạn tạm thời chỉ cần được xem xét ở mức sao cho tòa án xác định rằng yêu cầu của nguyên đơn đối với hành vi vi phạm không phải là không có cơ sở. Sau đó, việc quyết định liệu có phải ban hành lệnh cấm phải dựa trên cơ sở những tình tiết thực tế của vụ án và đặc biệt xét xem liệu mỗi bên có được bồi thường thích đáng cho những thiệt hại hiện thời đối với các quyền mà anh ta chưa giành được trong giai đoạn tạm thời nhưng sau đó lại bảo vệ thành công tại phiên tòa.

2.255 Việc thông qua và áp dụng cách tiếp cận này đối với thủ tục ngăn cấm tạm thời giúp tránh được những trì hoãn kéo dài để nhận được biện pháp chế tài trong suốt giai đoạn quan trọng nhất đối với chủ sở hữu bản quyền tác giả, đó là giai đoạn ngay sau khi bắt đầu xuất bản và tiếp thị tác phẩm của chủ sở hữu.

Các chế tài chung thẩm

2.256 Hai biện pháp thường được dành cho chủ sở hữu bản quyền tác giả trong hệ thống tư pháp của các nước thuộc hệ thống thông luật, tiếp sau phiên toà cuối cùng xét xử hành vi vi phạm, là một lệnh cấm vĩnh viễn và bồi thường thiệt hại. Lệnh cấm vĩnh viễn này được đưa ra nhằm ngăn chặn việc tái diễn hành vi vi phạm. Để lệnh này có hiệu lực, lệnh thường được ban hành kèm theo lệnh buộc người vi phạm phải giao toàn bộ những bản sao vi phạm của tác phẩm có bản quyền, sau đó sẽ có thể được đem tiêu huỷ để đảm bảo rằng các bản sao này sẽ không được đưa ra để sử dụng hoặc bán.

2.257 Mục đích của việc bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu bản quyền tác giả là nhằm khôi phục địa vị mà chủ sở hữu phải có nếu việc vi phạm bản quyền không xảy ra. Một khó khăn thường gặp phải trong việc có được phán quyết thỏa mãn về số tiền bồi thường là việc cung cấp chứng cứ về quy mô doanh số bán hàng đã thực hiện và qua đó chính là mức độ thiệt hại gây cho chủ sở hữu bản quyền tác giả, nguyên đơn. Do lý do này mà đã xuất hiện các biện pháp sơ bộ gần đây, như lệnh Anton Piller nhằm cho phép nguyên đơn có được chứng cứ của việc vi phạm, là điều đặc biệt quan trọng.

2.258 Đặc biệt hiệu quả đối với nạn ăn cắp bản quyền, luật pháp một số nước còn đặt ra quy định về tiền bồi thường thiệt hại bổ sung trong trường hợp vi phạm trắng trợn bản quyền tác giả. Tuy nhiên, trước khi việc bồi thường thiệt hại bổ sung được phán quyết cần phải xác định hành vi vi phạm là cố tình và có chủ định và rằng thu được khoản lợi về tiền tài vượt số tiền bồi thường thiệt hại mà người vi phạm phải trả.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương