Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ


Bảo hộ các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian



tải về 1.27 Mb.
trang11/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   33

Bảo hộ các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian

Giới thiệu


    1. Trong những năm gần đây, xu thế một “xã hội thông tin toàn cầu” đặc trưng bởi sự thăng tiến của các ngành công nghệ thông tin hiện đại cũng làm tăng nhận thức về giá trị của tri thức truyền thống và văn hóa dân gian. Kế đó, khi nguồn lực của một quốc gia ngày càng dựa trên cơ sở tri thức mà quốc gia nắm giữ, những bên mới nổi, đang chiếm giữ quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hiện đang đòi hỏi có sự xem xét đối với một loạt nguồn thông tin mới, cái mà họ gọi là “tri thức truyền thống”. Vì vậy, tri thức truyền thống và nghệ thuật dân gian đang nhận được sự quan tâm lớn tại nhiều cuộc thảo luận và diễn đàn chính trị, từ lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, môi trường, sức khỏe, quyền con người, chính sách văn hóa, cho tới lĩnh vực phát triển kinh tế thương mại.

    2. Khái niệm “tri thức truyền thống” xuất hiện độc lập trong nhiều hoàn cảnh mà sự xác đáng của các hệ thống tri thức truyền thống được công nhận. Những điều này quan trọng đối với:

  • giữ gìn môi trường;

  • an toàn nông nghiệp và thực phẩm;

  • y học cổ truyền như là nguồn của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu;

  • tri thức bản địa, trong phạm vi bảo tồn sự đa dạng văn hóa và bảo vệ những nền văn hóa thiểu số, đặc biệt đối với những thổ dân;

  • bảo tồn các di sản văn hóa;

  • phát triển bền vững;

  • trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tầm quan trọng của việc bảo vệ những di sản văn hóa hiện đang tồn tại của quốc gia lần đầu tiên được ghi nhận là có liên quan tới “các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian”, dẫn tới sự hợp tác giữa WIPO và Unesco, phản ánh trong Quy định Mẫu giữa WIPO/ Unesco (1982), điều này được trình bày tại phần các tác phẩm dân gian dưới đây.

    1. Việc thừa nhận tri thức truyền thống như chủ thể hữu quan trong từng lĩnh vực này khiến những bên nắm giữ quyền liên quan xem xét mọi khía cạnh của sở hữu trí tuệ đối với các lĩnh vực tương ứng của họ. WIPO đã tiến hành các hoạt động xử lý mọi khía cạnh sở hữu trí tuệ của tri thức truyền thống và nghệ thuật dân gian, và các nội dung cơ bản về sở hữu trí tuệ được xác định từ năm 1998 được giới thiệu dưới đây.

Định nghĩa

    1. Hiện tại không có một định nghĩa chính thức về thuật ngữ “tri thức truyền thống, sáng kiến và sáng tạo”. Một định nghĩa được công nhận về các đối tượng của tri thức truyền thống chỉ có dành cho “các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian”, như đã được đưa ra trong “Quy định mẫu cho luật quốc gia về bảo hộ các tác phẩm dân gian chống lại việc khai thác trái phép và những hành động gây phương hại khác” (Quy định Mẫu), thông qua vào năm 1982 dưới sự bảo trợ của WIPO và Unesco.

Các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian

    1. Phần 2 của Quy định Mẫu định nghĩa thuật ngữ “các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian” là “các sản phẩm bao gồm những yếu tố đặc trưng của di sản nghệ thuật văn hóa truyền thống được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng hay những cá nhân, phản ánh những mong ước nghệ thuật truyền thống của một cộng đồng” (nhấn mạnh thêm). Đặc biệt định nghĩa này bao gồm cả “những tác phẩm truyền miệng” (như truyện dân gian), “các biểu hiện âm nhạc” (như dân ca), “các tác phẩm thể hiện qua diễn xuất” (như múa dân gian hay các nghi lễ khác), và “ các tác phẩm hữu hình” (như bản vẽ, tạc, điêu khắc, đồ gốm, đồ sành, đồ khảm, đồ gỗ, đồ kim loại, đồ trang sức, đồ đan, đồ thêu, đồ dệt, thảm, trang phục, nhạc cụ, các hình thức kiến trúc). Ba loại hình thức biểu hiện đầu tiên không cần phải “bắt buộc thể hiện dưới hình thức vật chất”, có nghĩa là: từ ngữ không cần phải viết ra, âm nhạc không cần phải tồn tại dưới dạng các nốt nhạc và các điệu múa không cần phải tồn tại dưới dạng kịch bản múa. Mặt khác, các tác phẩm hữu hình đã định nghĩa như trên được hiện thân trên một chất liệu bền vững như đá, gỗ, vải, kim loại… Cụm từ “các hình thức kiến trúc” xuất hiện trong Quy định Mẫu nằm trong dấu móc vuông cho thấy sự do dự về quyết định đưa hình thức này vào, và để dành cho mỗi nước tự quyết định liệu có đưa hình thức này vào đối tượng bảo hộ các tác phẩm nghệ thuật dân gian hay không.

    2. Chỉ có di sản “nghệ thuật” mới được bao hàm trong thuật ngữ “các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian”. Điều này có nghĩa là, cùng với một số những đối tượng khác, tín ngưỡng truyền thống, các quan điểm khoa học (ví dụ học thuyết về nguồn gốc vũ trụ truyền thống) hoặc chỉ đơn thuần là những phong tục truyền thống, không thuộc những hình thức nghệ thuật truyền thống có thể có, sẽ không nằm trong phạm vi “các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian”. Mặt khác, di sản “nghệ thuật” được hiểu theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ và bao hàm bất kỳ một di sản truyền thống nào có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ. Những tác phẩm bằng lời, tác phẩm âm nhạc, các tác phẩm qua diễn xuất và các tác phẩm hữu hình, tất cả đều có thể bao gồm những yếu tố đặc trưng của di sản nghệ thuật truyền thống và có đầy đủ điều kiện được coi là những biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được bảo hộ.

    3. Định nghĩa trong Quy định Mẫu cũng bao hàm cả những sản phẩm của sự tìm tòi phát triển cá nhân trong di sản nghệ thuật truyền thống, vì tiêu chuẩn thường hay được áp dụng đối với sáng tạo “ không phải là sản phẩm của một cá nhân” không phải luôn phù hợp với thực tế phát triển của nghệ thuật dân gian.

    4. Kể từ khi Quy định Mẫu được thông qua năm 1982, các văn bản pháp luật quốc tế ở những lĩnh vực khác ngày càng sử dụng nhiều những thuật ngữ như “tri thức truyền thống, cải tiến và tập tục”, hay “kiến thức thổ dân, văn hóa và những tập tục truyền thống để đề cập tới những đối tượng có liên quan. Những thuật ngữ này dùng để đề cập tới đối tượng bao gồm mà không chỉ giới hạn ở những đối tượng được bao hàm trong thuật ngữ “các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian” ở Quy định Mẫu. Ví dụ, trong khi âm nhạc hay các sáng tạo dân gian có trong thuật ngữ “tri thức truyền thống” và đồng thời với tư cách là đối tượng của Quy định Mẫu, thì bí quyết, những phương thuốc cổ truyền nhìn chung cũng bao hàm trong thuật ngữ “tri thức truyền thống ”, nhưng lại không được nhắc đến một cách rõ ràng trong Quy định Mẫu. WIPO sử dụng cả hai thuật ngữ, đó là “các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian” và “ tri thức truyền thống, sáng kiến và sáng tạo” để làm rõ rằng phạm vi của các đối tượng nghệ thuật dân gian mở rộng cho tất cả các sáng tạo và cải tiến dựa trên truyền thống và cải tiến, bất luận các thuật ngữ hay định nghĩa đang được dùng.

Tri thức thổ dân

    1. Các văn bản pháp luật khác cũng sử dụng thuật ngữ theo hướng quan điểm khác “tri thức bản xứ”. Đây là cách sử dụng thông thường để xác định kiến thức do “thổ dân” nắm giữ. Thuật ngữ “thổ dân” được định nghĩa trong Công ước số 169 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) để chỉ “người dân ở những nước độc lập được coi là những thổ dân căn cứ theo nguồn gốc của họ có từ cư dân sinh sống tại nước đó, hay tại một khu vực địa lý nhất định của nước đó, vào thời khi mà đất nước này bị xâm chiếm hay bị làm thuộc địa hay vào lúc bắt đầu hình thành biên giới hiện nay của quốc gia này, và là những người không kể địa vị pháp lý của họ thế nào, vẫn giữ lại một vài hoặc tất cả thể chế chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội của riêng họ” (Điều 1). Việc xác định bản thân họ là người thổ dân hay thuộc một bộ lạc được coi là tiêu chí cơ bản để xác định các nhóm người là đối tượng để được áp dụng các quy định của thuật ngữ (Điều 2).

    2. Mặc dù tri thức thổ dân nhìn chung được xem là tri thức truyền thống, nhưng không phải tất cả các tri thức truyền thống đều là tri thức thổ dân. Ví dụ, thông tin được lưu truyền qua các thế hệ bằng những cách thức truyền thống giữa những người Gagudju ở Australia có thể coi là “tri thức thổ dân” hay “tri thức truyền thống”; tuy nhiên, thông tin được những thực dân Bắc Mỹ thuở ban đầu được lưu truyền lại thông qua những cách thức truyền thống sẽ là “tri thức truyền thống” nhưng không phải là “tri thức thổ dân”. Sự phân biệt giữa hệ thống tri thức “truyền thống” và “thổ dân” này cũng diễn ra trong lĩnh vực y học cổ truyền dưới một hình thức khác, đặc biệt tại các nước châu Á.

Y học cổ truyền

    1. Tầm quan trọng của y học cổ truyền được WHO chính thức thừa nhận lần đầu tiên trong bản Tuyên bố về Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Alma Ata (năm 1978). Vai trò và tầm quan trọng của y học cổ truyền đã được WHO xem xét ở quy mô toàn cầu trong Chương trình Y học cổ truyền của WHO từ năm 1976, chương trình đã chỉ rõ y học cổ truyền là “bản đúc kết kiến thức, kỹ năng và thực tiễn dựa trên các học thuyết, lòng tin và kinh nghiệm thổ dân từ những nền văn hóa khác nhau, cho dù có thể giải thích được hay không, được sử dụng để giữ gìn sức khỏe, cũng như để phòng, chẩn đoán, chăm sóc hoặc điều trị các căn bệnh về thể chất và tinh thần. Ở một vài nước, thuật ngữ “y học không theo cách thông thường / y học thay thế / y học bổ sung” có thể được sử dụng thay thế cho thuật ngữ y học cổ truyền”.

    2. Ở châu Á, thuật ngữ “ y học thổ dân” và “ y học cổ truyền ” được sử dụng để phân biệt các đối tượng của định nghĩa này, nhưng lại theo việc tri thức truyền thống được biên soạn, hệ thống lại thay vì chỉ căn cứ vào việc xác định người nắm giữ kiến thức. Sự phân biệt được đặt ra, đặc biệt ở Nam Á và Trung Quốc, giữa một mặt là hệ thống “y học cổ truyền” đã hệ thống hóa lại thành văn và mặt khác là những bí quyết y học không được hệ thống hóa lại thành văn, đều gồm cả “y học thổ dân” và y học của các bộ lạc. Như sẽ được đề cập tới dưới đây, điểm khác biệt này có quan hệ ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ giữa các đối tượng của các quan niệm này đối với các đối tượng thuộc về lĩnh vực công cộng.

Tri thức truyền thống, sáng kiến và sáng tạo

    1. Để phục vụ cho các hoạt động của chính mình trong lĩnh vực này, WIPO sử dụng thuật ngữ “tri thức truyền thống, sáng kiến và sáng tạo”, để nhấn mạnh tính năng động của các hệ thống tri thức truyền thống và sáng kiến cũng như sáng tạo mà chúng biểu hiện.

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương