Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ


Mục đích của việc bảo hộ tri thức truyền thống



tải về 1.27 Mb.
trang12/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   33

Mục đích của việc bảo hộ tri thức truyền thống


    1. Những người nắm giữ tri thức truyền thống đã có kiến nghị cho rằng ngoài các mục tiêu của chính sách là khuyến khích sáng kiến và sáng tạo còn phải là động lực cho việc:

  • tôn trọng và bảo tồn hệ thống tri thức truyền thống, dưới hình thức toàn vẹn và không bị bóp méo;

  • phân chia lợi ích công bằng và chính đáng, bao gồm cả việc ngăn chặn sử dụng không được sự cho phép vì lợi nhuận, sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để chia sẻ lợi nhuận và tiếp cận các quỹ gen, và đưa các di sản văn hóa hồi hương;

  • tăng cường phổ biến và sử dụng tri thức truyền thống;

  • bảo hộ tri thức truyền thống trong lĩnh vực bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Hệ thống bảo hộ pháp lý đối với đối tượng liên quan đến tri thức truyền thống


    1. Cho tới ngày nay, chưa có một hệ thống quốc tế nào được dự định xây dựng và thực hiện để đảm bảo một sự bảo hộ pháp lý có hiệu quả đối với quyền của người nắm giữ tri thức truyền thống ở cấp độ quốc tế. Tuy nhiên, một số nỗ lực và mô hình bảo hộ pháp lý cho tri thức truyền thống ở cấp độ quốc gia đã được các nước thành viên của WIPO thực hiện. Dựa trên kinh nghiệm của các nước thành viên và công tác của WIPO về tri thức truyền thống, có thể xác định một số hệ thống cung cấp những yếu tố hữu ích cho các bảo hộ pháp lý đối với đối tượng liên quan đến tri thức truyền thống. Điều này bao gồm (a) luật tập tục và hệ thống sở hữu trí tuệ phi hình thức, (b) hệ thống sở hữu trí tuệ chính thức do WIPO và các tổ chức quốc tế khác quản lý, (c) hệ thống riêng và (d) những tài liệu được hệ thống hóa về tri thức truyền thống vì mục đích sở hữu trí tuệ.
Luật tập tục và hệ thống sở hữu trí tuệ không chính thức

    1. Người ta thường cho rằng các khái niệm như “quyền sở hữu” và “các quyền về tài sản” là xa lạ đối với cộng đồng thổ dân và cộng đồng truyền thống, và không thích hợp đối với các quyền và nghĩa vụ có liên quan tới tri thức truyền thống. Tuy nhiên, các khái niệm này - hay ít nhất là các khái niệm tương tự - đều tồn tại ở hầu hết nếu không muốn nói là ở tất cả các hình thái xã hội truyền thống.

    2. Các hình thái xã hội truyền thống thường có những hệ thống sở hữu trí tuệ theo tập tục phát triển cao, phức tạp và hiện hữu, đã cùng tồn tại độc lập với hệ thống sở hữu trí tuệ chính thức. Vì vậy, điều cốt yếu không phải là những người nắm giữ tri thức truyền thống không thừa nhận khái niệm sở hữu trí tuệ, mà hệ thống sở hữu trí tuệ chính thức là một dạng của hệ thống họ chưa quen.

    3. Vì thế mà nhiều người nắm giữ tri thức truyền thống đã thừa nhận nhu cầu về việc các thành viên của các cộng đồng truyền thống và của cộng đồng sở hữu trí tuệ chính thức phải tìm hiểu về hệ thống của nhau. Một số người tiến hành vận động cho việc bảo hộ tri thức truyền thống bằng cách áp dụng luật tục về sở hữu trí tuệ. Rõ ràng là cần phải nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa hai loại hệ thống này.

Hệ thống sở hữu trí tuệ

    1. Có nhiều yếu tố của tri thức truyền thống được hoặc có thể được bảo hộ bằng hệ thống sở hữu trí tuệ hiện tại. Nhiều người nắm giữ tri thức truyền thống cũng đề xuất rằng những thay đổi nhất định về luật sở hữu trí tuệ có thể cải thiện chức năng trong việc bảo hộ tri thức truyền thống của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện tại. Có thể mô tả những vấn đề này như “các vấn đề pháp lý”.

    2. Ở mức độ thứ hai, những người nắm giữ tri thức truyền thống gặp khó khăn trong việc tận dụng lợi ích của hệ thống sở hữu trí tuệ vì các chi phí đối với việc xác lập, duy trì và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, ít nhất là đối với những quyền đòi hỏi phải đăng ký. Thổ dân, các cộng đồng dân cư nông thôn và ở địa phương cùng những người nắm giữ tri thức truyền thống khác cũng gặp trở ngại bởi họ thường có ít kiến thức hay kinh nghiệm đặc biệt về hệ thống sở hữu trí tuệ chính thức. Những vấn đề này có thể gọi là “các vấn đề thực tiễn”.

Các vấn đề pháp lý

    1. Về ngắn hạn, cần lưu ý tập trung vào phạm vi mà qua đó các công cụ sở hữu trí tuệ hiện hành có thể bảo hộ tri thức truyền thống. Bởi về ngắn hạn, có được sự đồng thuận đa phương về các tiêu chuẩn quốc tế thường là không khả thi, việc triển khai thỏa thuận về một cơ cấu tổ chức mang tính quốc tế sẽ chắc chắn khả thi hơn sau khi có được những giải pháp khả thi đã được kiểm nghiệm và kiểm chứng ở mức độ quốc gia và địa phương. Nhiều nước đang xây dựng hệ thống pháp luật và những công cụ khác để bảo hộ tri thức truyền thống.

    2. Những người nắm giữ tri thức truyền thống quan tâm tới việc tìm kiếm, thử nghiệm dùng tối đa mọi nhánh của hệ thống sở hữu trí tuệ đang tồn tại, đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả, và cạnh tranh không lành mạnh, kể cả những bí mật thương mại.

    3. Tuy nhiên, về dài hạn, đã có một yêu cầu phát triển rộng rãi các công cụ sở hữu trí tuệ mới, để bảo hộ các hình thức tri thức truyền thống khi mà những hình thức này hiện không được bảo hộ theo các công cụ sở hữu trí tuệ hiện hành.

    4. Một số người nắm giữ tri thức truyền thống đã nhấn mạnh sự cần thiết có một khuôn khổ quốc tế bảo hộ tri thức truyền thống. Đặc biệt hiện nay, với những tiến bộ về công nghệ thông tin và sinh học, các hệ thống quốc gia riêng lẻ có các hạn chế. Một cơ cấu tổ chức đa phương, theo đó tri thức truyền thống được bảo hộ ở tất cả các nước đã ký kết giống như việc bảo hộ bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào khác, được coi là mong ước của đông đảo người nắm giữ tri thức truyền thống. Tuy nhiên, trước tiên cần triển khai và thử nghiệm các giải pháp pháp lý và thực tiễn ở quy mô quốc gia và khu vực. “Quy định Mẫu cho Luật quốc gia về bảo hộ các tác phẩm dân gian chống lại việc khai thác trái phép và những hành động gây phương hại khác” năm 1982 (xem phần “Hệ thống riêng” dưới đây) do WIPO và Unesco đưa ra có thể cung cấp cơ sở cho tiêu chuẩn tương lai ở mức độ quốc tế.

Các vấn đề thực tiễn

    1. Những người nắm giữ tri thức truyền thống đã nhiều lần bày tỏ sự lo ngại của họ về khả năng sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả. Có lẽ những vấn đề thực tiễn này khá quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng hơn các vấn đề về mặt pháp lý đã nêu ra trên đây.

    2. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với hệ thống sở hữu trí tuệ, cho phép những người nắm giữ tri thức truyền thống sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn, và cung cấp thông tin cũng như giúp họ thực thi quyền của mình. Ví dụ, nhu cầu này có thể được đáp ứng bằng cách phổ biến rộng rãi hơn thông tin về sở hữu trí tuệ tới các cộng đồng địa phương và cộng đồng thổ dân, bằng các hoạt động thông tin công cộng đặc biệt nhằm vào những người nắm tri thức truyền thống, và các hoạt động khác do cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia và các cơ quan khác thực hiện để làm cho sở hữu trí tuệ được hiểu rõ hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia dự hưởng lợi ích của hệ thống và các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia. Ví dụ, các cơ quan sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa quốc gia giảm phí nộp đơn đối với những nhà sáng chế độc lập và với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu các kế hoạch này chưa áp dụng đối với thành viên của các cộng đồng địa phương và cộng đồng thổ dân, thì cần xem xét khả năng mở rộng áp dụng điều này đối với các cá nhân và cộng đồng đó.

Hệ thống riêng

    1. Nhiều người nắm giữ tri thức truyền thống đã kêu gọi phát triển các hệ thống riêng như một cách tiếp cận thích hợp cho việc bảo hộ pháp lý đối với tri thức truyền thống, đặc biệt, ba trong số bốn cuộc Thảo luận khu vực về Bảo hộ các tác phẩm dân gian, do WIPO và Unesco phối hợp tổ chức năm 1999, đã khuyến nghị phát triển một hệ thống riêng để bảo hộ các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Ba cuộc Thảo luận khu vực này đã coi Quy định Mẫu WIPO/ Unesco (1982) như một khởi đầu và là nền móng phù hợp cho công việc tiếp đến. Các nội dung trình bày dưới đây sẽ cung cấp vắn tắt về một vài đặc điểm cơ bản của Quy định Mẫu WIPO/Unesco.

Những hành vi chống lại các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian

    1. Theo Quy định Mẫu, có hai loại hành vi chủ yếu chống lại các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được bảo hộ, đó là “khai thác trái phép” và “những hành động gây thiệt hại khác” (Điều 1).

    2. “Khai thác trái phép” một biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian theo Quy định Mẫu (Điều 3) được hiểu là bất kỳ việc sử dụng nào được thực hiện với mục đích kiếm lời và nằm ngoài phạm vi tục lệ truyền thống dân gian, không được sự cho phép của một cơ quan có thẩm quyền hay của cộng đồng hữu quan. Điều này có nghĩa là, việc sử dụng - với mục đích kiếm lời - nằm trong phạm vi của phong tục truyền thống cũng không cần thiết phải được sự cho phép. Một biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được sử dụng trong “phạm vi truyền thống” nếu nó vẫn nằm trong khuôn khổ nghệ thuật đích thực căn cứ trên tập quán cộng đồng. Chẳng hạn, sử dụng một điệu múa nghi lễ trong “phạm vi truyền thống” có nghĩa là biểu diễn điệu múa đó trong khuôn khổ lễ nghi tương ứng thực tiễn. Mặt khác, thuật ngữ “phạm vi tập quán” đề cập chủ yếu tới việc sử dụng các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian phù hợp với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của cộng đồng, ví dụ như việc các thợ thủ công địa phương bán phiên bản của những tác phẩm nghệ thuật dân gian hữu hình.

    3. “Những hành động gây thiệt hại khác” phương hại cho lợi ích liên quan tới việc sử dụng các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được Quy định Mẫu xác định gồm 4 trường hợp vi phạm chịu hình phạt hình sự (Điều 6). Thứ nhất, Quy định Mẫu quy định việc bảo hộ đối với “tên gọi xuất xứ” các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Thứ hai, bất kỳ việc sử dụng trái phép một tác phẩm nghệ thuật dân gian nếu có yêu cầu phải xin phép là vi phạm pháp luật. Thứ ba, lừa dối công chúng bằng cách tạo cảm giác rằng tác phẩm có liên quan là một tác phẩm nghệ thuật dân gian xuất phát từ một cộng đồng nào đó, mà thực ra không phải vậy cũng có thể bị trừng trị, như một dạng “giả mạo”. Thứ tư, trong trường hợp sử dụng trước công chúng, là một vi phạm nếu các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian bị bóp méo trực tiếp hay gián tiếp “gây thiệt hại tới lợi ích văn hóa của cộng đồng hữu quan”.

Việc cho phép sử dụng các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian

    1. Khi Quy định Mẫu xác định chủ thể có quyền cho phép sử dụng các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian, đã chọn “cơ quan có thẩm quyền” và “cộng đồng liên quan”, mà tránh không dùng thuật ngữ “chủ sở hữu”. Quy định không giải quyết vấn đề quyền sở hữu các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian vì điều này ở các nước khác nhau có thể được điều chỉnh theo cách thức khác nhau. Ở một vài nước, các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được coi là tài sản quốc gia, trong khi ở các nước khác, ý thức về quyền sở hữu di sản nghệ thuật truyền thống có thể được phát triển trong các cộng đồng hữu quan.

    2. Phần 9 của Quy định Mẫu quy định khả năng chỉ định một cơ quan có thẩm quyền, phương án được các nhà lập pháp ưa dùng. Cơ quan được hiểu là bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào được quyền thực hiện các chức năng được ghi rõ trong Quy định Mẫu. Có thể hiểu rằng nhiều cơ quan có thẩm quyền có thể được chỉ định, tương ứng với các loại hình biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian khác nhau hay hình thức sử dụng chúng.

    3. Nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền là nhận đơn yêu cầu và xem xét việc cấp phép sử dụng các loại hình biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian (Điều 3), và khi giấy phép được cấp, phải xác định và thu phí, nếu pháp luật quy định (các khoản (1) và (2) Điều 10). Quy định Mẫu cũng quy định rằng có thể khiếu nại bất kỳ quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền (khoản (3) Điều 10, khoản (1) Điều 11).

    4. Hình phạt được quy định đối với mỗi loại vi phạm được xác định theo Quy định Mẫu phù hợp với luật hình sự của từng nước liên quan. Hai hình phạt chính có thể áp dụng là phạt tiền và phạt tù. Khi xem xét việc tịch thu và các biện pháp tương tự khác, Quy định Mẫu quy định có phần rõ ràng hơn (Điều 7).

Tư liệu hóa tri thức truyền thống

    1. Việc tư liệu hóa chính xác về các đối tượng của bảo hộ sở hữu trí tuệ đóng vai trò quyết định trong nhiều nhánh luật sở hữu công nghiệp và thực tiễn, đặc biệt là luật bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và các dấu hiệu để phân biệt. Do đó, WIPO đã phát triển hơn 20 tiêu chuẩn về hệ thống tư liệu sở hữu trí tuệ để quản lý các hiệp ước hiện hành và tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin sở hữu trí tuệ. Trong lĩnh vực tri thức truyền thống, việc lập tư liệu cho đối tượng được bảo hộ có một ý nghĩa quan trọng, từ những đặc tính của tri thức truyền thống đã nêu ở trên và mối quan hệ đặc biệt của nó với lĩnh vực công cộng. Vì những đặc tính này mà các yêu cầu đối với tài liệu chứng minh tri thức truyền thống được nhắc tới bằng những tiêu chí bổ sung, bao gồm:

  • nhận dạng tri thức truyền thống được yêu cầu bảo hộ ;

  • gìn giữ tri thức truyền thống cho các thế hệ tương lai;

  • tri thức truyền thống được cung cấp phục vụ cho mục đích nghiên cứu và giáo dục ;

  • ngăn chặn việc bên thứ ba chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương