Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ


Các dấu hiệu có thể dùng làm Nhãn hiệu hàng hoá



tải về 1.27 Mb.
trang15/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   33

Các dấu hiệu có thể dùng làm Nhãn hiệu hàng hoá


2.318 Theo mục đích của nhãn hiệu hàng hoá, hầu như bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá này với hàng hoá khác đều có thể được dùng làm nhãn hiệu hàng hoá. Bởi vậy luật nhãn hiệu hàng hoá không đưa ra một danh sách đầy đủ nhất không thiếu sót về các dấu hiệu có thể được đăng ký. Nếu có các ví dụ được đưa ra, chúng chỉ là minh họa cụ thể về những gì có thể được đăng ký song không mang ý nghĩa hạn chế giới hạn chỉ trong các ví dụ đó. Nếu có những hạn chế nào đó, thì những hạn chế đó phải được cân nhắc căn cứ vào các yêu cầu đòi hỏi có tính thực tiễn, chẳng hạn như nhu cầu xây dựng và duy trì một đăng bạ khả thi và nhu cầu công bố nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký.

2.319 Nếu chúng ta tuân thủ một cách chặt chẽ nguyên tắc dấu hiệu phải phân biệt được hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của doanh nghiệp khác, thì các kiểu và các loại dấu hiệu sau đây có thể được xem xét:



  • Từ ngữ: Nhóm này bao gồm tên công ty, họ, tên gọi, tên địa lý và các từ bất kỳ hoặc chuỗi từ bất kể, dù là từ tự đặt và các khẩu hiệu.

  • Chữ cái và số: Ví dụ như một hoặc nhiều chữ cái, một hoặc nhiều con số hoặc sự kết hợp bất kỳ của cả chữ và số.

  • Các yếu tố hình họa: Nhóm này bao gồm các hình không tả thực, các hình vẽ, biểu tượng và cả các sự thể hiện trong không gian hai chiều của hàng hoá hoặc bao bì.

  • Sự kết hợp bất kỳ giữa các dấu hiệu nói trên, kể cả các biểu tượng và nhãn sản phẩm (label).

  • Nhãn hiệu màu: Nhóm này bao gồm các từ, yếu tố hình và sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó mang màu sắc, cũng như việc phối kết hợp màu sắc hoặc chính bản thân sắc màu.

  • Các dấu hiệu ba chiều: Một loại điển hình của các dấu hiệu ba chiều là hình dạng của hàng hoá hoặc bao bì của chúng. Tuy nhiên, các dấu hiệu ba chiều khác như ngôi sao ba hướng của xe Mercedes cũng có thể coi như một nhãn hiệu hàng hoá.

  • Các dấu hiệu thính giác (nhãn hiệu âm thanh): Có hai loại nhãn hiệu âm thanh điển hình có thể phân biệt, đó là những âm thanh được ghi lại bằng các nốt nhạc hoặc các dấu hiệu tượng trưng khác và những âm thanh khác (chẳng hạn tiếng kêu gào của một con vật)

  • Các nhãn hiệu khứu giác (nhãn hiệu mùi vị): Hãy tưởng tượng rằng một công ty bán hàng hoá của mình (ví dụ giấy viết) với một mùi thơm riêng biệt và người tiêu dùng trở nên quen thuộc với việc nhận biết hàng hoá qua mùi vị của nó.

  • Các dấu hiệu (không nhìn thấy được bằng mắt thường) khác: Đó có thể là các dấu hiệu được nhận biết bằng xúc giác.

2.320 Như đã đề cập ở trên, các nước có thể đặt ra các hạn chế hay loại trừ đối với việc đăng ký vì các lý do thực tiễn. Phần lớn các quốc gia chỉ cho phép đăng ký các dấu hiệu thể hiện ở dạng đồ họa (chữ hoặc hình) bởi chỉ chúng mới có thể được ghi vào sổ bộ và công bố một cách hữu hình trong một tờ công báo nhãn hiệu hàng hoá để bố cáo cho công chúng về việc đăng ký nhãn hiệu.

2.321 Các quốc gia cho phép đăng ký nhãn hiệu ba chiều buộc người nộp đơn hoặc phải nộp hình vẽ hai chiều của dấu hiệu ba chiều (bản vẽ, hình ảnh hoặc bất kỳ hình vẽ khác có thể dùng để in ấn) hoặc một bản mô tả, hoặc cả hai loại tài liệu này. Tuy nhiên, trên thực tế phạm vi bảo hộ bởi đăng ký dấu hiệu ba chiều vẫn còn chưa được xác định rõ ràng.

2.322 Vấn đề tương tự cũng diễn ra đối với các dấu hiệu thính giác. Tuy chuỗi các nốt nhạc có thể được đăng ký như một nhãn hiệu nhưng việc đăng ký này không đem lại sự bảo hộ với các đoạn nhạc thực tế được thể hiện. Đối tượng được bảo hộ là chuỗi các nốt nhạc, như được nộp đăng ký bảo hộ, và được bảo hộ chống lại việc sử dụng các dấu hiệu tương tự. Các nhãn hiệu âm thanh rõ ràng có thể được coi như nhãn hiệu hàng hoá, ví dụ, tại Hoa Kỳ các nhãn hiệu âm thanh được phép đăng ký. Trên thực tế, âm thanh phải được thu vào băng cát-sét và nộp cho Cơ quan Sáng chế và Cơ quan Nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ để đăng ký.

2.323 Hoa Kỳ là nước đầu tiên công nhận việc đăng ký một nhãn hiệu mùi vị - mùi thơm tươi mát của hoa Plumeria dùng cho chỉ may và thêu ren - TTAB (1990). Trong quyết định ngày 11 tháng 2 năm 1999, Phòng giải quyết khiếu nại của Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội địa (Nhãn hiệu hàng hóa và Kiểu dáng công nghiệp) của Cộng đồng châu Âu đã cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi “mùi cỏ tươi mới cắt” cho bóng tennis (R 156/ 1998 - 2).


Tiêu chuẩn bảo hộ


2.324 Một dấu hiệu muốn được coi là nhãn hiệu hàng hoá phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được chuẩn hoá trên toàn thế giới. Nhìn chung, có hai loại điều kiện khác nhau cần phân biệt.

2.325 Điều kiện thứ nhất liên quan tới chức năng cơ bản của nhãn hiệu hàng hoá, đó là chức năng phân biệt các sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với các sản phẩm hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Do vậy, một nhãn hiệu hàng hoá phải độc đáo hoặc có khả năng phân biệt các sản phẩm khác nhau.

2.326 Điều kiện thứ hai liên quan tới các hậu quả mà nhãn hiệu hàng hoá có thể gây ra nếu nhãn hiệu hàng hóa có những đặc tính gây hiểu lầm hoặc vi phạm tới trật tự công cộng và đạo đức xã hội.

2.327 Hai điều kiện này trên thực tế được quy định trong luật quốc gia về nhãn hiệu hàng hoá. Chúng cũng được quy định tại Điều 6quinquies B của Công ước Paris rằng các nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ theo Điều 6quinquies A chỉ có thể bị từ chối đăng ký khi “chúng không có bất kỳ yếu tố độc đáo nào” hoặc “chúng trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội và mang tính chất lừa dối công chúng”.


Điều kiện về tính độc đáo


2.328 Một nhãn hiệu hàng hoá, để thực hiện được chức năng của nó, phải có tính độc đáo. Một dấu hiệu không độc đáo không thể giúp người tiêu dùng nhận ra hàng hoá mình muốn tìm, lựa chọn. Từ “táo” hoặc hình một quả táo không thể được đăng ký cho mặt hàng táo, nhưng đối với hàng hoá là máy tính thì nó lại rất độc đáo. Điều đó cho thấy tính độc đáo phải được đánh giá trong mối quan hệ với hàng hoá gắn nhãn hiệu đó.

2.329 Việc xem xét liệu một nhãn hiệu hàng hóa có độc đáo hay không phụ thuộc vào hiểu biết của người tiêu dùng, hoặc ít nhất là vào những người mà dấu hiệu nhắm tới. Một dấu hiệu được coi là độc đáo đối với hàng hóa mang dấu hiệu đó khi dấu hiệu này được những người tiêu dùng nhận ra như dấu hiệu nhận rằng hàng hóa có nguồn gốc xuất phát từ một cơ sở kinh doanh nhất định, hoặc là dấu hiệu này được nhận biết như vậy.

2.330 Tính độc đáo của một dấu hiệu không tuyệt đối và bất biến. Phụ thuộc vào người sử dụng hoặc các bên thứ ba, tính độc đáo có thể xây dựng được, phát triển hay thậm chí ngược lại bị đánh mất. Hoàn cảnh (có thể quá trình lâu năm hoặc có cường độ và rộng khắp) của việc sử dụng dấu hiệu phải được xét đến khi cơ quan đăng ký có ý kiến cho rằng dấu hiệu thiếu tính độc đáo cần thiết, nghĩa là nó được coi như không có tính độc đáo.

2.331 Tất nhiên có nhiều cấp độ khác nhau về tính độc đáo, và vấn đề đặt ra là một dấu hiệu phải độc đáo đến mức nào để có thể được đăng ký . Trong nội dung này, cần có sự phân biệt một số loại nhãn hiệu tiêu biểu - những nhãn hiệu được tự tạo ra, không có nguồn gốc thực, bằng cách sáng tạo, tự ghép, đặt ra không có nghĩa. Một ví dụ nổi tiếng cho loại thứ nhất là nhãn hiệu KODAK.

2.332 Những nhãn hiệu hàng hoá này có thể không phải là thứ giới tiếp thị ưa chuộng bởi họ buộc phải đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo để giới thiệu chúng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, tự thân những nhãn hiệu này lại đưa đến việc được hưởng sự bảo hộ rất mạnh.

2.333 Những từ ngữ như danh từ chung trong ngôn ngữ hàng ngày cũng có thể trở nên rất độc đáo nếu chúng truyền tải một ý nghĩa không liên quan đến các sản phẩm gắn nhãn hiệu đó. Điều này cũng đúng với trường hợp các yếu tố hình ảnh. Ví dụ các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng như CAMEL dùng cho thuốc lá (và nhãn hiệu hình của nó cũng nổi tiếng như vậy), nhãn hiệu APPLE nêu trên (cả bằng từ ngữ và hình) cho máy tính.

2.334 Giới tiếp thị thường ưa chuộng những tên nhãn hiệu mà bằng cách nào đó gợi dẫn một sự liên tưởng tích cực về sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Bởi vậy họ sẽ chọn các tên nhãn hiệu ít nhiều mang tính mô tả. Nếu dấu hiệu thuần túy là sự mô tả, nó sẽ không có khả năng phân biệt và không thể đăng ký như một nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, không phải tất cả các dấu hiệu nếu không phải hoặc là không có nghĩa hoặc là không có liên quan đến sản phẩm được sử dụng đều thiếu tính độc đáo: Có một loại các dấu hiệu trung gian có tính gợi dẫn, liên tưởng về hàng hóa mà chúng được sử dụng, về tính chất, chất lượng, nguồn gốc hoặc các đặc tính bất kỳ của hàng hóa đó, song không thực sự chỉ mang tính mô tả. Các dấu hiệu này có thể được đăng ký. Trên thực tế, vấn đề quyết định là nhãn hiệu có tính gợi dẫn, liên tưởng hay tính mô tả về hàng hóa theo luật pháp và thẩm quyền quốc gia. Câu hỏi này phải được xem xét phù hợp với luật và tính đến mọi tình tiết cụ thể của tình huống. Theo nguyên tắc chung, có thể nói rằng một từ miêu tả những hàng hóa liên quan mang tính độc đáo nếu nó đã có được ý nghĩa phái sinh, nghĩa là nếu mọi người nhận biết được rằng nó là dấu hiệu chỉ ra được hàng hóa mang nhãn hiệu đó là có nguồn gốc từ một cơ sở kinh doanh nhất định.

2.335 Trong trường hợp có phân vân rằng liệu dấu hiệu có tính mô tả hay có tính gợi dẫn, liên tưởng, việc nhãn hiệu đã được sử dụng trong kinh doanh trong một thời hạn nhất định nào đó có thể coi là đủ, thỏa mãn điều kiện đăng ký.

2.336 Tuy nhiên, điều kiện càng thiên về mô tả sẽ càng khó chứng minh ý nghĩa phái sinh, và khi đó cần thiết phải có tỉ lệ phần trăm số người tiêu dùng nhận biết được ý nghĩa phái sinh.

Không có khả năng phân biệt

2.337 Nếu một dấu hiệu không có khả năng phân biệt, nó không thể thực hiện chức năng làm nhãn hiệu hàng hoá và dấu hiệu đó sẽ bị từ chối đăng ký. Thường thì người nộp đơn không cần chứng minh khả năng phân biệt. Cơ quan đăng ký sẽ chứng minh việc không có khả năng phân biệt và trong trường hợp nếu có lưỡng lự, không chắc chắn thì vẫn nên cho đăng ký nhãn hiệu. Luật nhãn hiệu hàng hoá tại một số nước yêu cầu người nộp đơn có nghĩa vụ chứng minh rằng nhãn hiệu của mình phải được đăng ký. Tuy nhiên, thông lệ này có thể bị coi là khắt khe, và đôi khi nó cản trở việc đăng ký những nhãn hiệu hàng hóa có thể chứng minh được là có khả năng phân biệt hàng hóa của chủ sở hữu nhãn hiệu. Xu hướng hiện nay như được phản ánh tại Điều 3 Chỉ thị chung EC và Luật Mẫu, rõ ràng coi việc không có khả năng phân biệt là một lý do để từ chối đơn xin đăng ký một nhãn hiệu.

2.338 Tiêu chuẩn nào áp dụng cho việc từ chối đăng ký do không có khả năng phân biệt?

Tên gọi chung

2.339 Một dấu hiệu có đặc điểm chung khi nó định nghĩa một nhóm, loại hay một mặt, ngành hàng. Tên gọi thông thường của một loại hàng hóa là thiết yếu cho giới kinh doanh cũng như người tiêu dùng và không một ai được phép độc quyền một thuật ngữ chung như vậy.

2.340 Ví dụ về các tên gọi chung như “đồ đạc” (chỉ đồ đạc nói chung và cũng chỉ bàn, ghế...) và “ghế” (chỉ các loại ghế). Hay một số ví dụ khác như “đồ uống”, “cà phê” và “cà phê tan” cho ta thấy có các nhóm loại có thể rộng hay hẹp hơn, và các nhóm hàng hoá, tất cả có cùng đặc điểm là có cùng tên gọi chung được dùng để gọi, chỉ hàng hóa cùng nhóm, loại.

2.341 Các dấu hiệu trên hoàn toàn không có khả năng phân biệt, một số hệ thống tư pháp cho rằng, thậm chí nếu chúng được sử dụng một cách rộng rãi và với cường độ đến độ có được nghĩa phái sinh thì vẫn không thể đăng ký, do xét đến nhu cầu thiết yếu của giới kinh doanh cần sử dụng chúng, không thể cho phép độc chiếm. Vì những lý do này, Toà án Tối cao Delhi - Ấn Độ vào năm 1972 đã từ chối đăng ký nhãn hiệu JANTA, khi theo tiếng Hindi từ này có nghĩa là giá rẻ.



Các dấu hiệu mô tả

2.342 Các dấu hiệu mô tả là các dấu hiệu trong kinh doanh dùng để chỉ chủng loại, chất lượng, công dụng, giá trị, nơi xuất xứ, thời gian sản xuất hay bất kỳ tính chất nào khác của hàng hoá mà dấu hiệu có ý định sử dụng hoặc đang được sử dụng.

2.343 Theo định nghĩa về khả năng phân biệt nêu trên, việc xét nghiệm được tiến hành nhằm xác định liệu người tiêu dùng có thể xem dấu hiệu như sự dẫn chiếu về nguồn gốc của hàng hoá (dấu hiệu phân biệt) hay liệu họ coi dấu hiệu như sự chỉ dẫn về các đặc tính của hàng hoá hay xuất xứ địa lý hơn (dấu hiệu mô tả). Thuật ngữ “người tiêu dùng” được sử dụng ở đây như là cách gọi vắn tắt nhóm người hữu quan cần được xem xét trong từng trường hợp cụ thể, đó là với người mà dấu hiệu nhắm tới (và trong một số trường hợp là những người đã tiếp xúc với dấu hiệu).

2.344 Do quyền chính đáng của những nhà kinh doanh trong việc sử dụng một tên gọi có thể được sử dụng là cơ sở bổ sung khi tiến hành xét nghiệm xem liệu người tiêu dùng coi dấu hiệu như sự dẫn chiếu về nguồn gốc hay là chỉ dẫn các đặc tính của hàng hoá. Tuy nhiên, không nên coi đây là lý do để đưa ra quyết định từ chối đăng ký một nhãn hiệu khi không có cơ sở chắc chắn rằng người tiêu dùng có thể đã coi thuật ngữ này mang tính mô tả hay không.



Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt khác

2.345 Các dấu hiệu có thể không có khả năng phân biệt vì nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn như một hình đơn giản hoặc đơn thuần mang tính minh họa hoặc mang đặc tính trang trí có thể không hề gây ra sự chú ý của người tiêu dùng, như một dấu hiệu chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hoá, chỉ đơn thuần là phần minh hoạ cho bao bì của hàng hoá.

2.346 Một ví dụ khác (đối với từ ngữ) là một khẩu hiệu quảng cáo dài dòng giới thiệu hàng hoá với người tiêu dùng, thậm chí khi được ghi trên bao bì cũng quá rối rắm để người tiêu dùng có thể hiểu đó như một dẫn chiếu về nguồn gốc của sản phẩm.

2.347 Trên thực tế, các cơ quan chức năng phải giải quyết các tình huống kinh điển được luật pháp nhiều nước từ chối bảo hộ và được đề cập dưới đây.



Dẫn chiếu về xuất xứ địa lý

2.348 Các dẫn chiếu về xuất xứ địa lý (ngược lại với nguồn gốc hàng hoá theo chức năng chỉ dẫn nguồn gốc) về cơ bản là không có khả năng phân biệt. Chúng gợi cho người tiêu dùng một sự liên tưởng tới tên địa lý, chỉ dẫn về nơi sản xuất hàng hoá hoặc các thành phần sử dụng trong sản phẩm, hoặc, phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế, chỉ ra các đặc tính của hàng hóa gắn liền với xuất xứ của chúng.

2.349 Để sự liên hệ này được tác động gợi ra cho người tiêu dùng, vị trí địa lý này tất nhiên ít nhất phải được người tiêu dùng biết đến. Vì vậy, các dấu hiệu về các địa danh lạ, không được biết đến là những dấu hiệu có khả năng phân biệt. Dẫn chiếu tới những vùng không ai cho rằng hàng hoá liên quan được sản xuất tại đó cũng được coi là có khả năng phân biệt.

2.350 Thậm chí nếu một vùng địa lý được người tiêu dùng biết đến, một dấu hiệu dẫn chiếu tới địa danh này có thể có khả năng phân biệt hoặc trở nên có khả năng phân biệt nếu tại đây không có người sản xuất hoặc thương gia nào hoạt động trong cùng lĩnh vực đó, và không có những đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

2.351 Qua quá trình sử dụng lâu dài và rộng rãi, cường độ cao, một tên địa lý cũng có thể gắn liền với một doanh nghiệp khiến nó trở thành có khả năng phân biệt như một nhãn hiệu, thậm chí ngay cả khi ở đó đã có hoặc sẽ có các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

Các chữ cái, con số và các hình hình học cơ bản

2.352 Các dấu hiệu này thường bị coi là không có khả năng phân biệt và do vậy không được đăng ký. Một số luật nhãn hiệu hàng hoá (chẳng hạn của Đức) còn từ chối đăng ký các nhãn hiệu này, hoặc chỉ chấp nhận khi ít nhất ba chữ cái và/hoặc con số được kết hợp, hoặc đối với các chữ cái thì sự phối hợp chúng phải có thể phát âm được.

2.353 Hiển nhiên là người tiêu dùng sẽ không coi các chữ cái, các con số hay những hình dạng hình học đơn giản là các chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa. Tuy nhiên, các chữ cái, con số và sự kết hợp giữa chúng có thể trở thành có khả năng phân biệt qua việc sử dụng và như đã nói ở trên - cái gọi là lợi ích chính đáng của những người kinh doanh khác khi sử dụng các nhãn hiệu đó sẽ không bị từ chối vì bất kỳ lý do nào. Vì vậy, xu hướng quốc tế hiện nay là chấp nhận đăng ký những dấu hiệu như vậy.

2.354 Hơn nữa, kể cả khi không được qua sử dụng, các chữ cái và con số vẫn có thể được đăng ký nếu chúng được đăng ký dưới dạng hình có tính độc đáo.



Chữ viết trong ngôn ngữ nước khác và việc chuyển tự

2.355 Ví dụ việc sử dụng nhãn hiệu chữ Thái Lan ở Ấn Độ hay tại Sri Lanka, chữ viết Trung Quốc ở Thụy Điển, chữ viết Singhala tại Hoa Kỳ hay chữ viết Nhật Bản (Katakana, Kandi) tại bất kỳ đâu trừ Nhật Bản. Đối với đa số người tiêu dùng những nhãn hiệu này chỉ đơn thuần là các yếu tố hình xa lạ. Do đó, về nguyên tắc chúng có khả năng phân biệt, trừ khi dấu hiệu đó chỉ thuần túy mang tính trang trí, do cách thể hiện các dấu hiệu này.

2.356 Bởi những nhãn hiệu này có khả năng phân biệt nên về cơ bản chúng có thể được đăng ký. Tuy nhiên, cơ quan đăng ký có thể yêu cầu dịch nghĩa (mô tả về ý nghĩa của nhãn hiệu đó) sang ngôn ngữ địa phương.

Màu sắc

2.357 Việc sử dụng từ ngữ và/hoặc các hình tượng mang màu sắc hoặc được kết hợp với các màu sắc sẽ tăng tính có khả năng phân biệt của chúng. Do đó, yêu cầu bảo hộ những dấu hiệu với sắc mầu được mô tả trong đơn thường dễ được chấp nhận đăng ký hơn. Nhãn hiệu đầu tiên đăng ký ở Vương quốc Anh vào năm 1876 (hiện vẫn còn hiệu lực) là một hình tam giác (một hình học cơ bản) màu đỏ. Tuy nhiên, theo nguyên tắc việc bảo hộ bị giới hạn trong các màu sắc thực của nhãn hiệu được đăng ký. Các dấu hiệu tuy có thể bị coi là tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký, ví dụ những nhãn hiệu đen trắng, có thể nằm ngoài phạm vi bảo hộ do xét việc các màu sắc sử dụng khác nhau. Bởi vì, khi các dấu hiệu được đăng ký dạng đen và trắng được bảo hộ chống lại việc đăng ký và sử dụng các dấu hiệu tương tự tới mức gây nhầm lẫn, bất kể mang màu sắc gì, và bởi vì chủ sở hữu các dấu hiệu đã đăng ký đó có thể sử dụng chúng với màu sắc bất kỳ, cho nên thông lệ chung là không đăng ký nhãn hiệu màu. Tuy nhiên, một sắc màu hay sự kết hợp các sắc màu có thể là yếu tố quan trọng đối với một nhãn hiệu do chủ sở hữu sử dụng một cách nhất quán và có thể bị các đối thủ cạnh tranh sao chép. Điều này cho thấy chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có một lợi ích thực sự khi đăng ký nhãn hiệu của mình với các sắc màu độc đáo đúng như khi nhãn hiệu được sử dụng, thậm chí ngay cả ở hình thức đen và trắng, nhãn hiệu đã được coi là có khả năng phân biệt để đăng ký. Nhằm loại bỏ rủi ro nêu trên về việc hạn chế phạm vi bảo hộ một nhãn hiệu màu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen trắng và cả nhãn hiệu mang các sắc màu thực sự như khi sử dụng.

2.358 Các dấu hiệu chỉ là riêng một sắc màu hoặc là sự kết hợp của các sắc màu cũng có thể là những nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký. Tại Điều 1(2) của Luật Mẫu có liệt kê các ví dụ về các dấu hiệu có thể đăng ký. Đây là một vấn đề thực tiễn tại nhiều nước khi xác định liệu khả năng phân biệt của nhãn hiệu có thể đạt được thông qua sử dụng hay xuất phát từ tự thân khả năng phân biệt của chính các nhãn hiệu đó.

Tên, tên họ

2.359 Tên các công ty và doanh nghiệp có thể được đăng ký trừ khi chúng mang tính lừa dối hoặc không có khả năng phân biệt.

2.360 Tại một số nước, các tên họ phổ biến không được đăng ký, vì chúng không có khả năng phân biệt. Đối với các tên họ ít phổ biến, cũng tại những nước này, điều quan trọng là chứng minh liệu một ý nghĩa phái sinh khác với ý nghĩa thông thường trong ngôn ngữ hàng ngày có được đa số người tiêu dùng nhìn nhận hay không. Nếu đó là một nghĩa trội, dấu hiệu có thể được đăng ký với điều kiện ý nghĩa này không mô tả hàng hoá mà nhãn hiệu được sử dụng.

Các trường hợp từ chối đăng ký vì các lý do khác - Lợi ích công cộng

Lừa dối

2.361 Vì lợi ích của công chúng, các nhãn hiệu có nguy cơ lừa dối về tính chất, chất lượng hay các đặc tính khác hay xuất xứ địa lý của hàng hoá đều không đủ điều kiện đăng ký.

2.362 Vấn đề cần xem xét là sự lừa dối có phải là bản chất vốn có của bản thân nhãn hiệu khi kết hợp với hàng hoá sử dụng nó hay không. Xét nghiệm này nên được làm tách bạch với việc xem xét về khả năng nhầm lẫn của người tiêu dùng khi các nhãn hiệu tương tự hoặc giống nhau được sử dụng trên những hàng hoá cùng chủng loại hoặc tương tự.

2.363 Tất nhiên là nhãn hiệu hàng hoá được tưởng tượng, tự đặt ra, không có thật hay nhãn hiệu có ý nghĩa tùy tiện không liên quan, liên hệ đến sản phẩm hàng hoá định dùng nhãn hiệu không thể mang tính lừa dối. Tuy nhiên, nhãn hiệu hàng hóa có ý nghĩa mô tả, thậm chí chỉ mang tính liên tưởng hay gợi dẫn mà vì thế có thể có khả năng phân biệt, song vẫn có thể có tính lừa dối. Do đó, một nhãn hiệu hàng hoá phải được xem xét dưới hai khía cạnh: thứ nhất, chúng phải có khả năng phân biệt và thứ hai, không mang tính lừa dối.

2.364 Thành nguyên tắc, người ta cho rằng nhãn hiệu càng mang tính mô tả thì càng có nguy cơ lừa dối nếu nhãn hiệu đó không được sử dụng cho hàng hoá có những đặc điểm được mô tả.

Dẫn chiếu tới xuất xứ địa lý

2.365 Các dấu hiệu mang tính mô tả hay chỉ dẫn xuất xứ địa lý của hàng hóa sẽ là giả mạo nếu hàng hoá đó không có nguồn gốc từ khu vực như được mô tả hay chỉ dẫn. Trong những trường hợp như vậy, người tiêu dùng sẽ bị lừa dối nếu dẫn chiếu về xuất xứ địa lý là sai sự thật đối với người tiêu dùng.

2.366 Điều này hoàn toàn đúng nếu khu vực hay địa phương này đã có danh tiếng. Những ví dụ nổi tiếng về các dấu hiệu như vậy là “Champagne” và “Sôcôla Thụy Sỹ”.

2.367 Trên thực tế, các trường hợp dẫn chiếu trực tiếp xuất xứ địa lý tương đối hiếm. Người ta thường dùng các dẫn chiếu gián tiếp và những trường hợp này còn khó giải quyết hơn. Một dẫn chiếu dùng hình ảnh một ngọn núi nổi tiếng của Thụy Sỹ dùng cho sôcôla sẽ đánh lừa người tiêu dùngcũng như một nhãn hiệu hình có phong cảnh điển hình của miền núi Anpơ có thể lừa dối người tiêu dùng.

2.368 Trong một số trường hợp, ngay cả việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài cũng có thể mang tính lừa dối mà không cần có bất kỳ dẫn chiếu nào về một xuất xứ địa lý cụ thể. Môt từ có nguồn gốc ngôn ngữ nước ngoài chắc sẽ gây cho người tiêu dùng một cảm nhận rằng sản phẩm có nguồn gốc từ đất nước có sử dụng ngôn ngữ đó. Do vậy, người tiêu dùng chắc sẽ bị lừa dối nếu quốc gia đó lại có tiếng về mặt hàng liên quan.

2.369 Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, ngoài việc là ngôn ngữ được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới, tiếng Anh còn là một ngôn ngữ tiếp thị quốc tế hiện đại. Với kết quả là nhiều nhãn hiệu hàng hoá có thể có ý nghĩa trong tiếng Anh hoàn toàn không có quan hệ với xuất xứ địa lý của hàng hóa mang nhãn hiệu và người tiêu dùng nhìn chung cũng ý thức được thực tế này.

Lừa dối từng phần

2.370 Chúng ta đã xem xét câu hỏi liệu một nhãn hiệu có phải là cố hữu mang tính lừa dối hay không phải được xem xét trong mối liên hệ với hàng hóa đã được nêu trong đơn hay không. Bởi vậy, tùy thuộc vào danh mục sản phẩm, một đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể có tính phân biệt đối với một số sản phẩm này, song mang tính mô tả và/hoặc mang tính lừa dối các sản phẩm khác. Trong những trường hợp như vậy xét nghiệm viên phải yêu cầu giới hạn lại danh mục hàng hóa. Ở một số nước khác, xét nghiệm viên, theo ý kiến của họ, chỉ chấp nhận đơn đối với các hàng hóa mà nhãn hiệu không mang tính lừa dối và từ chối đơn đối với các hàng hóa còn lại.

Các dấu hiệu trái với đạo đức hay trật tự công cộng

2.371 Luật nhãn hiệu hàng hoá thường từ chối đăng ký các dấu hiệu trái với đạo đức hay trật tự công cộng. Luật Mẫu cũng liệt kê các lý do từ chối tại Điều 5(1)(e) và đưa ra một số ví dụ như tranh ảnh thô tục và biểu tượng của các cơ quan quyền lực nhà nước hay của các đảng phái chính trị bị bất hợp pháp.



Dấu hiệu sử dụng riêng cho quốc gia, các cơ quan công quyền hoặc Tổ chức Quốc tế

2.372 Vì lợi ích quốc gia, các nước đều bảo hộ lá cờ quốc gia mình, quốc hiệu và tên các tổ chức, cơ quan, thể chế công quyền. Ngoài ra, theo Điều 6ter Công ước Paris, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo hộ những dấu hiệu đã được thông báo của các quốc gia thành viên khác và của các tổ chức quốc tế liên chính phủ (ví dụ như tổ chức Liên Hợp Quốc).



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương