Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ


Bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá



tải về 1.27 Mb.
trang16/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   33

Bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá


2.373 Một nhãn hiệu hàng hóa có thể được bảo hộ trên cơ sở việc sử dụng hoặc đăng ký. Hai cách tiếp cận này đã có từ xưa, nhưng ngày nay các hệ thống bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá thường kết hợp cả hai cách này. Công ước Paris buộc các nước thành viên có nghĩa vụ phải thiết lập đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Có hơn một trăm năm mươi Quốc gia gia nhập Công ước Paris. Gần như tất cả các quốc gia đều quy định về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa một cách đầy đủ chỉ được bảo đảm đích đáng thông qua việc đăng ký.

2.374 Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn giữ vai trò quan trọng, trước hết tại các nước mà việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có truyền thống căn cứ vào việc sử dụng, còn việc đăng ký nhãn hiệu chỉ nhằm khẳng định quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá đã có được thông qua sử dụng. Do đó người sử dụng đầu tiên sẽ được ưu tiên trong các vụ tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa chứ không phải là người đầu tiên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.



Các yêu cầu về sử dụng

Sự cần thiết về nghĩa vụ sử dụng


2.375 Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá không phải là điều mà tự nó đã là mục đích duy nhất cuối cùng. Mặc dù luật nhãn hiệu hàng hoá thường không yêu cầu việc sử dụng như một điều kiện để nộp đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hay thậm chí chính bản thân là việc đăng ký, lý do cơ bản của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là nhằm phân biệt hàng hoá mang nhãn hiệu đó với những hàng hoá khác. Vì thế, sẽ là trái với logic kinh tế khi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá bằng việc đăng ký mà không đặt ra nghĩa vụ sử dụng chúng. Những nhãn hiệu hàng hoá không được sử dụng là một cản trở về mặt chủ quan đối với việc đăng ký những nhãn hiệu mới. Nhất thiết là phải quy định trong luật nhãn hiệu hàng hoá về nghĩa vụ sử dụng.

2.376 Đồng thời chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá cần một giai đoạn ân hạn tính từ sau khi đăng ký đến trước khi nghĩa vụ sử dụng có hiệu lực. Điều này đặc biệt đúng với nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Để tránh các kẽ hở trong việc bảo hộ những nhãn hiệu hàng hoá mới mà các đối thủ cạnh tranh có thể lợi dụng, ngay từ rất sớm họ phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá mới tại tất cả các nước mà nhãn hiệu được dự định sử dụng. Thậm chí tại các nước sở tại, các công ty này cũng cần vài năm trước khi họ có thể tung một sản phẩm mới ra thị trường. Điều này đặc biệt đúng với các công ty dược, khi mà họ phải tiến hành các thử nghiệm lâm sàng và phải nộp đơn xin các cơ quan y tế phê chuẩn sản phẩm của mình.

2.377 Luật nhãn hiệu hàng hoá quy định giai đoạn ân hạn cho nghĩa vụ sử dụng đôi khi là ba năm, nhưng thường là 5 năm.

Hậu quả của việc không sử dụng


2.378 Hậu quả nghiêm trọng nhất cho việc không sử dụng mà không có lý do chính đáng là đăng ký có thể bị huỷ bỏ theo yêu cầu của người có quyền lợi hợp pháp. Hơn nữa, chủ sở hữu đăng ký buộc phải chứng minh việc sử dụng, bởi điều này là rất khó đối với bên thứ ba liên quan khi chứng minh về việc không sử dụng. Với mục tiêu loại bỏ “thứ vô dụng” khỏi đăng bạ thì việc hoán đổi trách nhiệm chứng minh như vậy là hợp lý.

2.379 Nghĩa vụ phải có trách nhiệm chứng minh của chủ sở hữu nhãn hiệu không chỉ ở thủ tục huỷ bỏ hiệu lực đăng ký mà còn ở các thủ tục khác khi chủ sở hữu nhãn hiệu bị cáo buộc lạm dụng quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa không được sử dụng (thủ tục phản đối, khởi kiện hành vi vi phạm).

2.380 Tuy nhiên, khi gia hạn một đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thì lại không có đòi hỏi phải đưa ra chứng cứ về việc sử dụng. Đây là vấn đề hành chính rắc rối không cần thiết xét từ thực tế là bên liên quan bất kỳ đều có thể khởi sự một thủ tục thích hợp nhằm chống lại việc một nhãn hiệu đã được đăng ký song lại không được sử dụng.

2.381 Việc không sử dụng không phải luôn dẫn đến việc vô hiệu hóa quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá. Việc không sử dụng có thể được biện minh vì trường hợp bất khả kháng và bởi bất kể hoàn cảnh nào khác không diễn ra do lỗi hay sự vô ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, chẳng hạn do chính sách hạn chế nhập khẩu hay do những thủ tục pháp lý đặc biệt đòi hỏi tại quốc gia bảo hộ.


Sử dụng đúng đắn nhãn hiệu hàng hoá


2.382 Việc không sử dụng có thể dẫn tới việc mất các quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách cũng có thể dẫn tới kết quả tương tự. Một nhãn hiệu có khả năng bị loại bỏ khỏi đăng bạ nếu chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký gây ra hoặc dung túng cho việc một nhãn hiệu bị chuyển biến thành tên gọi chung của một hay nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được đăng ký đó, khiến cho trong giới kinh doanh và dưới con mắt người tiêu dùng cũng như công chúng nói chung, chức năng, ý nghĩa của nhãn hiệu bị mất đi.

2.383 Về cơ bản, có hai nguyên nhân làm một nhãn hiệu biến thành tên gọi chung, đó là việc sử dụng không đúng cách của chủ sở hữu, gây ra sự biến đổi nhãn hiệu thành tên gọi chung và việc sử dụng không đúng của các bên thứ ba với sự dung túng của chủ sở hữu.

2.384 Để tránh việc sử dụng không đúng cách, những người trong công ty sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, có liên quan tới việc quảng cáo hay phổ biến nhãn hiệu, phải tuân thủ một số nguyên tắc.

2.385 Nguyên tắc cơ bản là không được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa như hay thay cho tên sản phẩm. Bằng việc sử dụng một cách có hệ thống nhãn hiệu hàng hóa đi cùng với tên gọi sản phẩm, chủ sở hữu thông báo rõ ràng cho công chúng biết rằng nhãn hiệu của anh ta dùng để phân biệt một sản phẩm cụ thể thuộc một loại hàng hóa nhất định. Điều này đặc biệt quan trọng nếu chủ sở hữu nhãn hiệu tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới và là duy nhất tồn tại vào lúc khởi đầu trên thị trường của loại sản phẩm) đó. Các nhãn hiệu như FRIGIDAIRE CELLOPHANE và LINOLEUM trở thành các tên gọi chung bởi chúng chỉ là sản phẩm duy nhất có trong loại sản phẩm này và chủ sở hữu không dùng kèm thêm cho loại hàng hóa này một tên gọi nào khác. Khi cà phê tan uống liền cũng được gọi là cà phê tan được sản xuất năm 1938, sản phẩm lần đầu tiên được công ty sáng tạo ra, đưa vào thị trường được gọi là NESCAFE. Tuy nhiên, ngay từ đầu công ty này đã sử dụng một tên gọi cho sản phẩm là “cà phê uống liền” hay “cà phê tan” trên nhãn của sản phẩm.

2.386 Nguyên tắc quan trọng thứ hai là các nhãn hiệu hàng hoá sẽ luôn được sử dụng như các tính từ thực sự chứ không như một danh từ, nói cách khác nhãn hiệu phải không được sử dụng với một mạo từ, ở dạng sở hữu cách và nên tránh dạng số nhiều. Ví dụ sẽ là một điều không nên khi nói về hương vị của NESCAFE hoặc 3 NESCAFE thay vì 3 loại NESCAFE.

2.387 Hơn nữa, nên luôn làm nổi bật nhãn hiệu hàng hóa, nghĩa là sao cho nó trội hẳn so với các yếu tố xung quanh nhãn hiệu.

2.388 Cuối cùng, nhãn hiệu hàng hóa phải được nhận biết như là một nhãn hiệu hàng hóa bằng một chỉ dẫn về nhãn hiệu. Chỉ một số ít luật quốc gia quy định về những chỉ dẫn như vậy và việc bắt buộc sử dụng những chỉ dẫn này trên hàng hoá là bị cấm theo Điều 5D Công ước Paris. Luật nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ cho phép thay thế một tuyên bố dài dòng (như “đã đăng ký tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ) bằng một biểu tượng ngắn, đó là chữ R được khoanh tròn hay . Nhiều năm qua, biểu tượng này đã được phổ biến trên toàn thế giới và đã trở thành một biểu tượng được công nhận rộng rãi đối với nhãn hiệu đã đăng ký. Việc sử dụng biểu tượng trên nhãn hiệu đã được đăng ký được khuyến nghị như lời cảnh báo với các đối thủ cạnh tranh, ngăn cấm bất kỳ hành vi nào vi phạm nhãn hiệu.

2.389 Tuy nhiên, việc tuân theo những nguyên tắc này vẫn chưa là đủ, chủ sở hữu nhãn hiệu còn phải bảo đảm rằng các bên thứ ba và dân chúng không sử dụng nhầm lẫn nhãn hiệu của mình. Điều đặc biệt quan trọng là không được sử dụng, hoặc thay thế nhãn hiệu hàng hóa cho việc mô tả sản phẩm trong các từ điển, các ấn phẩm chính thức, báo chí hàng ngày...



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương