Chiếc xe lexus và CÂy oliu



tải về 2.25 Mb.
trang15/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24

Kẻ thắng dành được cả
Tôi là một người hâm mộ đội bóng rổ Washington Wizards NBA. Mùa hè năm 1996 là thời điểm ảm đạm nhất cho giới hâm mộ đội bóng. Tiền đạo của đội, Juwan Howard là một cầu thủ tự do. Vào mùa hè năm đó, đội bóng Miami Heat giàu có cố gắng mua chuộc cầu thủ này bằng mức thù lao hấp dẫn 120 triệu USD trong 7 năm liền. Trong khi đó, mức thu nhập cũ của anh ta chỉ là 75-80 triệu USD. Vào thời điểm mà cầu thủ Howard đang phân vân giữa hai hợp đồng của hai đội, tôi vô tình gặp một nhà bình luận chính trị Norman Ornstein của Viện kinh doanh Mỹ, một người hâm mộ của đội Wizard. Chúng tôi chia sẻ quan điểm lo lắng về việc cầu thủ Howard rời đội bóng để sang đội Miami.

“Anh thấy đấy” Orstein nói “Tất cả đều do NAFTA”.

Chúng tôi cười, và đều hiểu rõ mọi thứ phía sau điều Ostein nói. Đơn giản là toàn cầu hóa tạo ra một thị trường hàng hóa và dịch vụ vừa thoáng vừa thống nhất. Do đó, khi tồn tại thị trường đó, bất kỳ người nào có tài năng cũng đều có thể kiếm tiền được bằng cách kinh doanh tài năng của mình trên thị trường toàn cầu. Đây cũng là cơ hội tốt để cầu thủ Howard nâng cao tài năng của mình. Đúng lúc đó, diễn ra tình trạng sụp đổ của thành Berlin, NAFTA, liên minh tiền tệ Châu Âu, GATT, sự sụp đổ của khối chủ nghĩa xã hội và thị trường khác. Tất cả hiện tượng này đã giúp cho môn bóng rổ trở thành môn thể thao toàn cầu và cũng có thể khiến cho giới hâm mộ môn thể thao này từ Maxcơva, Mehicô có thể đến Miami đóng góp tiền để chi trả lương cho cầu thủ Howard. Năm 1998, đội bóng NBA kiếm được 500 triệu USD từ việc bán bóng rổ có ghi tên đội, ván gỗ bóng, áo phông, đồng phục và mũ ngoài nước Mỹ, chưa kể đến hàng triệu đô la từ việc bán bản quyền xem vệ tinh và cáp.

Trên thực tế, đội bóng rổ NBA đã trở thành đội bóng sống còn của Mỹ và là môn thể thao quan trọng nhất. Môn thể thao này có tính toàn cầu như thế nào? Như được biết đến, búp bê Matrushka là loại búp bê bằng gỗ khá phổ biến ở Nga. Đây là loại búp bê đặc biệt một con búp bê to chứa con búp bê nhỏ hơn. Vào năm 1989 khi tôi đến thăm Maxcơva, hình búp bê cô gái Matruska không còn phổ biến nữa, mà thay vào đó là hình của các vị lãnh đạo thời Xô viết và Nga hoàng. Người ta có thể thấy búp bê hình Lênin bằng gỗ nằm ở bên trong hình Stalin, Stalin nằm trong Khrushehev, Khrushehev nằm bên trong Brehnev, Brehnev nằm bên trong Gorbachev. Nhưng năm 1996 khi tôi đến Maxcơva để chứng kiến cuộc tranh cử tổng thống Nga, loại búp bê đó được bán phía ngoài cung điện Kremlin là Denish Rodnan nằm trong Scottle Pippen, Scottle Pippen nằm trong Toni Kukoe, Toni Kukoe nằm trong Lue Longley, Lue Longley nằm trong Steve Kerr, và Steve Kerr nằm trong Michael Jordan. Người ta không thích đội bóng rổ Chicago Bulls? Không sao, vào năm đó người bán rong lại bán búp bê đội bóng NBA.

Toàn cầu hoá có thể giải thích được cơ hội may mắn của cầu thủ Howard, do đó nó có thể giải thích hiện tượng xâm nhập thị trường của sản phẩm. Vào thập kỷ 80 và 90 khi toàn cầu hóa thay thế hệ thống chiến tranh lạnh, khoảng cách thu nhập tại các nước công nghiệp càng ngày càng lớn, và sau vài thập kỷ khoảng cách này vẫn còn được duy trì.

Theo các nhà kinh tế, có rất nhiều lý do giải thích hiện tượng này, đa phần đều liên xoanh quanh vấn đề toàn cầu hoá, bao gồm sự chuyển di chuyển dân cư nông thôn ra thành thị; thay đổi về công nghệ giúp nâng cao kỹ năng của công nhân; sự gia tăng dân nhập cư vào các nước phát triển, điều mà khiến cho thu nhập giảm và ngoại thương phát triển.

Tất cả yếu tố này được cân nhắc để giải thích hiện tượng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Trong chương này, tôi muốn giải thích tác động quan trọng nhất đến hiện tượng này mà tôi có thể nhìn nhận được trong chuyến đi của tôi. Theo tôi, nguyên nhân chung đều là do “kẻ thắng được tất”- nghĩa là dù trong bất kỳ lĩnh vực nào, người ta có tài năng vẫn có thể kiếm tiền vì họ có thể bán tài năng của mình trên thị trường toàn cầu, trong khi đó những người kém hơn sẽ bị hạn chế về lĩnh vực này. Theo tờ USA Today, mức lương 98 triệu USD mà Miami Heat trả cho cầu thủ Howard có thể tương đương với mức lương trung bình của một giáo viên tiểu học trong vòng 3267 năm (mỗi năm là 30.000 USD).

Trong cuốn sách của mình “Xã hội kẻ thắng được tất”, hai nhà kinh tế học Robert II. Frank and Philip.J.Cook đã phát biểu rằng toàn cầu hoá đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển sự bất bình đẳng do tạo ra một thị trường kẻ thắng dành được tất cả. Hai ông còn cho biết do rào cản thương mại, cắt giảm thuế, giảm chi phí du lịch, luật bãi bỏ thị trường nội địa và chi phí thông tin rẻ mạt, nên nhiều nơi đã hình thành nhiều thị trường toàn cầu thống nhất đơn thuần. Các thương lái trước đây chỉ biết mọi hình thức kinh doanh của mình vẻn vẹn trong khu vực thì giờ đây họ đã biết sử dụng máy fax, điện thoại vệ tinh, và Internet để tìm khách hàng trên khắp toàn cầu. Bác sỹ mà trước đây chỉ biết đến việc chữa trị tại bệnh viện thì giờ đây có thể chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc qua mạng thông tin bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu phổ biến trên toàn thế giới. Trước đây bài hát của các ca sĩ chỉ có thể được biết đến trong nội bộ quốc gia nhưng giờ đây với công nghệ CD và hệ thống cáp chi trả phân bổ đầu người, toàn bộ khán giả toàn cầu có thể biết đến bài hát nổi tiếng của Beatles. Ngoài ra, đây cũng là hình thức giúp các ca sĩ kiếm lời. Frank và Cook cũng cho biết, việc loại bỏ một số quy định hình thức và không chính thức mà chúng có thể hạn chế đấu thầu cạnh tranh trong bất kỳ lĩnh vực nào- ví dụ điều lệ dự bị trong một thể thao chuyên nghiệp, điều lệ này không cho phép các động viên đấu thầu năng lực của mình, hay một số điều lệ được áp dụng trong một số ngành công nghiệp, tất cả giúp cho việc tạo ra thị trường đấu thầu. Người tiêu dùng có thể có lợi trong lĩnh vực này. Nếu như bạn bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo, bạn có thể tìm trên mạng Internet các chuyên gia trên thế giới. Nếu như bạn là một cổ đông của một công ty đang sắp phá sản, bạn sẽ vui lòng khi bạn có thể kêu gọi sự giúp đỡ của đối tác ở tận châu Úc, chứ không nhất thiết phải chờ đợi từ phía các cổ đông nội bộ.

Nếu tập hợp các yếu tố trên, người ta có thể thấy toàn cầu hoá đã cung cấp bất kỳ mọi hình thức hàng hoá hay dịch vụ nào cho mọi đối tượng như ca sĩ, nhà soạn nhạc, diễn viên điện ảnh, đạo diễn, bác sỹ, luật sư, vận động viên hay học giả. Xu hướng này có thể giúp cho các công ty, các ngành nghề cũng như các cá nhân luôn tìm mọi cách để đáp ứng thị trường rộng lớn với nhiều đối tượng khác nhau như vậy. Bất kỳ ai trong dù là một nhà tài chính hay bác sỹ hay diễn viên hay luật sư, hay ca sĩ, hay thương nhân, hay một cầu thủ đá bóng, đàn ông hay đàn bà mà có thể trở thành một nhân vật nổi tiếng trong bất kỳ lĩnh vực nào, thì người đó không chỉ dành được nước Mỹ hay Châu Âu, mà còn cả Nhật Bản hay Trung quốc. Ngay lập tức người đó có thể thu được khoản lợi nhuận kếch xù hay một một đặc quyền. Vì thế, hãng ôtô Ford đã thực hiện theo một phương châm: “Trinh phục toàn thế giới”.

“Trong cái làng toàn cầu này” Frank và Cook viết “chỉ những cầu thủ nổi tiếng mới có cơ hội thể hiện mình và có thu nhập cao”. Ví dụ, Aeme Radials là một công ty sản xuất lốp ôtô Akron, thuộc bang Ohio. Nếu Aeme cố gắng trở thành công ty hàng đầu miền bắc Ohio, thì việc kinh doanh của công ty sẽ khá tươm tất. Giờ đây đa phần các khách hàng đều tập trung mua sản phẩm các công ty có tiếng trên thế giới. Do vậy, nếu Aeme là một trong số các công ty nổi tiếng đó, thì công ty này sẽ có thể kiếm lời nếu không thì sẽ ngược lại.

Theo Frank và Cook, trong khi các cầu thủ giỏi có khả năng thể hiện năng lực của mình trên thị trường toàn cầu thì các cầu thủ có năng lực kém hơn hay không có năng lực sẽ không có cơ hội thể hiện mình. Do đó, càng ngày khoảng cách giữa người giỏi và người kém trở nên sâu sắc hơn. Tất nhiên, trong nhiều lĩnh vực không lúc nào cũng chỉ có duy nhất một người chiến thắng. Nếu càng xuất hiện nhiều thị trường độc quyền theo kiểu này thì sự khác biệt giữa các khu vực trong nước cũng như giữa các nước với nhau càng rõ ràng.

Tất cả mọi khác biệt này đang trở thành một trong những điều mà xã hội đang quan tâm. Theo một bản báo cáo của tạp chí quốc gia, thu nhập của 1/5 hộ gia đình nghèo nhất ở Mỹ đã giảm 21% trong khi đó thu nhập của 1/5 hộ gia đình giàu nhất lại tăng 30%. Theo số liệu của tạp chí Economist ra ngày 30/5/1988, số lượng tỷ phú ở Mỹ đã tăng lên 170 người, trong khi đó năm 1982 con số này chỉ là 13 người. Trong tờ Economist có một đoạn trích “Nền kinh tế phát triển đã cải thiện rất nhiều cuộc sống của con người. Tuy nhiên, song song với điều này là sự bất bình đẳng đã tăng nhanh đến chóng mặt trong vòng 30 năm qua”. Mục truyện tranh của tờ báo đã mô tả hình ảnh ngài Bill Gate từ một cậu bé nhút nhát suốt ngày chỉ biết đến máy tính trở thành một nhà độc quyền chuyên chế. Song, bộ phim Titanic lại phản ánh rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác , người giàu trở nên nghèo đi trong khi đó người nghèo lại giàu hơn. Sadrudin Aga Khan, chủ tịch tập đoàn Bellerive Foundation - một tập đoàn có chức năng theo dõi ảnh hưỏng toàn cầu hóa, cho biết tài sản của Bill Gate tương đương với tài sản của tổng cộng 106 triệu người nghèo nhất ở Mỹ.

Có rất nhiều ví dụ khác về tác động của toàn cầu hóa đến thu nhập của cá nhân. Tuy nhiên như tôi đã đề cập ở trên, các bạn có thể tìm hiểu những điều mà bạn muốn bằng cách nghiên cứu một nhóm người, cụ thể ở đây là một nhóm vận động viên bóng rổ thuộc Đội bóng rổ quốc gia (NBA) đã từng đoạt chức vô địch thế giới.

Các thành viên bóng rổ cùng với các ông bầu đều là những người thu lợi nhuận nhiều nhất trong hệ thống toàn cầu hoá. Ta có thể thấy rõ hơn điều này thông qua cuộc phỏng vấn với David Stern thành viên hiệp hội bóng rổ quốc gia (NBA). Stern cho biết, nhờ tính dân chủ hoá trong công nghệ trong thế giới cộng sản trước đây, đội bóng rổ thấy rằng cần phải quảng bá đội bóng của mình trên nhiều phương tiện thông tin như trên cáp, đĩa vệ tinh, Internet, tivi… Theo Stern, NBA đã có quan hệ với hơn 90 đài truyền hình trên toàn thế giới, và đội bóng đã trở nên quen thuộc với hơn 190 quốc gia và được dịch sang 41 ngoại ngữ khác nhau. Thậm chí đài truyền hình Trung Quốc cũng phát trận thi đấu của NBA vào sáng các ngày Chủ Nhật. Nhờ có dân chủ hoá tài chính và chấm dứt rào cản thương mại, mà xuất hiện một thị trường quá độ dành cho hàng hóa tiêu dùng. Mục đích của các công ty tham gia thị trường này là mong muốn sản phẩm của mình có thể xuất hiện trên khắp toàn cầu và được nhiều nơi biết đến. Logo của NBA cũng như các thành viên của NBA trở nên nổi tiếng đến nỗi hình của các cầu thủ và logo của đội bóng đã xuất hiện trên nhiều sản phẩm như kem đánh răng, giày và chất khử mùi. Những hình ảnh này đã giúp làm tăng sự tín nhiệm cho sản phẩm từ Buenos Aires đến Bắc Kinh. Nhờ có dân chủ hoá thông tin, mà khi Micheal Jordan xuất hiện với tư cách là một phát ngôn viên mà được giới hâm mộ trên khắp toàn cầu biết đến.

“Nhà sản xuất Sprite đã sử dụng logo NBA để làm vật tín nhiệm cho sản phẩm của mình khi xâm nhập vào thị trường Đan Mạch và Ba Lan”, Stern đã cho biết. “NBA hiện nay có cả văn phòng quảng cáo ở Paris, Barcelona, London, Đài Loan, Tokyo, Hồng Công, Melbour, Toronto, New Jersey, Miami – dành cho người Châu Mỹ Latinh và Mexico City và bây giờ chúng tôi chơi tám trận ở Tokyo và hai trận ở Mexico City”, ông cho biết thêm.

Trong năm 1990, trận đấu NBA được phát tới 200 triệu hộ gia đình trên 77 quốc gia. Đến năm 1998 có tới 600 triệu hộ gia đình trên 190 quốc gia biết đến đội bóng NBA. Hơn 35% người hâm mộ ở ngoài nước đã truy cập trang website của NBA: www.nba.com, ngoài ra những người biết sử dụng máy tính trên 50 nước đều truy cập vào trang web này. Kể từ năm 1994, số lượng cầu thủ quốc tế tham gia vào NBA đã tăng lên gấp 4.

Để hiểu rõ thêm về vấn đề này tôi đã phỏng vấn Steve Kerr, một cầu thủ chuyên nghiệp đã chơi cho đội Chicago Bulls cùng với Micheal Jordan trong nhiều năm. Sự nghiệp của Steve Kerr bắt đầu ngay trước khi Berlin Wall sụp đổ, khi mà bóng rổ chỉ là môn thể thao dành riêng cho người dân Mỹ. Giờ đây, môn chơi này đã trở nên nổi tiếng khắp toàn cầu. “Cách đây vài năm tôi đã đến Tokyo để tham gia vào dịp cắm trại đội bóng rổ, tại đó một cầu thủ ngôi sao của NBA, Scan Ellio cũng tham gia và tôi không thể tin rằng cuộc cắm trại này lại được tổ chức thường xuyên đến như vậy. Một hôm, tôi thức dạy vào lúc 5 giờ sáng xuống tham quan một cuộc đấu bán đấu giá cá tại một phiên chợ Tokyo. Nếu bạn có dịp đến đó, bạn có thể thấy rất nhiều loại cá ngừ được bày bán với giá 50.000$ một miếng. Toàn bộ số các này đều được bày trên các pallet xếp đầy ở sàn. Tôi đi quanh chợ tham quan các loại cá. Ngư dân ở đây giao bán cá của mình bằng tiếng Nhật. Nhưng ở khắp mọi nơi các ngư dân này đều giao bán sản phẩm của mình bằng câu: “Ah, Steve Kerr- Chicago Bulls” Đó là toàn bộ diễn biến của phiên chợ bán các tại Tokyo.

Trận đấu của đội bóng rổ Chicago Bulls tại Pari vào tháng 10/1997 đã lấy tên là Vô địch McDonald. Khoảng 1000 phóng viên được phép tham gia trạn đấu đó, nhiều hơn so với trận chung kết của NBA. Kerr cho biết, tại đây rất lạ là mọi người ai nấy đều biết nhau.

Bạn tôi, Allen Alter, một biên tập viên nước ngoài cho tờ báo CBS, nỗ lực thu xếp visa cho một nhóm các nhà báo sang Bắc Triều Tiên vào mùa đông năm 1997. Ông đã làm bất cứ điều gì mà một nhà biên tập có thể làm, ông đã đến gặp 2 nhà ngoại giao cao cấp Bắc Triều Tiên phụ trách về cấp visa. Trong suốt cả bữa ăn tối đó, cả hai nhà ngoại giao này đều cho biết rất hâm mộ đội bóng rổ NBA, vì vậy Alter đã gửi cho họ cuốn băng về trận đấu bóng rổ giữa đội NBA và độ Ultah Jazz. Ngay lập tức sáng hôm sau, hai nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên này vốn không bao giờ trả lời nhắn tin và fax, vậy mà đã gửi cho ông bạn của tôi lời cảm ơn về cuốn băng đó. Vài ngày sau đó, một đoàn ngoại giao đến thăm New York và một người trong số đoàn ngoại giao đó nói với Alter: "Chúng tôi rất quan tâm đến nhân tài, họ rất có ích cho đất nước chúng tôi". Thực tế, ngài lãnh tụ Kim Jong II rất bị lôi cuốn bởi Godzilla và những trò ảo thuật của David Copperfield, đã hoan nghênh những fan hâm mộ đội bóng NBA.

Nahum Barnea, một nhà bình luận chính trị người Isaren của tờ báo Yediot Aharohot, là một fan hâm mộ cuồng nhiệt đội bóng NBA. Giờ đây, trên đài truyền hình Isaren đã truyền hình trực tiếp rất nhiều trận đấu của NBA bất chấp 7 tiếng đồng hồ chênh lệch về múi giờ. Barnea cho tôi biết, anh đi thăm mẹ anh ở trại dưỡng lão vào hôm mà diễn ra trận đấu thứ sáu của trận chung kết giữa NBA và Chicago Bull năm 1998. Hôm đó, anh vừa nói chuyện hỏi thăm mẹ, vừa bật TV để xem trận đấu. Lúc này, bà mẹ già của anh đã chứng kiến niềm say mê bóng rổ của con mình như thế nào. Bà đã hỏi đứa con trai của minh: "Đội bóng nào là đội Isaren?" Bà đã không biết ràng con trai bà ham mê xem trận bóng rổ mà không hề có đội bóng Isaren nào cả.

Nhờ có toàn cầu hoá, NBA đã có ảnh hưởng đến xã hội. Có thể thấy một ngôi sao của đội bóng rổ Chicago Bull, Michael Jordan là một trường hợp điển hình. Theo tạp chí Forbes, thu nhập ngoài bóng rổ của ngôi sao này là 47 triệu đô la Mỹ, và mức lương từ bóng rổ là 31,3 triệu đô trong năm 1997. Như vậy, tổng thu nhập cả năm đó của cầu thủ này đạt mức gần 80 triệu đô la Mỹ. Năm 1998, ngay trước khi từ giã sân bóng, tạp chí đã tiên đoán mức thu nhập mà Jordan có thể kiếm được kể từ khi gia nhập đội bóng NBA là 10 tỷ đô la. Thu nhập của Jordan có thể từ doanh thu bán vé xem trận đấu, từ số lần xuất hiện trên tivi, hay từ làm người mẫu quảng cáo độc quyền cho hãng trang phụ thể thao Nike và một số chương trình khác. Theo tạp chí Tin tức Thể thao, giá trị của Jordan càng được thể hiện rõ khi anh quay trở về vào tháng 3/1995 sau 18 tháng ngừng tham gia đấu bóng chày. Lập tức chỉ trong 2 tuần, giá cổ phiếu của 5 đơn vị bao gồm Mc Donald's, Sara Lee, Nike, General Mills và Quarker Oats đã tăng lên mức 3,8 tỷ đô. Thật ấn tượng khi công ty Upper Deck đã thiết kế một tranh quảng cáo trên tờ Tin tức Thể thao với hình ảnh Micheal Jordan nắm cả thế giới hình quả bóng rổ trong tay. Quả bóng được khắc dòng chữ :"Kích cỡ thật?".

Micheal Jordan thực sự là một người chiến thắng có tất cả. Đội bóng NBA bao gồm 12 cầu thủ. Joe Klein, một cầu thủ khác của đội bóng NBA có kỹ năng kém Jordan: cú nhảy không chính xác, đường ném không nhất quán, kỹ năng phòng ngự không mạnh mẽ. Song, anh ta cũng là người chơi cho đội NBA, đóng góp cho chức vô địch Chicago Bulls. Lương của anh năm 1997 chỉ đạt mức tối thiểu là 272.250 đô la, ít hơn tổng mức lương của Jordan là 79.727.750 đô. Lý do duy nhất cho sự khác biệt này là Jordan có cả thị trường toàn cầu cho dịch vụ và hoạt động của mình trong khi đó Joe Kleine lại không.

Sau trận đấu Chicago Bulls-Orlando Magie vào 11/4/1998, tôi đã đến thăm phòng tập của đội Bulls để nói chuyện với Joe. Klein. Trước khi đội bóng Bulls mở cửa phòng tập, hơn 30 phóng viên đứng ở ngoài xếp hàng. Khi phòng tập được mở, các phóng viên đã ùa vào vây quanh Michael Jordan. Trong đám đông đó có một nhóm phóng viên đài truyền hình Nhật do một nữ phóng viên dẫn đầu. Cô ta ngại đỏ mặt khi chứng kiến các cầu thủ Bull cao gần 7 bộ bước ra từ phòng tắm chỉ với một chiếc khăn bông quấn quanh thắt lưng. Sự kiện này chẳng bao giờ có thể thấy trên đất nước Nhật Bản.

Nhưng hãy tưởng tượng cảnh này: trong số 12 ngăn tủ giữ đồ của các cầu thủ chỉ có chỗ của cầu thủ Micheal Jordan các phóng viên đến tụ tập. Họ vác theo những chiếc micro, máy chụp ảnh sẵn sàng đợi Micheal Jordan thay đồ để phỏng vấn với hi vọng sẽ truyền hình trực tiếp được cuộc phỏng vấn này. Trong khi dó các cầu thủ khác mặc dù đã sẵn sàng có thể phỏng vấn thì không một phóng viên nào tỏ ra quan tâm.

Tôi tiến đến chỗ Joe Klein để phỏng vấn anh. Tôi tự giới thiệu về mình và hỏi anh ta về suy nghĩ trước sự khác bịêt giữa thu nhập của anh với Jordan. Anh ta cho biết, anh hiểu rõ nguyên lý :"người chiến thắng dành được tất cả". Anh nói: "hầu hết các cầu thủ trong đội đều có mức lương như nhau trừ các siêu sao. Họ có mức lương khác biệt. Nhưng tôi đã lựa chọn đến đây để nhận một mức lương thấp, đơn giản đây là sự lựa chọn của tôi. Vì vậy tôi không có ý kiến gì cả."

Ngay cả trong đội bóng NBA cũng phản ánh phần nào sự thực của xã hội. Các cầu thủ có mức lương thấp không nhận được sự bồi thường về mặt tâm lý khi chơi cùng với Micheal Jordan và phải dành được chiến thắng. Khi các siwu sao càng nhậ được mức lương cao hơn, thì điều đó cũng có nghĩa là mức lương của những cầu thủ còn lại phải ít đi. Đây chính là vấn đề chính nảy sinh trong giai đoạn 1989-1999 trong đội bóng NBA. Trong năm 1998, số lượng cầu thủ có mức lương thấp đạt gần 25%. Tạp chí Petersen's Pro Basketball cho biết, đội bóng NBA đã phản ánh đúng hiện tượng xã hội đang diễn ra lúc bấy giờ tại Mỹ. Người giàu lại càng giàu hơn, trong khi đó số lượng người nghèo càng gia tăng, và tầng lớp trung lưu có nguy cơ không còn tồn tại. "Năm ngoái (1996-1997), khoảng 1/3 đội bóng - 110 trong số 348 cầu thủ có mức lương thấp"

Khoảng cách giữa các hàng ghế trong Giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ NBA cũng được phản ánh trong khoảng cách ngày càng tăng trong lô của các ông bầu. Trước đây, những ông bầu NBA thường là các thương gia địa phương của từng đội bóng. Ngày nay, phần lớn họ là những tập đoàn với nguồn thu nhập quốc tế cần thiết để chi trả cho khoản lương quốc tế xứng đáng với một môn thể thao quốc tế. Ai sở hữu đội New York Knieks? Tập đoàn Cablevision System. Ai sở hữu đội Atlanta Hawks? Time Warner. Ai sở hữu đội Portland Trail Blazers? Paul Allen, đồng sáng lập Microsoft. Ai sở hữu đội Philadelphia 76ers? Comcast Cable. Ai sở hữu đội Seattle Supersonics? Tập đoàn truyền thông Ackerly Group. Ai sở hữu đội Mi䁡ဈ ﴁ䀸 Micky Arison của Carnival Cruise. Abe Pollin, ông bầu của Washington Wizards là một trong số những ông bầu địa phương hiếm hoi còn lại. Là trụ cột của cộng đồng bang Washington và là một nhà hảo tâm cỡ lớn, Pollin đầu tư tiền của vào bất động sản của bang và cam kết với Juwan Howard một khoản lương gần như ngang với toàn bộ giá trị tài sản ròng của mình để anh ta ở lại đội bóng trong vòng 7 năm và không chạy sang Miami. Nhưng những ông chủ như Pollin, những người là một phần của cộng đồng địa phương, đang dần dần tuyệt chủng, và điều đó đang thu nhỏ các cộng đồng nói chung.

“Charles Dolan, chủ tịch tập đoàn Cablevision đang sở hữu đội New York Knieks, hiếm khi, hay nói đúng hơn là chưa bao giờ, đặt chân vào trong phòng thay đồ của đội ở sân Quảng trường Madison”, theo tờ Thời báo New York số ra ngày 10/1/1999. “Trong những thập kỷ 60, 70, trong một bầu không khí gần như gia đình, các ông bầu thường xuyên mời cầu thủ đi nghỉ hè với họ. Ngày nay các cầu thủ cả đời chưa gặp mặt ông bầu của đội.” Thực tế, khi cầu thủ bắt bóng Mike Plazza được chuyển nhượng từ Los Angeles Dodgers tới Florida Marlins rồi New York Mets tháng 5 năm 1998, anh ta phàn nàn rằng những ông chủ của Dodgers xa cách đến nỗi không thể trò chuyện với họ. Ai vậy? Đế quốc truyền thông Newscorp của nhà tỷ phú người úc Rupert Murdoch, mà Plazza miêu tả “lạnh lùng, xa cách như mụ phù thủy xứ Oz vậy.”

Cuối cùng, khoảng cách giữa các hàng ghế trên sân, cũng như trong lô của ông bầu được phản ánh trong khoảng cách của trên khán đài. Các fan của Michael Jordan không bao giờ phàn nàn về mức lương của anh ta, chừng nào anh ta còn đem lại chức vô địch. Nhưng khoảng cách thu nhập ngày càng tăng giữa kẻ thắng và người thua trong nền kinh tế toàn cầu mà mức lương này phản ánh cũng đem lại những hậu quả về mặt xã hội. Người giàu và người nghèo ngày càng sống xa cách, gửi con cái tới những trường khác nhau, sống ở những khu khác nhau, mua sắm ở những cửa hiệu khác nhau, và đi xem những trận đấu khác nhau – hay tệ hơn nữa, không hề đi xem gì cả. Đã có thời thể thao gắn kết cả cộng đồng với nhau. Nhưng ngày nay những người hâm mộ ngày càng ít có cơ hội làm n䁨င ﴁ䀸 phải trả những khoản lương khổng lồ, giá vé đã vượt quá tầm tay của cộng đồng, trừ những người giàu, và sân vận động được phân lô theo thang bậc xã hội, trong đó người nghèo mua vé giá 75 đôla phải ngồi chen chúc trong những dãy ghế khu vực không có mái che và ăn lạc rang, trong khi người giàu ngồi trong các lô riêng, tha hồ duỗi chân duỗi cẳng và ăn bánh táo do người phục vụ mang tới. Thậm chí các cầu thủ, rất nhiều người trong số đó xuất thân nghèo khổ, nói về khoảng cách xã hội giữa họ và đám đông giàu có phần lớn là da trắng đã trả tiền để xem họ chơi bóng. Một cầu thủ da đen dấu tên nói với báo Sport Illustrated: “Bạn lao theo bóng và đâm vào khán đài, và bạn ngã lên chiếc điện thoại di động của một ông chủ ngân hàng đầu tư nào đó. Trong khi những người bạn cũ của bạn không bao giờ có đủ tiền để mua vé vào xem. Vậy đấy, hãy thử suy ngẫm về chuyện đó.” Để trả mức lương 121 triệu đôla trong 7 năm cho Shaqyulle O”Neal, đội Los Angeles Lakers phải tăng mức giá chỗ ngồi hạng bét từ 9,5 đôla lên 21 đôla, và lô hạng nhất từ 500 lên 600 đôla 1 trận. Hậu quả là, theo lời Michael J. Sandel, lý thuyết gia môn chính trị học trường Havard, sân vận động, nơi từng là trung tâm gắn kết một cộng đồng, “không còn là nơi công cộng tụ hội mọi người từ muôn nẻo cuộc đời.”

Trong thực tế, khoảng cách giữa các ngôi sao thể thao và người hâm mộ đang trở nên gần như “âm dương cách trở”. Steve Kerr nói với tôi: “Một hôm tôi đọc một bài báo về đấu thủ quyền Anh Evander Holyfield, người vừa mới cho xây một ngôi nhà rộng 17000 mét vuông. Và tôi tin chắc anh ấy xuất phát từ thiện ý, nhưng bài báo dẫn lời Holyfield nói rằng anh ta muốn mời những trẻ em bất hạnh tới thăm ngôi nhà để chúng thấy rằng với sự siêng năng chúng có thể đạt được những gì. Một ngôi nhà rộng 17000 mét vuông! Cách duy nhất bạn có thể xây được một ngôi nhà như thế là trở thành vô địch quyền Anh hạng nặng thế giới, nhưng thế giới chỉ có mỗi một nhà vô địch mà thôi. Tất cả đều tập trung vào việc bạn có thể mua được những gì. Có những vận động viên đến thăm trường học và nói với bọn trẻ: “Hãy học hành và các em có thể mua được tất cả những gì tôi đang có.” Tôi không tin rằng đấy là một thông điệp tốt. Lẽ ra thông điệp cần phải là: hãy học hành và các em có thể thực hiện được những gì các em ước mơ trong đời.”

Khi nào tôi bận việc không thể xem những trận đấu của đội Washington Wizard, tôi thường đưa vé cho một người bạn của tôi đang làm nghề gác dan. Anh ta rất biết ơn và điều đó làm tôi buồn ghê lắm. Tôi buồn khi thấy anh ta hạnh phúc khi làm cái việc mà cha tôi và tôi đã từng làm xưa kia, nghĩa là háo hức đi xem các trận của đội Minneapolis Laker vào cái hồi cha tôi kiếm 13000 đôla 1 năm.

Sẽ là không tốt khi mà quá nhiều người lại có cách nhìn nhận đơn giản đó, có ý thức cộng đồng bị xói mòn. Do đó, bạn sẽ không hề ngạc nhiên khi tờ Washington Posts ngày 12/11/1997 loan tin: “Hai người bị giết ở Philadelphia sau một cuộc tranh cãi về việc người nào chơi vị trí bắt bóng cận gôn (point-guard) giỏi hơn, Allen Iverson của Philadelphia 76ers hay Gary Payton của Seatter Supersonics. Derrick Washington 21 tuổi và em họ Jameka Wright 22 tuổi bị sát hại trong một cuộc chạm súng ở khu Southwark Plaza”.

Tôi biết rằng xét trên nhiều khía cạnh, nền kinh tế hai lớp đã thực sự trở thành tiêu chuẩn trong lịch sử nước Mỹ và sự thịnh vượng của tầng lớp trung lưu thực sự là một hiện tượng hồi giữa thế kỷ 20. Cha tôi không bao giờ hình dung được việc không có đủ tiền để đi xem một trận bóng chày, nhưng tôi tin rằng ông nội tôi thì có. Không may thay, tôi tin rằng con cháu tôi sẽ lại phải đối mặt với điều ấy.

Tôi đưa ra ví dụ về NBA không phải vì thương hại những cầu thủ chỉ kiếm được 272.250 đôla một năm, mà vì qua đó dễ dàng giải thích chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn đang là nền tảng cho sự phản đối gay gắt toàn cầu hóa đang diễn ra khắp nơi trên thế giới (tôi sẽ bàn luận chi tiết vấn đề này ở chương sau). Khoảng cách này càng dễ nhận thấy hơn ở bên ngoài nước Mỹ, nơi mà tầng lớp trung lưu thường ít hơn và luật chống độc quyền cũng như các đạo luật khác nhằm cân bằng chênh lệch giàu nghèo thường ít nghiêm ngặt. Về lâu về dài, khoảng cách này, nếu tiếp tục mở rộng, sẽ trở thành gót chân Asin của toàn cầu hóa. Đối với tôi, dường như thế giới vốn bất ổn ngày càng gắn kết về mặt công nghệ, thị trường và viễn thông, trong khi ngày càng tách biệt về mặt xã hội và kinh tế.

Câu chuyện tiếp theo tôi tình cờ được đọc qua điện tín: “Port au prince, Haiti (Reuters) - Haiti, quốc gia nghèo nhất Tây bán cầu, sẽ triển khai dịch vụ điện thoại di động lần đầu tiên cuối tháng 5 năm 1998, những người cung cấp dịch vụ cho biết hôm thứ 6. Chỉ có một thiểu số những gia đình giàu có, các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà buôn mới có đủ khả năng chi trả. Thu nhập bình quân hàng năm ở Haiti khoảng 250 đôla. Điện thoại giá 450 đôla và phí hòa mạng là 100 đôla, cùng với phí thuê bao là 20 đôla 1 tháng.” Nói theo cách khác, điện thoại di động chỉ là một công cụ thường nhật đối với tầng lớp tinh hoa của Haiti và là 2 năm lương đối với phần còn lại.

Điều này không bền, nhưng tiếc thay lại không phải là không hiếm gặp. Theo Báo cáo Phát triển Con người của Liên hợp quốc năm 1998, năm 1960, 20% nhân loại sống ở những nước giàu nhất có thu nhập gấp 30 lần số 20% nhân loại nghèo nhất. Đến năm 1995, con số này đã là 82 lần. Ví dụ, năm 1960 ở Braxin, 50% dân cư nghèo nhất chiếm 18% thu nhập quốc dân. Năm 1995 con số này là 11,6% trong khi 10% những người giàu nhất chiếm tới 63% thu nhập quốc dân. ở Nga, 20% dân cư giàu nhất có thu nhập gấp 11 lần 20% dân cư nghèo nhất.

Ngày nay 1/5 dân cư giàu nhất thế giới dùng tới 58% tổng năng lượng tiêu thụ, trong khi 1/5 nghèo nhất sử dụng dưới 4%. Con số này đối với điện thoại là 74% và 1,5%. Mỹ và Thụy Điển có 600 thuê bao điện thoại trên 1000 đầu người, trong khi Cộng hòa Sát chỉ có 1/1000. 1/5 dân cư giàu nhất tiêu thụ 45% tổng lượng thịt và cá, trong khi 1/5 nghèo nhất là dưới 5%. Báo cáo Phát triển Con người của Liên hợp quốc ghi nhận rằng, do toàn cầu hóa, những người tìm kiếm thị trường ngày nay luôn hướng mục tiêu vào các “thành phố toàn cầu”, “tầng lớp trung lưu toàn cầu”, và “thanh thiếu niên toàn cầu”, bởi vì dù sống ở đâu chăng nữa, bọn họ cũng luôn tuân theo những khuôn mẫu tiêu dùng cơ bản, yêu thích những “nhãn hiệu toàn cầu” về âm nhạc, video và áo phông. Câu hỏi mà bản báo cáo đặt ra: “Hậu quả là gì? Thứ nhất, vô vàn những lựa chọn tiêu dùng được mở ra đối với nhiều khách hàng, nhưng rất nhiều người khác lại bị bỏ rơi do không có tiền. Và sức ép cho chi tiêu cạnh tranh ngày càng tăng lên. ‘Đua đòi cho bằng chị bằng em’ đã chuyển từ việc cố gắng đạt mức chi tiêu của nhà bên sang việc theo đuổi lối sống của những người giàu có và nổi tiếng được mô tả trên tivi và phim ảnh”.

Tới thăm bất cứ quốc gia đang phát triển nào ngày nay và bạn sẽ bắt gặp chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng đang diễn ra ở bất cứ đâu. Trong một chuyến đi Rio de Janeiro, tôi đi phỏng vấn vài người trong favela (khu) Rocinha, một khu dân cư đông nghẹt những lều lán và nhà ở tạm bợ, được coi là khu ổ chuột lớn nhất Nam Mỹ. Tôi để ý thấy trên đường tới favela, chúng tôi qua 1 ngã ba. Nếu rẽ phải, bạn sẽ ra xa lộ, đi qua những khu vườn xén tỉa đẹp đẽ, tới Trường Hoa Kỳ ở Rio, là một trong những ngôi trường đắt nhất nước, với chi phí khoảng 2000 đôla một năm. Trường tọa lạc ở trung tâm Gaeva, khu ngoại vi sang trọng nhất Rio, và việc gia nhập rất khó khăn. Nếu rẽ trái chỗ giao điểm đó bạn sẽ tiến vào favela Rocinha, nơi rất nhiều người không kiếm nổi 2000 đôla một năm và việc gia nhập, ta có thể nói, là “không hạn chế”. Có tới 100.000 người chen chúc nhau trong favela. Chừng nào nền kinh tế Braxin còn tăng trưởng, giao điểm trên sẽ còn tương đối bình ổn. Nhưng nếu tăng trưởng chững lại thì chính cái ngã ba đó sẽ là cái xương đòn chia cơ thể đất nước làm đôi.

Để thắt chặt chính sách thắt lưng buộc bụng nhằm thỏa mãn đòi hỏi của tổng công ty Quần thể Điện tử, tổng thống Braxin Fernando Henrique Cardose buộc phải cắt giảm chi tiêu an sinh xã hội ngay sau cuộc bầu cử tháng 10 năm 1998. Diana Jean Sehemo, phóng viên thường trú Braxin của tờ Thời báo New York, đã viết một bài báo về những người lâm vào cảnh cùng quẫn do hậu quả của chính sách này. Cardose và người của ông ta đã rơi vào những rắc rối chính trị khi mô tả những người muốn nghỉ hưu và sống dựa vào phúc lợi xã hội là “bọn ăn bám”. Sehemo kể lại câu chuyện của Nilton Tambara, một công nhân ngành luyện kim 54 tuổi. Ông bắt đầu làm việc lúc 11 tuổi và đã đóng góp vào qũy an sinh xã hội Braxin 33 trong tổng số 41 năm công tác trước khi về hưu.

“Liệu có cách nào để giữ bình tĩnh ở đất nước này?” Tambara hỏi, khi đứng bên ngoài một cửa hiệu của Wal-Mart ở Sao Paolo, phàn nàn về việc không đủ tiền để mua 1 cái thang bằng nhôm giá 16 đôla. “Những nhóm người mà chính phủ nói tới – người giàu, người nghèo, và tầng lớp trung lưu – không tồn tại. ở đây chỉ có 2 loại người: người giàu và người khốn cùng.”

Ở Cairo, Ai Cập, có khoảng 500.000 người sống bên trong những ngôi mộ trong “Thành phố của người chết” – một quần thể nghĩa trang 5 dặm vuông nằm ở trung tâm thủ đô của Ai Cập. Nhưng Thành phố của người chết chỉ cách Katamya Heights, một quần thể sân gôn biệt lập hiện đại nhất Ai Cập, có 10 cây số. Đây là một trong những khu liên hợp với hàng trăm gia đình trong một ốc đảo gồm những biệt thự, vườn tược, hồ nhân tạo, vòi phun nước và khách sạn. Quảng cáo về khu này, thường gặp trên Internet, nói rằng: “Katamya Heights là một quần thể du lịch cho những ai yêu thích những thách thức của gôn hay tennis và thú vui của cuộc sống gia đình trong một khung cảnh sa mạc trong lành. Khu du lịch này có 27 lỗ gôn tiêu chuẩn quốc tế, khu tập và trường dạy đánh gôn, một câu lạc bộ sang trọng rộng 15000 mét vuông, với tiệm ăn và phòng nghỉ, bể bơi, phòng tập thể hình và phương tiện giải trí. Giá mỗi người, bao gồm cả phí chuyên chở từ/đến sân gôn Katamya Heights: 165 dôla”. Thu nhập bình quân đầu người của Ai Cập năm 1998 là 1410 đôla/năm – vừa đủ để chơi 9 lỗ gôn.

Thái Lan là một quốc gia có sự khác biệt lớn giữa nhũng người sinh sống ở khu vực đô thị tại các trung tâm tài chính và công nghiệp với những cư dân sống ở khu vực nông thôn, kém hiếu biết về toàn cầu hoá. Năm 1997, đồng Bath Thái giảm mạnh. những người dân sống ở khu vực nông thôn không mấy thông cảm cho những người dân thành thị bị ảnh hưởng đáng kể của toàn cầu hoá do chính phủ buộc để cho đồng Baht giảm xuống.

Trong thời kỳ đó, một ca sĩ Ploen Promdan đã viết một bài hát có tên là "Đồng Baht thả nổi". Trong bài hát đã đưa ra một cuộc đối thoại giữa một người nông dân và một thống đốc ngân hàng. Tôi xin trích đoạn đối thoại này để các bạn có thể thấy rõ được sự khác biệt giữa tầng lớp bị ảnh hưỏng của toàn cầu hoá với tầng lớp không bị ảnh hưởng.

Đây là đoạn dịch thô: Bài hát bắt đầu bằng đoạn điệp khúc: "Đồng Baht của chúng ta đang thả nổi...tình trạng này kéo dài bao lâu phụ thuộc vào tình trạng này"

Ngài thống đốc ngân hàng nói

- Mọi người hãy nhìn đây, hôm nay đồng baht đang thả nổi

- Hôm qua có một cậu bé 2 tuổi bị rơi xuống sông nhưng không chết" Bác nông dân phản ứng.

- Sao vậy? Cái gì đã khiến cho cậu bé đó không chết đuối?

- Vâng, đứa bé rơi xuống nước, và mọi người nhìn thấy nó lặn ngụm và phát hiện ra nó đang cố gắng chộp lấy đồng baht đang trôi nổi.

- Bác không hiểu à? Tôi đang nói đến đồng tiền đang thả nổi.

- Vâng, nếu không vì đồng baht trôi nổi, thì đứa trẻ đã không suýt chết đuối.

- Tôi đang đề cập đến tiền tệ đang thả nổi, đồ ngu.

- Tại sao anh lại đề cập chuyện đó với chúng tôi? Điều đó chẳng hề quan trọng gì cả.

- Tôi đề cập đến chuyện này bơi vì tôi muốn các bác nên quan tâm về vấn đề này, và tôi e rằng các bác không hiểu về điều này.

- Tại sao chúng tôi phải bận tâm đến vấn đề này nhỉ?

- Điều này mang tính chất triết học tôi muốn các bác hiểu thêm.

- Tại sao chúng tôi phải suy nghĩ vấn đề này chứ? Chúng tôi đâu có phải là nhà triết gia.

- Đúng là con lừa.

- Thực sự nếu chúng tôi không phải là con lừa thì chúng tôi đã là thống đốc của một ngân hàng rồi. (Hầu hết các ngân hàng ở Thái Lan đều phá sản khi đồng baht bị mất giá)

Đoạn điệp khúc: "Đồng baht của chúng ta đang trôi nổi. Khi đồng baht thả nổi, giá cả hàng hoá sẽ tăng".

Thống đốc ngân hàng nói với giọng giảng giải:

- Khi đồng baht trôi nổi, giá cả hàng hoá sẽ thay đổi trong vòng 1 đến 2 ngày. Mọi thứ đều tăng giá.

- Tại sao anh lại than vãn cùng như giảng giải điều đó với chúng tôi.

- Chúng tôi than phiền, giảng giải, kêu gào đơn giản vì chúng tôi mong muốn mọi người dân hãy thông cảm cho chúng tôi và giúp chúng tôi vưọt qua khó khăn này.

- Tại sao các anh lại mong muốn chuyện đó được giải quyết?

- Mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.

- Trông nhìn anh kìa, thật là giống một đứa trẻ.

- Các bác chẳng biết gì cả

Điệp khúc: " Đồng baht hiện giờ đang rất yếu, gây ra một số khó khăn cho chúng tôi. Mọi thứ chúng tôi cần mua giá cả đều tăng lên".

Thống đốc ngân hàng tiếp tục giảng giải:

- Dòng tiền nội tề đang chảy ra ngoài, còn đồng ngoại tệ lại không chảy vào. Người dân Thái thích đi du lịch nước ngoài cào các kỳ nghỉ. Họ đã mua hàng hoá khi họ đi du lịch.

- Người ta thích làm như vậy vì người ta có tiền. Đó là tiền của người ta. Như vậy thì có vấn đề gì cơ chứ?

- Đây là vấn đề tiền tệ ở Thái Lan. Khi tiền của một quốc gia bị chảy ra nước ngoài, có nghĩa là đồng tiền của nước đó đang giảm giá trị, và đồng thời nguồn vốn đầu tư của nước đó cũng giảm sút.

- Làm thế nào mà ông có thể biết được điều đó?

- Báo chí ngày nào cúng đưa tin về chuyện này mà. Anh không chịu theo dõi tin tức a?

- Tôi chẳng bao giờ nghe đài cũng như đọc báo cả. Tôi chẳng thích thú gì những chuyện đó. Tôi chỉ xem "boxing" và đá bóng trên đài truyền hình thôi.

- Bác cần quan tâm đến tình hình kinh tế của đất nước đang diễn ra hơn.

- Tôi chỉ sợ võ sĩ quyền anh Thái lan sẽ thua trong trận đấu này. Điều đó mới làm tôi đáng quan tâm.

- Thế các bác có biết rằng đất nước của chúng ta đã vay một lượng tiền khổng lồ từ các nước ngoài không?

- Khổng lồ đến cỡ nào?

- Bác thật là ngốc, bác chẳng hiểu ý tôi muốn nói ở đây là gì cả. Tôi thật là phí lời để giải thích cho bác. Khi bác vay tiền ai, thì bác phải trả cho người ta chứ.

- Nhưng như vậy tôi sẽ có quyền tiêu số tiền đó.

- Những người như bác thì sẽ làm cho đất nước càng trở nên sa sút. Bác là một thành viên của một gia đình, tế bào của xã hội. Như vậy tất cả chúng ta phải có trách nhiệm về việc chi tiêu của chúng ta.

- Ồ, nhưng tôi là người chưa có gia đình.




PHẦN III: SỰ TỤT HẬU CỦA HỆ THỐNG


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương