Chiếc xe lexus và CÂy oliu



tải về 2.25 Mb.
trang14/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   24

Demolition Man

7. Khẩu hiệu của Pepsi “Hãy sống với thế hệ Pepsi” được dịch ra tiếng Trung Quốc là “Pepsi đưa tổ tiên trở về từ những nấm mồ”.

8. Khẩu hiệu của Frank Perdue “Chúng tôi sẽ đem đến một người đàn ông khoẻ mạnh để làm một con gà tơ” đã được dịch sang tiếng Tây Ban Nha là “Chúng tôi sẽ mang đến một người đàn ông gợi tình để làm một con gà hiền lành”.
9. Cái tên Coca-cola ở Trung Quốc ban đầu được đọc là “Ke-kou-ke-la”, có nghĩa là “Hãy cắn con nòng nọc bằng sáp” hoặc là “con ngựa cái stuffed with wax” tuỳ thuộc vào ngôn ngữ của từng địa phương. Sau đó, Coke đã nghiên cứu 40.000 ký tự để tìm ra một từ thích hợp nhất về mặt ngữ âm, “ko-kou-ko-le” dịch thành “vị ngọt ngào đến tận miệng”.
10. Khi Parker Pen tiếp thị một sản phẩm bút bi tại Mêhicô, dòng quảng cáo đáng lẽ ra được đọc là “Bút bi sẽ không dây mực ra túi bạn và làm bạn bực mình”, song do dịch sai lại được hiểu là “Bút bi sẽ không dây mực ra túi bạn và không làm bạn có thai”.

- Trích từ cuốn Mười lỗi marketing trầm trọng nhất thế giới

phát hành tại Sarasota Herald – Tribune,

Ngày 19/1/1198


Năm 1993, Sylvester Stallone và Wesley Snipes đã cùng đóng bộ phim ít nổi tiếng, được ít người nhớ đến, song lại là một bộ phim hay về luật pháp có tựa đề Demolition Man. Bộ phim mô tả bối cảnh vào năm 2032, khi toàn cầu hoá đã hoàn toàn chiếm lĩnh toàn bộ đời sống của người dân Mỹ và tất cả những hành động như chửi tục, hút thuốc, sử dụng muối, nghèo khổ, trao đổi chất dễ cháy nổ, có hành vi xúc phạm người khác, uống rượu hay có con ngoài giá thú đều bị coi là phạm pháp. Archcriminal Simon Phoenix (Snipes) ra tù sau khi bị tống giam hơn 30 năm tại một nhà tù vô cùng khủng khiếp với việc sử dụng công nghệ làm đông lạnh để làm đóng băng tất cả các tù nhân. Khi ra tù, anh ta nhận thấy một không gian tĩnh lặng, thanh bình và không có những người phạm tội ở miền Nam California, một không gian lý tưởng cho những kẻ găngxtơ như anh ta. Những cảnh sát địa phương hiền lành, chưa từng đối diện với tội phạm đã nhanh chóng phát hiện ra rằng họ cần một cảnh sát kiểu cũ để chống lại loại tội phạm cũ này. Do đó, họ đã thả John Spartan (Stallone thủ vai), kẻ cũng đang bị làm một viên đá trong nhà tù này ra ngoài cùng với người bạn tù Phoenix, trong đó rất nhiều người dân vô tội đã bị giết. Nhưng, kế hoạch này không thành. Điều đáng nhớ nhất về bộ phim nói về thời tương lai viễn tưởng, một xã hội hoàn hảo của toàn cầu hoá ở miền Nam California là gì, đó là một nhà hàng có tên Taco Bell.

Stallone phát hiện sự thật khi, sau khi được rã đông, một cảnh sát địa phương đã mời anh ta đến dùng bữa tối để cám ơn Stallone đã cứu mình. Stallone cảm thấy rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng bữa tối sẽ được tổ chức tại nhà hàng Taco Bell. Anh ta đã có cuộc trao đổi sau đây với vị cảnh sát (do Sandra Bullock thủ vai) khi họ trên đường tới nhà hàng:

Stallone: “Anh ta nói rằng tôi đã cứu anh ta và tôi thậm chí không biết rằng tôi đã làm điều đó, phần thưởng của tôi và một bữa tối và đi nhảy tại nhà hàng Taco Bell? Này, ý tôi là, tôi thích món ăn Mêhicô, nhưng nhanh lên nào.”

Bullock: “Anh nói cứ như đùa vậy, nhưng anh không biết là Taco Bell là nhà hàng duy nhất còn tồn tại các cuộc xung đột tranh giành quyền bầu cử”.

Stallone: “Thế à ?”

Bullock: “Do đó bây giờ tất cả các nhà hàng đều là Taco Bells”

Stallone: “Không còn cách nào khác”

Sau đó, hai người họ cùng bước vào nhà hàng Taco Bell, nơi người chơi piano có âm thanh giống như Barry Manilow đang ngâm những vần thơ quảng cáo cho sản phẩm rau đóng hộp Green Giant:

Sản phẩm tốt của vườn

Khu vườn giữa thung lũng

Thung lũng Jolly Green Giant
Sở dĩ có vần thơ như vậy là bởi vào năm 2032 những bài hát duy nhất còn lại đều là xuất phát từ những vần thơ quảng cáo. Khi cả nhóm ngồi xuống cùng ăn tối, Stallone nhờ một ai đó đưa cho lọ muối.

Bullock liền nói: “Muối không tốt cho anh đâu, vì thế việc sử dụng muối bị coi là phạm pháp”

Theo Hollywood, đây chính là hình ảnh nước Mỹ khi sự chế ngự của toàn cầu hoá đã lan rộng, và tất cả những vấn đề như văn hoá và môi trường đều được đồng nhất, được tiêu chuẩn hoá và được vệ sinh cẩn thận. Đó là một hình ảnh khoa học viễn tưởng của tương lai, song điều khiến tôi lo lắng nhất là có thể còn có nhiều hơn một chút sự thật, và muối về nó.

Khi tôi đến Doha, Qatar vào mùa thu năm 1997, tôi cũng nghỉ lại khách sạn Sheraton, một khách sạn đẹp nằm ngay trên con đường ven biển Doha nhìn ra vịnh Arập. Con đường ven biển Doha là một con đường dành cho người đi bộ trước biển dài 10 dặm, được lát bằng những viên gạch trắng và được phân cách bằng những khu vườn và những cây cọ thơ mộng. Những người phụ nữ mặc váy truyền thống của Qatar, một số người che mạng đen và chỉ để lộ ra một chút ở đôi mắt, đi dạo dọc con đường. Những người đàn ông Qatar liếc nhìn họ và gào thét một thứ âm thanh kỳ quặc, trong khi những người mẹ trẻ đẩy chiếc xe nôi bước đi thật nhẹ nhàng thong thả, tất cả đều được bao bọc trong một không khí trong lành với những cơn gió nhẹ từ vịnh thổi vào. Buổi sáng đầu tiên của tôi ở Doha, tôi đã ra ngoài đi dạo dọc con đường lãng mạn ven biển và tôi thực sự bị choáng ngợp bởi vô vàn màu sắc cầu vồng của người dân và toàn bộ khung cảnh ở nơi đây, tôi tự nhủ: “Nơi này quả là lý tưởng. Nếu có một khung cảnh và văn hoá vịnh Arập thực sự như thế này thì đây hẳn sẽ là nó.” Và khi tôi đi càng xa tôi càng cảm thấy thích thú – cho đến khi tôi dừng lại ở một góc đường và bỗng nhiên xuất hiện trước mắt tôi giống như một vết mực khổng lồ ở cuối chân trời:

Taco Bell

Vâng, chính là chỗ đó, ở giữa con đường ven biển xinh đẹp là Taco Bell – với một bức hình Tiểu vương quốc Qatar cao 20 feet nhô ra từ mái của nhà hàng này. Tôi chăm chú nhìn vào bức hình và thầm nghĩ: “Ồ không, chuyện gì thế này? Tại sao họ lại phải đặt một Taco Bell ở ngay gưĩa một con đường đẹp như thế này? Ở đây, tôi đang có giây phút thực sự là Qatar, ở đây tôi đang cảm thấy xa lạ trên một góc phố độc nhất vô nhị trên thế giới và tôi phải nhìn thấy Taco Bell”. Và điều tồi tệ nhất là: Góc phố quá đông đúc!

Nhà văn Thomas Wolfe đã nói “Bạn không thể quay về nhà được nữa,” nhưng tôi e rằng ông ấy đã sai. Trong thế giới của toàn cầu hoá, bạn sẽ không thể rời nhà mà đi một lần nữa. Bởi vì toàn cầu hoá đang tạo ra một thương trường đơn độc - với những nền kinh tế khổng lồ nhưng có cùng một hình thức kinh doanh và cùng bán một sản phẩm cùng lúc ra thị trường thế giới – nó có thể đồng nhất nhu cầu cùng một lúc trên toàn thế giới. Và bởi vì toàn cầu hoá như một ảnh hưởng đồng nhất về mặt văn hoá và tàn phá môi trường đang phát triển một cách chóng mặt, chỉ vài thập kỷ nữa thôi sẽ xuất hiện mối đe doạ thực sự xoá đi sự đa dạng sinh học và văn hoá mà chính sự đa dạng này đã đưa hàng triệu năm tiến hoá loài người và sinh vật đi lên.

Chỉ có duy nhất một tia hy vọng cho việc dừng lại quá trình toàn cầu hoá hoặc chí ít là làm chậm tốc độ phát triển của nó. Đó là các quốc gia cần phải phát triển những cơ quan bảo quốc thực sự và những phần mềm nếu như muốn kết nối với quần thể điện tử với mục đích tài chính mà không lo bị lấn át bởi nó. Về mặt văn hoá và môi trường cũng vậy. Các quốc gia cần phải phát triển những cơ quan thanh lọc môi trường và văn hoá có hiệu quả để họ có thể có những tác động qua lại với quần thể mà không bị áp đảo bởi nó, mà biểu hiện là quần thể điện tử sẽ kéo nền văn hoá và môi trường của nước bạn vào một đống lộn xộn các nền văn hoá và môi trường trên toàn cầu. Nếu các quốc gia không thể làm được điều này, nhất là các nước đang phát triển, chúng ta sẽ trở thành các nước nghèo. Nơi nào cũng giống nơi nào, với cùng những Taco Bell, KFC’s và Marriot, với những dãy phố buôn bán giống nhau, chương trình MVT giống nhau và những nhân vật hoạt hình Disney giống nhau, với những bộ phim, âm nhạc và Musak như nhau, với những khu rừng trơ trụi và những thung lũng bằng bêtông. Những chuyến du lịch thế giới sẽ chỉ giống như thăm sở thú và ngắm những con thú giống hệt nhau ở mỗi hang – thú nhồi bông.


Khi tôi sang Thái Lan vào tháng 3/1996, người dân ở đó vẫn còn đang bàn tán xôn xao về toàn cầu hoá. Họ gọi quá trình này là “Mẹ đẻ của những vụ ách tắc giao thông”.

Câu chuyện là một kỳ nghỉ lễ 4 ngày đánh dấu thời điểm bắt đầu mùa mưa ở Thái Lan tháng 4 năm trước. Richard Frankel, một kỹ sư môi trường ở Băng cốc đã kể lại cho tôi nghe: “Vào buổi tối ngày thứ tư, chúng tôi quyết định sẽ cố gắng vượt qua những đoạn đường ách tắc để đi ra vùng ngoại ô. Chúng tôi định lái xe tới Chiềng Mai cách thủ đô Băng cốc 200 dặm về phía Bắc và sẽ nghỉ ở đó. Bởi vậy, chúng tôi đã chuẩn bị ôtô, đồ ăn uống cho tất cả mọi người và đón họ từ nhà. Kế hoạch của chúng tôi là lái xe trên đường cao tốc vòng quanh Băng cốc, tiếp đến là đi qua sân bay và sau đó sẽ thẳng hướng bắc. Chúng tôi rời nhà lúc 10h đêm. Bọn trẻ ngủ lăn lóc trên băng ghế sau, mọi thứ đều hoàn hảo cho đến khi chúng tôi bắt đầu đi vào đường cao tốc. Giao thông bị nghẽn lại thành hàng dài tới khoảng 60 dặm. Cho đến 10 sáng hôm sau, chúng tôi mới chỉ đến được sân bay, chỉ cách nhà chúng tôi có vài dặm. Một số người đã bỏ xe lại. Cuối cùng, chúng tôi đã tìm cách quay trở lại và hưởng ngày nghỉ ở nhà.”

Băng cốc là một ví dụ điển hình về những gì có thể xảy ra khi một nước đang phát triển mở cửa đón nhận ồ ạt đầu tư nước ngoài mà không qua thanh lọc cần thiết và những cơ quan bảo an để điều tiết sự tăng trưởng. Hãy nhìn nhận vấn đề này theo hưóng sau: Cuối thập niên 1990, dân số của hành tinh vào khoảng 5,8 tỉ dân. Hãy nói 1,5 tỉ người trong số họ ngày nay đang sống một cuộc sống có thể gọi là theo cách toàn cầu hoá. Đó là, họ thuộc tầng lớp hạ lưu, trung lưu hoặc thượng lưu trong xã hội, với một chiếc tivi, có thể là một chiếc điện thoại, một loại xe cộ nào đó để đi lại với và một căn nhà có một chiếc tủ lạnh và một chiếc máy giặt hoặc một chiếc máy sấy quần áo. Hay một cuộc sống khác, họ đang sống một cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm hoá dầu (từ nhựa đến phân bón), hydrocacbon (than, ga và dầu hoả) và các sản phẩm làm từ kim loại (ôtô, tủ lạnh, máy bay). Trong thập kỷ sau, nếu toàn cầu hoá tiếp tục kéo theo ngày càng nhiều người sống theo cách này, và nếu như chúng ta không thể học cách làm được nhiều thứ hơn mà lại sử dụng ít nguyên nhiên liệu hơn, chúng ta sẽ làm nóng lên, đốt cháy, lát gạch, chia nhỏ, và hun khói những vùng đất mới, những cánh rừng, những dòng sông và vùng đầm lầy với một tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử loài người.

Đến thăm Băng cốc bạn sẽ nhìn thấy cuộc sống tương lai: thành phố giàu có, cuộc sống nghèo khổ. Bởi vì những nạn tắc đường, một vài người lái xe của Băng cốc không thể rời nhà nếu thiếu điện thoại di động và một cái bô di dộng ở trong xe. Băng cốc là một thành phố 10 triệu dân với rất ít ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung mà cho đến tận cuối những năm 90 thành phố này không những không có hệ thống xe điện ngầm nào, mà cũng chẳng có lấy một đường hầm dành cho xe ôtô. Nhiều người dân Băng cốc đã thôi không vui chơi giải trí tại các câu lạc bộ đêm bởi vì không biết chắc khách sẽ đến thăm vào lúc nào. “Tất cả spontancity của cuộc sống đã đi qua,” nhà báo môi trường tên James Fahn đã phàn nàn với tôi vào một buổi chiều chúng tôi ngồi trong một công viên xập xệ ở trung tâm thành phố. “Anh không thể gọi điện cho anh bạn thân và nói, ‘Gặp nhau ở một nhà hàng trong 15 phút nữa nhé.’ ”

Lý lẽ thông thường của các nước đang phát triển là: “Bây giờ, chúng tôi sẽ để mọi thứ bừa bộn và sẽ dọn dẹp khi nào có thể.” Lý do Băng cốc biện minh cho điều này là khi một thành phố phát triển quá nhanh và trong một cơ chế không có kiểm soát như nó vốn có, có thể là sẽ không có từ “sau”. Nhiều vỉa hè đã biến mất. Và cũng chẳng còn mảnh đất trống nào để xây công viên. Các kênh đào cũng được lấp đi để xây nhà cao tầng. Cá trong sông cũng chết ráo. Một nửa số cảnh sát giao thông đều mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Ở Băng cốc, thị trường tự do và quần thể điện tử đều do nhà nước quản lý hoặc phát triển hơn nhiều chính phủ bởi các nhà đầu tư có thể có thể gian lận tất cả các quy định về môi trường thông qua tham nhũng. Một nhà ngoại giao Mỹ đã có lần nói với tôi khi tôi sang Mỹ năm 1996: “Chúng ta mới chỉ mở cửa hơn một chục đại sứ quán mới ở Liên bang Xô viết cũ và công việc của chúng ta ở đó là giải thích cho người dân hiểu thị trường là gì. Công việc của chúng ta ở Thái Lan là giải thích cho người dân Thái hiểu có một cái gì đó đang tồn tại hơn cả thị trường.”

Một lần, tôi đã gặp Agus Purnomo, người đứng đầu Quỹ vì thiên nhiên thế giới ở Inđônêxia, tôi đã hỏi anh ta: “Một nhà môi trường sẽ phải như thế nào trên một thị trường mới nổi? Liệu có giống như một người thợ sửa chữa máy móc Maytag, người cô đơn nhất trong thị trấn?”

“Chúng ta chạy đua miệt mài với sự phát triển.” Anh ta nhận định. “Trước khi chúng ta có một cơ hội để thuyết phục lượng khán giả đông hơn ở đây rằng sự phát triển mang ý nghĩa môi trường là một cách khả thi để làm những việc như xây dựng đường xá, nhà máy hay các nhà máy năng lượng. Chúng ta gặp một vấn đề đó là nạn thất nghiệp, do đó bất cứ developer nào có thể bán lời hứa sẽ tạo công ăn việc làm cho ai đó sẽ được ủng hộ nhiệt tình. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ bị xem như là chống lại việc làm và sẽ bị đối xử như những kẻ ngoài cuộc.”

Tuy nhiên, hành động phá hoại ngày nay diễn ra rất nhanh và thường là không thể ngăn cản được, anh nói tiếp. “Anh sẽ mất một ngọn núi, sẽ mất nó - một thứ anh không thể tái tạo lại được. Nếu anh chặt phá rừng, anh còn có thể trồng mới, nhưng nếu anh để mất đi sự đa dạng sinh học - thực vật, động vật. Tôi e rằng trong một thập kỷ nữa, tất cả chúng ta đều nhận ra sự quan trọng của môi trường, song lúc đó sẽ chẳng còn lại gì để bảo vệ.”


Làm gì bây giờ? Liệu chúng ta có thể phát triển một phương pháp để tiến tới toàn cầu hoá bền vững môi trường? Hy vọng loé lên rằng công nghệ sẽ phát triển và sẽ giúp chúng ta bảo tồn những vùng xanh nhanh hơn quần thể điện tử có thể làm được. Như Robert Shapiro của Monsanto thích nói: “Dân số loài người tăng do chính khát vọng của con người đối với một tầng lớp trung lưu, sự tồn tại được chia bởi bộ công cụ công nghệ hiện tại đang đặt ra những thử thách không bền vững cho hệ thống sinh học có ích cho cuộc sống của tất cả mọi người trên hành tinh này. Khi ba người sống trong một cái hồ đầy rác thải, đây không phải là một thương vụ lớn. Nhưng khi 30.000 người làm như vậy, tốt nhất bạn không nên xả rác thêm nữa, hoặc bạn nên tìm cách xử lý rác hoặc phải làm giảm số người đang xả rác - nếu không cái hồ này sẽ không còn ở đó nữa.

Điều này sẽ đòi hỏi một số đột phá thực sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ kỹ thuật cao (công nghệ thu nhỏ tới mức độ phân tử và nguyên tử, cho phép nguồn năng lượng siêu nhỏ có thể vận hành cả những hệ thống khổng lồ) để chúng ta có thể tạo ra giá trị trên một quy mô nhỏ và rất nhỏ, trong khi lại không cần nhiều đến nguyên liệu. Ví dụ, đây là một dấu hiệu có tính khích lệ, nhờ có công nghệ sinh học, ngày nay chúng ta có thể đi vào một cái cây và thay đổi các cặp ADN của nó, giúp nó chống lại sâu bọ một cách tự nhiên mà không cần phải sử dụng tới phân bón hay thuốc trừ sâu. Và đây cũng là một dấu hiệu tích cực, nhờ có công nghệ thông tin, những việc như là ghi băng và làm phim ngày nay được thực hiện bằng kỹ thuật số không hề gây nguy hiểm, không gây ra rác thải và hoàn toàn có thể tái sử dụng.

Song, chỉ có sự đột phá trong lĩnh vực công nghệ không thôi sẽ không đủ để hạn chế tác động của quần thể về mặt môi trường, bởi vì sự đổi mới đơn giản đang không xảy ra đủ nhanh – so với tốc độ thay đổi, phát triển và tàn phá của quần thể. Bạn có thể thấy nó chỉ trong số liệu thống kê về sự phá hoại môi trường. Theo tạp chí Time năm 1998, có tới 50% trong số 233 loài động vật linh trưởng trên thế giới hiện đang bị đe doạ tuyệt chủng và mỗi phút có 52 mẫu rừng trên thế giới bị phá huỷ.

Bởi vì tất cả những điều này, những người có tài nói chuyện cũng phải học cách đi nhanh hơn. Họ cần phải phát triển một cách nhanh chóng phần mềm điều tiết và những thủ tục bắt buộc đàm thoại để đảm bảo một sự phát triển bền vững và để bảo tồn những khu vực hoang sơ nhất. Họ cần phải làm việc chuyên cần hơn với những người nông dân địa phương và những người dân bản địa, những người sống dựa vào những khu rừng trong lành và những hệ thống tự nhiên khác. Họ cần phải nhanh chóng trồng elites địa phương để sẵn sàng xây dựng và bảo vệ các công viên và các khu bảo tồn thiên nhiên mà giai cấp tư sản mới và giai cấp dưới thành thị không có thời gian, tài nguyên hay thậm chí là đủ kiên nhẫn để quan tâm đến nó. Và tất nhiên, họ cũng cần phải thúc đẩy quá trình kiểm soát sinh đẻ ngay lập tức bởi vì việc tăng trưởng dân số vô tội vạ sẽ đập tan bất cứ cơ quan bảo vệ môi trường nào. Howard Youth, có bài báo trong tờ Tạp chí World Watch về việc quốc gia Caribê Honduras dã phát triển ý thức bảo vệ môi trường xanh như thế nào, đã lưu ý rằng toàn bộ nỗ lực này đang bị huỷ hoại bởi tình trạng thiếu bao cao su. Ông đã viết: “Đi thăm khắp vùng ngoại ô ở Honduras, bạn có thể thấy một vùng những xung đột, những thị trấn mới, những con đường mới, những khu rừng lộ ra bên những triền núi tạo nên một hình ảnh chắp vá những hoạt động rời rạc của con người. Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất đang xảy ra ở khu vực nông thôn – trong những ngôi làng thưa thớt trên những địa hình lởm chởm – và ở nhiều vùng, các biện pháp tránh thai không hề được tuyên truyền một cách rộng rãi.

Nhưng, trong khi sẽ là rất tuyệt vời nếu những người có tài ăn nói có thể đi nhanh hơn ở tất cả các vùng này thì thật không tưởng khi tin họ sẽ làm thật. Bởi vậy, điều này để lại cho chúng ta cái gì? Chúng ta chỉ còn lại: Bây giờ, cách duy nhất để đuổi kịp quần thể là bằng cách tự vận hành quần thể và cố gắng thực hiện lại nó. Chúng ta cần phải chứng minh với quần thể là giữ gìn môi trường xanh, thực hiện toàn cầu hoá và luôn luôn có khát vọng có thể đi cùng với nhau. Nếu bạn muốn cứu rừng Amazon, hãy đi đến trường và học cách tiến hành một giao dịch.

Thật không dễ để tìm những người có khả năng kết hợp biệt tài nhận biết thư xanh và Hoà bình xanh, song người gần nhất tôi đã được gặp là Keith Alger.

Tôi gặp Alger, một người đàn ông 44 tuổi nhân chuyến du lịch rừng nhiệt đới Atlantic của Braxin. Ông là một trong những người lãnh đạo một liên minh đã có thành tích trong việc cứu sống những gì còn lại trong khu rừng nhiệt đới thuộc bang phía bắc Braxin, Bahia, đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm cho một số người khai thác gỗ ở đó. Một nhà khoa học chính trị người Mỹ kết hôn với một chuyên gia nghiên cứu về khỉ người Braxin, Alger đến Braxin với ý định cứu vãn rừng nhiệt đới thông qua giáo dục người dân Braxin về ý nghĩa của hệ sinh thái. Song, ông đã nhanh chóng nhận ra rằng ông không thể tạo công ăn việc làm cho những người khai thác gỗ ở đây, những người cho rằng họ sẽ không kiếm được gì nếu quay sang cứu rừng. Như những gì Alger mô tả với tôi: “Thật khó đối với những người dân nghèo và cũng rất khó nếu anh không thể quan tâm tới thế giới xung quanh mình. Những người nông dân ở đây sẽ nói với tôi rằng họ rất muốn cứu khu rừng nhiệt đới, nhưng công việc của họ cũng đe doạ những loài động thực vật. Nếu họ cần phải mua một chiếc ôtô mới hoặc cho một cậu con trai đi học đại học họ cần phải khai thác một vài ha rừng đã cũ, cũng giống như gửi tiền vào ngân hàng vậy. Nếu tôi muốn cứu khu rừng nhiệt đới, tôi phải tạo công ăn việc làm cho họ.”

Do đó, Alger, người điều hành Viện nghiên cứu xã hội và môi trường miền Nam Bahia, đã cùng hợp tác với Cơ quan bảo tồn quốc tế tại Washington và một nhóm các nhà nghiên cứu môi trường địa phương trở thành những người bảo vệ môi trường để cứu rừng nhiệt đới. Một mặt, Alger và các cộng sự người Braxin đã chống lại những người khai thác gỗ trong một trận chiến chính sách kéo dài tới 7 năm và đã kết thúc vào năm 1998, cùng với chính phủ Braxin cuối cùng đã nghiêm cấm được tất cả các hoạt động khai thác gỗ bừa bãi trong rừng nhiệt đới Atlantic. Mặt khác, nhóm hành động của Alger và Cơ quan bảo tồn quốc tế đã xây dựng một công viên sinh thái xuyên qua một thảm cỏ dày của khu rừng nhiệt đới tương tự. Họ đã thuê một nhóm người leo núi đá chuyên nghiệp, những người sử dụng cung và tên để bắn dây cáp lên những ngọn cây cao khoảng 100 feet và sau đó đan các sợi dây cáp lại với nhau và che phủ chúng lại bằng lưới để tạo thành một đường đi trên mái của những ngọn cây, tạo thành những ngôi nhà cho cây. Con đường này nằm bên ngoài thị trấn Una, rộng khoảng 1 foot và hơi lắc lư khi bạn đi trên đó từ ngọn cây này sang ngọn cây khác. Hiện nay chỉ có khoảng 7% diện tích còn tiếp tục tồn tại với những người khai thác gỗ và những người nông dân sinh sống bằng cách chặt cây, đốt để lấy đất canh tác.

Con đường mái che này quả là hùng vĩ. Không phải khu rừng nơi mà cứ một ha đất rừng có chứa tới 420 loài cây khác nhau đều phải đấu tranh giành lấy ánh nắng mặt trời. Bước đi qua những ngọn cây trên đường mái che này, bạn có thể nhìn thấy một trong những chú khỉ hiếm nhất trên trái đất, chú sư tử đầu vàng và chúng đang nhảy nhót từ cây này sang cây khác ngay trước mắt bạn. Và bạn cũng có thể tận mắt nhìn thấy những tổ mối to bằng quả bí đỏ treo lơ lửng trên các cây cao su tràn trề nhựa. Đi dọc theo những con đường bẩn thỉu ở dưới nền khu rừng mưa nhiệt đới, và cũng là một phần của khu công viên sinh thái Una này, bạn có thể dạo bước ngay bên cạnh cuộc diễn hành của những đàn kiến mang những mảnh lá về tổ.

Với sự trợ giúp của Cơ quan bảo tồn quốc tế, nhóm hành động của Alger đã huy động được nguồn tài chính để xây dựng Công viên sinh thái từ Công ty ôtô Ford và Anheuser-Busch (Budweiser), hai công ty này đã có những thành công nhất định trong kinh doanh ở Braxin cũng như USAID (Cơ quan phát triển quốc tế của chính phủ Mỹ) và Banco Real, ngân hàng Braxin sở hữu khách sạn Transamerica và thống đống ngân hàng đã nói với các nhân viên của mình như sau: “Tôi muốn khách du lịch có thể tận mắt nhìn thấy cây trên mặt đất khi họ nhìn ra cửa sổ, chứ không phải là quang cảnh cung trăng nào đó đã bị khai thác”. Anheuser-Busch trên thực tế đã gửi một trong số những người thiết kế giỏi nhất của mình, từ vườn Busch ở Florida để giúp thiết kế Công viên sinh thái.

Cùng với công viên này, Alger cũng đã làm việc với thị trưởng tỉnh Una mà bản thân ông này cũng là một người khai thác gỗ về việc tạo công ăn việc làm cho những người khai thác gỗ đang sinh sống bằng khu rừng mưa nhiệt đới. Như là, khách sạn Transamerica đã thuê 600 người vào làm việc và hiện nay có thêm dịch vụ du lịch rừng nhiệt đới. Liên minh của Alger đã khuyến khích người dân tăng cường công tác trồng trọt ngay trong rừng với những cây như cà phê, và ca cao, hai loại cây có thể thu hoạch dưới bóng mát. Nhóm hành động của Alger cũng đã viết một bản đề xuất tài trợ chính thức cho chính quyền tỉnh Una gửi lên chính phủ liên bang Braxin và cuối cùng đã giành được tài trợ của Bộ Giáo dục cho chương trình đào tạo giáo viên cao cấp cho các trường học trong tỉnh. Alger nói: “Tôi đã đặt ngài thị trưởng, vốn dĩ là một người khai thác gỗ ra khỏi mục đích kinh doanh. Tôi biết tôi phải giúp đỡ ông này bằng không họ sẽ đuổi chúng tôi ra khỏi Braxin.”

Một lĩnh vực khác mà Alger cũng để mắt tới đó là cộng đồng công nghệ cao, lĩnh vực ngày nay đã gây được nhiều niềm tin ở các nước đang phát triển, nơi mà tất cả các vị thống đốc và thị trưởng đều mơ ước có một nhà máy sản xuất con chip ngay trong Intel, bằng cách hối thúc một trong những người thành lập, Gordon Moore, người đang có mặt trong hội đồng bảo tồn quốc tế, phải rót vốn tài trợ và phần cứng máy tính cho nhóm hành động của Alger để lập bản đồ chính thức cho rừng nhiệt đới và tập trung vào những việc cần làm để cứu vãn khu rừng này. Bằng cách sử dụng một phần mềm gọi là Hệ thống thông tin địa lý (GIS), nhóm hành động của Alger có thể lập bản đồ trên máy tính và sau đó hỏi nó bằng các câu hỏi chính.

“Điều quan trọng nhất chúng tôi đã hỏi máy tính là đâu là điểm hạn chế chủ yếu và hành lang giữa các phần khác nhau của khu rừng nhiệt đới Atlantic”, Alger nói. “GIS sẽ chỉ ra cho chúng tôi thấy. Đó là điểm then chốt bởi vì những hành lang này nối hai cơ quan lớn hơn của khu rừng và nếu thiếu chúng khu rừng sẽ chỉ trở thành một đống các đoạn lẻ tẻ riêng biệt, không thể hỗ trợ nhiều loài sinh động vật và vì thế nhiều loài sẽ đi đến tuyệt chủng nếu các hành lang này không được bảo tồn. Chúng tôi đã xây dựng Công viên sinh thái Una trên một trong các hành lang mà ngài thị trưởng đã cho phép khai thác gỗ.”

Bên cạnh đó, Alger cũng đề cập đến sự trợ giúp của George St.Laurent, một người ưa phiêu lưu mạo hiểm đồng thời cũng là một người bảo vệ môi trường lập dị người Mỹ, người đã mở một nhà máy chế tạo máy tính cho thị trường Braxin trên nền một nhà máy chế biến ca cao đã bỏ đi gần Una. St.Laurent đã có được những ưu tiên về thuế từ chính phủ bang để mở nhà máy công nghệ cao ở đó, nhưng ông đã nói với chủ tịch tỉnh rằng ông ta cần được ưu tiên thuế nhiều hơn nữa nếu muốn ông thuyết phục những kỹ sư máy tính từ Sao Paolo và Silicon Valley đến làm việc tại Braxin. Ông ta cần một môi trường xanh thật sự, chứ không phải là tiền. Bảo tồn một môi trường trong sạch có thể có sức lôi cuốn lớn trong việc thu hút những công nhân có kiến thức công nghệ cao, những người thường có rất nhiều lựa chọn cho cuộc sống của mình. St. Laurent nói. “Tôi đã nói với ông ta rằng các kỹ sư máy tính có thể sống được ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Họ muốn có một cuộc sống chất lượng cao và có chỗ để đi nghỉ cuối tuần. Nếu họ sống bên cạnh một trong những hệ thống đa dạng sinh học tuyệt vời nhất thế giới, họ sẽ thực sự là một phần của hệ thống này hơn là đứng nhìn nó bị huỷ hoại.” Để giúp đỡ Alger giành được hỗ trợ của chính quyền địa phương, St. Laurent hứa sẽ tài trợ một số máy vi tính cho trường học trong vùng.

Cuối cùng, sức ép từ chính phủ Braxin và liên minh của Alger cũng đã làm cho ngài thị trưởng tỉnh Una, Dejair Birschner chấp nhận một cách miễn cưỡng. Ngài thị trưởng đã nói với tôi:

“Lần đầu tiên tôi biết đến những người làm công tác bảo vệ môi trường này, tôi đã nghĩ rằng họ sắp sửa quấy rầy chúng tôi. Khoảng 2 năm trước, tôi mới bắt đầu nhận ra rằng họ thực sự muốn giúp chúng tôi phát triển. Una là một tỉnh có 32.000 người dân sinh sống trên diện tích 1.700 km2. Ba chủ sử dụng lao động lớn nhất trong vùng là khách sạn Transamerica, Unacaw (một nông trường trồng ca cao lớn) và chính quyền thành phố tự trị. Cuộc sống ở đây thực sự rất khổ sở. Khoảng 40% người dân ở đây sinh sống bằng nghề khai thác gỗ, và kể từ khi ngành công nghiệp sản xuất ca cao sụp đổ, mọi thứ đều trở nên thực sự tồi tệ… Tôi không đổ lỗi cho Keith đã nói với chúng tôi sự thật - rằng khai thác gỗ là một nghề không thể làm mãi. Chúng tôi sẽ phải tự sản xuất. Nhưng, Keith sẽ hướng dẫn chúng tôi làm như thế nào.”

Bài học mà Alger rút ra được từ tất cả những điều này là chỉ có một cách duy nhất để cứu rừng nhiệt đới là làm giống như đang cứu vãn hệ thống tài chính của một nước - bằng cách đối xử với nó không phải như đối với một thị trường mới nổi mà phải là như đối với một xã hội mới nổi. Cứu vãn xã hội đó bạn sẽ cứu được hệ sinh thái.

Alger nói: “Chúng tôi đã bắt tay vào công việc bằng cách làm việc với một số sinh viên giỏi đã tốt nghiệp trong vùng từ những vấn đề xung quanh đến việc thành lập một Viện nghiên cứu xã hội và môi trường ở miền Nam Bahia. Sau đó, chúng tôi đã bắt đầu đào tạo những người dân ở đây và trang bị cho họ những kỹ năng để trở thành những nhà bảo tồn thiên nhiên hiện đại. Điều này có nghĩa là dạy cho các nhà sinh vật học cách làm kinh doanh và dạy cho những nhà kinh tế các kỹ thuật lập bản đồ địa lý hiện đại nhất. Cho đến tận mới đây, không một trường đại học nào ở Braxin dạy sinh viên thể loại tiếp cận hội nhập này, phương pháp cần thiết để bạn có thể trở thành những nhà bảo vệ môi trường thành công trong xã hội ngày nay. Hiện nay, chúng tôi đang đào tạo một thế hệ mới về cách nghe thấy tiếng kêu lớn nhất của con hoẵng, và tiếng kêu tôi đang nói tới đề cập đến trên cả hai mặt bảo tồn các loại sinh động vật và kinh tế và những cơ hội xã hội của con người đang sống xung quanh các loài sinh vật này. Nếu không học cả hai điều này, chúng ta sẽ không thể cứu nổi một cái cây.”


Một phương pháp khác để tiến tới toàn cầu hoá môi trường xanh là tập trung vào hợp tác và những cổ đông mà lợi nhuận của họ và giá cổ phiếu sẽ tăng nếu áp dụng phương pháp sản xuất môi trường.

Jim Levine, một kỹ sư môi trường đang làm việc cho Uỷ ban phát triển và bảo tồn thiên nhiên vịnh San Francisco và giảng dạy cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường và tiền tệ, đã giải thích với tôi về phương thức làm việc của cơ quan này: “Những gì bạn cần phải làm là bắt các công ty, các đơn vị hợp tác và các nhà phân tích của Wall Street nhận ra rằng việc bảo vệ môi trường kém tức là lãng phí lợi nhuận. Cho đến tận mười năm trước, công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy sản xuất không phải là một đối tượng thiết kế. Nhưng ngày nay, với việc chính phủ đánh giá hoạt động của một công ty thông qua cả các quy định mới và những chính sách khuyến khích thuế có ý nghĩa về mặt môi trường như thế nào, và với các công ty SEC, họ phải bắt đầu thể hiện độ tin cậy về môi trường một cách chính xác đối với các đơn vị hợp tác – như là họ đang bị kiện bán phá giá ở đâu và chi phí cho công tác môi trường là bao nhiêu – thì đã xuất hiện một sự thay đổi về cơ chế. Các công ty bắt đầu nhận ra rằng nếu họ đến Băng cốc và xây dựng một nhà máy gây ô nhiễm môi trường, chính phủ Thái sẽ có mặt ngay lập tức để làm luật và dùng một phần mềm điều tiết để làm sạch tất cả với chi phí cao hơn nhiều lần so với xây dựng nhà máy với đầy đủ trang thiết bị không gây ô nhiễm ngay từ đầu.”

Một trong những công ty hàng đầu trong việc áp dụng mô hình mới này là Chicago, với trụ sở chính là công ty sản xuất thiết bị y tế Baxter International, Inc. Năm 1997, doanh số bán ra của Baxter đạt 6,1 tỉ USD, với sản phẩm của 60 nhà máy sản xuất trên toàn thế giới. Theo báo cáo hàng năm của công ty với các cổ đông, Baxter đều có một Báo cáo tài chính môi trường đối với tất cả mọi hoạt động của công ty. Báo cáo tài chính môi trường năm 1997 cho biết, công tác bảo vệ môi trường thực hiện trong năm đã tiết kiệm cho công ty 14 triệu USD, cao hơn chi phí thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất của công ty tiết kiệm được từ sản xuất xanh từ năm 1990 đã tăng thêm 86 triệu USD. “Điều này có nghĩa là Baxter sẽ phải chi nhiều hơn 100 triệu USD vào năm 1997 cho nguyên liệu thô phục vụ sản xuất, chi phí chất thải và bao bì đóng gói nếu không thực hiện phương thức sản xuất xanh đã được công ty áp dụng từ năm 1990.”

Hầu hết các nước ngày nay đều không có bộ luật xử lý vấn đề ô nhiễm hiệu quả, song chắc rằng một ngày nào đó sẽ có. Đó là lý do Baxter báo cáo trong bản báo cáo năm 1997 rằng “thật tốt biết mấy nếu tất cả rác thải của thế giới đều đi vào các khu xử lý rác thải đáng tin cậy. Do đó, chúng tôi có thể có điều kiện tốt hơn để tránh được những tiềm năng huỷ hoại lớn trong tương lai.” Các nhà điều hành không nghĩ về vấn đề này tức là không quan tâm đến các cổ đông của mình và đang tự lấy đi những phần thưởng lớn.

Tuy nhiên, đôi khi thậm chí động cơ lợi nhuận của việc làm này không thể thực hiện được. Đôi khi việc khai thác bừa bãi đất đai lại đem lại nhiều lợi nhuận hơn và bán ra chỉ vì ham lợi. Điều đó thúc đẩy một chiến lược cuối cùng, và cũng là một chiến lược lợi hại nhất đó là học cách sử dụng toàn cầu hoá để chống lại chính nó.

Tôi cũng đã phát hiện ra điều này chính tại Braxin, không phải ở trong rừng mưa nhiệt đới mà là ở vùng đầm lầy Pantanal, nơi tôi đã từng đến thăm cùng với một nhóm các nhà bảo tồn của Cơ quan bảo tồn quốc tế. Chúng tôi đã đến Fazenda Rio Negro trên một chiếc máy bay trực thăng chuyên dụng nhỏ. Đó là một trang trại chăn nuôi gia súc và một túp lều tự nhiên trên sông Rio Negro, với một thảm cỏ dành cho máy bay hạ cánh. Kế hoạch của chúng tôi là bắt đầu chuyến du lịch bằng việc phỏng vấn Nilson de Barros, người trông nom trang trại cho Cơ quan môi trường bang Mato Crosso do Sul, Braxin. Tôi biết chắc đây sẽ là một cuộc nói chuyện thú vị khi de Barros khăng khăng cho rằng chúng tôi đến để kiểm tra. Chúng tôi đáp một chiếc phi cơ xuống Fazenda và chọn thời điểm gặp gỡ tại một khúc sông cạn trên sông Rio Negro. Ở đó, de Barros và cộng sự của ông đang đợi chúng tôi, đứng trong một vũng nước sâu. Bên cạnh họ là một chiếc thuyền với một thùng đầy bia lạnh.

“Đầu tiên là uống bia, sau đó là tắm sông, cuối cùng chúng ta mới nói chuyện,” ông vui vẻ nói, tay nhanh nhẹn mở một can Skol, bia chảy ào ra ngoài giống như dòng sông đang chảy vậy.

Lúc đó tôi nghĩ mình đã làm một công việc thú vị nhất trên thế giới.

De Barros giải thích rằng vùng đầm lầy Pantanal, nằm dọc khu vực biên giới giữa Braxin, Bolivia và Paragoay, là vùng đầm lầy nước sạch lớn nhất trên thế giới (với diện tích bằng Wisconsin) và là nơi sinh sống của báo đốm Mỹ và một số loài vật ăn thịt khác. Khu bảo tồn thiên nhiên Pantanal, nơi chúng tôi đang đứng ở giữa sông, là một kiểu Công viên Jurassic, chỉ thiếu mỗi khủng long. Dọc bờ sông chúng tôi đi qua là nơi sinh sống của nhiều loài cá sấu, những con rái cá khổng lồ nhảy lên nhảy xuống, với những con diệc bạch, cây dạ lan hương, những con hươu, những con cò thìa, cò nhiệt đới, mèo rừng Nam Mỹ và những con đà điểu chân ba ngón, tất cả đều lần lượt xuất hiện ở những thời điểm khác nhau. Không giống rừng Amazon, de Barros giải thích, đầm lầy Pantanal không bị đe doạ bởi những người dân nghèo, những người lúc nào cũng chỉ muốn phá hoại môi trường sống để làm của cải. Thật vậy, văn hoá ở Pantanal là một ví dụ hiếm hoi về con người và thiên nhiên cùng phát triển hài hoà với một nền kinh tế trang trại, đánh bắt cá và bây giờ là du lịch sinh thái. Mối nguy hiểm đe doạ khu vực này lại đến từ toàn cầu hoá: Có những người nông dân trồng đậu tương trên thảo nguyên phía trên lưu vực đầm lầy Pantanal, những người đang tìm cách đáp ứng một thị trường đậu tương thế giới đang phát triển. Thuốc trừ sâu và bùn đất từ các cánh đồng đậu tương của những người này đang tràn ngập lòng sông và cuộc sống hoang dã của những loài động vật. Trong khi đó, Braxin, Achentina, Urugoay, Paragoay và Bolivia đã lập thành một khối thương mại để cùng tạo dựng thế cạnh tranh trên toàn cầu. Và để đưa sản phẩm của mình ra thị trường nhanh hơn, họ muốn nạo vét và san phẳng dòng sông để làm đường - nhờ đó các xà lan có thể đi lại dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn – song với cách này hệ sinh thái bị tổn thương nghiêm trọng. Cuối cùng, một tổ chức các công ty năng lượng quốc tế dẫn đầu là Enron, đang dựng lên một đường ống dẫn ga có tiềm năng nguy hại tới môi trường dọc khu Pantanal từ Bolivia, nước có nguồn khí ga dồi dào tới một vùng đói kém năng lượng là Sao Paulo.

Tuy nhiên, mặc dù toàn cầu hoá là mối đe doạ lớn nhất đối với khu vực đầm lầy Pantanal, nó cũng vẫn là niềm hy vọng lớn cho công tác bảo vệ. Một mặt, những người dân sống ở vùng đầm lầy này có cơ hội đảm bảo cách sống truyền thống, dựa vào duy trì đất một cách tự nhiên bằng cách bán các tour du lịch sinh thái và cung cấp thịt bò một cách tự nhiên cho thị trường thế giới, thị trường sẵn sàng trả một mức giá cao hơn để mua được sản phẩm của vùng sinh thái. Hơn thế nữa, nhờ có cutting-edge, các công ty toàn cầu kinh doanh tại đây có thể trở thành một tài sản. Buôn bán đậu tương đã thu hút nhiều công ty toàn cầu lớn, các công ty này không giống các công ty địa phương có khả năng sử dụng các công nghệ kỹ thuật phức tạp không tổn hại tới môi trường – như là các xà lan hiện đại có thể qua lại cả trên những khu vực nước nông với hệ thống chân vịt công nghệ cao mà không cần phải san phẳng lòng sông.

Mặc dù vậy, nơi toàn cầu hoá thực sự là một tài sản chính là đang tạo ra “những nhà bảo vệ môi trường có sức mạnh phi thường”, những hoạt động theo chính quan điểm của mình, hiện nay có thể chống trả hơn là chống lại cả quần thể điện tử và chính phủ. Nhờ có Internet, các nhà bảo vệ môi trường của một nước có thể nắm bắt một cách nhanh chóng mức độ đối xử của một công ty đa quốc gia ngay trong đất nước họ đối với các nhà bảo vệ môi trường ở các nước khác. Vì thế, ngày càng nhiều công ty đa quốc gia nhận ra rằng để bảo đảm danh tiếng và nhãn hiệu của mình trên toàn cầu trong bối cảnh Internet đang phát triển mạnh, họ cần phải có trách nhiệm cao hơn đối với môi trường. Trên thực tế, những gì đã xảy ra ở Pantanal là các nhà bảo vệ môi trường địa phương đã hợp tác với những người bảo vệ môi trường ở Bắc Mỹ để gây sức ép lên Ngân hàng phát triển liên Mỹ, ngân hàng đang có kế hoạch đầu tư vào việc nạo vét và san phẳng dòng sông. Ngân hàng phát triển, khá nhạy cảm với danh tiếng toàn cầu, đã đáp lại bằng cách gây sức ép lên chính quyền địa phương phải tài trợ cho dự án bảo tồn dòng sông và làm một đánh giá môi trường toàn diện. Cuối cùng, chính quyền địa phương đã phải đề ra biện pháp nhằm cải thiện sự đi lại trên sông ở Pantanal mà không làm thay đổi địa hình của chúng.

“Đây thực sự là một điều trái ngược so với 15 năm trước,” Glenn Prickelt, phó chủ tịch Cơ quan bảo tồn quốc tế nói. “Thử nghĩ về một nước như Braxin. 15 năm trước, các vị tướng còn đương chức và khi các nhà bảo vệ môi trường nước ngoài chỉ trích sự phát triển sinh thái ở Amazon, các vị tướng đã nói với họ rằng: “Cút đi. Đây là lãnh thổ toàn quyền của chúng tôi. Không phải nơi kinh doanh của các vị.” Nhưng sau đó, toàn cầu hoá và Internet đã xâm nhập và chính phủ Braxin bắt đầu du nhập những thứ này, trên thực tế đã mời tất cả các công ty toàn cầu lớn này vào đầu tư. Điều này đã tạo ra một xu thế mới. Quyền lực quyết định sự phát triển đã chuyển sang các công ty toàn cầu và các viện nghiên cứu, những người mà chỉ bằng định nghĩa đã kinh doanh trên toàn cầu, cần tiếp cận toàn cầu và nhờ đó cần được quan tâm về danh tiếng môi trường đã tạo dựng trên toàn cầu. Nếu các nhà bảo vệ môi trường Braxin chấp nhận Internet và nói với các cộng sự của họ ở Mỹ và châu Âu rằng công ty toàn cầu này đang phá hoại môi trường ở Braxin, các nhà bảo vệ môi trường ở các nước khác này sẽ phản ứng. Ngay lập tức, công ty toàn cầu này có thể sẽ phải đối mặt với một chiến dịch toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình, không chỉ trong phạm vi Braxin mà có thể trên toàn thế giới.”

Ngày nay, với rất nhiều đảng dân chủ, đôi khi toàn cầu hoá chỉ cần một nhà bảo vệ môi trường gửi một bức thư điện tử (email) ngay trên sàn nhà quốc hội để đưa ra một dự án xây dựng nhà máy năng lượng hoặc một giao dịch nhạy cảm về mặt môi trường nào đó. Mặt khác, các công ty toàn cầu đang nhận ra rằng với việc ủng hộ các chương trình bảo tồn thiên nhiên họ có thể cải thiện đáng kể hình ảnh nhãn hiệu của mình trong mắt khách hàng, những người đang đánh giá rất cao giá trị của môi trường.

Prickett nói: “Không có nơi ẩn náu nào cho những hành vi đối xử xấu trong hợp tác trong một thế giới của chủ nghĩa tích cực được liên kết trên toàn thế giới. Khách hàng, người điều hành và các cổ đông ở khắp mọi nơi có thể thưởng hoặc phạt những công ty vì những gì đã làm ở những nơi rất xa. Đối với những người đối xử tốt, họ có thể mở cửa và đối với những kẻ cư xử tồi họ có thể đóng chặt cửa”.

Điều này giúp giải thích tại sao Công ty ôtô Ford hiện vẫn đang tài trợ cho các chương trình nghiên cứu của Cơ quan bảo tồn quốc tế ở đầm lầy Pantanal, chương trình quản lý cuộc sống hoang dã ở đó và công tác bảo tồn các trang trại chăn nuôi gia súc Pantanal nhằm đưa chúng vào khu bảo tồn – và thậm chí cả việc vận động hành lang ở Braxin để ủng hộ công tác bảo tồn đầm lầy Pantanal. Chắc chắn là như vậy, Ford đang cứu đầm lầy Pantanal bởi vì công ty này cảm thấy thương xót các loài động thực vật quý hiếm, chứ không phải là bởi vì công ty này tin rằng có thể bán nhiều xe Jaguar nếu nó có thể cứu những con báo đốm Mỹ của vùng Pantanal. Và nếu đó là những gì công ty này có thể làm để cứu lấy hệ sinh thái tươi đẹp đáng kinh ngạc này, xin chúa hãy phù hộ cho Henry Ford và Internet.

Nếu việc cứu rừng mưa nhiệt đới bằng quần thể điện tử là khó khăn, việc cứu nền văn hoá đã phát triển xung quanh khu rừng còn là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp hơn nhiều.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh không được nhắc đến từ những giai đoạn đầu lịch sử, những nước và nền văn hoá đơn giản không gặp nhau một cách thường xuyên, trực tiếp và cởi mở như ngày nay. Du lịch tới nhiều khu vực thực sự rất khó khăn và có vô số những bức tường, hàng rào, rèm sắt, thung lũng và kênh mương cản trở ẩn náu đằng sau mỗi nền văn hoá để tự bảo vệ mình. Tuy nhiên ngày nay, các nền văn hoá được chào bán rộng rãi trên toàn cầu và được kiểm tra khả năng chống lại một nền văn hoá khác trên Internet và thông qua truyền hình vệ tinh và các biên giới mở cửa trong một mẫu thời trang Darwin kinh dị. Tôi đi thăm các làng ở phía đông bắc Trung Quốc để xem thế giới ra sao bên dưới những ranh giới của toàn cầu hoá và tôi nhìn thấy những cô bé tuổi thiếu niên đi những đôi boot cao gót. Kết nối với toàn cầu hoá mà không có phần mềm và hệ điều hành bản quyền, nền kinh tế của bạn sẽ sụp đổ chỉ trong nháy mắt. Kết nối với toàn cầu hoá mà không có cơ quan bảo vệ môi trường, các khu rừng của bạn sẽ bị san phẳng cũng chỉ trong nháy mắt. Hãy mở cửa biên giới đón nhận sự tấn công vũ bão của toàn cầu hoá, không cần các bộ lọc bảo vệ, bạn vẫn có thể đi ngủ với ý nghĩ bạn và một người Ấn Độ, người Ai cập, người Israel, người Trung Quốc hoặc là người Braxin và thức dậy vào sáng hôm sau nhận ra rằng bọn trẻ con bạn trông rất giống cô nàng Ginger trong ban nhạc Spice Girls nước Anh.

Một tháng sau tôi lại có mặt ở Qatar, nơi tôi đã đến thăm Taco Bell, tôi đã đến Kuala Lumpur, Malaysia, nơi tôi đã nghỉ tại khách sạn Shangri-La, một trong những khách sạn cổ nhất khu vực Đông Nam á. Tôi yêu cái tên “Shangri-La”. Nghe rất là tây. Tôi đã đến Kuala Lumpur vào một đêm rất muộn và thực sự là không thể nhìn thấy nhiều khi tôi lái xe đi lòng vòng quanh phố, vì thế sáng hôm sau, ngay sau khi thức dậy, tôi đã mở rèm cửa và thứ đầu tiên tôi thấy trên toà nhà bên cạnh là một bức tranh cao 2 tầng của Đại tá Sanders từ gian hàng Gà quay Kentucky.

“Oh jeez,” tôi tự nhủ, “bức tranh đó làm gì ở đây thế nhỉ? Tôi đã đi 15.000 dặm tứoi Kuala Lumpur để ở tại khách sạn này và người đầu tiên tôi gặp lại là Đại tá Sanders.

Vào một lần khác, khi tôi đang thăm một doanh nhân tại khu buôn bán ở thủ đô Jakarta và tôi đã hỏi ông ta đường đi tới cuộc hẹn tiếp theo của tôi. Lời chỉ dẫn chính xác mà ông ta đưa cho tôi như sau: “Đi đến toà nhà có các bậc thang Armani Emporium – anh biết không, chỉ trên quán cà phê Hard Rock – sau đó rẽ phải chỗ nhà hàng McDonald’s.” Tôi chợt nhìn ông ta, cười và hỏi: “Thế tôi đang ở đâu?”

Ấn Độ là một đất nước đã cố gắng cưỡng lại sự đồng hoá văn hoá toàn cầu. Nhưng thậm chí ở đó, trong số những elites của Ấn Độ, quần thể điện tử rất nhanh nhẹn trong công việc. Vào một buổi chiều nóng nực đến ngạt thở ở New Delhi vào mùa hè năm 1998, tôi có phỏng vấn cựu Thủ tướng Ấn Độ lúc đó đã 78 tuổi, ngài I.K.Gujral, một trong những nhà chính trị lỗi lạc nhất Ấn Độ. Ông bắt đầu bằng cách gợi lại một số câu chuyện mà một đại diện người Canada tới dự hội nghị Unesco đã nói với ông sau khi người đại diện của Ấn Độ giới thiệu một giải pháp nhằm đảm bảo rằng “thứ tự thông tin mới” đang được ứng dụng trên toàn cầu sẽ trở thành một phương tiện trao đổi văn hoá và thông tin 2 chiều – không chỉ các nước phát triển rót nền văn hoá của mình xuống cổ họng của các nước đang phát triển. Đại diện người Canada đã làm Gujral sững sờ vì sự ủng hộ giải pháp của ông. “Tôi đã hỏi anh ta là tại sao Canada lại ủng hộ điều này,” Gujral kể lại. “Anh ta nói, ‘Bởi vì chúng tôi đang trải qua những gì ông đang lo sợ. Sẽ không còn âm nhạc, nhà hát, phim, văn hoá hay ngôn ngữ Canada.’ Tất cả đều bị Mỹ hoá.

Khi tôi hỏi ông tại sao vấn đề này lại quá quan trọng đối với ông ta như vậy, Gujral, người trong bộ trang phục truyền thống Ấn Độ, đã nói rằng trừ khi anh bảo vệ ít nhất một vài cây ôliu của chính mình, anh sẽ không bao giờ cảm thấy tự nhiên ngay cả khi đang ở trong chính ngôi nhà của mình. “Cội nguồn của tôi là gì?” ông lớn tiếng hỏi. “Cội nguồn của tôi không những là sự thật rằng tôi sống ở đây, ở Ấn Độ. Cội nguồn của tôi còn là sự thật rằng tôi nghe thấy một ai đó đang ngâm nga một vài câu thơ bằng tiếng bản địa của mình. Tôi nghe thấy một ai đó đang hát một bài hát bằng ngôn ngữ mẹ đẻ khi tôi đi dạo trên phố. Cội nguồn của tôi là khi tôi ngồi trong nhà mình tiếp chuyện anh trong bộ quần áo truyền thống. Truyền thống của chúng tôi đã được 1000 năm tuổi rồi. Anh không thể để chúng đi như thế. Thế giới sẽ phải giàu có thịnh vượng hơn nếu màu sắc và sự đa dạng được bảo tồn và khuyến khích phát triển với các nền văn hoá khác nhau.”

Tôi cảm nhận được hoàn toàn những gì Gujral nói, có lẽ bởi vì tôi sinh ra và lớn lên trong một cộng đồng tương đối nhỏ ở Minnesota. Toàn cầu hoá có thể bị chệch hướng sâu sắc. Để có nền văn hoá của chính mình, cây ôliu bị bật rễ hoặc bị đồng hoá vào một cái lõi toàn cầu nào đó tức là đánh mất thái độ của mình trong thế giới.

“Tôi đang suy ngẫm về điều này ở Jerusalem một buổi chiều với bạn tôi, Yaron Ezrahi, một nhà lý luận chính trị, khi đó anh ta đã có một quan sát khá sắc sảo. Anh ta nói: “Cậu biết không, Tom, có hai cách để làm cho một người cảm thấy nhớ nhà - một là phá hỏng nhà của anh ta và hai là làm cho ngôi nhà của anh ta trông giống và cảm thấy giống nhà của mọi người khác.”

Làm sao chúng ta ngăn chặn được sự nhớ nhà kiểu này? Điều đầu tiên cần làm là phải hiểu rõ toàn cầu hoá - Mỹ hoá không chỉ là động tác đẩy, mà còn là động tác kéo. Tất cả mọi người trên toàn thế giới đều muốn toàn cầu hoá vì nhiều lý do. Người Qatar, những người đang tập hợp trong Taco Bell dọc con đường được xây ven biển Doha, sẽ không đến từ một quán rượu hấp dẫn hay hộp đêm nhỏ của vùng lân cận nào đó đầy những đồ đạc bằng đồng và bằng gỗ sồi sáng bóng. Trước khi Taco Bell được xây dựng trên con đường ven biển đó, có lẽ có một con đường đi bộ ở đó, một người nào đó đang nướng chả bằng than củi trong điều kiện kém vệ sinh, không có ánh sáng và không có phòng tắm. Ở nơi này, người Qatar đang được mời nếm thử một món mà họ chưa từng được ăn, món ăn Mêhicô với một phòng tắm sạch sẽ, tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế, dịch vụ và kiểm soát chất lượng hoàn hảo - tất cả đều với giá rẻ. Không ai thắc mắc gì.

Và có một điều hơn thế họ đang được chào mời, một thứ không thể nhìn thấy nhưng lại đáng giá hơn nhiều đối với phần lớn những con người này. Tôi lần đầu tiên phát hiện ra nó ở Malaysia. Tôi đã đến gặp Bộ trưởng Tài chính và khi tôi chờ đợi ông trong phòng chờ, phụ tá của ông đã giới thiệu với tôi một doanh nhân Malaysia cũng đang ở đợi gặp Bộ trưởng. Anh ta đã giới thiệu doanh nhân này bằng câu nói: “Đây là ông Ishak Ismail, người sở hữu tất cả các cửa hàng Gà rán Kentucky ở Malaysia.” Ngay lập tức, tôi đã lấy ra chiếc ThinkPad hiệu IBM của mình và yêu cầu được phỏng vấn anh ta.

Tôi hỏi: “Anh có thể cho tôi biết đâu là thu hút lớn nhất của cửa hàng Gà rán Kentucky đối với người dân Malaysia?” Anh ta đã trả lời: “Người dân Malaysia không chỉ là hương vị của nó, mà còn thích cả biểu tượng của món gà rán: sự hiện đại, sự Mỹ hoá và hợp thời. “Bất cứ món ăn Âu nào, đặc biệt là Mỹ, người dân ở đây đều thích”, Ismail giải thích. “Họ muốn ăn nó và trở thành nó. Tôi có rất nhiều khách hàng sống ở các thị trấn nhỏ, các vùng nông thôn quanh Malaysia cũng đang đứng xếp hàng chờ mua món gà rán Kentucky - họ đến từ khắp nơi chỉ để thưởng thức món ăn này. Họ muốn được liên kết với Mỹ. Người dân ở đây thích mọi thứ hiện đại. Nó làm cho họ cảm thấy hiện đại khi họ ăn nó.” Thật vậy, bước vào những nhà hàng bán gà rán Kentucky ở vùng nông thôn Malaysia là chuyến đi rẻ nhất sang Mỹ mà nhiều người Malaysia có thể không bao giờ được tham gia.

Người Malaysia đến nhà hàng Gà rán Kentucky và người Qatar thì đến Taco Bell với cùng một lý do mà người Mỹ đi đến các Studio hoàn vũ để tận mắt thấy nguồn gốc của những ý nghĩ kỳ quặc. Ngày nay, dù để tốt hơn hay xấu đi, toàn cầu hoá là một phương tiện truyền bá phong cách Mỹ ra toàn thế giới. Trong thế giới ngày nay, người dân làng biết có một cách để sống, họ biết đến lối sống kiểu Mỹ và nhiều người trong số họ muốn sống theo phong cách này nhiều nhất có thể - với tất cả những gì nổi bật nhất. Một số người đi đến Thế giới Disney để có nó và một số người lại đến các cửa hàng bán gà rán Kentucky ở miền Bắc Malaysia. Ivy Josiah, một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi người Malaysia, một lần đã bày tỏ với tôi những cảm xúc lẫn lộn mà thế hệ của cô nghĩ về hiện tượng này. “Tôi cảm thấy có rất nhiều cảm xúc khi tôi nghĩ về việc những nhà hàng truyền thống chúng tôi đã bị nuốt gọn bởi món gà rán Kentucky, McDonald’s hay Chilis”, cô ấy nói. “Chúng tôi đang mất cá tính của mình. Chúng tôi đã lớn lên cùng với những nhà hàng này. Nhưng, bọn trẻ ngày nay thì không như vậy. Giờ đây, khi bạn đi vào những nhà hàng này, bạn sẽ chỉ nhìn thấy đầy những chuột và rác rưởi. Đối với một đứa trẻ Malaysia ngày nay, điều thích thú nhất là vào nhà hàng Pizza Hut. Toàn cầu hoá là Mỹ hoá. Ở đây, Elites nói, ‘Bạn không nên mở McDonald’s, nhưng đối với bọn trẻ, những người không thể sang Mỹ du lịch thì chúng đã có Mỹ phục vụ ngay tận nhà.”

Đối với tất cả các lý do này, sẽ thật là ngây thơ nếu nghĩ rằng bằng cách nào đó chúng ta có thể ngăn chặn những tác động khủng khiếp mà do việc khuyếch trương các nhà hàng McDonald’s hay Taco Bells đem lại ooaiangro oy. khi thtrên toàn thế giới. Chúng không ngừng sinh sôi nảy nở bởi vì chúng chào mời mọi người những thứ mà họ cần, và để nói với người dân ở các nước đang phát triển rằng họ không thể có nó bởi vì nó sẽ làm huỷ hoại hình ảnh và kinh nghiệm của những người đến thăm những nước phát triển sẽ đều chứng tỏ sự ngạo mạn một cách quá đáng và vô ích.

Nhưng, nói về khía cạnh văn hoá, một điều gì đó sẽ mất đi - đối với họ và đối với chúng tôi – các cửa hàng toàn cầu kiểu như thế này sẽ ngày càng nhiều, và chúng chào đón chúng ta ở mọi con đồi, trong mỗi sân bay và ở khắp các góc đường. Niềm hy vọng duy nhất – và chỉ có duy nhất một hy vọng – đó là những nước đó cũng sẽ học các phát triển các bộ lọc phức tạp để ngăn chặn các nền văn hoá bị đồng nhất giữa kéo và đẩy của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Do lực lượng và tốc độ toàn cầu hoá ngày nay, những nền văn hoá không đủ động lực để thực hiện toàn cầu hoá sẽ bị đào thải giống như những loài vật không thích nghi với sự thay đổi của môi trường thì sẽ chết.

Tôi tin rằng bộ lọc quan trọng nhất chính là khả năng “sàng lọc” (“glocalize”) . Tôi định nghĩa sự sàng lọc tốt là khả năng của một nền văn hoá, khi nó chạm trán với các nền văn hoá mạnh mẽ khác, trong việc hấp thu ảnh hưởng có thể phù hợp một cách tự nhiên và có thể làm giàu thêm nền văn hoá của mình, khả năng biết chống lại những điều trái ngược và biết phân chia những điều đó, nếu có khác biệt vẫn có thể tiếp thu và ca tụng như một nét văn hoá khác. Mục đích lớn nhất của việc sàng lọc là khả năng đồng hoá các khía cạnh của toàn cầu hoá vào đất nước và nền văn hoá của bạn trên cơ sở thúc đẩy sự tăng trưởng và đa dạng mà không bị lấn át bởi nền văn hoá du nhập.

Chủ nghĩa sàng lọc thực sự là một quá trình đã có từ rất lâu. Đơn cử như là, trở về thời tiền sử, khi các nền văn hoá địa phương trước sự xâm nhập của văn hoá cổ Hy Lạp và cố gắng tiếp thu những nét nổi bật nhất mà không bị lấn át bởi nó. Đạo Do thái là một ví dụ điển hình về một nền văn hoá tôn giáo đã tiếp thu ảnh hưởng từ nhiều nước khác nhau qua nhiều thế hệ mà vẫn không hề mất đi bản sắc của mình. Thày giáo của tôi Tzvi Marx, một học giả giảng dạy luật pháp Do thái lưu ý rằng, khi người Do thái lần đầu tiên đụng độ với người Hy Lạp trong thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, một nét văn hoá được tiếp thu hoàn toàn vào nền văn hoá Do thái đó là logic Hy Lạp và đã được vận dụng trong phương pháp học kinh thánh và luật pháp Do thái ngày nay.

“Sự tiếp thu logic Hy Lạp này được thực hiện tương đối dễ dàng bởi vì nó có liên quan về mặt tổ chức với những học giả giảng dạy luật pháp Do thái và kinh thánh”. Marx cho biết. “Dấu hiệu của một sự tiếp thu tốt là khi một xã hội có thể lấy một thứ gì đó từ bên ngoài, áp dụng nó theo cách của mình, làm phù hợp nó trong khuôn khổ của mình và quên rằng nó có được du nhập từ bên ngoài vào. Điều này xảy ra khi nền văn hoá bên ngoài được tiếp thu có một nét gì đó tương đồng với nền văn hoá của nước bạn, nhưng có thể không được phát triển một cách đầy đủ và việc đụng độ với tác nhân kích thích từ bên ngoài thực sự làm giàu thêm nét văn hoá đó và giúp cho nó phát triển.” Đó chính là sự tiến hoá của các loài và các nền văn hoá.

Cùng lúc với người Do thái tiếp thu logic Hy Lạp, họ cũng tiếp thu cả cách tán dương con người của Hy Lạp. Ở đây không đề cập đến sự xâm nhập trước của Hy Lạp với Eros và thuyết đa thần giáo. Người Do thái không tiếp thu những ảnh hưởng này. Chúng được nhìn nhận dưới góc độ trái ngược và duy trì sự trái ngược này. Người Hy Lạp thích nhìn thấy vận động viên thể dục trần truồng. Còn người Do thái thì không và không bao giờ tiếp thu nét này của văn hoá Hy Lạp. Những người đã làm điều này thì được mọi người đem ra so sánh và chê bai rằng đã đánh mất lý trí. Cuối cùng, có những thứ mà người Hy Lạp đã ăn và phong cách ăn mặc đã được người Do thái tiếp thu một cách có chọn lọc và tỏ ra rất thích thú bởi vì sự khác biệt, nhưng không bao giờ tự làm nó. Để dùng một thuật ngữ ngớ ngẩn thì đó là: Họ không từ bỏ bát súp matzo để ăn souvlaki, nhưng họ sẽ ăn souvlaki và thưởng thức nó như một món mới.

Chủ nghĩa sàng lọc có lợi luôn luôn là một quá trình “thử và mắc lỗi”, nhưng đó là một điều cần thiết. Trong một thế giới mà ở đó có quá nhiều bức tường, hàng rào và hầm hào bảo vệ đã được gỡ bỏ và sẽ tiếp tục bị xoá bỏ, những nền văn hoá có khả năng sàng lọc tốt sẽ có một lợi thế thực sự và những nền văn hoá không có khả năng này cần phải học cách làm điều đó. Một vài nền văn hoá rõ ràng không phải là những nhà sàng lọc tốt và điều này làm cho toàn cầu hoá trở nên vô cùng nguy hiểm đối với họ. Khi các nước hay các nền văn hoá không có khả năng sàng lọc, bạn sẽ chọn cách đối phó của những người theo trào lưu chính thống Hồi giáo Taliban ở Afganistan: Họ sợ chạm trán với toàn cầu hoá bởi vì họ sợ rằng tất cả mọi thứ sẽ chấm hết do lỗi lầm mắc phải và nền văn hoá của họ sẽ bị chôn vùi, do đó họ chỉ kéo mạng che mặt xuống trong phạm vi nước mình, hoặc cố gắng xây lên những bức tường ngày một cao hơn. Tuy nhiên, những bức tường này chắc chắn sẽ bị chọc thủng bởi quần thể điện tử và khi điều đó xảy ra, người dân bắt đầu mất đi bản sắc của chính mình, họ sẽ không bị đem ra so sánh ngay trong nước họ. Đất nước của riêng họ sẽ chỉ trở thành một nơi mà cho các nước khác và các nền văn hoá khác đi qua.

Có một mối đe doạ khác. Đó là, một vài nền văn hoá có thể nghĩ rằng họ đang toàn cầu hoá trên phương diện tốt nhất, song trên thực tế, họ đang bị so sánh và đánh mất bản sắc trên một khía cạnh ảo và chậm. Một ví dụ cũ mèm và nhàm chán song là hiển nhiên đó là cách các cửa hàng McDonald’s Nhật Bản đã được tiếp thu bởi nền văn hoá và kiến trúc Nhật Bản như thế nào. Với 2.000 nhà hàng ở Nhật Bản, McDonald’s Nhật Bản, theo tiếng Nhật gọi là “Makadonaldo” là tư cách hội viên McDonald’s lớn nhất bên cạnh Mỹ. McDonald’s Nhật Bản đã rất thành công trong việc hội nhập vào Nhật Bản mà câu chuyện được kể lại là một cô bé Nhật Bản, người đã đến Los Angeles, ngó nghiêng và nhìn thấy một vài cửa hàng McDonalds, cô bé liền kéo tay mẹ và nói: “Mẹ ơi, nhìn kìa, ở đây có cũng có McDonald’s.” Bạn có thể cho rằng cô bé đang rất ngạc nhiên khi thấy McDonald’s là một công ty của Mỹ, thực sự không phải là một công ty của Nhật. (Người cao tuổi ở Nhật Bản đã đặt lại tên Ronald McDonald “Donald McDonald” để làm cho người Nhật Bản dễ phát âm hơn). James Cantalupo, chủ tịch tập đoàn McDonalds’ quốc tế cho tôi biết “Anh không có 2000 câu chuyện ở Nhật bằng cách nhìn nhận như một công ty Mỹ. Hãy nhìn xem, McDonald’s phục vụ thịt, bánh mỳ và khoai tây. Họ ăn thịt, bánh mỳ và khoai tây ở khắp nơi trên thế giới. Đó chính là cách anh trình bày nó và kinh nghiệm anh thu được.”

Sự thật là cô bé Nhật Bản trong câu chuyện này không biết rằng McDonald’s đến từ Chicago và đã được sáng lập bởi một người có tên là Ray Kroc, một người không có tí gì là Nhật Bản, đối với tôi là dấu hiệu của một sự sàng lọc không lành mạnh. Một nét gì đó cần được xem như một điều khác biệt – Big Mac – và thậm chí cần được thưởng thức bởi vì nó có khác biệt, thì lại không được thực hiện như vậy. Một sự sàng lọc không chuẩn xảy ra khi bạn tiếp thu một điều gì đó không thuộc văn hoá của mình mà nó không tương đồng với bất cứ một nét nào trong nền văn hoá của bạn, nhưng bạn đã mất đi quá nhiều cảm giác về nền văn hoá của mình và bạn nghĩ rằng nó phù hợp. Tzvi Marx nói: “Trong y học có nói rằng một con đường vi rút ung thư xâm nhập vào tế bào là bằng cách cải trang chính nó để tế bào không biết và nghĩ rằng ung thư là một phần của mình – cho đến khi quá muộn và tế bào ung thư đã lan ra khắp các phân tử tế bào và tất cả các tế bào đã bị phá huỷ.” Điều này có thể xảy ra - với chủ nghĩa sàng lọc hoạt động như một vi rút ung thư, lừa gạt bạn theo lối suy nghĩ là nó thuộc về bạn, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Tôi rất vui khi biết có McDonald’s ở Nhật Bản và tôi cũng rất vui khi biết có sushi bar ở gần nhà tôi ở Bethesda. Tôi vui vì cô bé Nhật Bản kia thích McDonald’s cũng giống như thích món sushi. Nhưng điều quan trọng là cô bé Nhật Bản này thích nó bởi vì có sự khác biệt, không phải bởi vì cô bé bị lừa phỉnh vào suy nghĩ rằng nó thực sự là của Nhật Bản. Khi điều đó xảy ra, sự đồng nhất chỉ xung quanh luận điểm này. Khi điều đó xảy ra, sẽ có mỗi cơ hội mà cô bé Nhật Bản này cuối cùng sẽ mất cảm giác với những gì thực sự là Nhật Bản và một ngày nào đó cô bé sẽ thức dậy giống như tế bào kia và phát hiện ra rằng cô đã bị xâm chiếm và không còn gì là của bản thân cô và nền văn hoá của cô ở lại.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương