BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)



tải về 96.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích96.89 Kb.
#25

BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT THIẾT BỊ GIẢI MÃ TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT SET – TOP BOX (STB)

Mã số: 38-12 - KHKT - TC

HÀ NỘI – 6/2012


THUYẾT MINH DỰ THẢO

RÀ SOÁT, CẬP NHẬT VÀ CHUYỂN ĐỔI TIÊU CHUẨN NGÀNH SANG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Mã số: 90 - 10 - KHKT - TC

HÀ NỘI – 8/2010



Mục lục

1Đặt vấn đề 3

1.1 Sơ lược truyền hình số mặt đất 3

1.2 Sơ lược về thiết bị STB 3

1.2.1 Cấu trúc và hoạt động của STB 4

1.2.2 Chức năng các khối 5

Các chuẩn truyền hình số mặt đất đang áp dụng tại Việt Nam 7

1.3 Tiêu chuẩn DVB-T 7

1.4 Tiêu chuẩn DVB-T2 8

Tình hình chuẩn hóa STB cho truyền hình mặt đất tại Việt Nam 8

Tình hình chuẩn hóa STB cho truyền hình mặt đất tại các quốc gia và các tổ chức quốc tế 1

1.5 Các tổ chức quốc tế 1

1.5.1 ITU (International Telecommunication Union) 1

1.5.2 IEC/ISO (International Electrotechnical Commission/International Standard Organization) 1

1.5.3 Tiêu chuẩn ETSI (European Telecommunications Standards Institute) 3

1.6 Các tổ chức khu vực, quốc gia 4

1.6.1 Tổ chức Nordig 4

1.6.2 DTG – Digital TV Group 5

1.6.3 DTGVi 5

1.6.4 Các nước ASEAN 5

1.6.5 Tiêu chuẩn STB tại một số quốc gia 6

Lý do, mục đích và phạm vi xây dựng quy chuẩn 1

1.7 Lý do xây dựng quy chuẩn 1

1.8 Mục đích 1

1.9 Phạm vi áp dụng 1

Hình thức xây dựng và nội dung bộ quy chuẩn 1

1.10 Hình thức xây dựng 1

1.11 Nội dung bộ quy chuẩn 1

1.12 Một số điểm cân nhắc cần trao đổi, xin ý kiến 2



THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
  1. Đặt vấn đề

1.1Sơ lược truyền hình số mặt đất


Truyền hình số quảng bá mặt đất là hệ thống truyền hình sử dụng công nghệ số để cung cấp số lượng kênh truyền nhiều hơn với chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt hơn dưới hình thức phát quảng bá tới ăng ten thu thông thường thay vì phải sử dụng chảo vệ tinh hay cáp nối. Để thu được tín hiệu truyền hình số phát quảng bá, khách hàng cần sử dụng thiết bị giải nén và giải mã số Set-Top-Box (STB). STB có thể là thiết bị độc lập hoặc thiết bị được tích hợp cùng với máy thu hình (iDTV).

Truyền hình số và tương tự khác nhau ở dạng thông tin được truyền từ máy thu dến máy phát. Nói một cách đơn giản là trong truyền hình tương tự tín hiệu có dạng sóng liên tục trong khi đó trong truyền hình số tín hiệu có dạng là các bit thông tin rời rạc.

Ưu điểm lớn nhất của hệ thống truyền hình số mặt đất quảng bá là sử dụng băng tần số hiệu quả và công suất bức xạ nhỏ hơn so với truyền hình tương tự. Ngoài ra truyền dẫn số còn có thể tự phát hiện và sửa lỗi.

Một ưu điểm khác của truyền hình số là khả năng tổ chức hệ thống dưới dạng mạng đơn tần SFN. SFN cho cho phép các máy phát hình số trong một khu vực phát trên cùng một kênh, tiết kiệm tài nguyên tần số của quốc gia.

Trong truyền hình nói chung và truyền hình số nói riêng, việc nén ảnh là một trong nhhững khâu rất quan trọng. Tín hiệu truyền hình hiện nay được nén sử dụng hệ thống MPEG. Những luồng dữ liệu là luồng bit MPEG được nén cho phép hệ thống có thể truyền được nhiều chương trình qua kênh truyền hình có độ rộng băng 8 MHz.

Hiện nay, trên thế giới tồn tại ba chuẩn cho hệ thống truyền hình số quảng bá mặt đất: ATSC của Mỹ, DVB-T của Châu Âu và ISDB-T của Nhật Bản.

Hệ thống truyền hình số quảng bá được triển khai ở Mỹ là hệ thống sử dụng điều chế 8VSB cho quảng bá mặt đất được chuẩn hoá bởi ATSC.

Hệ thống ISDB-T của Nhật Bản được chuẩn hoá bởi ARIB.

So với hai chuẩn trên, chuẩn DVB của Châu Âu có tính phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. DVB-T hỗ trợ rất nhiều loại hình dịch vụ bao gồm các dịch vụ SDTV và HDTV, các dịch vụ truyền hình số di động, …

1.2Sơ lược về thiết bị STB


Hệ thống truyền hình kỹ thuật số nói chung và hệ thống truyền hình kỹ thuật số mặt đất nói riêng yêu cầu một thiết bị chuyển đổi (đầu thu tín hiệu truyền hình kỹ thuật số mặt đât Set Top Box – STB) hoặc một modul tích hợp ngay trong ti vi (với các bộ Tivi số) để giải mã tín hiệu số đã được phát sóng.

STB dùng để thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T/T2 có các chức năng chính như sau:

Khôi phục dòng tín hiệu truyền tải tổng hợp - MPEG-2 TS từ tín hiệu truyền hình kỹ thuật số đã phát;

Khôi phục dòng tín hiệu các thành phần video và audio đã nén của chương trình truyền hình từ dòng truyền tải tổng hợp MPEG-2 TS;

Giải mã các dòng tín hiệu Video và Audio đã nén;

Đồng bộ tín hiệu video/audio đã giải nén và hiển thị chương trình.


1.2.1Cấu trúc và hoạt động của STB


C
ấu trúc của STB được trình bày trong Hình 1 -1.

Hình 1 1. Cấu trúc chung của bộ giải mã

Tín hiệu RF đầu vào được đưa vào Tuner để đổi tần xuống IF. Sau đó, tín hiệu này được đưa vào khối giải điều chế để giải điều chế. Đầu ra của khối giải điều chế được đưa sang khối giải mã video và audio sau đó tín hiệu được đưa ra thiết bị hiển thị.

Để toàn bộ hệ thống hoạt động được phải cần thêm khối điều khiển đề điều hành mọi thao tác và khối đồng bộ để đồng bộ hoạt động giữa các khối với nhau.

Về cơ bản, một STB thông dụng có thể được chia thành các khối sau:

Hộp kênh – Tuner;

Bộ giải điều chế;

Bộ giải mã tín hiệu video/audio (Decoder);

Khối đồng bộ;

Khối điều khiển.


1.2.2Chức năng các khối

1.2.2.1Khối giải điều chế


Khối giải điều chế thực hiện chức năng nhận tín hiệu cao tần (VHF/UHF), xử lý tín hiệu này, kết quả của quá trình xử lý ban đầu này là tín hiệu trung tần (IF), tín hiệu IF này sẽ tiếp tục được xử lý tiếp đó trong bộ giải điều chế (De-modulator).

Bộ giải điều chế xử lý tín hiệu IF từ Tuner (hộp kênh), giải mã sửa sai FEC khôi phục dòng truyền tải MPEG-2 TS của tín hiệu đã nhận này. Dòng MPEG-2 TS này tiếp tục được đưa đến xử lý trong bộ giải mã của STB (STB decoder).


1.2.2.2K
hối giải ghép kênh


Hình 1 2. Sơ đồ bộ giải mã STB

Khối giải ghép kênh là một thành phần trong bộ giải mã STB như trên Hình 1 -2, có chức năng nhận đầu vào là dòng TS từ đầu ra của khối giải điều chế để tiến hành giải ghép kênh để chọn ra chương trình theo yêu cầu của người sử dụng để chuyển đến bộ giải mã video và audio.


1.2.2.3Khối giải mã Video


Khối giải mã video nhận dữ liệu là các gói video từ đầu ra của bộ giải ghép kênh, sắp xếp các gói này theo đúng thứ tự và thực hiện giải nén theo chuẩn MPEG-2 hoặc MPEG-4 để khôi phục lại tín hiệu Video ban đầu để truyền sang khối hiển thị.

1.2.2.4Khối giải mã Audio


Khối giải mã audio nhận các gói audio từ đầu ra của bộ giải ghép kênh, sau đó sắp xếp các gói này theo đúng thứ tự và thực hiện giải nén theo chuẩn nén âm thanh yêu cầu. Ngoài ra, để hỗ trợ các máy thu hình chỉ có đầu vào âm thanh RCA, bộ giải mã âm thanh còn có thể downmix tín hiệu audio.

1.2.2.5Khối đồng bộ


Khối đồng bộ có chức năng khôi phục tín hiệu đồng bộ của luồng chương trình để cung cấp đồng bộ cho hệ thống. Ngoài ra, khối đồng bộ còn thực hiện việc khôi phục đồng hồ chương trình để thực hiện giải mã tín hiệu âm thanh, hình ảnh và đồng bộ giữa chúng.

Khối này sử dụng bộ dao động với tần số 27MHz được tạo ra bởi bộ tạo xung nhịp vòng lặp khoá pha (PLL-phase locked loop) và từ đó cung cấp bộ đếm STC. Khi một giá trị PCR đến được trích bởi bộ tách dòng TS (de-multiplexer TS) của STB, PCR này lập tức được so sánh tới một snapshot của bộ đếm STC tại thời gian đến.

Kết quả của phép so sánh này cho phép xác định độ sai lệch giữa hai mẫu (mẫu từ PCR và mẫu từ đồng hồ hệ thống của STB). Độ sai lệch này được sử dụng để điều chế vòng lặp khóa pha 27MHz (27MHz PLL), từ đó cung cấp vòng lặp phản hồi về khóa định thời hệ thống của STB. Thời gian hệ thống STB được đồng bộ với thời gian tại bộ MPEG 2 Encoder.

Quá trình đồng bộ Audio/Video hay “lip-sync” được thực hiện trong các đơn vị bộ giải điều chế. Các giá trị PTS của dòng Audio và PTS của dòng Video được mang trong PES header tương ứng là giá trị chỉ rõ thời gian mà các thành phần tương ứng được trình diễn (các ảnh Video và các frame audio). Quá trình đồng bộ “lip-sync” này được thực hiện trên cơ sở điều chỉnh thời gian trình diễn của ảnh video hay của frame audio.


1.2.2.6Khối điều khiển


Khối điều khiển thực hiện chức năng điều khiển chung toàn bộ hoạt động của hệ thống như giải điều chế, giải ghép kênh, giải mã video/audio, các hiển thị, các thao tác điều khiển và các tác vụ khác. Đối với các chương trình truyền hình trả tiền, khối điều khiển còn có khả năng giải mã bảo mật của các chương trình bị khóa mã.

Các chuẩn truyền hình số mặt đất đang áp dụng tại Việt Nam


Hiện nay, tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình số đang áp dụng hai tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thuộc họ chuẩn DVB: DVB-T (VTC) và DVB-T2(AVG, VTV). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 2451-QĐ-TTg vào tháng 12/2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Theo đó, Đề án quy định từ 01-01-2013, các thiết bị thu truyền hình số được sản xuất và nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG4 có hỗ trợ thu MPEG2. Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T và các phiên bản tiếp theo.

 

1.3Tiêu chuẩn DVB-T


Hệ thống DVB-T cho phép phát các dịch vụ SD (sử dụng mã hoá MPEG-2) và các dịch vụ HD (sử dụng mã hoá MPEG-4) cùng các dữ liệu khác trong một dòng truyền tải (MPEG-2 TS). DVB-T mô tả kiến trúc đóng gói (Framing Structure), mã hoá kênh

(Channel Coding), và quá trình điều chế (Modulation) chi tiết trong tiêu chuẩn ETSI EN 300 744. DVB-T hỗ trợ độ rộng kênh truyền (bandwidth) có thể là 5 MHz, 6 MHz, 7 MHz, và 8 MHz. Tại Việt Nam sử dụng kênh có độ rộng 8 MHz.

Một số tham số kĩ thuật cơ bản của DVB-T bao gồm:

Mã sửa sai FEC dạng turbo với bộ mã hóa ngoài Reed-Solomon (204, 188) có thể sửa tối đa 8 byte lỗi trong mỗi packet 188 bytes; và mã nội sử dụng mã vòng xoắn Convolutional Code (hay còn gọi là FEC) với các tỷ lệ: 1/2, 2/3, 3/4, 5/6, và 7/8;

Giản đồ điều chế: QPSK, 16-QAM, 64-QAM;

Dữ liệu truyền được tổ chức thành các Frame, và các SuperFrame, một SuperFrame được tạo thành từ 4 Frame. Mỗi Frame gồm 68 Blocks, và mỗi Block có thể có 1512, hay 3024, hay 6048 symbols tuỳ thuộc vào Mode điều chế 2k, 4k, hay 8k;

Kỹ thuật điều chế OFDM, với các mode: 2k (2048 sóng mang), 4k (4096 sóng mang), hoặc 8k (8192 sóng mang);

Khoảng bảo vệ - Guard Interval: 1/4, 1/8, 1/16, và 1/32;

Các tín hiệu báo hiệu (tín hiệu Pilot và các tín hiệu TPS): mang các thông tin truyền phát. Cung cấp các thông tin này tới phía thu, cho phép phía thu tự động xác định tín hiệu đã phát (tuỳ thuộc vào đầu thu có hỗ trợ hay không).

1.4Tiêu chuẩn DVB-T2


DVB-T2 một chuẩn mới trong họ tiêu chuẩn DVB được phát triển dành cho truyền hình số mặt đất với mục đích tăng khả năng sử dụng băng tần, tăng dung lượng dữ liệu có thể truyền cũng như cải tiến chất lượng tín hiệu. Trong các điều kiện thu tương đương so với DVB-T, DVB-T2 tăng dung lượng 30%, thậm chí trong một số trường hợp có thể tăng tới 65%. Hiệu quả đạt được này nhờ vào các cải tiến từ các đặc trưng lớp vật lý, tới cấu hình mạng, cũng như tối ưu quá trình thực thi để đạt được bộ thông số tối ưu cho các kênh truyền.

Chi tiết cấu trúc khung (Frame Structure), mã hoá kênh (Channel Coding), và quá trình điều chế được mô tả trong tiêu chuẩn ETSI EN 302755.


Tình hình chuẩn hóa STB cho truyền hình mặt đất tại Việt Nam


Tại Việt Nam, trên thị trường đang tồn tài 2 loại thiết bị thu thu tích hợp giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất đó là:

Các thiết bị do nhà cung cấp dịch vụ cung cấp và quản lý;

Các thiết bị trôi nổi trên thị trường đa phần xuất xứ từ Trung Quốc hoặc không rõ ràng;

Một số model TV đời mới có tích hợp bộ thu phát truyền hình số.

Như vậy, các thiết bị thu tích hợp giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất trên thị trường Việt Nam hiện đang không được quản lý và chất lượng cũng rất khác nhau vì chưa có quy chuẩn cho chủng loại thiết bị này, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng, uy tín thương hiệu của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế của đất nước. Vì vậy cần phải có phương án cụ thể để quản lý chất lượng các thiết bị này nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của doanh nghiệp và trợ giúp cho công tác quản lý nhà nước.

Theo lộ trình số hóa của chính phủ, đến năm 2020 Việt Nam sẽ chấm dứt

quá trình chuyển đổi truyền hình tương tự mặt đất sang số, theo đó phương thức thu xem truyền hình tương tự mặt đất cũng phải chuyển đổi sang phương thức thu xem truyền hình số mặt đất để đảm bảo mọi người dân có thể xem truyền hình kỹ thuật số mặt đất. Như vậy cần có một số lượng lớn “thiết bị thu và giải mã truyền hình số mặt đất” để đảm bảo cho quá trình chuyển đổi diễn ra thành công.

Tình hình chuẩn hóa STB cho truyền hình mặt đất tại các quốc gia và các tổ chức quốc tế


Hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T/DVB-T2 là hệ thống thông tin vô tuyến đầy đủ, liên quan đến nhiều yếu tố kĩ thuật. Quy định, tiêu chuẩn đối với thiết bị STB nói riêng sử dụng trong dịch vụ truyền hình quảng bá miễn phí (FTA – Free To Air) thường bao gồm các yếu tố sau:

Yêu cầu kĩ thuật để STB thu và giải mã được tín hiệu phát quảng bá FTA theo chuẩn DVB-T, DVB-T2;

Yêu cầu kĩ thuật phần giải nén video, audio của STB thu tín hiệu DVB-T, DVB-T2;

Yêu cầu kĩ thuật để STB thu được dòng truyền tải TS được phát bởi hệ thống quảng bá;

Yêu cầu kĩ thuật để STB thu và giải mã, hiển thị được thông tin hệ thống, dịch vụ, phụ đề;

Yêu cầu kĩ thuật đối với một số đặc trưng, tiện ích cơ bản hỗ trợ người sử dụng của STB.

Tất cả các yếu tố kĩ thuật nói trên của STB được qui định bởi các tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và các quốc gia.


1.5Các tổ chức quốc tế

1.5.1ITU (International Telecommunication Union)


ITU đưa ra yêu cầu chung về hệ thống truyền hình nhưng không đưa ra các đặc trưng riêng của truyền hình số mặt đất. Hai tài liệu chung của ITU liên quan bao gồm:

ITU report 624-4, "Characteristics of Television Systems": Báo cáo trình bày các đặc tính chung của hệ thống truyền hình.

ITU-R BT.601 (CCIR), "Studio Encoding Parameters of Digital Television for Standard 4:3 and Wide-Screen 16:9 Aspect Ratio": Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu về các tham số mã hoá tín hiệu truyền hình số tiêu chuẩn 4:3 và màn ảnh rộng 16:9.

1.5.2IEC/ISO (International Electrotechnical Commission/International Standard Organization)


Tiêu chuẩn liên quan đến STB thu truyền hình số DVB-T/T2 liên quan đến hai lĩnh vực chính:

Các chuẩn kết nối, giao diện;

Các chuẩn tín hiệu âm thanh, hình ảnh.

Tiêu chuẩn IEC cho các giao diện vật lý cũng như các chuẩn kết nối vật lý và điều khiển liên quan đến thiết bị STB bao gồm:

IEC 60169-2, part 2 Radio-frequency connectors. Part 2: Coaxial unmatched connector

IEC 60958 Digital Audio Interface

IEC 61937 Digital audio – Interface for non-linear PCM encoded audio bitstreams applying IEC 60958 [21]

IEC 60603-14 Connectors for frequencies below 3 MHz for use with printed boards – Part 14: Detail specification for circular connectors for low-frequency audio and video applications such as audio, video and audio-visual equipment.

Tiêu chuẩn IEC cho các chuẩn audio – video được hệ thống truyền hình số mặt đất sử dụng bao gồm:

ISO/IEC 14496-10 Information technology — Coding of audio-visual objects — Part 10: Advanced Video Coding

ISO/IEC 13818-1 Information technology - Generic coding of moving pictures and associated audio information: Systems.

ISO/IEC 13818-2 Information technology - Generic coding of moving pictures and associated audio information - Part 2: Video

IEC 60958 Digital Audio Interface

IEC 61937 Digital audio – Interface for non-linear PCM encoded audio bitstreams applying IEC 60958 [21]

IEC 62216-1 Digital terrestrial television receivers for the DVB-T system – Part 1: Baseline receiver specification

ISO/IEC 14496-3 ISO/IEC: Information technology -- Coding of audio-visual objects -- Part 3: Audio, 2005



Nhận xét:

Chuẩn IEC/ISO về giao diện đưa ra các yêu cầu kĩ thuật cụ thể đối với các giao diện và thường được các tiêu chuẩn liên quan tham chiếu, viện dẫn đầy đủ;

Chuẩn IEC/ISO về mã hóa video, audio đưa ra các yêu cầu cụ thể về kĩ thuật nén video, audio, các option có thể hỗ trợ. Do tiêu chuẩn của IEC/ISO về các lĩnh vực này khá rộng và đầy đủ, các tiêu chuẩn về thiết bị audio, video thương trích dẫn một phần qui định đối với audio, video mà không trích dẫn đầy đủ. Hơn nữa, khi các tín hiệu được truyền qua hệ thống thông tin nói chung và hệ thống DVB-T/DVB-T2 nói riêng, chuẩn IEC/ISO thường được sử dụng phối hợp với một tiêu chuẩn khác qui định về phương thức truyền dẫn các tín hiệu audio, video.

1.5.3Tiêu chuẩn ETSI (European Telecommunications Standards Institute)


ETSI có vai trò quan trọng trong việc phát triển hàng loạt các tiêu chuẩn và các tài liệu kĩ thuật khác về truyền hình kỹ thuật số mặt đất:

ETSI EN 300 744 V1.6.1: Digital Video Broadcasting (DVB): Framing Structure, channel coding and modulation for digital terrestrial televisions:

Tiêu chuẩn này đưa ra chuẩn về cấu trúc khung, mã hoá kênh và điều chế cho hệ thống truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn đưa ra các mức ngưỡng chất lượng tham khảo (kết quả từ mô phỏng) để thiết bị STB có thể thu và giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T;

ETSI EN 300 468 V1.11.1: Digital Video Broadcasting (DVB): Specification for Service Information (SI) in DVB systems:

Tiêu chuẩn này đưa ra chuẩn về thông tin dịch vụ cho hệ thống truyền hình kỹ thuật số.

ETSI EN 300 743 V1.2.1: Digital Video Broadcasting (DVB): Subtitling Systems:

Tiêu chuẩn này đưa ra chuẩn về phụ đề cho hệ thống truyền hình kỹ thuật số;

ETSI TR 101 154 V1.6.1: Digital Video Broadcasting (DVB): Implementation Guidlines for the use of MPEG-2 systems, video and audio in satellite, cable and terrestrial broadcasting:

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn thiết lập với hệ thống MPEG-2, hình và tiếng cho truyền hình vệ tinh, cáp và số mặt đất;

ETSI 302 755 V1.3.1 (04/2012), Digital Video Broadcasting: Frame structure channel coding and modulation for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2):

Tiêu chuẩn này đưa ra chuẩn về cấu trúc khung, mã hoá kênh và điều chế cho hệ thống truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2.

ETSI TS 102 831 (10/2010): Implementation guidelines for a second generationdigital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2):

Tiêu chuẩn bao gồm qui định cách xác định các mức ngưỡng chất lượng tham khảo (kết quả từ mô phỏng) để thiết bị STB có thể thu và giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2;

DVD Bluebook A133 (02/2012): Implementation guidelines for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2):

Tài liệu phối hợp giữa ETSI và nhóm phát triển DVB đưa ra hướng dẫn, giải thích và khuyến nghị hướng áp dụng, lựa chọn tham số cho hệ thống DVB-T2.

Nhận xét:

Nói chung, tiêu chuẩn liên quan của ETSI về DVB-T, DVB-T2 được các nước, khu vực áp dụng nguyên vẹn, trừ phần các ngưỡng chất lượng mang tính chất tham khảo. Các ngưỡng trong tiêu chuẩn của ETSI được xác định bằng mô phỏng và chưa tính đến ảnh hưởng khi triển khai trên thực tế (kênh truyền, điều kiện đo, ảnh hưởng của tạp âm máy thu, sai số ước lượng kênh, …). Khi áp dụng các ngưỡng, các tổ chức tiêu chuẩn khu vực, quốc gia thường phải đưa thêm các yêu cầu dự trữ thực tế, dẫn đến các mức ngưỡng chất lượng yêu cầu của khu vực, quốc gia thấp hơn so với ngưỡng tham khảo của ETSI.


1.6Các tổ chức khu vực, quốc gia

1.6.1Tổ chức Nordig


Là tổ chức chuyên đưa ra các tiêu chuẩn liên quan đến truyền hình số cho các nước thuộc khu vực Bắc Âu bao gồm các thành viên là các nhà khai thác truyền hình và cung cấp dịch vụ truyền hình. Các phép đo đều dành cho nhà sản xuất và do nhà sản xuất tiến hành sau đó đệ trình lên Nordig và sẽ có giám sát của Nordig nếu cần thiết. Tài liệu do Nordig cung cấp có nhiều phiên bản khác nhau, các phiên bản sau đều là cập nhật của phiên bản trước đó, các tài liệu do Nordig cung cấp mới nhất là:

NorDig Unified ver 2.3 : NorDig Unified Requirements for Integrated Receiver Decoders for use in cable, satellite, terrestrial and IP-based networks. Đây là tài liệu đưa ra các yêu cầu tối thiểu đối với bộ thu tích hợp giải mã truyền hình số nói chung và truyền hình số mặt đất nói riêng. Tài liệu này đề cập khá chi tiết các yêu cầu, kiến trúc về phần cứng, phần mềm và các tính năng cơ bản đối với bộ thu tích hợp giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất.

NorDig Unified Test specification, ver 1.0.3 : Unified NorDig Test Specifications for Integrated Receiver Decoders for use in cable, satellite, terrestrial and IP-based networks. Đây là tài liệu, định nghĩa và hướng dẫn thực hiện các phép đo và trình tự đo để xác định, kiểm tra các tham số của bộ thu tích hợp giải mã truyền hình số theo các yêu cầu đặt ra.

Các tiêu chuẩn của tổ chức Nordig đưa cho bộ thu tích hợp giải mã truyền hình số nói chung và truyền hình số mặt đất nói riêng là tiêu chuẩn cho nhà sản xuất và các nhà cung cấp tín hiệu truyền hình. Hệ thống tiêu chuẩn của Nordig được chấp nhận ở khu vực Bắc Âu và tập trung chính vào họ chuẩn DVB, do vậy đây là bộ tài liệu rất hữu ích để nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu, tham khảo để xây dựng nên các tiêu chuẩn cho bộ thu tích hợp giải mã truyền hình số mặt đất phù hợp với yêu cầu và điều kiện của Việt Nam. Tiêu chuẩn của Nordig cũng được khá nhiều quốc gia tham khảo, áp dụng. Tuy nhiên, một số yêu cầu trong Nordig khá cao cũng như Nordig qui định toàn bộ các yêu cầu đối với các loại hình dịch vụ cao cấp, truyền hình thu phí, … nên khi lựa chọn, phần lớn các nước đều có điều chỉnh, bổ sung hoặc lược bỏ tham số.

Nordig cũng qui định phần mềm phát triển của STB theo MHP. Đây là phần mềm đầy đủ và mở nhất, tuy nhiên việc áp dụng sẽ tăng kinh phí bản quyền và có thể gây tranh cãi từ phía các đơn vị phát triển hệ thống về bảo mật, bí mật công nghệ, … nên chỉ có thể áp dụng khi đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng một cách thấu đáo, toàn diện.

1.6.2DTG – Digital TV Group


Tổ chức DTG đưa ra tài liệu là D-Book, được quốc gia đi đầu về truyền hình số mặt đất là Vương quốc Anh sử dụng. Về cơ bản D-book tuân theo DVB, cũng giống như NorDig, D-book cũng đưa ra các yêu chi tiết cho thiết bị thu tích hợp giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất cũng như các yêu cầu đối với cách nhà cung cấp tín hiệu truyền hình số mặt đất. Hơn nữa, do phát triển chủ yếu bởi quốc gia đi đầu công nghệ, có điều kiện về kĩ thuật, thiết bị, con người, … nên D-book còn đưa thêm các yêu cầu cũng như giới hạn một số tài nguyên, chế độ phát hình mà các tổ chức khác chưa qui định.

Theo D-Book, chỉ ra chi tiết từng tính năng và các yêu cầu của thiết bị để triển khai trên thực tế và thực tế đã được BBC triển khai ở Vương quốc Anh.


1.6.3DTGVi


Tổ chức này cũng đưa ra tài liệu cũng có tên là D-Book. Về cơ bản tài liệu này

tuân theo tiêu chuẩn DVB. Tài liệu cũng nêu ra chi tiết từng tính năng và các yêu

cầu của thiết bị đều được chỉ ra chi tiết để triển khai trên thực tế. Cũng giống như

NorDig và D-book của DTG, tài liệu này cũng định nghĩa rõ các loại thiết bị thu

tích hợp giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất (profile) và đưa ra các yêu cầu cụ

thể cho từng loại. Tiêu chuẩn này này được áp dụng phổ biến tại Ý.


1.6.4 Các nước ASEAN


Cũng giống như Nordig và D-book, các nước Asean cũng đang soạn thảo ra tài liệu tiêu chuẩn cho khu vực có tên: ‘Specifications for Basic SD Receivers in ASEAN’, ‘Specifications for Basic HD Receivers in ASEAN’. Đây là hai bộ tài liệu được soạn để tạo ra các yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị thu tích hợp giải mã tín hiệu truyền hình số và được chia theo từng loại dịch vụ (SD và HD). Hiện hai bộ tài liệu này vẫn đang trong quá trình soạn thảo và thống nhất giữa các nước Asean nhằm đưa đạt được một tiêu chuẩn chung cho khu vực tuy nhiên về cơ bản thì bộ tài liệu này cũng dựa trên họ tiêu chuẩn DVB.

1.6.5Tiêu chuẩn STB tại một số quốc gia


Trừ tiêu chuẩn Nordig và DTG D-book, phần lớn các quốc gia qui định chuẩn STB để thiết bị hoạt động với hệ thống phát FTA.

Nhóm thực hiện đã tập hợp được một số tài liệu, qui định liên quan được các quốc gia áp dụng: Nga, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Slovenia, Phần Lan, Singapore, Kenya, Tanzania, New Zealand, Malaysia, …

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá các tài liệu, tiêu chuẩn được các quốc gia qui định, nhóm thực hiện có một số nhận xét như sau:

Tiêu chuẩn quốc gia thường qui định với dịch vụ truyền hình miễn phí FTA;

Một số quốc gia có giới hạn về số lượng, tham số cụ thể của mode phát hình, nhưng đều yêu cầu STB phải thu được tất cả các mode có thể có được qui định trong tiêu chuẩn DVB-T/T2;

Phần mềm của thiết bị STB thường không được qui định trong tiêu chuẩn hiện tại về STB. Khi có qui định, phần mềm của thiết bị thường được lựa chọn là MHP hoặc MHEG-5;

Mức ngưỡng chất lượng yêu cầu đối với STB và phương pháp đo kiểm tra thường được điều chỉnh thấp hơn so với các yêu cầu tham khảo của ETSI do tính đến thực tế triển khai và các giới hạn kĩ thuật hiện tại của thiết bị;

Mặc dù phần lớn các tiêu chuẩn qui định đối với FTA nhưng để hỗ trợ yêu cầu nâng cấp sau này của người sử dụng, hạn chế chi phí không đáng có, phần lớn các tiêu chuẩn đều qui định STB phải có cổng kết nối chung DVB-CI hoặc CI Plus;

Điều kiện đo các chỉ tiêu trong các qui định thường được lựa chọn đơn giản hơn so với điều kiện đo của ETSI. Cụ thể, phần lớn các điều kiện đo, đánh giá thiết bị áp dụng theo tiêu chuẩn Nordig;

Chuẩn video: tất cả tiêu chuẩn đều thống nhất STB sử dụng MPEG-2 đối với dịch vụ SDTV trong DVB-T, MPEG-4 AVC đối với SDTV trong DVB-T2 và MPEG-4 AVC đối với HDTV trong DVB-T, DVB-T2;

Chuẩn audio: tất cả các tiêu chuẩn yêu cầu STB phải hỗ trợ âm thanh stereo. Tuy nhiên, đối với âm thanh đa kênh, do yêu cầu về bản quyền, một số quốc gia lựa chọn tất cả hoặc một trong các tiêu chuẩn âm thanh đa kênh. Hai tiêu chuẩn phổ biến nhất của âm thanh đa kênh được sử dụng là E-AC3 và HE-AAC.

Chuẩn phụ đề, thông tin hệ thống, phần mềm giao diện: theo tiêu chuẩn ETSI và các tiêu chuẩn liên quan.


Lý do, mục đích và phạm vi xây dựng quy chuẩn

1.7Lý do xây dựng quy chuẩn


Quy chuẩn về STB trong hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T/DVB-T2 cần được qui định với các yêu cầu sau:

Giúp cơ quan quản lý nhà nước đồng bộ hóa trong việc quản lý truyền hình số mặt đất trên tất cả các khâu.

Quản lý chất lượng “bộ thu và giải mã truyền hình số FTA” khi được nhập khẩu vào Việt Nam.

Định hướng phát triển cho ngành sản xuất điện tử trong nước.

Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực phát thanh truyền hình.

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Việc xây dựng tiêu chuẩn cho “bộ thu và giải mã truyền hình số mặt đất STB” đáp ứng các yêu cầu nói trên là cần thiết và cấp bách.

1.8Mục đích


Quy chuẩn này phục vụ đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng theo lộ trình đến năm 2020.

1.9Phạm vi áp dụng


Quy chuẩn này áp dụng cho thiết bị thu và giải mã truyền hình số mặt đất cho các tổ chức và doanh nghiệp khai thác, cung cấp dịch vụ và thiết bị truyền hình số quảng bá mặt đất.

Hình thức xây dựng và nội dung bộ quy chuẩn

1.10Hình thức xây dựng


Bộ quy chuẩn được xây dựng theo phương pháp tổng hợp và xử lý các tiêu chuẩn đã được ban hành của các tổ chức và quốc gia trên thế giới.

1.11Nội dung bộ quy chuẩn


Nội dụng bộ quy chuẩn bao gồm các yêu cầu chính như sau:

Phạm vi áp dụng;

Đối tượng áp dụng;

Yêu cầu chung đối với thiết bị: thu tín hiệu, nâng cấp phần mềm, nguồn điện, an toàn điện, an toàn EMC

Yêu cầu về giao diện;

Yêu cầu về tính năng, tiện ích;

Yêu cầu kĩ thuật:

Yêu cầu RF: tần số, băng thông, mode, chế độ hoạt động, …;

Yêu cầu về chất lượng phần RF;

Yêu cầu giải ghép (demultiplexing) luồng truyền tải MPEG-2;

Yêu cầu giải mã video: HDTV và SDTV;

Yêu cầu giải mã audio: stereo và âm thanh đa kênh;

Yêu cầu đối với các phép đo kiểm;

Phương pháp đo các chỉ tiêu kĩ thuật.


1.12Một số điểm cân nhắc cần trao đổi, xin ý kiến


Như đã trình bày ở trên, tiêu chuẩn STB thu tín hiệu truyền hình số mặt đất FTA công nghệ DVB-T/DVB-T2 giữa các tổ chức, quốc gia có khá nhiều điểm chưa thống nhất. Trên cơ sở đánh giá các qui định của các tổ chức, quốc gia, kết hợp với đánh giá chủ quan trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu quản lí nhà nước của bộ quy chuẩn, giảm thiểu chi phí đối với người dùng trong quá trình sử dụng các dịch vụ truyền hình kĩ thuật số, nhóm thực hiện mạnh dạn đề xuất một số điều chỉnh/bổ sung/thay đổi như trong bảng dưới đây.

TT

Chỉ tiêu

Mục

Qui định quốc tế, khu vực

Qui định dự kiến

Giải thích

1

Phương pháp đo dải tần số hỗ trợ

4.1

Đo toàn bộ các kênh DTT

Đo tần số kênh chuẩn và kênh tần số cao nhất, kênh tần số thấp nhât

Giảm thời gian đo kiểm thiết bị

2

Độ sai lệch tần số

2.4.1

Nordig: [-50 kHz, 50 kHz]; Slovenia [-10 kHz, 10 kHz]; Singapore [-1/6 MHz; 1/6 MHz]

[-50 kHz, 50 kHz]

Đảm bảo thiết bị có khả năng bắt tốt tín hiệu khi có sự sai lệch tần số truyền qua kênh vô tuyến

3

Đồng bộ audio-video

2.4.20.1

Nordig: [-5 ms, 5 ms]; Slovenia [-25 ms, 40 ms]; Singapore [-10 ms; 10 ms]

[-25 ms, 40 ms]

Giá trị vẫn đảm bảo đáp ứng cảm nhận của khách hàng về đồng bộ, giúp giảm chi phí về chất lượng thiết bị

4

Giải mã audio đa kênh

4.21

Nordig, Singapore: ít nhất một trong hai loại giải mã E-AC3, HE-AAC; Slovenia: cả hai loại giải mã E-AC3 và HE-AAC

Hoặc hỗ trợ cả hai loại giải mã E-AC3 và HE-AAC hoặc bắt buộc hỗ trợ một loại giải mã, qui định thống nhất cho các nhà khai thác

Cả hai loại giải mã đa kênh đều làm tăng tiền sản phẩm STB do vấn đề bản quyền. Tuy nhiên, kể cả đối với dịch vụ FTA, trong quá trình sử dụng, khả năng yêu cầu về chất lượng âm thanh của người dùng có thể nhiều hơn. Nếu không qui định như hướng đề xuất của nhóm thực hiện, người sử dụng nhiều khả năng phải mua STB mới nếu muốn bắt truyền hình có âm thanh đa kênh của các nhà khai thác khác nhau --> tăng chi phí sử dụng. Chi phí giữa việc tích hợp giải mã đa kênh trong STB ngay từ đầu chắc chắn thấp hơn nhiều so với chi phí phải mua STB khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.





Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN

tải về 96.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương