Chiếc xe lexus và CÂy oliu


Quan điểm chính trị cho kỷ nguyên toàn cầu hoá



tải về 2.25 Mb.
trang22/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

Quan điểm chính trị cho kỷ nguyên toàn cầu hoá


Hãy bắt đầu bằng một quan điểm chính trị về toàn cầu hoá bền vững. Quan điểm này phải gồm 2 điều: điều thứ nhất là một bức tranh về thế giới, để mọi người hiểu mình đang ở đâu, và điều còn lại là một tập hợp các quan điểm chính trị của những người cổ động xây dựng an toàn xã hội ủng hộ hội nhập để giải quyết nó.

Bạn cần có một bức tranh về thế giới bởi vì không một quan điểm chính trị nào có thể bền vững mà không có một cộng đồng – nơi hiểu sâu sắc tại sao đó là điều cần thiết và đánh giá thế giới theo cách bạn làm. Tôi đã luôn luôn tin rằng Bill Clinton đã đánh bại cả George Bush và Bob Dole bởi phần lớn cử tri Mỹ đều cảm nhận bằng trực giác rằng họ đang ở trong một kỷ nguyên mới và rằng Clinton đã hiểu thấu vấn đề này rất rõ và có một số quan điểm đáng tin cậy để giải quyết nó, trong khi Dole và Bush chẳng hề nắm bắt được vấn đề chút nào. Không may, một lần ở trong văn phòng, Clinton chưa bao giờ bày tỏ quan điểm hoàn toàn về cảm nhận trực giác đó và làm nó rõ ràng với một bức tranh sống về thế giới mà ông ta cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Điều đó bắt đầu kể từ tuần đầu tiên khi ông nhậm chức - thời điểm ông xác định vấn đề trung tâm của nước Mỹ là chăm sóc sức khoẻ - mà không phải là toàn cầu hoá bền vững.

Ông Clinton đáng ra cần phải nói điều gì trong buổi lễ nhậm chức đầu tiên của mình? Một điều giống như: “Những người đồng chí Mỹ của tôi, nhiệm kỳ của tôi với tư cách là tổng thống của các bạn đồng nghĩa với sự kết thúc của hệ thống chiến tranh lạnh và nổi lên của toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá đã và đang diễn ra trong thập kỷ 90 và thiên niên kỷ tiếp theo còn chiến tranh lạnh đã xảy ra từ thập kỷ 50 tới thập kỷ 80. Nếu như hệ thống chiến tranh lạnh được xây dựng xung quanh mối đe doạ và thách thức của Liên bang Xô Viết – điều đang làm phân chia thế giới, thì hệ thống toàn cầu hoá được xây dựng quanh mối đe doạ và thách thức của sự thay đổi công nghệ và sự hoà nhập kinh tế chóng mặt - yếu tố đang làm thế giới kết nối với nhau.

Tuy nhiên khi liên kết thế giới, thì toàn cầu hoá cũng đang làm biến đổi nơi làm việc của mỗi người, công việc, thị trường và cộng đồng của mọi người- nhanh chóng loại bỏ đi những công việc cũ và gặt hái thành quả từ những công việc mới, nhanh chóng dỡ bỏ những thị trường cũ và tạo lập ra những thị trường mới, phá huỷ các ngành cũ và sáng tạo ra những những ngành mới. Ngoại thương – trước đây chỉ đại diện cho 13% trong tổng sản phẩm quốc nội, hiện đã tăng lên gần 30% trong GDP của Mỹ và đang tiếp tục xu hướng tăng. Thay đổi công nghệ hiện đang diễn ra nhanh chóng đến nỗi mà mỗi năm các công ty máy tính Mỹ sản xuất tới 3 mô hình khác nhau của từng máy tính. Không chỉ đây là một thế giới mới, mà điều quan trọng nhất, đó là một thế giới tốt đẹp hơn. Ngay cả những lúc các công ty đó gặp phải khó khăn với hệ thống này, thì Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Braxin, Achentina đều thấy rằng mức sống của họ tăng nhanh hơn, và ngày càng nhiều công dân có được mức sống đó hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử- nhờ vào tính hiệu quả tăng cao của các thị trường tài chính trong thương mại và đầu tư dễ dàng hơn của con người ở một nước vào các nhà máy của nước khác. Một trong những cố vấn kinh tế cấp cao của tôi, Lury Summers chỉ rõ, sự thực, nhờ vào phần lớn trong tăng cường toàn cầu hoá, mà hơn 1/4 nhân loại hiện nay đang hưởng thụ sự phát triển với tốc độ mà mức sống của họ sẽ được tăng lên gấp 4 lần chỉ trong một thế hệ. Gấp tới 4 lần! Đó là một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử kinh tế. Và còn xa mới tới sự trả giá của nước Mỹ, thì tốc độ tăng trưởng này của thế giới đã giúp cho Mỹ có mức thất nghiệp thấp nhất trong vòng gần 50 năm.

Trong bối cảnh có những thách thức và cơ hội đó, nước Mỹ cần có một chiến lược để làm cho toàn cầu hoá bền vững và đảm bảo rằng chúng tôi sẽ luôn luôn có thể cạnh tranh một cách hiệu quả trên thế giới này. Do đó, hãy liên tưởng thế giới như một bánh xe với những cái tay quay. Ở phần trục của cái bánh xe là nơi tôi sẽ ghi vào dòng chữ “toàn cầu hoá và thay đổi kinh tế và công nghệ nhanh chóng”. Đó là, theo ngôn ngữ đơn giản, MỘT ĐIỀU TO LỚN đang diễn ra bên ngoài của nó. Bởi vì nó nằm ở trung tâm, chúng tôi cần một bước tiếp cận khác tới chăm sóc sức khoẻ, phúc lợi, giáo dục, đào tạo nghề, môi trường, quy tắc thị trường, an ninh xã hội, tài chính vận động và mở rộng thương mại tự do. Mỗi một phần trong những lĩnh vực này đều phải được điều chỉnh, thích nghi hay cải thiện để tạo cho chúng ta như một xã hội vượt qua ngoài hệ thống toàn cầu hoá này và làm giảm bớt những khía cạnh xấu nhất của nó. Ví dụ, trong một thế giới nơi mọi người làm việc với hàng chục công việc khác nhau cho một chục công ty khác nhau trong cả cuộc đời, họ cần có tiền lương hưu, chăm sóc y tế và nhiều cơ hội hơn để học tập cả đời. Toàn cầu hoá đòi hỏi xã hội của chúng ta chuyển dịch nhanh hơn, làm việc thông minh hơn và chịu chấp nhận nhiều rủi ro hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Nếu là tổng thống của các bạn, tôi cam kết hai điều. Thứ nhất, tôi sẽ làm cho doanh nghiệp của tôi trang bị cho từng người, và cả xã hội của chúng ta được tự do, để đáp ứng thách thức này, với sự kết hợp đúng đắn của các chính sách ủng hộ hội nhập. Điều thứ hai là tôi sẽ trở thành người ủng hộ không mệt mỏi cho những bộ luật thương mại của chúng tôi để đảm bảo rằng, toàn cầu hoá, trong khi thách thức người lao động Mỹ, thì lại không cho phép lao động của các nước khác tận dụng sự mở cửa của chúng tôi thông qua việc bán phá giá các sản phẩm của họ ở Mỹ trong khi hạn chế khả năng tiếp cận của chúng tôi vào thị trường của họ.

“Tôi không ở đây để kể cho các bạn rằng tất cả mọi thứ đều diễn ra dễ dàng. Trên thực tế, tôi có mặt ở đây để nói với các bạn rằng mọi thứ thực sự rất khó khăn. Tuy nhiên nếu chúng tôi có thể đánh đúng điểm cân bằng thích hợp - và tôi nghĩ là chúng tôi có thể- thì chúng tôi sẽ là đội quân tiên phong cho thế giới về cách thức làm thế nào để quản lý hội nhập trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, như chúng ta đã từng là những người tiên phong cho cả thế giới về cách thức làm sao để quản lý chính sách ngăn chận trong kỷ nguyên chiến tranh lạnh. Cầu chúa ban phước lành cho nước Mỹ.”

Đó là điều mà tổng thống Clinton tin tưởng, song không phải là điều ông luôn nói. Và một lý do mà những lời đề xuất về chăm sóc y tế của ông bị các đối thủ phản đối kịch liệt, không phải là lý do duy nhất, nhưng một lý do, đó là họ không được đặt trong một bức tranh rõ ràng và liên tục bất biến về thế giới, với toàn cầu hoá ở phần trung tâm và các chính sách cần thiết xuất phát từ đó. Kết quả là, như nhà kinh tế học Dani Rodrik thuộc trường Đại học Havard nhấn mạnh: “sự kết nối và bổ sung trong tất cả các lĩnh vực trên đã mất đi trong cuộc tranh luận công khai” và điều này làm dễ dàng hơn nhiều đối với các nhà tư tưởng và những kẻ cực đoan, cũng như những người theo chủ nghĩa dân kiểm kinh tế, người theo chủ nghĩa dân tộc, những kẻ ngu dốt, những kẻ bài ngoại và cơ hội, thường bóp méo cuộc tranh luận theo bất kỳ chủ đề nào – như cải cách thương mại hay chăm sóc sức khoẻ - và lái nó vào ngõ cụt.

Các nhà chính trị phải nhận thức rằng, vì nhiều lý do, rất dễ để bóp méo và biến toàn cầu hoá thành con quỷ và kết thúc, như Clinton đã nói, ngay cả khi bạn đứng về phe kinh tế học, thì bạn vẫn sẽ mất đi quyền kiểm soát về quan điểm chính trị, vì vậy nó sẽ chống lại bạn thay vì ủng hộ bạn. Những người thua cuộc lớn nhất trong toàn cầu hoá, từ những công nhân mất việc cho tới các robot trong các nhà máy nước ngoài, đều hiểu chính xác mình là ai. Điều này làm cho họ rất dễ huy động chống lại hội nhập, công nghệ hay thương mại tự do nhiều hơn. Những người hưởng lợi từ toàn cầu hoá, có thương mại mở rộng hơn và đầu tư nước ngoài nhiều hơn, thường không biết đến điều đó. Họ thường không thực hiện kết nối giữa toàn cầu hoá và và mức sống đang tăng cao của mình, và do đó rất khó có thể huy động. Bạn đã bao giờ nghe nói tới một công nhân trong một nhà máy sản xuất vi mạch nói điều này chưa: “Này, cậu bé, tôi là kẻ may mắn. Nhờ có toàn cầu hoá, nhu cầu đối xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ tăng mạnh, sự thiếu hụt công nhân có kỹ năng ở nước này, và những dự đoán vào một thế giới đang phát triển, mà ông chủ của tôi đã phải nâng lương cho tôi.”

Một lý do khác lý giải tại sao toàn cầu hoá dễ bị bóp méo đó là việc mọi người không hiểu rằng toàn cầu hoá chủ yếu là một hiện tượng định hướng theo công nghệ, chứ không phải do định hướng thương mại. Chúng tôi có một nhân viên lễ tân làm việc ở văn phòng của thời báo New York Times đóng tại Washington, nhưng công ty đã sa thải cô ta. Cô ta không bị mất việc vào tay một người Mehico, mà mất việc vì một cái vi mạch – cái vi mạch này điều hành hoạt động của thiết bị thư bằng giọng nói trong tất cả các máy điện thoại của văn phòng chúng tôi. Thực tế là, cái vi mạch đó đã lấy mất đi công việc của cô ta nếu như chúng tôi không có mối quan hệ thương mại với Mehico. Việc cái vi mạch đó lấy mất đi việc làm của cô ta sẽ dẫn tới chúng ta có một bức tường cao 30 foot trải dài từ một phần cuối của biên giới Mehico-Mỹ cho tới phần kia. Tuy nhiên, các nhà chính trị gia không muốn thừa nhận điều này. Không ai trong số họ dám đứng lên và nói: “Tôi muốn các bạn tỉnh ngộ ngay bây giờ, tháo dây điện thoại, bước tới cửa sổ, vứt điện thoại của mình ra ra ngoài và hô to: “Tôi sẽ không chấp nhận thêm được nữa! Hãy giữ việc làm của Mỹ! Cấm thư bằng giọng nói! Vâng! Khoai tây chiên. Không phải vi mạch!” Đó không phải là một thông điệp chính trị dứt khoát. Thay vào đó, nó sẽ dễ dàng hơn trong khi ngăn ngừa người Mehico và các nhà máy nước ngoài. Và, tất nhiên, ví dụ, các nhà máy nước ngoài lấy mất việc (nhưng không nhiều như công nghệ phá huỷ và tạo ra), thì chỉ có đủ niềm tin để ủng hộ cho một vài quan điểm chính trị dễ xúc động, nguy hiểm. Và bởi vì công nhân và các nhà máy nước ngoài rất dễ nhìn thấy, trong khi vi mạch không thì không dễ nhìn thấy, nên chúng dường như xuất hiện nhiều hơn trong ý thức của chúng ta như một vấn đề.

Nếu chúng ta không giáo dục công chúng về bản chất thực của thế giới ngày nay và làm sáng tỏ toàn cầu hoá, thì những người chủ trương phân chia sẽ luôn luôn khai thác sự lẫn lộn này để phục vụ cho mục đích của họ. Năm 1998, Tổng thống Clinton đã không để NAFTA mở rộng sang Chile do một nhóm thiểu số đứng đầu là liên đoàn- những người tin rằng họ không được hưởng lợi từ việc mở rộng thương mại tự do - rất tích cực trong việc phản đối mở rộng NAFTA, trong khi đa số hưởng lợi từ thương mại tự do mở rộng không bao giờ hiểu rằng họ là ai và do đó không bao giờ có được huy động để bảo vệ cho lợi ích của mình.

Một quan điểm chính trị về toàn cầu hoá bền vững, mặc dù cần nhiều hơn không chỉ là một bức tranh đúng nghĩa về những điều đang diễn ra trên thế giới. Toàn cầu hoá bền vững cũng cần sự cân bằng đúng mức của các quan điểm chính trị. Điều này đối với tôi là điều mà những người cổ động xây dựng an toàn xã hội ủng hộ hội nhập luôn luôn đề cập đến. Chúng tôi, những người cổ động xây dựng an toàn xã hội ủng hộ hội nhập tin tưởng rằng có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm trong kỷ nguyên toàn cầu hoá mà không đến mức phải trả giá nhiều như thế, không liên quan tới việc phân phối lại thu nhập triệt để - hay các chương trình chi tiêu phúc lợi đền bù hoang phí vi phạm các quy luật kinh tế của chiếc Áo khoác vàng- nhưng lại đáng thực hiện để thúc đẩy sự ổn định xã hội và để ngăn chặn xã hội của chúng ta khỏi rơi vào một trong những bức tường cao và các cửa sổ tô màu nhiều hơn nó đã có.

Chủ nghĩa cổ động xây dựng an toàn xã hội ủng hộ hội nhập của tôi sẽ tập trung vào việc dân chủ hoá toàn cầu hoá theo phương diện giáo dục, tài chính và chính trị cho càng nhiều người càng tốt, nhưng theo các cách vẫn hoàn toàn nhất quán với hội nhập và các thị trường tự do. Dưới đây là điều tôi muốn nói:



Dân chủ hoá toàn cầu hoá về phương diện giáo dục: Những người cổ động xây dựng an toàn xã hội ủng hộ hội nhập ủng hộ cho sự kết hợp của những tấm bạt lò xo căng trên khung và những mạng lưới an toàn để giải quyết với những người bị bỏ lại phía sau, cả thường xuyên và tạm thời, thông qua toàn cầu hoá. Giống như một xã hội, chiếc áo khoác vàng của chúng tôi đang tạo ra đủ vàng – dư thừa 70 tỷ USD trong năm 1998 - để hỗ trợ cho cả hai loại người trên. Các mạng lưới an toàn xã hội dành cho những ai không thể cạnh tranh cũng tương tự - gồm an ninh xã hội, chương trình chăm sóc người già Medicare, hỗ trợ y tế Medicaid, tem lương thực và phúc lợi – và chúng cần được duy trì để giúp những người không bao giờ đáp ứng được những yêu cầu của thế giới nhanh. Tuy nhiên với những tấm bạt lò xo căng trên khung phù hợp, nó có thể liên tục điều chỉnh giảm quy mô của nhóm những người bị bỏ lại phía sau.

Cuối cùng, tôi tin rằng mỗi chính quyền cần phải đưa ra trong kỷ nguyên toàn cầu hoá này một bản luật pháp hàng năm mà tôi gọi là “Đạo luật cơ hội thay đổi nhanh”. Đạo luật này tương đương với bất kỳ những điều mà chính sách ủng hộ hội nhập chính quyền Mỹ theo đuổi vào năm đó - liệu sẽ là việc mở rộng NAFTA, sự sửa đổi cơ chế tối hậu quốc cho Trung Quốc, hay bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào khác. Đạo luật cơ hội thay đổi nhanh sẽ biến đổi theo từng năm, song mục tiêu của nó là tạo ra cả tính xác thực và nhận thức mà chính phủ hiểu rằng toàn cầu hoá là không thể tránh được nhưng nó phân tán những điều may mắn không đồng đều, và do đó chính phủ liên tục phải điều chỉnh tấm bạt lò xo căng trên khung của mình để ngày càng nhiều người có thể đạt được tốc độ của thế giới nhanh.



Ví dụ, vào năm 1997-98, đạo luật cơ hội thay đổi nhanh của tôi đáng ra đã bao gồm những phần sau: các dự án thí điểm về việc làm cộng đồng cho công nhân mất việc tạm thời; dỡ bỏ thuế đánh vào với các khoản tiền gián đoạn của công nhân mất việc; cung cấp tham khảo lý lịch do chính phủ cung cấp miễn phí cho bất kỳ ai mất việc và mở rộng thêm đạo luật Kassebaum – Kenedy, để công nhân thất nghiệp có thể duy trì các chính sách bảo hiểm - y tế lâu dài hơn; và một chiến dịch quảng cáo quốc gia cho một trong nhiều cái nhất, ngoại trừ hầu hết những cái chưa được thông báo, các thành tựu lưỡng đảng của kỷ nguyên Clinton, đạo luật đầu tư lực lượng lao động. Ký kết vào tháng 8/1998, đạo luật này hợp nhất 150 chương trình đào tạo nghề khác nhau thành 3 khoản trợ cấp rộng rãi: đó là, các báo cáo đào tạo cá nhân mà công nhân có thể sử dụng cho bất kỳ hoạt động đào tạo nào họ tin là có lợi nhất đối với cơ hội nghề nghiệp của mình; thứ hai là các trung tâm dạy nghề một điểm dừng cho mọi chương trình đào tạo nghề; cuối cùng là khoản tăng thêm 1,2 tỷ USD trong vòng 5 năm cho các chương trình đào tạo cho thanh niên. Ngoài ra, tôi cũng đã đưa vào trong đạo luật cơ hội thay đổi nhanh một khoản tiền vay nhiều hơn của Mỹ cho các ngân hàng phát triển châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh nhằm thúc đẩy hoạt động đào tạo của phụ nữ, các khoản vay nhỏ cho phụ nữ và các doanh nghiệp nhỏ, cũng như khoản lãi môi trường tại mọi nước đang phát triển mà Mỹ có quan hệ thương mại đáng kể. Tôi cũng tính thêm một khoản tiền tài trợ vào sáng kiến mới của Tổ chức lao động quốc tế trong việc xây dựng những con đường dành cho lao động trẻ em tại các nước mà chúng bị lạm dụng nhiều nhất. Ngoài ra, tôi sẽ tăng cường tài trợ cho chương trình Hỗ trợ điều chỉnh thương mại hiện tại - một chương trình cung cấp một số hỗ trợ thu nhập nhỏ và đào tạo cho những ai có thể chứng minh công việc của mình bị mất đi do thương mại. Tôi muốn mở rộng chương trình đào tạo công nhân bị mất việc hiện tại (phục vụ cho 650.000 công nhân trong năm 1997) để hỗ trợ những người bị mất việc do công nghệ mới. Cuối cùng, tôi sẽ phát động một chiến dịch quảng cáo quốc gia để thông báo rõ ràng hơn cho mọi người hiểu về chương trình tín dụng thuế học tập cả đời. Chương trình này cho phép các công dân xoá bỏ những khoản thuế thu nhập lên tới 1.000 USD trong tổng chi phí của bất kỳ chương trình giáo dục hay đào tạo nào mà họ đăng ký nhằm nâng cao trình độ giáo dục hay kỹ năng công nghệ.

Dân chủ hoá toàn cầu hoá về phương diện tài chính: Không có cách nào tốt hơn để làm cho toàn cầu hoá bền vững là tạo điều kiện cho nhiều người hơn được nhận một khoản tài chính trong thế giới nhanh. Mỗi lần khi nghĩ đến vấn đề này, tôi luôn luôn nhớ lại một câu chuyện mà nhà báo Nga Aleksei Pushukov đã kể với tôi hồi tháng 4/1995 về một trong những người hàng xóm của ông ở Matxcơva. “Anh ta là một gã lái xe nghèo sống tại một căn hộ bên ngoài lối đi vào. Mỗi tối thứ 6 ông ta đều say xỉn và hát đi hát lại bằng một giọng rất lớn 2 bài hát tiếng Anh: “Tổ quốc hạnh phúc” và “Tất cả mọi điều cô ấy muốn là có thêm con”. Anh ta chẳng hiểu ý nghĩa của những bài hát đó. Mỗi khi say quá, anh ta lại đánh vợ và cô ta bắt đầu hét tướng lên. Anh ta làm cho chúng tôi phát điên. Tôi muốn ném một quả lựu đạn vào mặt anh ta. Dù sao thì, khoảng 8 tháng trước đây, tôi không biết bằng cách nào anh ta lại có được cổ phần trong một cửa hàng sửa chữa xe hơi nhỏ. Kể từ đó, anh ta không hát “Tổ quốc hạn phúc”, không còn hát vào buổi đêm nữa, không còn đánh vợ nữa. Anh ta đi làm lúc 8.30 hàng sáng và tỏ ra rất thoả mãn. Anh ta biết mình có một vài hy vọng trong cuộc sống hiện nay. Vào một ngày khác, vợ tôi nói với tôi: “Này, hãy nhìn vào Tổ quốc hạn phúc” – đó là biệt danh chúng tôi gọi anh ta - giờ anh ta đã là ông chủ”.

Chiến lược khiến cho ngày càng nhiều người trở thành ông chủ cũng là một phần trong bất kỳ đạo luật cơ hội thay đổi nhanh nào của đất nước. Ở Mỹ, chiến lược này cũng có nghĩa là các sáng kiến sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư trong các cộng đồng nghèo khổ nhất, thu nhập thấp nhất, vì vậy chúng tôi chỉ đào tạo người để làm những công việc chưa có. Các thành phố bên trong nước Mỹ đang là các thị trường mới nổi với từng động thái tương tự như Băngladesh, và thỉnh thoảng họ cần một dạng tương tự nào đó của các chương trình hỗ trợ thị trường mở. Như thứ trưởng tài chính Mỹ Larry Summers đã chỉ ra: “Trong bối cảnh thế giới luôn biến động, các thị trường tài chính tư nhân gặp thất bại khi tiếp cận với những người rất nghèo. Các ngân hàng theo xu hướng chủ đạo không tìm kiếm các cộng đồng nghèo - bởi vì đó không phải là nơi có tiền. Các rào cản khác thường theo xu hướng giả tạo nhằm hạn chế luồng vốn tới tay các nhóm lân cận hoặc thiểu số nhất định, dẫn tới những thất bại thị trường rõ ràng. Nếu bạn cướp đi những cơ hội cho vay hoặc tiết kiệm của những thành phần trong các khu vực này, thì đó là một điều tốt hơn là vẫn giữ con đường đó.”

Một cách để bắt đầu thực hiện dân chủ hoá việc tiếp cận tới nguồn vốn tại Mỹ là đem lại sức sống mới cho đạo luật tái đầu tư cộng đồng, một đạo luật sử dụng sức ép chính phủ để khuyến khích các ngân hàng thương mại thực hiện các khoản tín dụng có thể cho các vùng lân cận nghèo khổ. Tuy nhiên có một số khoản vay mà các ngân hàng thương mại không bao giờ thực hiện. Đó là lý do tại sao đạo luật cơ hội thay đổi nhanh của tôi cũng sẽ bao gồm việc tài trợ cho một quỹ nguồn vốn kinh doanh mới do chính phủ hỗ trợ cho các khu vực nghèo khổ có thu nhập thấp và trung bình. Được biết đến như Quỹ thể chế tài chính phát triển cộng đồng, quỹ này cung cấp các khoản tài chính khởi sự cho các doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận đầu tư rủi ro vào các khu vực kém phát triển, nơi họ nhận thấy có tiềm năng thị trường (bất kỳ một tiềm năng gì từ các trung tâm chăm sóc hàng ngày tư nhân đến khu vực nhà ở cho người thu nhập thấp, cho tới một thẩm mỹ viện hay các khu vực vui chơi giải trí) nhưng lại là những nơi thường không nhận được những khoản đầu tư mạo hiểm.

Những loại sáng kiến loại này nói với các công dân: “Trong khi chính phủ đang yêu cầu bạn nhảy qua từ xà treo này sang xà treo khác, ngày càng cao hơn, nhanh hơn, xa hơn, thì cùng lúc đó nó cũng sẽ xây dựng một mạng lưới bên dưới bạn. Đây không phải là mạng lưới mà bất kỳ ai cũng có thể dựa dẫm vào trong thời gian dài, nhưng nó lại dồn ép rất nhiều người vào cuộc”. Một sự thật nhiều hơn là một bản thông cáo. Thậm chí nếu chúng ta lãng phí một khoản tiền nhỏ vào các chương trình như vậy, thì chi phí cũng là rất nhỏ so với những lợi ích và hiệu quả thu được từ việc duy trì các thị trường của chúng ta tự do và mở cửa cho thế giới ở mức có thể. Đạo luật cơ hội thay đổi nhanh của tôi chỉ sẽ chẳng tốn kém là bao trong việc duy trì sự liên kết xã hội và sự đồng lòng chính trị để hội nhập và có được thương mại tự do. Do đó, phương châm của tôi là: “Bảo hộ, nhưng không phải là chế độ bảo hộ. Giảm xóc, nhưng không phải là bức tường. Sàn nhà, nhưng không phải là trần nhà. Giải quyết với thực tế của Thế giới nhanh, nhưng không phủ nhận nó.



Dân chủ hoá toàn cầu hoá về mặt chính trị: Trong khi thực hiện dân chủ hoá việc tiếp cận toàn cầu hoá là điều rất quan trọng, đặc biệt là với các nước đang phát triển, thì việc dân chủ hoá đồng thời các hệ thống chính trị của họ cũng quan trọng không kém. Đây là một trong những bài học thực sự của thập kỷ đầu tiên của toàn cầu hoá. Đưa xã hội của bạn tiến kịp với toàn cầu hoá là một quá trình thay đổi to lớn và chính vì điều đó mà nó đòi hỏi dân chủ nhiều hơn trong dài hạn chứ không phải giảm bớt. Trong chiến tranh lạnh, các nhà lãnh đạo của các quốc gia đang phát triển có được sự bảo trợ của các siêu cường - những người có thể cứu họ, bất luận họ quản lý đất nước ra sao. Tuy nhiên, những nước bảo trợ này hiện giờ không còn nữa và quần chúng nhân dân không thể duy trì các chính phủ yếu kém lâu được. (Xem mục từ của từ điển đối với Indonesia). Nếu bạn thất bại bây giờ, thì bạn sẽ ngã- và nếu người dân của bạn không bắt được bạn và hỗ trợ bạn, thì bạn sẽ bị ngã đau hơn. (Xem mục từ trong từ điển dành cho tổng thống Suharto).

Một học giả của phe dân chủ Larry Diamond chỉ ra: “Chúng tôi hiện đã nhìn thấy rất nhiều ví dụ mà các nước ở châu Mỹ Latinh, Đông Âu và Đông Á đã biểu quyết để lật đổ các chính phủ mà họ phải chịu đựng sự đau khổ của các cải cách toàn cầu hoá. Các chính phủ mới xuất hiện đã tiến hành một số điều chỉnh nhưng vẫn duy trì các chính sách toàn cầu hoá, marketing ở mức độ cao hơn hay thấp hơn. Làm thế nào họ thực hiện thành công được điều này? Bởi vì quá trình dân chủ đem lại cho dân chúng tại các nước đó một ý tưởng về quyền sở hữu bên ngoài quá trình cải cách chính sách kinh tế đầy khó khăn. Quyền sở hữu không còn là điều gì hoàn toàn trái ngược đang được thực hiện đối với họ. Họ được thăm dò ý kiến về vấn đề đó và được đưa ra một lựa chọn ít nhất ngang bằng với tốc độ của quá trình, nếu không nói là định hướng. Hơn nữa, kết quả của cơ hội tham gia vào quá trình và đào thải những ai tự thấy rằng mình đã thay đổi là quá khắc nghiệt và bất ngờ, hay là quá đồi bại hoặc không nhạy cảm, thì toàn bộ quá trình có tính hợp pháp chính trị cao hơn nhiều, và do đó có khả năng bền vững hơn.”

Hơn nữa, nơi mà các đảng và các nhà lãnh đạo luân phiên quyền lực cho nhau – và những sự chống đối chính trị xuất hiện và theo đuổi khá nhiều những các chính sách tương tự về tự do hoá kinh tế và toàn cầu hoá như các bậc tiền bối của họ - thông điệp thấm nhuần vào cộng đồng đến nỗi thực sự không có sự thay thế nào đối với Chiếc áo khoác vàng. Đã có bao nhiều nhà lãnh đạo của đảng đối lập của châu Mỹ Latinh, Đông Âu và hiện giờ là Đông Á đã nhậm chức vào thập kỷ cuối cùng và nói: “Hoá ra là chúng tôi đang thực sự phá sản. Chúng tôi phải mở rộng. Trên thực tế, mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn so với điều tôi nghĩ, và chúng tôi sẽ phải thúc đẩy những cải tổ này bởi không còn con đường nào. Tuy nhiên chúng tôi sẽ đặt một bộ mặt con người lên cải tổ.” Dân chủ hoá giúp cho mọi thuật ngữ với thực tế đều có thể xảy ra. Và đó là lý do tại sao các nước đang điều chỉnh nhiều nhất sang toàn cầu hoá ngày nay thường không phải là những nước phong phú nhất về mặt tự nhiên như Arập Xêut, Nigeria hay Iran, mà là các nước dân chủ nhất như Ba Lan, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc. Hiện nay, Nga đang ở trong thời điểm lộn xộn bởi sự phát triển dân chủ của nó bị cản trở. Sự phát triển đó không chỉ thiếu phần mềm và hệ điều hành để thu hút những nước khác, mà còn thiếu một chế độ dân chủ đủ tin cậy để thuyết phục dân chúng rằng sẽ có sự công bằng, vô tư và trách nhiệm giải trình trong việc quản lý những mất mát và lợi ích của điều chỉnh sang toàn cầu hoá.

Việc dân chủ hoá toàn cầu hoá – không chỉ là cách hiệu quả nhất để làm cho toàn cầu hoá bền vững, mà đó còn là chính sách tư lợi và đạo đức nhất mà bất kỳ chính phủ nào cũng có thể theo đuổi.





Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương