Chiếc xe lexus và CÂy oliu


Quá bất công với nhiều người



tải về 2.25 Mb.
trang21/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

Quá bất công với nhiều người


Julia Preston – phóng viên của tờ thời báo New York tại thủ đô Mehico City cuối những năm 90 đã kể một câu chuyện thú vị về sự căng thẳng giữa những kẻ thắng cuộc và những kẻ bại trận từ toàn cầu hoá ở Mehico.

“Đó là một ngày tháng 5 năm 1996”. Preston nhớ lại “Có một cuộc biểu tình rất lớn tại thủ đô Mehico city. Đây là năm đầu tiên sau chương trình thắt lưng buộc bụng và đó là một cuộc biểu tình lớn chưa từng có, bao gồm rất nhiều liên minh - một phần của liên kết chính phủ lao động, bất chấp mệnh lệnh chống biểu 䁴င ﴁ8ôi đang đi giữa “Liên minh nhân viên đại học”- một tổ chức có lịch sử lâu đời của chủ nghĩa tích cực thuộc phe cánh tả và những người này lập thành một nhóm rất ầm ĩ. Họ đang hát bài “Muera Ortiz” – cái chết đối với Ortiz- bộ trưởng tài chính. Họ hò hét inh ỏi và chống đối. Trong đám biểu tình này, chiếc điện thoại di động trong ví tôi rung lên và đầu dây bên kia là tiếng nói của cô thư ký cho Bộ trưởng Ortiz, nói rằng Bộ trưởng muốn nói chuyện với tôi. Tôi nói giữa đám biểu tình rất ồn ào nên không thể nói chuyện được, do đó tôi đã đi ra khỏi đám đông tiến về phía một toà nhà yên tĩnh, và cũng chuẩn bị một lúc cho cuộc nói chuyện với Ortiz. Khi ông bộ trưởng đang ở đầu dây bên kia, tôi nói: “Chào ngài bộ trưởng, tôi phải nói với ngài rằng có rất nhiều người ở đây không đồng ý với các chính sách kinh tế của ngài”. Ông bộ trưởng cười và tôi nhanh chóng nhận ra ông ta chẳng quan tâm đến điều đó. Ông gọi điện cho tôi để thông báo và tán dương sự thật rằng Mehico đã phát hành được trái phiếu đầu tiên có thời hạn 30 năm. Đó là lần đầu tiên kể từ khi sụp đổ của đồng peso năm 1995, nước này niêm yết một trái phiếu có kỳ hạn dài trên thị trường chứng khoán phố Wall mà không có bất kỳ sự hậu thuẫn nào của Mỹ, và trái phiếu lên giá rất nhanh. Sự kiện đó đã giúp Ortiz lên như diều, đúng vào thời điểm đó chính tôi đang nói chuyện với ông ta qua điện thoại giữa cuộc biểu tình đòi ông ta phải chết”.

Ortiz có thể tồn tại một ngày như vậy – và toàn cầu hoá có thể tồn tại một ngày khi mà còn đủ người ở Mehico nhận thấy họ được hưởng đủ lợi ích từ hệ thống này để có thể chịu đựng được nó. Đôi lúc họ đổ ra đường để phản đối một chính sách hoặc để đòi hỏi một yêu cầu lao động, nhưng những công nhân Mehico đó hiện không tham gia vào hàng ngũ với phó chỉ huy trưởng Marcos và quân du kích Zapatista với mong muốn cắt rời Mehico ra khỏi hệ thống. Điều này chưa diễn ra.

Nguyên nhân chủ yếu là do Quần thể điện tử và các Siêu thị, trong khi tác động tới một nước như Mehico, thì cũng đã rất nhanh nhạy trong việc thưởng công cho những thành tích lớn – mua nhiều thứ hơn của Mehico và đầu tư nhiều hơn vào Mehico ngay khi có được một ngôi nhà kinh tế của mình đúng trật tự. Chính điều này đã tạo điều kiện để những kẻ như Ortiz trên thế giới có thể giũ sạch bỏ qua những lời kêu gọi đòi chết và nói với công nhân, “Hãy để tôi tồn tại thêm một thời gian ngắn nữa và tôi xin hứa tất cả sẽ ổn thôi”.

Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn chứng kiến một cuộc suy thoái ở Mỹ và Tây Âu vào cùng thời điểm đó, và cả Nhật Bản vẫn tiếp tục trì trệ, không thể vực dậy nổi nền kinh tế của mình? Quần thể điện tử có thể bị ảnh hưởng nhiều và thay vì có thể thưởng cho Mehico, Braxin hay Hàn Quốc bằng cách mua trái phiếu của các nước này khi họ có thành tích tốt – khi họ cải tổ nền kinh tế của mình và khoác lên mình Chiếc áo khoác vàng, cộng đồng kinh tế sẽ không thể làm được gì nhiều. Thay vì việc Mỹ và Tây Âu có thể hấp thụ tất cả sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển, để các nước này có thể xuất khẩu hàng của họ với mục đích cải thiện cuộc sống, những nước phát triển lớn như Mỹ sẽ bị lôi cuốn vào việc dựng lên những bức tường bảo hộ mới nhằm hạn chế nhập khẩu, qua đó duy trì các thị trường việc làm đang thu hẹp của chính mình. Liệu hệ thống này sau đó sẽ tiếp tục duy trì? Chúng tôi không biết, bởi vì trong thập kỷ toàn cầu hoá đầu tiên chúng tôi thực sự chưa bao giờ phải đối mặt với viễn cảnh này. Như tờ The Economists đề cập (ra ngày 19/12/1998), chỉ khi nào chúng tôi biết hệ thống toàn cầu hoá phản ứng ra sao trước sự suy thoái kinh tế trong các Siêu thị hạt nhân này, thì các nước sẽ chúng ta có một “thử nghiệm phù hợp” về sức mạnh và tính kiên định của nó.


Quá vô nhân đạo


Một hôm tôi đang lái xe dọc đường Beltway trên thủ đô Washington thì tình cờ nghe được một bài phóng sự trên đài WTOP. Bài phóng sự thông báo với một sự phô trương rằng khi bạn gọi điện cho một công ty truyền hình cáp cụ thể ở New York, nó đưa ra lựa chọn mới sau đây: “Nếu bạn muốn nói chuyện với một con người, hãy nhấn I.”

Tôi luôn luôn nhấn I. Tôi sẽ luôn luôn nhấn I. Trên thực tế, mỗi khi tôi có được thông điệp đó, “nếu bạn không có một chiếc điện thoại bấm số, hãy nán lại trên đường dây và một người trực tổng đài sẽ trợ giúp bạn…” Tôi luôn luôn lưu lại trên đường dây và đợi nói chuyện với người trực tổng đài, ngay cả khi tôi có một chiếc điện thoại bấm số. Luôn luôn ấn I là điều cần thiết để dẫn tới thành công của toàn cầu hoá, luôn luôn lưu lại trên đường truyền để nói chuyện với một người trực tổng đài là điều cần thiết để toàn cầu hoá thành công. Bởi vì ở một mức độ nào đó, bạn cần phải cảm thấy hệ thống này được xây dựng cho con người, chứ không phải máy móc, nếu không nó sẽ trở nên cực kỳ xa lạ.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra việc nếu ấn I không còn là một sự lựa chọn? Điều gì xảy ra nếu toàn cầu hoá trở nên quá tiêu chuẩn hoá, quá vô nhân đạo?

Anh rể tôi, Ted Century là nhà phát minh thiết bị y tế, sở hữu một cửa hàng bán máy ở tầng hầm của chính mình. Ted là người có thể tạo ra các loại thiết bị chính xác tuyệt đối một cách rất đáng kinh ngạc bằng chính tay mình. Vào một buổi chiều, khi nói chuyện với anh về những tiến bộ trong thương mại trực tuyến, Internet, công nghệ vệ tinh và sở thích, anh gật đầu một lúc và cuối cùng nói: “Ừ, nhưng nơi nào chất lượng cuộc sống có thể phù hợp với tất cả những công nghệ hiện đại đó?”

Ted và chị Jane của tôi sau đó đã kể một câu chuyện làm phiền họ. “Hàng năm vào mùa hè chúng tôi ra khỏi nhà ở Philadelphia xuống Nam Jersey để mua những nông sản nội địa, đặc biệt là cà chua thịt bò bít tết Jersey. Ted nói: “Những quả cà chua này rất to, mọng nước, có mùi thơm. Có một cái gì đó đặc biệt trong vùng đất cát của Nam Jersey, về cách giữ nước, rằng đất thật sự phù hợp để trồng cà chua và ngô ngọt, và đó là lý do tại sao nhà Campell’s luôn luôn mua được cà chua để làm món súp cà chua từ các hộ nông dân nhỏ khu vực đó. Tuy nhiên một điều đáng nói về những quả cà chua này là chúng không dễ vận chuyển, do đó không ai có thể bán được ra thị trường thế giới. Cà chua cũng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, đều có những miếng nứt trên đầu. Nhưng chúng đều có mùi vị rất là thường. Chúng tôi đã từng có một chuyến đi đặc biệt tới các chợ của nông dân tại Nam Jersey và mua cà phê bằng đồng bảng. Chúng tôi mang cà chua về nhà và cắt ra làm salad hay nấu thành nước sốt cà chua. Chúng tôi có những người bạn đã ăn rất nhiều cà chua một lúc đến nỗi mà môi họ phồng rộp lên vì acid. Bạn quên rằng cà chua là một loại quả, nhưng cà chua làm món bít tết của vùng Nam Jersey quá ngọt tới nỗi mà hương vị của nó giống như một loại quả. Vào mùa hè năm 1997, khi chúng tôi thực hiện một chuyến mua cà chua hàng năm, chúng tôi nhận ra rằng rất khó để có thể kiếm được loại cà chua đó. Sau đó, đến hè năm 1998, chúng tôi đã tới các chợ của nông dân để mua nhưng đều hết nhẵn. Thay vào đó, các thị trường của nông dân đã có những loại cà chua này với kích cỡ tương tự, màu hồng và mùi sáp. Và tại một chợ của nông dân, gã này đã mở thùng làm lạnh cho chúng tôi xem và anh ta có các hộp, và từng hộp trong đó được sắp xếp gọn ghẽ bên trong. Anh ta nói loại cà chua mới này có thể để được lâu hơn và xuất đi xa hơn. Các quả cà chua bề ngoài trông rất giống nhau, và không hề có vết nứt. Anh ta nói: “Khách hàng không thích cà chua có vết nứt vì chúng rất xấu.”

Về điều này, chị Jane của tôi cũng tham gia: “Cái tệ hơn đó là họ vẫn gọi những thế phẩm này là những quả cà chua thí nghiệm nhỏ kiểu “thịt bò bít tết Jersey.” Nói cách khác, họ tránh mua loại cà chua này, nhưng vẫn giữ tên hiệu của nó để có thể bán khắp thế giới như món thịt bò bít tết Jersey, mặc dù chúng thực sự không hề có hình dạng hay mùi vị tương tự. Tôi hết sức thất vọng bởi cả sự việc này. Nó làm tôi tổn thương đến nỗi một điều gì đó là một dạng thực sự của chất lượng trong cuộc sống của tôi đã mãi mãi qua đi, và tôi còn quá trẻ để ăn thực phẩm nhựa trong phần còn lại của đời tôi. Tôi coi đây là một tín hiệu của tương lai, tất cả những thứ duy nhất trong cuộc sống của chúng ta đã trở thành nhựa.”

Vào cuối buổi nói chuyện, ông anh rể tôi nói với tôi “Điều đầu tiên đã xảy ra đối với anh sau khi chúng ta đi nghỉ về, khi chúng tôi phát hiện ra rằng họ không còn bán cà chua của chúng tôi nữa, đó là khi vào Internet và bắt đầu kiểm tra món thịt bò bít tết Jersey xem liệu có ai còn trồng một thứ thực sự như vậy. Chắc có một ai đó muốn.”

Bản năng của Ted rất tốt. Nếu vẫn còn một thị trường cho họ, và hạt cà chua vẫn có đâu đó xung quanh, thì một người nông dân nào đó sử dụng Internet vào trang web www.tomatoes.Jerseybeefsteaks.com- một account của Liên đoàn và một account thị thực chắc chắn sẽ tạo ra một thị trường hoàn toàn của nông dân - ở đó có thể đặt mua cà chua thịt bò bít tết Jersey giống gốc từ chiếc máy tính cá nhân ở nhà của bạn, trả phí qua visa và được vận chuyển bằng đường chuyển phát nhanh FedEx ngay ngày hôm sau- ít nhất là tôi hy vọng như vậy.

Tương lai của toàn cầu hoá có thể phụ thuộc vào điều đó.

Làm cách nào chúng ta học cách tìm kiếm sự cân bằng thích hợp giữa các khía cạnh vốn đã nắm quyền lực với khía cạnh nhân đạo, và những khía cạnh không nắm quyền lực và vô nhân đạo sẽ quyết định liệu sự cân bằng đó có thể đảo lộn hay không, một giai đoạn đã qua hay một cuộc cách mạng cơ bản trong quá trình tiến hoá của xã hội loài người.

Tháng 7/98, Tờ Người New York đã cho đăng tải một bức tranh biếm hoạ vẽ 2 dạng thiên thần ở địa ngục có bộ râu lởm chởm, tóc dài 2 bên, một người mặc chiếc áo T-shirt hình đầu lâu xương chéo và người kia ngồi trên chiếc xe môtô của hắn ta. Mỗi người đang hỏi người còn lại về một ngày của hắn đã trôi qua như thế nào. Một tên thiên thần của địa ngục cuối cùng nói với tên kia: “Ngày của tao ra sao à? Những vấn đề tiến bộ dẫn tới suy tàn.”

Và điều đó đi cùng với toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá luôn luôn ở thế cân bằng, luôn đi theo hướng này hay hướng khác. Công việc của chúng ta với tư cách là những công dân của thế giới là làm cho phần đông mọi người cảm thấy những vấn đề phát triển đang dẫn đường cho những sự suy tàn. Chỉ khi đó toàn cầu hoá mới có thể bền vững được. Và không quốc gia nào có trách nhiệm và cơ hội lớn hơn Mỹ trong việc đảm bảo cho sự bền vững của toàn cầu hoá.




Có một con đường phía trước

Nếu một xã hội tự do không thể giúp số đông người nghèo thì cũng chẳng có thể bảo vệ thiểu số người giàu.

John F.Kennedy

Mùa đông năm 1996, tôi cùng với đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc bà, Madeleina Albright trên một chuyến đi thăm các khu vực chiến tranh của châu Phi – nơi những người gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc được triển khai. Chúng tôi đã đi tới các cuộc nội chiến của Liberia, Angola, Ruanda và Burundi. Trong thời gian dừng chân tại Ruanda, điểm cuối cùng trong chuyến đi, bà Albright đã yêu cầu nhân viên của mình và phi hành gia trên chiếc không lực Boeing 737 tạm dừng để chụp một bức ảnh trên đường băng của sân bay quốc tế Kigali. Máy bay của bà sơn màu trắng và xanh, giống một chiếc không lực hạng nhất nhỏ và trang trí trên đó bằng dòng chữ: “Nước Mỹ”. Nhân viên của Albright và các phi hành gia khăng khăng đòi đứng trên bậc thang và dưới cánh máy bay. Họ gồm có một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Séc, những người Mỹ gốc do Thái, người Mỹ da đen và Mỹ da trắng. Họ là những phi hành gia của không lực đến từ các thành phố nhỏ và cả các chuyên gia Bộ Ngoại giao Mỹ từ các trường đại học nổi tiếng ở miền Đông nước Mỹ, và họ đang đứng vai kề vai. Là một phóng viên trong chuyến đi, tôi không nghĩ mình sẽ được chụp ảnh, vì vậy tôi đứng sang bên cạnh và xem phi hành đoàn mặt đất của Ruanda đang tham gia buổi học chụp ảnh của Mỹ. Những người Ruanda này có vẻ mặt khá buồn cười. Tôi không thể không tự hỏi mình về điều gì đang tạo ra cảnh tượng này, một điều đại diện cho Mỹ vào lúc rực rỡ nhất của nó: đó là tinh thần cộng đồng, nơi cư ngụ của nhiều dân tộc, sự sẵn sàng giúp đỡ những người xa lạ khi cần thiết, sự tự do và cơ hội cho từng cá nhân làm theo cách của anh ta ở mức tốt nhất có thể, và điều quan trọng nhất, đó là một khái niệm về quyền công dân dựa trên lòng trung thành với một ý tưởng, mà không phải là một nhóm người. Là một bức tranh, nên nó thể hiện mọi thứ mà Ruanda không có được. Ruanda chỉ vừa mới nổi lên từ một cuộc chè chén trong cuộc chiến tranh bộ lạc - giữa bộ lạc Hutus của người Ruanda với bộ lạc Tutsis của Ruanda, trong đó một triệu người đã bị chết, và một số người bị chém dã man bằng dao rựa tới chết. Ruanda là tất cả những cây ôliu và không phải bất kỳ chiếc Lexus nào, một nước được bảo vệ bằng tất cả các cội rễ bịt cội rễ khác, và không tạo ra một nhánh cây mới nào.

Khi tôi thấy cảnh tượng đó trên con đường rải nhựa, tôi bắt đầu muốn phát điên – không chỉ vì bi kịch tại châu Phi, mà phát điên vì cuộc thảo luận ngân sách sau đó diễn ra tại Quốc hội Mỹ. Dường như với tôi lúc đó, và ngay cả bây giờ, là chúng tôi có một điều gì đó cực kỳ đặc biệt ở Mỹ. Nhưng nếu chúng tôi muốn gìn giữ nó, thì chúng tôi phải trả giá, chúng tôi phải nuôi dưỡng nó. Nhưng vào thời điểm đó khi tôi tham dự một lớp học của những đảng viên đảng Cộng hoà trẻ tuổi, tôi nghe thấy giọng điệu của những kẻ tầm thường, những giọng điệu thờ ơ trong bất kỳ một thoả hiệp nào, những giọng điệu mà đối với chính phủ Mỹ là một loại kẻ thù ác độc nào đó. Tôi cũng nghe thấy giọng của những người đàn ông và phụ nữ- những người luôn khăng khăng là nên để thị trường tự nó quyết định, và cả những người nghĩ rằng là quá đủ cho những mệnh lệnh kinh tế của thương mại tự do và toàn cầu hoá, và phần còn lại của thế giới cần phải chăm sóc tới chính mình. Tôi thấy những nhà làm luật dường như tin vào việc Mỹ không có trách nhiệm đặc biệt nào trong việc duy trì các thể chế toàn cầu, như Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - những cơ quan có vai trò chủ chốt trong việc bình ổn một hệ thống quốc tế mà Mỹ được hưởng lợi hơn bất kỳ một nước nào khác.

Và như tôi đã nghĩ về tất cả những điều này trên quãng đường dải nhựa tới sân bay Kigali, tôi tự nhủ: “Ồ, những người bạn đảng viên đảng cộng hoà non trẻ của tôi, đến châu Phi - đó là một thiên đường của những đảng viên cộng hoà non trẻ. “Vâng, thưa ông, không ai ở Liberia phải nộp thuế. Không có sự kiểm soát súng tại Angola. Như chúng tôi biết rằng, không có phúc lợi xã hội tại Burundi và không có một chính phủ lớn nào can thiệp vào thị trường ở Ruanda. Tuy nhiên, rất nhiều người dân những nước này mong muốn có được những thứ đó. Thử lấy ví dụ, về một nhân viên bàn giấy ở Luanda, Angola - người nhìn tôi như thể tôi là một kẻ gàn dở khi tôi hỏi cô ta liệu có an toàn không khi tôi leo qua 3 toà nhà từ khách sạn xuống con phố chính của thủ đô Angola vào lúc giữa ngày.

“Không, không, không”, cô ta lắc đầu, “không an toàn”. “Tôi đánh cuộc là cô ta sẽ không phản đối việc trả một số loại thuế để có thêm nhiều cảnh sát trên đường phố. Và sau đó có một phóng viên phát thanh người Liberia đến đặt vấn đề với tôi tại Montovia và yêu cầu tôi lý giải tại sao lính thủy đánh bộ Mỹ đến Liberia sau khi nội chiến bùng nổ vào năm 1989, chỉ để sơ tán dân thường Mỹ, và sau đó để quân Liberia chiến đấu một mình. “Chúng tôi đều nghĩ là, quân lính thuỷ đánh bộ Mỹ đang đến, chúng ta sẽ được cứu thoát” người phóng viên Liberia nhận xét “nhưng sau đó họ đã bỏ đi. Làm sao họ có thể bỏ đi như vậy?” Khổ thân anh phóng viên, nước anh ta không có lính thuỷ đánh bộ để cứu anh ta. Tôi cuộc rằng anh ta cũng chẳng phản đối khi phải trả một số loại thuế cho một vài người tốt. Họ không lo ngại về “chính phủ lớn” tại Liberia. Họ cũng không lo ngại về chính phủ nào cả, nhờ vào những nhóm và chỉ huy tư lệnh - những kẻ đã chiếm đóng đất nước này trong thập kỷ trước. Không, người Liberia sẽ không bao giờ phải lo lắng về tệ quan liêu của chính phủ. Trên thực tế, quy định duy nhất mà tôi thấy ở biệt thự Exeentive tại Liberia là một biển hiệu gắn vào một cửa sổ bị đập vỡ bởi những viên đạn ở cửa ra vào trước. Trên cửa ghi: “Hãy đặt vũ khí của bạn ở đây”.

Các ông chủ không phải gặp bất kỳ khó chịu chút nào về các quy tắc an toàn lao động rất rắc rối đối với công nhân ở Angola, chứ đừng nói tới những dịch vụ cho người tàn tật. 70.000 người Angola bị cụt tay chân trong các vụ nổ mìn suốt 25 năm cuối cùng của cuộc nội chiến dường như coi đây là một hình phạt của chính mình. Bạn có thể thấy họ đi khập khiễng xung quanh các dãy phố của Luanda, chân tay co quắp, chen chúc xin lương thực và dùng cành cây để thay thế cho cái chân hỏng. Ở Ruanda và Burundi, không ai phải trả tiền để có được Head Start, bảo hiểm thất nghiệp, Medicaid, dịch vụ quốc gia hay các chương trình cho sinh viên vay vốn. Thay vào đó, họ chỉ có những sự cạnh tranh gay gắt trong việc chiếm giữ đất đai, năng lượng và nguồn nước khan hiếm với những người thuộc bộ lạc Tutsi và Hutu để giành lấy nhiều nguồn lợi hơn cho chính họ.

Họ nói vào thời điểm đó các Đảng viên đảng cộng hoà non trẻ gần như chưa bao giờ tới các bữa tiệc của quốc hội. Họ cho rằng điều này sẽ tạo ra cái nhìn không tốt đối với các cử tri của mình khi trở về nhà. Hầu hết trong số họ thậm chí không có nổi hộ chiếu. Quá tồi tệ. Họ muốn có được cả sự kính trọng và lợi ích cùng với việc trở thành những Micheal Jordan của xã hội có tổ chức, trở thành một người Mỹ trong hệ thống toàn cầu hoá ngày nay, nhưng không có bất kỳ một sự hy sinh và sự bắt buộc nào đi cùng với nó – cho dù ở trong nước hay nước ngoài. Họ nên đến châu Phi, nơi bị chiến tranh tàn phá và nếm trải thực tế những gì xảy ra đối với các nước không hề có ý thức về tính cộng đồng, không ý thức rằng người dân hàm ơn chính phủ một điều gì đó, không ý thức rằng người nào đó phải chịu trách nhiệm về người khác và nơi mà người giàu phải sống đằng sau những bức tường cao và cửa sổ sặc sỡ, trong khi người nghèo chỉ được nhận những ân huệ thương xót của thị trường.

Tôi không muốn sống trong một đất nước như vậy, hay một thế giới như vậy. Nó không chỉ sai trái về đạo đức, mà ngày càng trở nên nguy hiểm. Thiết kế ra những cách thức để tránh điều đó là trọng tâm của chính sách nội địa và ngoại giao của Mỹ ngày nay. Thế nhưng, cả Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hoà vẫn chưa chuyển đổi hoàn toàn từ hệ thống chiến tranh lạnh sang hệ thống toàn cầu hoá để điều chỉnh quan điểm chính trị của chính mình. Cả hai bên đều xử sự như thể thế giới ngày nay đang an toàn đối với chúng ta khi là trở thành phe thiển cận và thiếu suy xét trong mọi vấn đề. Trong một chừng mực có bất kỳ một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về lợi ích quốc gia chia sẻ ngày nay, thì tất cả đều là về vấn đề liệu chúng ta có thể định nghĩa một mối đe doạ chung mới mà không phải là một sứ mệnh chung mới. “Kẻ thù lớn” vẫn là nguyên tắc tổ chức cho chủ nghĩa quốc tế Mỹ, không phải là “cơ hội lớn”, chứ đừng nói gì tới “trách niệm lớn”.

Tổng thống Clinton thậm chí không thể phát động một cuộc chiến tranh chống lại Saddam Hussein, sau một vụ khiêu khích trắng trợn của Irắc ngay trước khi buộc tội tổng thống Clinton, mà không khuấy động một cuộc chiến tranh chính trị ngầm ác ý. Clinton thực sự có thể tận dụng lời khiêu khích của Saddam để thay đổi chủ đề từ những công việc vất vả của chính mình, nhưng đó là sự khiêu khích của Saddam và đó là sự tính toán thời gian của Saddam để làm cho cuộc tấn công này có thể xảy ra. Và theo phán đoán của tôi là Saddam chỉ biết điều anh ta đang làm trong việc lựa chọn xuất phát điểm thấp của cuộc tranh cãi để khiêu khích nước Mỹ. Saddam đang chui lủi ở Baghdad, xem kênh CNN từ vệ tinh và tự nói với chính mình: “Đúng là một thời điểm hoàn hảo để thách thức nước Mỹ - một thời điểm khi Mỹ thậm chí không còn biết đến vai trò của mình trên thế giới nữa”.

Nước Mỹ có mối quan tâm quốc gia chung để theo đuổi hệ thống toàn cầu hoá của ngày nay, và nó đóng vai trò rất lớn. Hãy lấy một thí dụ đơn giản. Khi Mỹ hưởng lợi phần lớn từ việc xâm nhập kinh tế toàn cầu, thì đó là nhiệm vụ của chúng tôi chính là đảm bảo rằng toàn cầu hoá là bền vững và tiến bộ vượt trội so với những lạc hậu đối với càng nhiều người, càng nhiều nước và trong một thời gian càng dài càng tốt. Trong hệ thống chiến tranh lạnh, câu hỏi chính trị cơ bản là: Bạn lựa chọn phần cứng và hệ điều hành nào? Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, câu hỏi chính trị cơ bản lại là: Làm cách nào để bạn tận dụng tối đa của một phần cứng duy nhất và hệ điều hành - cái hoạt động trong chủ nghĩa tư bản thị trường tự do xâm nhập toàn cầu?

Nước Mỹ, có thể và nên là một mô hình đóng vai trò lớn của thế giới để trả lời cho câu hỏi này. Nước Mỹ đã có 200 năm sáng tạo, phục hưng và xác định những điều cân bằng giúp các thị trường tự do mà không trở thành những kẻ tàn bạo. Chúng tôi có những công cụ tạo ra sự khác biệt. Chúng tôi có trách nhiệm tạo ra sự khác biệt. Và chúng tôi có một sở thích lớn trong việc tạo sự khác biệt đó. Quản lý toàn cầu hoá là vai trò mà nước Mỹ không dám lùi bước. Đó là mối quan tâm quốc gia bao trùm của chúng tôi ngày nay, và đảng chính trị hiểu rằng, điều đầu tiên, một đảng có thể đưa ra bản tuyên ngôn mạch lạc, đáng tin cậy và sáng tạo nhất để theo đuổi nó, đó là đảng sẽ sở hữu chiếc cầu thực sự nối với tương lai.

Để nghĩ tới thách thức này, bạn cần phải bắt đầu bằng cách tránh ngôn ngữ chính trị của hệ thống chiến tranh lạnh, một hệ thống thực sự không nắm bắt những vấn đề nói trên vào lúc lâm nguy, và phát triển những vấn đề mới phù hợp với hệ thống toàn cầu hoá. Về mục đích này, tôi đã thiết kế một ma trận mà tôi tin rằng đã nắm bắt được 4 đặc tính chính trị cơ bản mà con người có thể lựa chọn trong hệ thống toàn cầu hoá (xem biểu đồ).

Để tìm ra mình là ai và những ai là đối thủ của bạn trong kỷ nguyên mới này, hãy xem xét ma trận này. Đường nằm ngang ở giữa từ bên trái sang phải là đường toàn cầu hoá. Điều đầu tiên bạn phải làm là xác định mình trên đường này tương ứng với mức độ bạn đánh giá về toàn cầu hoá. Ở phần cuối cùng bên phải của đường toàn cầu hoá là “những người ủng hộ hội nhập”. Đó là những người thực sự rất chào đón toàn cầu hoá bởi vì họ nghĩ rằng toàn cầu hoá hoặc là tốt hoặc là không thể tránh khỏi và muốn chứng kiến xem nó đã tích cực thúc đẩy thông qua thương mại tự do nhiều hơn, thương mại điện tử nhiều hơn, mạng liên kết nhiều hơn các trường, cộng đồng và doanh nghiệp, ngày càng nhiều thư điện tử, để chúng ta cuối cùng có thể xâm nhập toàn cầu trong cả 24 tiếng mỗi ngày, trên cả 24 múi giờ và vào không gian máy tính.

Ở phần cuối cùng bên trái của đường toàn cầu hoá là “những người chủ trương phân chia”. Đó là những người tin rằng thương mại tự do và sự hoàn nhập công nghệ vừa không tốt cũng như không thể tránh khỏi, bởi vì nó làm tăng khoảng cách thu nhập, dẫn tới việc làm chuyển dịch sang bên ngoài, làm đồng nhất văn hoá thành một cái ô toàn cầu nào đó, và dẫn tới cuộc sống bị kiểm soát bởi các lực lượng thị trường xa xôi, vô danh. Các lực lượng này muốn toàn cầu hoá bị ngừng lại trên con đường mòn của nó. Các lực lượng này cũng muốn cắt đứt và diệt trừ toàn cầu hoá ngay bây giờ.

Vì vậy việc điều tiên bạn phải làm là xác định vị trí của mình ở đâu trên đường toàn cầu hoá này. Bạn có phải là người chủ trương phân chia? Một người ủng hộ hội nhập? Hay một người nào đó giữa hai loại này?

Bây giờ hãy nhìn vào đường chạy từ đầu tới cuối của ma trận. Đây là trục phân bổ. Trục này đại diện cho loại chính sách mà bạn cho rằng các chính phủ nên chấp nhận cùng với toàn cầu hoá và Chiếc Áo khoác vàng. Điểm cuối cùng của đường này là “những người cổ động xây dựng an toàn xã hội”. Đây là những người tin rằng toàn cầu hoá sẽ chỉ bền vững nếu nó được dân chủ hoá, theo cả nghĩa kinh tế và chính trị. Về mặt kinh tế, điều này có nghĩa là thiết kế những hệ thống an toàn xã hội không đơn giản là tìm cách giảm bớt sự tụt hậu của những kẻ bị bỏ lại phía sau, những kẻ không biết gì và những kẻ chậm chạp như rùa, mà thực tế là đưa họ vào hệ thống bằng cách giúp họ tiếp cận các công cụ và nguồn lực để cạnh tranh. Và về mặt chính trị, điều này nghĩa là khuyến khích dân chủ hoá ở các nước đang phát triển – nơi đang tiến hành toàn cầu hoá, bởi vì không có một toàn cầu hoá bền vững nào mà không có dân chủ hoá.

Rõ ràng không phải mọi người đều đồng ý với cách tiếp cận này. Đó là lý do tại sao ở phần đỉnh của đường phân bổ này - tức là phía kia của “những người cổ động xây dựng an toàn xã hội” đó là những người theo chủ trương “Để mọi người tự ăn bánh”. Đây là những người tin rằng toàn cầu hoá là người thắng có tất cả, người thua phải tự lo cho chính mình. Họ muốn thu gọn chính phủ, thuế quan và mạng lưới an sinh, và để cho mọi người tự hưởng những thành quả từ lao động của chính họ và trả giá cho việc không thích nghi của mình. Không có gì ăn sâu vào đầu óc của họ nhiều hơn là có một công việc và giữ lấy nó, không cần biết tới một mạng lưới nào ở dưới bạn.

Vì vậy, bước tiếp theo bạn phải xác định chính mình trên trục phân bổ. Bạn có phải là người cổ động xây dựng an toàn xã hội? Người theo chủ trương “Để mọi người tự ăn bánh”? Hay là người ở giữa 2 loại này?

Tất cả những người tham gia chính trong các xã hội có tổ chức của Mỹ ngày nay có thể được hiểu và nhận biết rõ ràng hơn thông qua ma trận này mà không phải là những danh hiệu cũ của những đảng viên đảng dân chủ, cộng hoà và độc lập. Bill Clinton là người cổ động xây dựng an toàn xã hội ủng hộ hội nhập. Còn cựu chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich là người ủng hộ cho chủ trương để mọi người tự ăn bánh ủng hộ hội nhập. Đó là lý do tại sao Clinton và Gingrich luôn luôn là đồng minh về thương mại tự do nhưng lại là đối thủ về vấn đề an ninh xã hội/chi tiêu phúc lợi. Người đứng đầu một đảng thiểu số trong hạ viện Dick Gephardt là người cổ động xây dựng an toàn xã hội theo chủ trương phân chia, trong khi đó Ross Perot là người theo đuổi chủ trương “Để mọi người tự ăn bánh” phân chia. Điều này lý giải vì sao Gephardt và Perot là đồng minh chống lại NAFTA và mở rộng thương mại tự do nhưng lại là đối thủ trong vấn đề an ninh xã hội/chi tiêu phúc lợi. Gephardt muốn dành tiền vào các chương trình xây dựng an toàn xã hội và muốn bảo vệ “quyền lợi” của công nhân, chứ không chỉ là nâng cao khả năng của họ.

Trong khi tôi sử dụng ma trận này để mô tả nước Mỹ ngày nay, bạn có thể đưa nó vào bất kỳ một nước nào. Hãy đơn giản đặt chính bạn vào ma trận này và tìm ra bạn là ai và kẻ thù của bạn sẽ là những ai trong trận chiến chính trị lớn tiếp theo. Tôi là người cổ động xây dựng an toàn xã hội ủng hộ hội nhập. Tôi tin rằng bạn không dám trở thành người tạo ra toàn cầu hoá ngày nay nếu không phải là một đảng viên đảng dân chủ (tức là, người cổ động xây dựng an toàn xã hội), bởi vì nếu bạn không trang bị cho người nghèo và những người không theo kịp sự tiến bộ trong xã hội của bạn để tồn tại trong hệ thống mới này, thì cuối cùng họ sẽ càng tụt hậu - và làm đất nước bạn bị đưa ra khỏi thế giới. Và tôi tin rằng ngày nay bạn không dám trở thành một đảng viên đảng dân chủ xã hội, hay người cổ động xây dựng an toàn xã hội nếu không phải là một người tạo ra toàn cầu hoá, bởi vì nếu thiếu sự hoà nhập với thế giới, bạn sẽ không bao giờ tạo ra thu nhập cần thiết để có thể thoả mãn những đòi hỏi cuộc sống ngày càng tăng và quan tâm tới những người bị bỏ lại đằng sau.

Tuy nhiên, bạn không còn nghi ngờ khi hỏi: “Là người cổ động xây dựng an toàn xã hội ủng hộ hội nhập có nghĩa là gì?” Tôi nghĩ rằng điều này có nghĩa là kết nối một xã hội có tổ chức của toàn cầu hoá bền vững, một xã hội có tổ chức của toàn cầu hoá bền vững – bao gồm cả chính sách quốc tế và phòng ngự - với địa kinh tế của toàn cầu hoá bền vững. Nói cách khác, đó là việc nối một tầm nhìn chính trị mới vào một hệ thống quốc tế mới.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương